intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kế toán điều tra - Nội dung cần đào tạo trong bối cảnh mới

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Kế toán điều tra - Nội dung cần đào tạo trong bối cảnh mới" góp phần phổ biến kiến thức về kế toán điều tra và là căn cứ đề xuất các giải pháp để bổ sung nội dung này trong các chương trình đào tạo kế toán tại Việt Nam. Trên cơ sở tiếp cận đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội, nội dung của bài viết nhằm làm rõ tính cấp thiết cần bổ sung nội dung kế toán điều tra tại các chương trình đào tạo kế toán hiện nay, nhất là ở bậc đại học, nhằm hoàn thiện kiến thức cho người học về chuyên môn, sẵn sàng cho các vị trí công việc trong bối cảnh mới. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kế toán điều tra - Nội dung cần đào tạo trong bối cảnh mới

  1. KẾ TOÁN ĐIỀU TRA- NỘI DUNG CẦN ĐÀO TẠO TRONG BỐI CẢNH MỚI TS.Phí Thị Diễm Hồng1 ThS. Dương Thị Thiều2 Tóm tắt Kế toán điều tra là sự kết nối các ngành kế toán, kiểm toán và các cơ quan pháp luật đóng vai trò quan trọng trong việc điều tra ngăn ngừa các gian lận trong kế toán và quản trị doanh nghiệp. Đặc biệt trong bối cảnh chuyển đổi số diễn ra ngày càng nhanh và mạnh ở nhiều nơi, nhiều quốc gia, nhiều lĩnh vực khác nhau, các gian lận kế toán và tội phạm kinh tế càng trở nên nghiêm trọng và khó lường. Trong khi tại Việt Nam đây vẫn còn là một nội dung mới, thậm chí còn nhiều người chưa biết đến, bài viết này góp phần phổ biến kiến thức về kế toán điều tra và là căn cứ đề xuất các giải pháp để bổ sung nội dung này trong các chương trình đào tạo kế toán tại Việt Nam. Trên cơ sở tiếp cận đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội, nội dung của bài viết nhằm làm rõ tính cấp thiết cần bổ sung nội dung kế toán điều tra tại các chương trình đào tạo kế toán hiện nay, nhất là ở bậc đại học, nhằm hoàn thiện kiến thức cho người học về chuyên môn, sẵn sàng cho các vị trí công việc trong bối cảnh mới. Từ khoá: Kế toán điều tra, đào tạo kế toán, đào tạo theo nhu cầu xã hội. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Là một quốc gia đang phát triển ở khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đang thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (Pwc, 2018). Tuy nhiên cũng giống nhiều quốc gia khác trên thế giới, gian lận lận kinh tế đã và đang trở thành mối đe dọa cho vấn đề thu hút vốn đầu tư của Việt Nam. Một số nghiên cứu trước đã chỉ ra môi trường kinh doanh của Việt Nam vẫn chưa hỗ trợ đầy đủ cho cộng đồng doanh nghiệp, tình trạng tham nhũng ở Việt Nam vẫn diễn ra nhiều và là trở ngại kinh doanh ảnh hưởng nhiều nhất đến hoạt động của doanh nghiệp trong những năm gần đây (Maruichi & Abe, 2019). Sự thật, chúng ta cũng không khó quan sát các hiện tượng gian lận này diễn ra tại Viêt Nam, cụ thể chỉ tính riêng quý 1/2022 số vụ án gian lận được khởi tố 125 với 259 bị can về tội tham nhũng, tăng gấp 2 so với cùng kỳ 2021 (Lê Hiệp, 2022). Trong đó, phải kể đến các vụ án nghiêm trọng như vụ án “thao túng thị trường chứng khoán” xảy ra tại Công ty CP Tập đoàn FLC; vụ án “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Công ty TNHH thương mại và dịch vụ khách sạn Tân Hoàng Minh; hay gian lận về quy định đấu thầu của công ty Cổ phần Việt Á; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ của một bộ phận cán 1 Khoa Kế toán & QTKD, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Email: ptdhong@vnua.edu.vn 2 Khoa kế toán kiểm toán, Trường Đại Học Tài chính và QTKD 97
