Giáo trình Nguyên lý thống kê (Nghề: Kế toán) - CĐ Kinh tế Kỹ thuật TP.HCM
lượt xem 10
download
Giáo trình Nguyên lý thống kê gồm 6 chương, cung cấp các kiến thức như: Đối tượng nghiên cứu của nguyên lý thống kê; Điều tra thống kê thu thập thông tin phát triển kinh tế- xã hội và kinh doanh sản xuất- dịch vụ; Phân tổ tổng hợp và trình bày tai liệu điều tra thống kê về hiện tượng kinh tế - xã hội và kinh doanh - sản xuất dịch vụ; Các chỉ tiêu thống kê mức độ khối lượng của hiện tượng kinh tế - xã hội và kinh doanh sản xuất - dịch vụ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Nguyên lý thống kê (Nghề: Kế toán) - CĐ Kinh tế Kỹ thuật TP.HCM
- ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: NGUYÊN LÝ THỐNG KÊ NGÀNH: KẾ TOÁN TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG (Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-CĐKTKT ngày tháng năm 20 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh) Thành phố Hồ Chí Minh, năm
- ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: NGUYÊN LÝ THỐNG KÊ NGÀNH: KẾ TOÁN TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG THÔNG TIN CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI Họ tên: Hồ Thanh Phúc Học vị: Cử Nhân Đơn vị: Khoa Kế toán tài chính Email: hothanhphuc@hotec.edu.vn TRƯỞNG KHOA TỔ TRƯỞNG CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐỀ TÀI HIỆU TRƯỞNG DUYỆT Thành phố Hồ Chí Minh, năm
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
- LỜI GIỚI THIỆU Thống kê là một ngành khoa học có vai trò quan trọng trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế xã hội. Nguyên lý thống kê, lý thuyết thống kê theo hướng ứng dụng trong lĩnh vực kinh tế và quản trị kinh doanh, là công cụ không thể thiếu được trong hoạt động nghiên cứu và quản lý. Nguyên lý thống kê đã trở thành một môn học cơ sở trong hầu hết các ngành đào tạo thuộc khối kinh tế. Giáo trình này được biên soạn nhằm mục đích giúp cho bạn đọc am hiểu các vấn đề về lý thuyết, chuẩn bị cho những tiết thực hành trên máy tính có hiệu quả, là cơ sở quan trọng cho người học tiếp cận các môn học chuyên ngành kinh tế. Để đáp ứng nhu cầu trên, Tác giả thực hiện biên soạn quyển sách giáo trình Nguyên lý thống kê. Tài liệu này được viết trên cơ sở bạn đọc đã có kiến thức về toán, cho nên cuốn sách không đi sâu về mặt toán học mà chú trọng đến kết quả và ứng dụng trong lĩnh vực kinh tế và quản trị kinh doanh với các ví dụ gần gũi với thực tế. Giáo trình Nguyên lý thống kê gồm 6 chương: Chương 1: Đối tượng nghiên cứu của nguyên lý thống kê Chương 2: Điều tra thống kê thu thập thông tin phát triển kinh tế- xã hội và kinh doanh sản xuất- dịch vụ. Chương 3: Phân tổ tổng hợp và trình bày tai liệu điều tra thống kê về hiện tượng kinh tế - xã hội và kinh doanh - sản xuất dịch vụ. Chương 4: Các chỉ tiêu thống kê mức độ khối lượng của hiện tượng kinh tế - xã hội và kinh doanh sản xuất - dịch vụ. Chương 5: Các chỉ tiêu thống kê mức độ tương đối của hiện tượng kinh tế - xã hội và kinh doanh sản xuất - dịch vụ. Chương 6: Chỉ số Với kinh nghiệm giảng dạy được tích lũy qua nhiều năm, tham gia thực hiện các đề tài nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế xã hội; cùng với sự phối hợp và hỗ trợ của đồng nghiệp, Tác giả hy vọng quyển sách này đáp ứng được nhu cầu học tập của các sinh viên và nhu cầu tham khảo của các bạn đọc có quan tâm đến nguyên lý thống kê trong nghiên cứu kinh tế xã hội. Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, Tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quí báu của bạn đọc để lần tái bản sau quyển sách được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cám ơn. TP. HCM, ngày……tháng……năm 2020 Chủ biên Hồ Thanh Phúc
- MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU CHƯƠNG 1: ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA NGUYÊN LÝ THỐNG KÊ................................................ 1 1.1 Khái niệm thống kê ....................................................................................................................................... 1 1.2 Đối tượng nghiên cứu của nguyên lý thống kê.............................................................................................. 1 1.3 quá trình nghiên cứu thống kê ....................................................................................................................... 