  2. bộ tại Bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện tim Hà Nội hay Liên hiệp HTX Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh - Saigon Co.op (Lê Hiệp 2022; Đức Mạnh, 2022). Quan ngại hơn, khi cuộc cách mạng 4.0 càng phát triển, mức độ gian lận và hình thức gian lận cũng gia tăng, đồng thời trở nên khó kiểm soát hơn (Thị Hồng Xuân & Nguyễn Thị Thùy Linh, 2018). Ở phạm vi quốc gia, khảo sát của tổ chức ANZ cho thấy 80% các vụ vi phạm trong doanh nghiệp do nhân viên thực hiện, mà nguyên nhân thường bắt nguồn từ việc lợi dụng sự yếu kém trong quản lý (Mushtaq, 2009; Phí Thị Diễm Hồng & cs, 2022) . Vì vậy, để các doanh nghiệp phát triển thành công thì việc “khống chế” hay giảm thiểu gian lận kinh tế cần phải được thực hiện một cách chủ động. Là một phần của quản trị trong kinh doanh, “kế toán điều tra” có thể đóng góp vào việc điều tra và ngăn chặn các gian lận này (Bhasin, 2013). Tuy nhiên, khái niệm “kế toán điều tra” vẫn còn mới với nhiều người và nhiều nhà quản lý tại Việt Nam, thâm chí nhiều kế toán viên còn chưa từng nghe đến khái niệm này (Trần Ngọc Diệp, 2020). Do đó, việc hình thành các nghiên cứu cũng như các nội dung, môn học trong đào tạo về “kế toán điều tra” đang rất cần cho Việt Nam hiện nay. Bởi đó không chỉ là nhu cầu chung của một quốc gia mà đã trở thành đòi hỏi của nhiều doanh nghiệp, công ty tập đoàn lớn trong nền kinh tế, khi mà các hình thức và mức độ gian lận ngày càng trở nên tinh vi, khó lường với sự hỗ trợ của công nghệ 4.0. Mục đích của bài viết nhằm làm rõ vai trò, tác dụng của kế toán điều tra và thực trạng của chương trình đào tạo kế toán, nhu cầu của doanh nghiệp về kế toán điều tra của Việt Nam, trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghị nhằm thúc đẩy nội dung kế toán điều tra tại các chương trình đào tạo kế toán, nhất là bậc đại học, theo hướng đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp tiếp cận Dựa trên mô hình lý thuyết PDCA (Plan-Do-Check-Action) cải tiến liên tục chất lượng đào tạo kết hợp với quy định về chuẩn chương trình đào tạo bậc đại học theo thông tư số 17/2021/TT-BGD&ĐT ngày 21/6/2021 của Bộ Giáo dục đào tạo, nghiên cứu khái quát thực trạng chương trình đào tạo kế toán các cơ sở đại học hiện nay ở Việt Nam để thu thập căn cứ cho những thiếu vắng nội dung kế toán điều tra trong các chương trình đào tạo này. Mặt khác, theo hướng đào tạo gắn liền với mục tiêu đáp ứng nhu cầu xã hội, nghiên cứu tiến hành phân tích nhu cầu từ phía các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng nguồn nhân lực kế toán, để làm rõ yêu cầu vị trí việc làm thực tiễn của kế toán điều tra. Đây sẽ là cơ sở cho việc đề xuất nội dung kế toán điều tra trong các chương trình đào tạo kế toán tương ứng. 2.2. Phương pháp thu thập số liệu Trên cơ sở tổng hợp các văn bản quy phạm pháp luật và các nghiên cứu trước về kế toán điều tra, gian lận kế toán, tội phạm tài chính trong doanh nghiệp và vấn đề nhu cầu đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội, nghiên cứu tiến hành đối chiếu, so sánh để thu thập các khoảng trống về nội dung kiến thức chuyên môn của chương trình đào tạo đại học 98
  3. đáp ứng nhu cầu hội nhập trong điều kiện cải thiện chất lượng liên tục. Từ đó, tiến hành phỏng vấn sâu các đối tượng tại điểm nghiên cứu, gồm: cán bộ cơ quan quản lý, cán bộ lãnh đạo các bộ phận liên quan, giảng viên, sinh viên và đơn vị sử dụng người sử dụng lao động,… Nghiên cứu tập trung phân tích, đánh giá để làm rõ nhu cầu của doanh nghiệp và việc hoàn thiện kiến thức cho người học để đề xuất thiết kế nội dung, mức độ chuyên sâu liên quan đến kế toán điều tra trong chương trình đào tạo kế toán của các cơ sở đào tạo đại học. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Bản chất và lịch sử hình thành của kế toán điều tra Theo Ocansey (2017), kế toán điều tra (Accounting Forensic) được đề cập ban đầu liên quan đến quyết định của tòa án vào năm 1817, sau đó là năm 1824 do một kế toán. Sau đó, nhiều thảo luận về kế toán điều tra được diễn ra khi nhân chứng của chuyên gia, trọng tài bằng chứng và phán quyết vào cuối những năm 1800 và đầu những năm 1900 (Okoye và Akenbor, 2009). Về cơ bản, kế toán điều tra là cụm từ của hai từ: điều tra pháp y (forensic) và kế toán (accounting). Ý nghĩa của thuật ngữ điều tra pháp lý phù hợp để sử dụng trong tòa án luật, trong khi thuật ngữ “kế toán” đề cập đến một hệ thống ghi chép, tóm tắt, phân tích các giao dịch kinh doanh và truyền đạt thông tin tài chính (Oseni, 2017). Theo định nghĩa ban đầu, kế toán điều tra hướng tới vai trò kế toán nhiều hơn pháp y, nhưng vào những năm 1960, lại hướng nhiều đến ý nghĩa pháp y hơn. Tuy nhiên, vẫn không có bất kỳ bằng chứng tài liệu nào về kế toán điều tra cho đến năm 1946 bởi Maurice E. Peloubet giới thiệu thuật ngữ này trong một bài báo của ông. Sau đó, kế toán điều tra nhắc đến nhiều hơn ở các vụ án gian lận kinh tế (Bhasin, 2013). Theo ủy ban Dịch vụ Điều tra và Hỗ trợ pháp lý Mỹ AICPA (The AICPA Forensic and Litigation Services Committee - FLS), thành lập năm 1992, chuyên đào tạo kế toán điều tra, mục đích của kế toán điều tra là phòng chống và điều tra gian lận. Sơ đồ 1: Khái quát lịch sử hình thành kế toán điều tra (Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả) Theo Okoye & Aknebor (2009), dưới góc độ là một nghề nghiệp, kế toán điều tra áp dụng các kỹ năng điều tra và phân tích nhằm mục đích giải quyết các vấn đề tài chính 99
  4. theo cách đáp ứng các tiêu chuẩn được yêu cầu trong bối cảnh các quy tắc về bằng chứng, dưới góc độ là một ngành học nó bao gồm kiến thức chuyên môn về gian lận tài chính và hiểu biết về thực tế kinh doanh và hoạt động của hệ thống pháp luật. Kế toán điều tra bao gồm một tập hợp các hoạt động từ xác định, ghi chép, giải quyết, trích xuất, sắp xếp, báo cáo và xác minh dữ liệu tài chính hay các hoạt động kế toán khác trong quá khứ để giải quyết các tranh chấp pháp lý hiện tại hoặc tương lai hoặc sử dụng dữ liệu tài chính trong quá khứ để dự kiến dữ liệu tài chính trong tương lai nhưng cũng đều nhằm mục đích để giải quyết các tranh chấp pháp lý. Về quy trình công việc của kế toán (sơ đồ 2) thường bắt đầu từ thực hiện nhiệm vụ điều tra về kế toán theo yêu cầu của khách hàng, phục vụ cho việc giải quyết các tranh chấp. Các hoạt động điều tra ở giai đoạn này chủ yếu là lập kế hoạch điều tra, tổ chức điều tra và đưa ra các báo cáo điều tra. Tiếp đó là tiến hành phân tích dữ liệu điều tra, hỗ trợ xử lý hậu quả, tư vấn điều chỉnh các vấn đề kế toán trong phạm vi của đơn vị. Kết quả phân tích sẽ giúp nhận diện, dự Sơ đồ 2: Quy trình công việc của kế đoán các rủi ro, gian lân, từ đó đề xuất hoặc toán điều tra tư vấn phòng ngừa rủi ro và gian lận bằng báo cáo kế toán điều tra. Theo đó, giữa kế toán điều tra, kiểm toán và kế toán truyền thống có sự giống và khác nhau nhất định, có thể tóm tắt như sau (bảng 1). Bảng 1: Sự khác biệt giữa kế toán điều tra và kế toán thông thường Tiêu chí FA Kế toán Kiểm toán Đối tượng *Nghiệp vụ kinh tế: giao dịch liên quan đến tiền/tài sản (chính) *TÀI SẢN, NGUỒN VỐN Mục đích Bằng chứng tòa án Tình hình tài chính đơn Tư vấn, giám sát vị CUNG CẤP THÔNG TIN (sức khỏe tài chính của DN) Phương pháp *PP chuyên môn: tính giá, chứng PP chuyên môn: chứng từ; THCĐ; từ; tài khoản; tính giá, * PP chuyên môn *PP điều tra: nghiệp vụ điều tra THCĐ Sản phẩm đầu Báo cáo KTĐT Báo cáo KTQT; KTTC Báo cáo kiểm toán ra Bằng chứng/chứng cứ gian lận, Theo quy định DN & Bằng chứng sai sót 100
  5. phạm tội,… pháp luật. và gian lận Đặc trưng *Tính chất hồi tố: hiện tại & quá *Giao dịch sự kiện diễn *Cung cấp thông tin khứ;*Cung cấp thông tin theo hợp ra trong kỳ hiện tại theo hợp đồng/tình đồng/tình huống = dịch vụ (pháp *Cung cấp thông tin huống =dịch vụ lý) thường xuyên, định kỳ (DN) (Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả) Như vậy, kế toán điều tra là việc vận dụng kỹ năng điều tra và phân tích để giải quyết các vấn đề tài chính theo yêu cầu của tòa án, phục vụ cho việc cung cấp thông tin kế toán phục vụ điều tra. Mục tiêu cốt lõi của nó là phát hiện, khai thác, tài liệu hóa và đưa ra kết luận về dữ liệu kế toán thu thập được, cung cấp cho các đối tượng sử dụng thông tin là tòa án hoặc các đối tượng khác (Crumbley, 2001; Singleton & cs, 2006). Đó là dịch vụ kết hợp chuyên môn giữa kế toán, kiểm toán truyền thống và các kỹ năng điều tra để hỗ trợ các vấn đề pháp lý. So với kế toán thông thường, kế toán điều tra là một loại hình kế toán đặc biệt, cung cấp báo cáo làm cơ sở giải quyết các tranh luận trước tòa án, không thực hiện các hoạt động hạch toán nợ-có truyền thống,có nguyên tắc và phương pháp kế toán, thủ tục kế toán nhằm phát hiện, ngăn ngừa gian lận và tội phạm kinh tế. 3.2. Gian lận kế toán và nhu cầu phát hiện, ngăn ngừa tội phạm kinh tế của doanh nghiệp Nghiên cứu của Lê Thị Thu Hà (2019) tại Việt Nam cho biết hành vi gian lận trong các doanh nghiệp là phổ biến, trong đó thường gặp nhất là gian lận biển thủ tài sản thông qua việc thông đồng với bên thứ ba và gian lận báo cáo tài chính (BCTC) theo hướng điều hoà lợi nhuận tài sản. Kết quả nghiên cứu này trùng với nhiều nghiên cứu khác bao gồm cả trong nước và quốc tế, cụ thể: Theo Ngô Thị Linh & Nguyễn Thị Thu Hiền (2019), các gian lận kế toán, tại các DN niêm yết trong lĩnh vực tài chính trên địa bàn TP.HCM thường xuyên tồn tại do các yếu tố ảnh hưởng luôn hiện hữu trong doanh nghiệp như vấn đề bất cân xứng thông tin, hạn chế của hệ thống kiểm soát nội bộ, khó khăn tài chính, mức độ đạt chuẩn về đạo đức kinh doanh thấp,..; Theo Phạm Lê Ngọc Tuyết (2021) BCTC luôn tiềm ẩn rủi ro xảy ra sai sót (chủ quan hoặc khách quan), làm sai lệch thông tin BCTC, ảnh hưởng đến tính trung thực, minh bạch của BCTC, từ đó ảnh hưởng đến các quyết định của đối tượng sử dụng thông tin. Cổ đông hoặc các nhà đầu tư có thể phải đối mặt với tình trạng thông tin không cân xứng dẫn đến sai lệch khi đưa ra quyết sách đầu tư do thông tin cung cấp không đúng, bị che giấu hoặc không được cung cấp đầy đủ. Đây có thể là cơ sở để các gian lận kế toán trong doanh nghiệp phát triển; Nghiên cứu của Agrawal & Chadha (2005) tìm thấy mối liên hệ thuận chiều giữa gian lận trong hành vi chi phối thu nhập với sự kiêm nhiệm của người quản lý kiêm chức Chủ tịch HĐQT sẽ làm có xu hướng che dấu 101
  6. sai phạm, bao gồm cả gian lận về kế toán, mà những thành viên khác khó phát hiện ra được. Khảo sát Tội phạm kinh tế và gian lận toàn cầu của tổ chức Pwc (2018), Việt Nam có tỷ lệ tội phạm biển thủ Tài sản (40%) cao hơn so với các quốc gia đầu tư hàng đầu vào Việt Nam là Nhật Bản và Hàn Quốc. Các tổn thất từ tội phạm kinh tế nói chung và gian lận kế toán nói riêng thường có 2 loại: tổn thất tài chính và phi tài chính. Trong đó, nhiều tổn thất tài chính có thể đo lường được nhưng các tổn thất phi tài chính thì rất khó đo lường (như uy tín thương hiệu, mối quan hệ kinh doanh, tinh thần nhân viên, giá cổ phiếu,…). Nghiên cứu của tổ chức này cũng đưa ra kết luận các gian lận trong doanh nghiệp chủ yếu đến từ nội bộ của doanh nghiệp trong đó gian lận của cấp quản lý chiếm chủ yếu và tội phạm an ninh mạng được coi là một mối đe dọa đối với các doanh nghiệp ở Việt Nam. Số liệu khảo sát của tổ chức này cũng cho thấy gần một nửa (47%) số người tham gia khảo sát là nạn nhân của tội phạm an ninh mạng ở Việt Nam trong vòng 2 năm vừa qua, với cách thức thường thấy nhất là đưa phần mềm độc hại vào thiết bị của nạn nhân, sử dụng email để đánh lừa người nhận cung cấp các thông tin nhạy