4 1.4. Một số khái niệm và phạm trù thường sử dụng trong thống kê.................................................................... 5 1.4.1 Tổng thể thống kê (Populations) ................................................................................................... 5 1.4.2 Đơn vị tổng thể thống kê ..................................................................................................................6 1.4.3 Đơn vị điều tra .................................................................................................................................6 1.4.4 đơn vị báo cáo .................................................................................................................................6 1.4.5 Tiêu thức thống kê ............................................................................................................................7 1.4.6 Lượng biến, tần số, tần suất, tần số tích lũy .....................................................................................7 CHƯƠNG 2: ĐIỀU TRA THỐNG KÊ THU NHẬP THÔNG TIN PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI VÀ KINH DOANH SẢN XUẤT DỊCH VỤ ...................................................................................................... 9 2.1 Ý nghĩa tác dụng và nhiệm vụ của điều tra thống kê. ................................................................................... 9 2.2 Các hình thức điều tra thống kê ................................................................................................................... 10 2.2.1 Báo cáo thống kê định kỳ ...............................................................................................................10 2.2.2 Điều tra chuyên môn ......................................................................................................................11 2.3 Các loại điều tra thống kê ............................................................................................................................ 11 2.3.1 Điều tra thường xuyên và điều tra không thường xuyên ................................................................11 2.3.2 Điều tra toàn bộ và điều tra không toàn bộ ...................................................................................11 2.4 Dữ liệu định tính và dữ liệu định lượng ...................................................................................................... 13 2.4.1 Dữ liệu định tính.............................................................................................................................13 2.4.2 Diệu liệu định lượng.......................................................................................................................13 2.5 Dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp ................................................................................................................ 13 2.5.1 Dữ liệu thứ cấp (Secondary data): .................................................................................................14 2.5.2 Dữ liệu sơ cấp (Primary data): ......................................................................................................14 2.6 Các phương pháp điều tra thống kê ............................................................................................................. 15 2.6.1 Phương pháp trực tiếp: là trực tiếp thực hiện việc tiếp xúc, thu thập thông tin. ...........................15 2.6.2 Phương pháp gián tiếp: là trực tiếp thực hiện việc tiếp xúc, thu thập thông tin qua các công cụ trung gian. ...............................................................................................................................................16 CHƯƠNG 3: PHÂN TỔ TỔNG HỢP VÀ TRÌNH BÀY TÀI LIỆU ĐIỀU TRA THỐNG KÊ VỀ HIỆN TƯỢNG KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ KINH DOANH SẢN XUẤT DỊCH VỤ ................................................... 17 3.1 Khái niệm, ý nghĩa của phân tổ thống kê .................................................................................................... 17 3.1.1 Khái niệm .......................................................................................................................................17 3.1.2 Ý nghĩa của phân tổ thống kê .........................................................................................................17 3.2 Lựa chọn tiêu thức phân tổ thống kê ........................................................................................................... 18 3.2.1 Phân tổ theo một tiêu thức..............................................................................................................18