cảm, nghe trộm hay tấn công tài khoản người dùng bằng cách thử đúng, sai liên tục tên người dùng, mật khẩu… trên hệ thống, không gian mạng. Ở diện rộng của một nền kinh tế, khi số lượng vụ án gian lận kinh tế nói chung, gian lận kế toán hay BCTC nói riêng liên tục tăng lên, nhu cầu về thông tin, bằng chứng và tiêu chuẩn để điều tra doanh nghiệp, kiện tụng hoặc giải quyết tranh chấp cũng gia tăng. Đặc biệt, trong bối cảnh hỗ trợ của công nghệ 4.0 nhiều tranh chấp tài chính, gian lận trong doanh nghiệp ngày nay, dưới sự hỗ trợ của công nghệ thông tin đòi hỏi sự chú ý đặc biệt, mà ngay cả những luật sư am hiểu cũng không thể cung cấp. Khi đó kế toán điều tra có thể giúp công tác điều tra bằng cách giải mã các vấn đề tài chính phức tạp và chuyển tiếp chúng theo cách mà cả luật sư, khách hàng của họ có thể hiểu được (Đào Tuyết Lan & Đặng Thanh Phong, 2021). Nghĩa là nhu cầu của doanh nghiệp về kế toán điều tra là có và đang có xu hướng tăng lên, khi nó khắc phục được các nhược điểm mà kế toán thông thường hay điều tra thông thường của tòa án chưa đáp ứng được. Thực tế này cũng phù hợp với nghiên cứu của Trần Khánh Lâm & Lê Thị Bích Hải (2013) tại các nước Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Nigeria. Theo nhóm tác giả này, tài các quốc gia đang phát triển như Thổ Nhĩ Kỳ, Nigeria hay cả quốc gia phát triển như Trung Quốc đều có nhu cầu kế toán điều tra và đóng vai trò ngày càng quan trọng để phát triển thị trường, đó là sự phát triển tất yếu giúp môi trường kinh doanh lành mạnh hơn. Tại Việt Nam, khảo sát của Trần Ngọc Diệp (2020) vào năm 2019, với sự phản hồi của 150 đối tượng là các cá nhân đại diện các tổ chức thuộc lĩnh vực tư pháp, luật sư, điều tra, tư vấn kế toán và kiểm toán, khẳng định kế toán điều tra đã và đang được thực hiện do cơ quan điều tra, nhưng không có đơn vị nào thông báo cung cấp về dịch vụ kế 102
  7. toán điều tra. Thực tiễn đã tồn tại một số dịch vụ tư vấn trên thị trường về bản chất là các biểu hiện của kế toán điều tra như: dịch vụ hỗ trợ pháp lý và điều tra kế toán. Các dịch vụ vụ này đang được thực hiện bởi các đối tượng khác nhau nhưng chủ yếu là nhân viên hoặc cán bộ Giám định tư pháp với sự tư vấn của bên tổ chức dịch vụ, cá nhân hành nghề về kế toán-kiểm toán. Về mặt nội dung, đối với các dịch vụ hỗ trợ pháp lý, chủ yếu là giám định tư pháp tài chính. Các đối tượng thực hiện của yếu là cán bộ chuyên ngành kế toán, kiểm toán, thẩm định giá hoặc có kinh nghiệm liên quan. Điểm chung của các đối tượng này là hoạt động kiêm nhiệm chủ yếu, các đối tượng có chuyên môn về kế toán kiểm toán thì dựa trên chuyên môn và kinh nghiệm làm việc chủ yếu, không trải qua đào tạo kỹ năng điều tra. Đối với hoạt động điều tra kế toán, theo quy định của pháp luật hiện hành công việc này do Cục cảnh sát điều tra thực hiện. Các hoạt động này chủ yếu là thực hiện dịch vụ điều tra kế toán có trả phí với sự phối hợp của đơn vị hoặc cá nhân cung cấp dịch vụ kế toán kiểm toán hoặc dịch vụ điều tra. Tại các đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán thì dịch vụ điều tra gian lận chủ yếu là hỗ trợ soát xét hồ sơ hay phát hiện sớm các sai sót hoặc nghi ngờ biển thủ tài sản công,…Tại các đơn vị cung cấp dịch vụ điều tra thì dịch vụ điều tra về tài chính cá nhân và doanh nghiệp, liên quan đến xác minh thông tin về nhân thân, tình hình tài chính, hoạt động tài chính. 3.3. Thực trạng đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo kế toán tại Việt Nam Báo cáo của Ngân hàng thế giới năm 2019 cho biết, Việt Nam hiện có khoảng 223 trường tổ chức đào tạo cấp bằng cao đẳng kế toán, trong đó cấp bằng đại học có 126 trường, bằng cao thạc sĩ có 18 trường và cấp bằng tiến sĩ chỉ có 5 trường tổ. Hầu hết các trường đã và đang thực hiện đào tạo theo xu hướng đáp ứng nhu cầu xã hội nhưng nhiều năm qua vẫn chưa thoát khỏi tình trạng dư thừa nhân lực, đào tạo nhiều nhưng vẫn thiếu so với nhu cầu của nhà tuyển dụng (Nguyễn Ánh Hồng, 2018). Hiện tượng sinh viên tốt nghiệp đại học chưa có việc làm ngày càng tăng, sinh viên tốt nghiệp còn thiếu kỹ năng nghề nghiệp, lúng túng khi áp dụng lý thuyết vào thực tế, yếu kém về ngoại ngữ, phần lớn đều phải đào tạo lại (Trần Anh Tuấn, 2018). Thực tiễn các trường đào tạo đã có sự đổi mới về chương trình và phương pháp đào tạo ngành kế toán, kiểm toán nhưng chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp. Bởi các đổi mới này chưa đủ bao quát đủ các nội dung chuyên môn về kiến thức (chuẩn mực lập báo cáo tài chính, chuẩn mực kiểm toán quốc tế, …); thiếu hụt các nội dung về kỹ năng và thái độ nghề nghiệp, đặc biệt vấn đề công nghệ thông tin được ứng dụng còn hạn chế trong quá trình giảng dạy. Theo tổ chức này, để giải quyết vấn đề thực trạng trên tại Việt Nam, cần thiết phải có một cách tiếp cận hệ thống trong đó cải cách và xây dựng khung năng lực đào tạo chương trình đào tạo của các trường đại học theo hướng tảng kết nối các yếu tố của các chương trình đào tạo đại học và nhà tuyển dụng, 103
  8. bởi một chương trình đạt chuẩn, người học sẽ đáp ứng được yêu cầu về năng lực và hành vi để thực hiện các công việc mà nhà tuyển dụng yêu cầu. Liên quan đến kế toán điều tra, khảo sát nhanh của nghiên cứu cho thấy, về khối kiến thức ở hầu hết các trường đại học hiện nay chưa đề cập đến nội dung này ở bất kỳ học phần nào, hay môn học riêng biệt nào. Khảo sát này tương tự kết quả nghiên cứu của Trần Ngọc Diệp (2020) cho thấy nội dung kế toán điều tra là một nội dung rất mới ở Việt Nam, gần 80% số người được biết chưa từng nghe về khái niệm kế toán điều tra. Điều này đòi hỏi các trường đại học khi xây dựng các chương trình đào tạo để đáp ứng nhu cầu xã hội thì cần bổ sung các nội dung về chủ để kế toán điều tra. 4. ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ 4.1. Hoàn thiện văn bản pháp lý và thực hiện tuyên truyền, phổ biến kiến thức để thừa nhận chức danh nghề nghiệp của kế toán điều tra tại Việt Nam Các gian lận kế toán nói riêng và kinh tế nói chung luôn xảy ra và có xu hướng gia tăng khó lường trong bối cảnh công nghệ 4.0 ngày càng diễn ra mạnh mẽ, đỏi hỏi việc kiểm soát các rủi ro và ngăn ngừa gian lận tại các doanh nghiệp cần liên tục và thường xuyên. Điều này đồng nghĩa nhu cầu về kế toán điều tra ngày càng tăng. Vì vậy, việc hình thành các văn bản pháp lý thống nhất về hành lang nghề nghiệp và được xã hội thừa nhận đối với kế toán điều tra là điều cần thực hiện ngay. Trên cơ sở, việc thúc đẩy các hoạt động tuyên truyền và nguyên cứu, phổ biến kiến thức sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về vị trí vai trò của kế toán điều tra trong doanh nghiệp. 4.2. Bổ sung nội dung kế toán điều tra trong chương trình đào tạo kế toán như 1 nội dung kiến thức cần hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu xã hội. Sự gia tăng về kế toán điều tra của doanh nghiệp, đơn vị kinh tế như phân tích ở những phần trước đặt ra đòi hỏi lớn cho tất cả các chương trình đào tạo kế toán hiện nay. Bởi khi nhu cầu của doanh nghiệp tăng, việc hình thành các chương trình đào tạo đạt chuẩn đáp ứng nhu cầu xã hội chính là đáp ứng nhu cầu tăng đó của doanh nghiệp. Về mặt kiến thức, một chương trình đào tạo được đánh giá đáp ứng nhu cầu, khi người học có thể thích ứng được với môi trường thực tế của đơn vị tuyển dụng. Nghĩa là, ở các vị trí công việc như điều tra viên, thanh tra viên, kế toán viên, … người học cần chủ động hoàn thiện kiến thức của kế toán điều tra. 4.3. Thiết kế nội dung kế toán điều tra như một học phần hoặc một chương trong tổng thể chương trình tại các cơ sở đào tạo kế toán hiện nay. Kế toán điều tra là một nội dung còn rất mới tại Việt Nam, xét về lý thuyết thể hoàn thiện về cơ sở lý luận. Nhưng trong khi nhu cầu của doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh về kế toán điều tra đã có, thậm chí có xu hướng tăng, để đạt mục tiêu đáp ứng nhu cầu xã hội, các cơ sở đào tạo kế toán cần bổ sung nội dung kế toán điều tra như 1 học phần riêng 104