- 3.2.2 Phân tổ theo nhiều tiêu thức...........................................................................................................18 3.3 Xác định số tổ và khoảng cách tổ. ............................................................................................................... 19 3.3.1 Xác định số tổ .................................................................................................................................19 3.3.2 Xác định khoảng cách tổ ................................................................................................................19 3.4 Trình bày kết quả tổng hợp tài liệu điều tra qua phân tổ thống kê. ............................................................. 20 3.5. Bài tập chương 3 ........................................................................................................................................ 22 CHƯƠNG 4: CÁC CHỈ TIÊU THỐNG KÊ MỨC ĐỘ KHỐI LƯỢNG CỦA HIỆN TƯỢNG KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ KINH DOANH SẢN XUẤT – DỊCH VỤ .................................................................................. 24 4.1 Chỉ tiêu mức độ khối lượng tuyệt đối trong thống kê. ................................................................................ 24 4.1.1 Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa, tác dụng. ........................................................................................24 4.1.2 đơn vị tính toán..............................................................................................................................25 4.1.3 Các loại chỉ tiêu mức độ khối lượng tuyệt đối................................................................................25 4.2 Chỉ tiêu mức độ khối lượng bình quân trong thống kê................................................................................ 27 4.2.1. Khái niệm, ý nghĩa, đặc điểm của chỉ tiêu. ...................................................................................27 4.2.2 Các loại chỉ tiêu mức độ bình quân và phương pháp xác định ......................................................28 4.3 Chi tiêu mức độ khối lượng tăng giảm ........................................................................................................ 34 4.3.1 Chi tiêu mức độ khối lượng tăng giảm tuyệt đối ............................................................................34 4.3.2 Chỉ tiêu mức độ khối lượng tăng giảm bình quân ..........................................................................35 4.4 Chỉ tiêu mức độ biến thiên của tiêu thức. .................................................................................................... 35 4.4.1 Khái niệm, ý nghĩa, nghiên cứu độ biến thiên của tiêu thức. .........................................................35 4.4.2 Các chỉ tiêu biểu hiện độ biến thiên của tiêu thức .........................................................................36 4.5. Bài tập chương 4 ........................................................................................................................................ 37 CHƯƠNG 5: CÁC CHỈ TIÊU THỐNG KÊ MỨC ĐỘ TƯƠNG ĐỐI CỦA HIỆN TƯỢNG KINH TẾ XÃ HỘI VÀ KINH DOANH SẢN XUẤT DỊCH VỤ ............................................................................................ 39 5.1 Khái niệm, ý nghĩa của các chỉ tiêu mức độ tương đối. .............................................................................. 39 5.1.1 Khái niệm .......................................................................................................................................39 5.1.2 Ý nghĩa............................................................................................................................................39 5.2 Đơn vị tính chỉ tiêu mức độ tương đối ........................................................................................................ 39 5.3 Các chỉ tiêu mức độ tương đối. ................................................................................................................... 