  9. biệt (subjective)) hoặc một hay một số chương (chapter or chapters) trong một học phần là rất thiết thực, đặc biệt trong bối cảnh chuyển đổi số diễn ra ngày càng sôi động và khó lường. Sở dĩ như vậy vì tại thời điểm hiện tại, các cơ sở đào tạo còn đủ cả về nhân lực (người dạy), cơ sở pháp lý hoàn chỉnh (căn cứ pháp lý) và học liệu (về cơ sở lý luận) để phát triển thành chương trình cho một chuyên ngành hoàn thiện. Tuy nhiên về lâu dài, với các điều kiện hoàn chỉnh trong đào tạo, các cơ sở hoàn toàn có thể thiết kế nội dung môn học thành các chuyên ngành (kế toán điều tra), ngành liên hợp (kế toán và điều tra) để cấp chứng chỉ hoặc văn bằng cho chuyên ngành này như các nước phát triển đã thực hiện. 5. KẾT LUẬN Gian lận kế toán nói riêng và kinh tế nói chung đã và đang ngày càng trở nên phức tạp với sự hỗ trợ của các công cụ chuyển đổi số trong nên công nghiệp 4.0. Để kiểm soát và ngăn ngừa các gian lận đó, kế toán điều tra với vai trò là một công cụ hữu hiệu trong quản trị doanh nghiệp được kỳ vọng sẽ góp phần giải quyết nhu cầu này của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nội dung về kế toán điều tra vẫn mới tại Việt Nam, thì việc hình thành các nội dung trong giảng dạy tại các cơ sở đào tạo là con đường nhanh và hiệu quả nhất để góp phần phổ biến, thúc đẩy nghiên cứu chuyên sâu. Đồng thời tạo nguồn nhân lực hiệu quả sẵn sàng cho bối cảnh mới. Kết quả của nghiên cứu này, ngoài mục tiêu nhân rộng kiến thức về kế toán điều tra còn là căn cứ tham khảo cho các nghiên cứu tiếp cũng như cơ sở đào tạo kế toán hoàn thiện chương trình của mình theohướng đáp ứng nhu cầu xã hội. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Agrawal, A., & Chadha, S., (2005). Corporate governance and accounting scandals. Journal of Law and Economics, 48(2), p. 371 -406 2. ANZ (2012). Nhận thức về gian lận và thông tin hữu ích cho khách hàng ANZ. Truy cập ngày 20/4/2022 tại https://www.anz.com/resources/c/5/c51f556c-e011-4e1e- 9662-e97357375147/fraud-awareness-vn.pdf?MOD=AJPERES 3. Bhasin, M. L., (2013). “Corporate governance and forensic accountants’ role: Global regulatory action scenario”, International Journal of Accounting Research, Vol. 1, No.1, available at https://www.longdom.org/open-access/corporate-governance- and-forensic-accountants-role-global-regulatory-action-scenario-IJAR-101.pdf 4. Crumbley, D. L. (2001) Forensic Accounting: Older than you think. Journal of Forensic Accounting, Vol 2 (2), 181-202 5. Daisuke Maruichi and Masato Abe, (2019). Corruption and the business environment in VietnMa: Implications from an empirical study. Asian and the pacific policies studies. Vol 6, pp 222-245. Published by John Willey 105
  10. 6. Đức Mạnh (2022). Ngoài thao túng giá, còn chiêu trò “úp sọt” nhà đầu tư chứng khoán nào?. Truy cập ngày 28/4/2022 tại https://laodong.vn/kinh-te/ngoai-thao-tung-gia- con-chieu-tro-up-sot-nha-dau-tu-chung-khoan-nao-1029475.ldo 7. Đào Tuyết Lan & Đặng Thanh Phong (2021). Ứng dụng kỹ thuật kế toán điều tra tại Phòng Thanh tra Quận 10, TP. Hồ Chí Minh. Truy cập 13/4/2021 tại https://www.clbketoantruong.com/ung-dung-ky-thuat-ke-toan-dieu-tra-tai-phong- thanh-tra-quan-10-tphcm/ 8. Hà Cầm Phong (2019). 