40 5.3.1 Các chỉ tiêu mức độ tương đối động thái. ......................................................................................40 5.3.2 Các chỉ tiêu mức độ tương đối kế hoạch. .......................................................................................41 5.3.3 Các chỉ tiêu mức độ tương đối kết cấu. (tỷ trọng) ..........................................................................42 5.3.4 Các chỉ tiêu mức độ tương đối so sánh (số tương đối không gian) ................................................42 5.4. Bài tập chương 5 ........................................................................................................................................ 43 CHƯƠNG 6: CHỈ SỐ........................................................................................................................................ 45 6.1 Khái niệm, ý nghĩa và tác dụng của chỉ số. ................................................................................................. 45 6.1.1 Khái niệm chỉ số .............................................................................................................................45 6.1.2 Ý nghĩa và tác dụng của chỉ số .......................................................................................................45 6.2 Phân loại chỉ số ........................................................................................................................................... 46
- 6.2.1 Căn cứ vào phạm vi tính toán ........................................................................................................46 6.2.2 Phân loại theo tính chất của chỉ tiêu nghiên cứu ...........................................................................46 6.2.3 Phân loại theo phương pháp tính toán chỉ số. ...............................................................................46 6.3 Phương pháp xây dựng chỉ số và công thức tính......................................................................................... 46 6.3.1 Chỉ số tổng hợp ..............................................................................................................................46 6.3.2 Chỉ số bình quân.............................................................................................................................47 6.4 Hệ thống chỉ số ............................................................................................................................................ 47 6.4.1. Khái niệm ......................................................................................................................................47 6.4.2. Vận dụng hệ thống chỉ số trong phân tích thống kê ......................................................................48 6.5. Bài tập chương 6 ........................................................................................................................................ 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................................................. 53
- GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: Nguyên lý thống kê Mã môn học: MH3104119 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học: - Vị trí: Môn học lý thuyết thống kê là môn học bắt buộc nằm trong nhóm môn học cơ sở được bố trí giảng dạy sau khi đã học xong các môn học chung. - Tính chất: Môn học lý thuyết thống kê cung cấp những kiến thức cơ bản về thống kê các hiện tượng kinh tế- xã hội, làm cơ sở cho sinh viên nhận thức môn học thống kê doanh nghiệp và các môn chuyên môn của ngành tài chính doanh nghiệp. - Ý nghĩa và vai trò của môn học: Thông tin thống kê là một nguồn lực của sản xuất kinh doanh, là nguồn lực vô giá. Nó có thể sử dụng cho nhiều mục tiêu và sử dụng nhiều lần. Với các giá trị này, khi sử dụng thông tin cần xử lí thông tin và xây dựng ngân hàng cơ sở dữ liệu cho nề nếp. Thông tin thống kê cũng có các tính chất sau: khách quan, phụ thuộc, lan truyền, cùng hưởng, có hiệu lực, biến động, khuyếch tán và thu gọn. Trong thực tế có rất nhiều thông tin liên quan đến hiện tượng hay quá trình kinh tế xã hội. Tuỳ theo vấn đề và mục tiêu nghiên cứu mà xác định những thông tin hay dữ liệu nào cần thiết. Do đó, vấn đề đầu tiên của công việc thu thập thông tin là xác định rõ và cụ thể những dữ liệu nào cần thu thập, thứ tự ưu tiên của các dữ liệu này. Nếu không thực hiện được điều này sẽ dẫn đến tình trạng dữ liệu thu thập được rất nhiều nhưng dữ liệu đáp ứng cho mục đích nghiên cứu thì ít hoặc thiếu, gây lãng phí thời gian, tiền bạc Mục tiêu của môn học: - Về kiến thức: Trình bày được các kiến thức cơ bản về phương pháp điều tra, thu thập thông tin, tổng hợp tài liệu điều tra để cung cấp dữ liệu cần thiết trong việc ra quyết định về phát triển kinh tế - xã hội và kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp.. - Về kỹ năng: Nhận biết, đọc hiểu, trình bày, tổng hợp, phân tích các tài liệu điều tra thống kê, tính toán được các tiêu chí thống thống kê như số bình quân, số trung vị, số mode, các số tương đối, số tuyệt đối, mức độ hoàn thành kế hoạch, chỉ số,…và dự báo sự phát triển kinh doanh trong doanh nghiệp và nền kinh tế. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Người học tiếp nhận và nghiên cứu đầy đủ nội dung bài giảng, rèn luyện kỹ năng trình bày tóm tắt nội dung chính trong từng chương. + Rèn luyện tư duy Logic hình thành phương pháp học chủ động, nghiêm túc, nhớ lâu về phương pháp tính toán, cách xử lý tình huống từ các ví dụ, bài tập.
- Nguyên lý thống kê Chương 1: Đối tượng nghiên cứu của nguyên lý thống kê CHƯƠNG 1: ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA NGUYÊN LÝ THỐNG KÊ Giới thiệu: Chương 1 là hệ thống tổng quan các phương pháp và một số khái niệm bao gồm thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu, tính toán các đặc trưng của đối tượng nghiên cứu nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và ra quyết định. Mục tiêu -Trình bày được khái niệm thống kê, đối tượng nghiên cứu của nguyên lý thống kê. Quá trình nghiên cứu thống kê. -Trình bày được các tiêu thức thống kê, phân biệt được cá loại tiêu thức thống kê. -Phân biệt tổng thể thống kê, đơn vị tổng thể thống kê, các phạm trù lượng biến, tần số, tần suất. Nội dung chính 1.1 Khái niệm thống kê Thống kê là một hệ thống các phương pháp (thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu và tính toán các đặc trưng của đối tượng nghiên cứu) nhằm tìm ra bản chất và tính quy luật vốn có trong điều kiện thời gian và không gian cụ thể. Bao gồm các hoạt động: + Thu thập và xử lý số liệu, điều tra chọn mẫu. + Nghiên cứu mối liên hệ giữa cá hiện tượng. + Dự báo. + Nghiên cứu các hiện tượng trong hoàn cảnh không chắc chắn. + Ra quyết định trong điều kiện không chắc chắn. 1.2 Đối tượng nghiên cứu của nguyên lý thống kê Thống kê học là môn khoa học xã hội, nghiên cứu mặt lượng trong mối liên hệ chặt chẽ với mặt chất của các hiện tượng kinh tế- xã hội số lớn, trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể. Từ nhận định này, chúng ta cần hiểu đúng đối tượng nghiên cứu của thống kê ở các điểm chính sau. - Thống kê học là một môn khoa học xã hội KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 1
- Nguyên lý thống kê Chương 1: Đối tượng nghiên cứu của nguyên lý thống kê Thống kê học là một môn khoa học xã hội, bởi vì thống kê nghiên cứu các hiện tượng kinh tế - xã hội hay quá trình kinh tế xã hội. Các hiện tượng và quá trình đó thường là: Các hiện tượng về quá trình tái sản xuất mở rộng như cung cấp nguyên liệu, quy trình công nghệ, chế biến sản phẩm... Các hiện tượng về phân phối, trao đổi, tiêu dùng sản phẩm (marketing) như giá cả, lượng hàng xuất, nhập hàng hoá, nguyên liệu... Các hiện tượng dân số, lao động như tỷ lệ sinh, tử, nguồn lao động, sự phân bố dân cư, lao động. Các hiện tượng về văn hoá, sức khoẻ như trình độ văn hoá, số người mắc bệnh, các loại bệnh, phòng chống bệnh... Các hiện tượng về đời sống chính trị, xã hội, bầu cử, biểu tình... Ngoài ra thống kê còn nghiên cứu ảnh hưởng của các hiện tượng tự nhiên đến sự phát triển của các hiện tượng kinh tế xã hội, như ảnh hưởng của khí hậu, thời tiết, của các biện pháp kỹ thuật tớia quá trình sản xuất nông nghiệp, kết quả sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân. - Thống kê nghiên cứu mặt lượng trong mối liên hệ chặt chẽ với mặt chất của số lớn hiện tượng và quá trình kinh tế xã hội + Mặt lượng (những biểu hiện cụ thể, đo lường được): Quy mô của hiện tượng: Các mức độ to nhỏ, lớn bé, rộng hẹp. Ví dụ: Diện tích canh tác của 1 doanh nghiệp nông nghiệp A năm 2005 là 500 ha, dân số trung bình của Việt Nam 2003 là 80,90 triệu người (Niên giám thống kê 2003), tổng số sinh viên của 1 lớp năm học 2005 - 2006 là 80 người. Kết cấu của hiện tượng: Hiện tượng tạo nên từ các bộ phận nào, mỗi bộ phận