10 vụ án lớn về kinh tế, tham nhũng và các vụ án điển hình được đưa ra xét xử trong năm 2018. Truy cập tại 20 /4/2020 tại https://tapchitoaan.vn/bai-viet/xet-xu-xet-xu/10-vu-an-lon-ve-kinh-te-tham-nhung- va-cac-vu-an-dien-hinh-duoc-dua-ra-xet-xu-trong-nam-2018 9. Lê Hiệp (2022). Xử lý nghiêm vụ Việt Á, đưa vụ FLC và Tân Hoàng Minh vào diện theo dõi. Truy cập ngày 5/5/2022 tại https://thanhnien.vn/xu-ly-nghiem-vu-viet-a- dua-vu-flc-va-tan-hoang-minh-vao-dien-theo-doi-post1453114.html 10. Lê Thị Thu Hà (2019). Gian lận và kiểm soát gian lận trong các doanh nghiệp Việt nam. Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng. Số 205- Tháng 6. 2019 11. Lê Thị Hồng Xuân và Nguyễn Thị Thùy Linh (2018). Tội phạm mạng trong kỷ nguyên cách mạng công nghiệp 4.0. Tạp chí Tòa án Nhân dân, Số18 (9/2018). Truy cập nagyf 28/4/2022 tại https://vass.gov.vn/nghien-cuu-khoa-hoc-xa-hoi-va- nhan-van/Toi-pham-mang-trong-ky-nguyen-cach-mang-cong-nghiep-130 12. Mushtaq H. Khan (2009). Cải cách công tác quản trị và phòng chống tham nhũng ở Việt Nam: Bài học rút ra từ Đông Á. Dự án Cải cách hành chính và chống tham nhũng Loạt bài nghiên cứu thảo luận chính sách của Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc tại Việt Nam (UNDP) 13. Ngân hàng thế giới-Worldbank (2019). Việt Nam đào tạo kế toán Việt nam tại trường đại học. Truy cập ngày 25/4/2021 tại https://documents1.worldbank.org/curated/en/793891584333701245/pdf/Vietnam- Corporate-Accounting-Education-in-Universities.pdf. 14. Ngô Thị Linh và Nguyễn Thị Thu Hiền (2019). Các nhân tố ảnh hưởng đến gian lận kế toán các doanh nghiệp niêm yết trong lĩnh vực tài chính trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Tạp chí Kế toán và Kiểm toán (ISSN 1859 – 1914), số 214, Tháng 7/2021 15. Nguyễn Ánh Hồng (2018). Nâng cao chất lượng đào tạo kế toán theo định hướng ứng dụng nghề nghiệp ở Việt Nam. Theo Tạp chí Kế toán và Kiểm toán số 3 (2018), trang 32-33. 16. Ocansey, E.O.N.D. (2017). Forensic accounting and the combating of economic and financial crime in Ghana. European Scientific Journal. Vol.13. No.31.pp379-393. 106
  11. 17. Okoye P. E.I and Akenbor, C. O., (2009). Forensic accounting in developing economies – problems and prospects. The University advanced research journal, issue 1, July-Sept., 2009, ISSN:1119-8125, page 1 to 13. 18. Oseni, A. I. (2017). Forensic accounting and financial fraud in Nigeria: Problems and prospects. Journal of Accounting and Financial Management, Vol.3(1). 19. Phạm Lê Ngọc Tuyết (2021). Sai sót và thay đổi ước tính kế toán tại các công ty xây lắp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.Luận án tiến sỹ kế toán, Học viện Tài chính 20. PwC -Pricewatercooper) (2018). Khảo sát Tội phạm Kinh tế và Gian lận Toàn cầu năm 2018: Đưa hành vi gian lận ra ánh sáng-Góc nhìn Việt Nam. Truy cập ngày 20/4/2022 tại https://www.pwc.com/vn/vn/publications/2018/pwc-gecs-2018- vietnam-vn.pdf 21. Singleton, T.W., Singleton, A.J., Bologna, G.J. & Lindquist, R.J. (2006). Fraud Auditing and Forensic Accounting. John Wiley and Sons, Inc. 22. Trần Ngọc Diệp (2020). Một số vấn đề lý luận về kế toán điều tra tại Việt Nam. Tạp chí Tài chính Kỳ 2 - Tháng 9/2020. 23. Trần Khánh Lâm & Lê Thị Bích Hải (2013). Kế toán điều tra (forensic accounting) - kỳ 1 Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPC). Truy cập tại 15/3/2022 tại https://forum.dtu.edu.vn/sites/index.aspx?p=forum_thread&forum=1041&thread= 605198#p0 24. Trần Anh Tuấn (2018). Việc làm sinh viên đại học sau khi tốt nghiệp-Một số gaiir pháp về nguồn nhân lực và đào tạo tại thành phố Hồ Chí Minh. Truy cập ngày 23/3/2021 tại http://www.dubaonhanluchcmc.gov.vn/tin-tuc/7465.viec-lam-sinh- vien-dai-hoc-sau-khi-tot-nghiep-mot-so-giai-phap-ve-nguon-nhan-luc-va-dao-tao- tai-thanh-pho-ho-chi-minh.html 107
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0