chiếm bao nhiêu %; Ví dụ: Lớp có 50 học sinh, nam là 40 học sinh, chiếm 80%, nữ là 10, chiếm 20%. Tốc độ phát triển của hiện tượng: So sánh mức độ của hiện tượng theo thời gian để thấy mức độ tăng hay giảm của hiện tượng; Trình độ phổ biến của hiện tượng: Tính cụ thể phạm vi xảy ra hiện tượng, cá biệt hay phổ biến từ đó thấy được ảnh hưởng của nó tới hiện tượng lớn hơn. Ví dụ: Tỷ lệ tai nạn giao thông xe máy năm 2004 là 2%, có nghĩa là cứ 100 người đi xe máy thì có 2 người tai nạn. Mối quan hệ tỷ lệ giữa các hiện tượng hoặc giữa các tiêu thức của cùng một hiện tượng. + Liên hệ chặt chẽ với mặt chất của số lớn hiện tượng: KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 2
- Nguyên lý thống kê Chương 1: Đối tượng nghiên cứu của nguyên lý thống kê Thông qua các mặt lượng của hiện tượng để đánh giá bản chất của hiện tượng như quy mô to nhỏ, bộ phận nào nhiều hay ít, xu hướng tiến lên hay giảm đi, mức độ phổ biến của hiện tượng thế nào... nhưng để đánh giá một cách khách quan bản chất của hiện tượng thì mặt lượng của hiện tượng phải được thể hiện ở số lớn đơn vị chứ không phải ở từng đơn vị cá biệt. Ví dụ, đánh giá kết quả học tập 2 sinh viên A, B cần dựa vào kết quả học tập nhiều học kỳ, nhiều môn; dựa vào ý thức phấn đấu, sự tham gia các phong trào đoàn, quan hệ bạn bè... Việc làm như vậy người ta gọi là nghiên cứu mặt lượng ở số lớn. Thống kê không nghiên cứu bản chất và quy luật của hiện tượng, mà thông qua mặt lượng có thể đánh giá được bản chất và tính quy luật của hiện tượng. - Thống kê nghiên cứu các hiện tượng và quá trình kinh tế xã hội trong điều kiện địa điểm và thời gian cụ thể. Mỗi hiện tượng, hay quá trình kinh tế xã hội ở thời gian, địa điểm khác nhau thì mặt lượng cũng khác nhau. Do đó, đối tượng nghiên cứu của thống kê học cũng cần cụ thể hoá ở thời gian nào, địa điểm nào hay trả lời câu hỏi bao giờ ? và ở đâu ? Thống kê được ứng dụng vào mọi lĩnh vực, Đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế, xã hôi, tự nhiên, kỹ thuật, thống kê thường quan tâm nghiên cứu các hiện tượng như sau: + Các hiện tượng về nguồn tài nguyên, môi trường, của cải tích lũy của đất nước, của một vùng. + Các hiện tượng về sản xuất: phân phối, lưu thông, tiêu dùng sản phẩm. + Các hiện tượng về dân số, nguồn lao động, giáo dục, y tế, thể thao….. + Các hiện tượng về sinh hoạt, chính trị, xã hội. + Các hiện tượng về kỹ thuật. -Phương pháp thống kê Chúng ta có 4 phương pháp thống kê, đó là: Thu thập và xử lý số liệu, điều tra chọn mẫu, nghiên cứu mối liên hệ giữa các hiện tượng và dự đoán. -Thu thập và xử lý số liệu Số liệu được thu thập thường rất nhiều và hỗn độn, các dữ liệu đó chưa đáp ứng được cho quá trình nghiên cứu. Để có hình ảnh tổng quát về tổng thể nghiên cứu, số liệu thu thập phải được xử lý tổng hợp, trình bày, tính toán các số đo; kết quả có được sẽ giúp khái quát được đặc trưng của tổng thể. -Nghiên cứu các hiện tượng trong hoàn cảnh không chắc chắn Trong thực tế, có nhiều hiện tượng mà thông tin liên quan đến đối tượng nghiên cứu không đầy đủ mặc dù người nghiên cứu đã có sự cố gắng. Ví dụ như nghiên cứu về KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 3
- Nguyên lý thống kê Chương 1: Đối tượng nghiên cứu của nguyên lý thống kê nhu cầu của thị trường về một sản phẩm ở mức độ nào, tình trạng của nền kinh tế ra sao, để nắm được các thông tin này một cách rõ ràng quả là một điều không chắc chắn. -Điều tra chọn mẫu Trong một số trường để nghiên cứu toàn bộ tất cả các quan sát của tổng thể là một điều không hiệu quả, xét cả về tính kinh tế(chi phí, thời gian) và tính kiệp thời, hoặc không thực hiện được.chính điều này đã đặc ra cho thống kê xây dựng các phương pháp chỉ cần nghiên cứu một bộ phận của tổng thể mà có thể suy luận cho hiện tượng tổng quát mà vẫn đảm bảo độ tin cậy cho phép. đó là phương pháp điều tra chọn mẫu. -Nghiên cứu mối liên hệ giữa các hiện tượng: Giữa các hiện tượng thông thường có mối liên hệ với nhau. ví dụ: mối liên hệ giữa chi tiêu và thu nhập; mối liên hệ giữa lượng vốn vay và các yếu tố tác động đến lượng vốn vay như chi tiêu, thu nhập, trình độ học vấn; mối liên hệ tốc độ phát triển với tốc độ phát triển của các ngành, lạm phát, tốc độ phát triển dân số... sự hiểu biết về mối liên hệ giữa các hiện tượng rất có ý nghĩa, phục vụ cho quá trình dự đoán -Dự đoán: Dự đoán là công việc cần thiết trong tất cả lĩnh vực hoạt động. trong hoạt động dự đoán người ta có thể chỉ ra thành nhiều loại: Dự đoán dựa vào định lượng và dựa vào định tính. Tuy nhiên, trong thống kê chúng ta chủ yếu xem xét về mặt định lượng với mục đích cung cấp cho những nhà quản lý có cái nhìn mang tính khoa học hơn và cụ thể hơn trước khi ra quyết định phù hợp. Dự đoán dựa vào nội suy và dựa vào ngoại suy: Dự đoán nội suy là chúng ta dựa vào bản chất của hiện tượng để suy luận. Ví dụ như chúng ta xem xét mối liên hệ giữa lượng sản phẩm sản xuất ra phụ thuộc các yếu tố đầu vào như vốn, lao động và trình độ khoa học kỹ thuật. Dự đoán dựa vào ngoại suy là chúng ta chỉ quan sát sự biến động của hiện tượng trong thực tế, tổng hợp lại thành quy luật và sử dụng quy luật này để suy luận, dự đoán sự phát triển của hiện tượng. Ví dụ như để đánh giá kết quả hoạt động của một công ty người ta xem xét kết quả hoạt động kinh doanh của họ qua nhiều năm. Ngoài ra, người ta còn có thể phân chia dự báo thống kê ra thành nhiều loại khác. 1.3 quá trình nghiên cứu thống kê Khái quát quá trình thống kê: KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 4
- Nguyên lý thống kê Chương 1: Đối tượng nghiên cứu của nguyên lý thống kê Sơ đồ: Quá trình nghiên cứu thống kê Quá trình nghiên cứu thống kê theo trình tự được khái quát hoá bằng sơ đồ trên. Theo sơ đồ này, quá trình nghiên cứu thống kê được chia thành 6 bước theo 3 giai đoạn với trình tự từ trên xuống. Hai mũi tên có hướng đi từ dưới lên nhằm chỉ rõ các cộng đoạn cần phải kiểm tra lại, bổ sung thông tin hoặc làm lại nếu dữ liệu chưa đạt yêu cầu Giai đoạn I: Điều tra thống kê bao gồm thu thập các thông tin ban đầu về các tiêu thức ở từng đơn vị tổng thể; Giai đoạn II: Tổng hợp thống kê bao gồm tổng hợp và hệ thống hoá các tài liệu đã thu thập được từ giai đoạn I; Giai đoạn III: Phân tích thống kê nhằm sử dụng những phương pháp chuyên môn của thống kê để phát hiện các vấn đề làm cơ sở đề xuất các giải pháp. Các bước và các giai đoạn này đều có mối liên hệ rất chặt chẽ. Kết quả và chất lượng kết quả của bước trước làm cơ sở và có ảnh hưởng đến chất lượng bước sau. 1.4. Một số khái niệm và phạm trù thường sử dụng trong thống kê 1.4.1 Tổng thể thống kê (Populations) -Khái niệm tổng thể: Tổng thể thống kê là tập hợp các đơn vị cá biệt về sự vật, hiện tượng trên cơ sở một đặc điểm chung nào đó cần được quan sát, phân tích mặt lượng của chúng. KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 5
- Nguyên lý thống kê Chương 1: Đối tượng nghiên cứu của nguyên lý thống kê -Khái niệm đơn vị tổng thể: Các đơn vị, phần tử tạo nên hiện tượng được gọi là các đơn vị tổng thể. Như vậy, muốn xác định được một tổng thể thống kê, ta cần phải xác định được tất cả các đơn vị tổng thể của nó. Thực chất của việc xác định tổng thể thống kê là việc xác định các đơn vị tổng thể. -Phân loại tổng thể: + Tổng thể trong đó bao gồm các đơn vị mà ta có thể trực tiếp quan sát hoặc nhận biết là Tổng thể bộc lộ và ngược lại là tổng thể tiềm ẩn. Ví dụ: tổng thể sinh viên 1 trường, tổng thể doanh nghiệp trong 1 địa bàn là tổng thể bộc lộ. ví dụ: tổng thể các cá nhân đồng ý vấn đề, hay tổng thể các cá nhân yêu thích âm nhạc là tổng thể tiềm ẩn. Trong nhiều trường hợp, các đơn vị của tổng thể được biểu hiện một cách rõ ràng, dễ xác định. Ta gọi nó là tổng thể bộc lộ. Ngược lại, một tổng thể mà các đơn vị của nó không được nhận biết một cách trực tiếp, ranh giới của tổng thể không rõ ràng được gọi là tổng thể tiềm ẩn. Đối với tổng thể tiềm ẩn, việc tìm được đầy đủ, chính xác gặp nhiều khó khăn. Việc nhầm lẫn, bỏ sót các đơn vị trong tổng thể dễ xảy ra. Ví dụ như tổng thể là những người mê nhạc cổ điển, tổng thể là những người mê tín dị đoan,... + Ngoài ra còn phương pháp phân biệt: sự giống nhau ở các phẩn tử gọi là tổng thể đồng chất, và tổng thể không đồng chất. Ví dụ: đối tượng nghiên cứu là tìm hiểu về hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp dệt trên 1 địa bàn là tổng thể đồng chất. 1.4.2 Đơn vị tổng thể thống kê Là xuất phát điểm trong quá trình nghiên cứu thống kê, vì nó chứa đựng những thông tin ban đầu cho quá trình nghiên cứu. 1.4.3 Đơn vị điều tra Mẫu là một bộ phận của tổng thể, đảm bảo được tính đại diện và được chọn ra để quan sát và dùng để suy diễn cho toàn bộ tổng thể. Như vậy, tất cả các phần tử của mẫu phải thuộc tổng thể, nhưng ngược lại các phần tử của tổng thể thì chưa chắc thuộc mẫu. Điều này tưởng chừng là đơn giản, tuy nhiên trong một số trường hợp việc xác định mẫu cũng có thể dẫn đến nhầm lẫn, đặc biệt là trong trường hợp tổng thể chúng ta nghiên cứu là tổng thể tiềm ẩn. Ngoài ra, chọn mẫu như thế nào để làm cơ sở suy diễn cho tổng thể, tức là mẫu phải mang tính chất đại diện cho tổng thể. Điều này thực sự không dễ dàng, ta chỉ có thể cố gắng hạn chế tối đa sự sai biệt này mà thôi chứ không thể khắc phục được hoàn toàn. 1.4.4 đơn vị báo cáo - Đơn vị tính dùng chung cho toàn bộ số liệu trong bảng thống kê, trường hợp này KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 6
- Nguyên lý thống kê Chương 1: Đối tượng nghiên cứu của nguyên lý thống kê đơn vị tính được ghi bên góc phải của bảng. - Đơn vị tính theo từng chỉ tiêu trong cột, trong trường hợp này đơn vị tính sẽ được đặt dưới chỉ tiêu của cột. - Đơn vị tính theo từng chỉ tiêu trong hàng, trong trường hợp này đơn vị tính sẽ được đặt sau chỉ tiêu theo mỗi hàng hoặc tạo thêm một cột ghi đơn vị tính. - Đơn vị tính chỉ tiêu mức độ tương đối: số lần, số phần trăm(%), số phần ngàn(%0), đơn vị kép (người/km)…….. 1.4.5 Tiêu thức thống kê Các đơn vị tổng thể thường có nhiều đặc điểm khác nhau, tuy nhiên trong thống kê người ta chỉ chọn một số đặc điểm để nghiên cứu, các đặc điểm này người ta gọi là tiêu thức thống kê. Như vậy, tiêu thức thống kê là khái niệm chỉ các đặc điểm của đơn vị tổng thể. Mỗi tiêu thức thống kê đều có các giá trị biểu hiện của nó, dựa vào sự biểu hiện của nó người ta chia ra làm hai loại: -Tiêu thức thuộc tính: là tiêu thức phản ánh loại hoặc tính chất của đơn vị. Ví dụ như ngành kinh doanh, nghề nghiệp. -Tiêu thức số lượng: là đặc trưng của đơn vị tổng thể được thể hiện bằng con số. Ví dụ như năng suất của một loại cây trồng. Tiêu thức số lượng lại được chia ra làm hai loại: - Loại rời rạc: là loại các giá trị có thể của nó là hữu hạn hay vô hạn và có thể đếm được. - Loại liên tục: là loại mà giá trị của nó có thể nhận bất kỳ một trị số nào đó trong một khoản nào đó. 1.4.6 Lượng biến, tần số, tần suất, tần số tích lũy Lượng biến là biểu hiện cụ thể về lượng của các đơn vị tổng thể theo tiêu thức số lượng. Ví dụ: Độ tuổi 3, 4, 5, 10, 20 tuổi là lượng biến của tiêu thức độ tuổi, biểu hiện mức độ của tiêu thức số lượng. Có hai loại lượng biến. Lượng biến rời rạc và lượng biến liên tục. - Lượng biến rời rạc là lượng biến mà các giá trị có thể có của nó là hữu hạn hay vô hạn nhưng có thể đếm được. Thí dụ: Số công nhân trong một doanh nghiệp; số sản phẩm sản xuất ra trong một ngày của 1 phân xưởng may. - Lượng biến liên tục: Là lượng biến mà các giá trị có thể có của nó được lấp kín cả một khoảng trên trục số. Thí dụ: năng suất cây trồng; giá bán hàng hoá. KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 7
- Nguyên lý thống kê Chương 1: Đối tượng nghiên cứu của nguyên lý thống kê - Sau khi phân tổ chúng ta có thể trình bày số liệu bằng cách sử dụng bảng phân phối tần số để biết được một số tính chất cơ bản của hiện tượng nghiên cứu. + Lượng biến (xi): là các trị số nói lên biểu hiện cụ thể của tiêu thức số lượng + Tần số (fi): là số lần xuất hiện của các lượng biến + Tần suất (di): tỉ trọng số đơn vị của từng tổ trong tổng thể, tính bằng đơn vị lần hay % di =f1/ ∑fi Ý nghĩa: Cho biết số đơn vị mỗi tổ chiếm bao nhiêu % trong toàn bộ tổng thể. + Tần số tích lũy (Si): là tần số cộng dồn từ trên xuống Trị số lượng biến(xi) Tần số(fi) Tần số tích lũy(Si) Tần suất (d ) i x f f f / ∑f 1 1 1 1 i x f f +f f / ∑f 2 2 1 2 2/ i … … … … x f f +f +…+ f f / ∑f n n 1 2 n n i ∑f 1 i Trong đó lượng biến có thể là giá trị cụ thể hoặc là một khoảng. KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 8
- Nguyên lý thống kê Chương 2: Điều tra thống kê tttt phát triển kinh tế- xh và kd sx- dịch vụ. CHƯƠNG 2: ĐIỀU TRA THỐNG KÊ THU NHẬP THÔNG TIN PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI VÀ KINH DOANH SẢN XUẤT DỊCH VỤ Giới thiệu: Chương 2 là một hệ thống các phương pháp điều tra, ý nghĩa và tác dụng của điều tra, hình thức điều tra, các loại điều tra thống kê để thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu, tính toán các đặc trưng của đối tượng nghiên cứu nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và ra quyết định. Mục tiêu: - Trình bày được ý nghĩa và tác dụng của điều tra thống kê. - Phân biệt được các hình thức điều tra thống kê và phạm vi ứng dụng - Phân biệt được các loại điều tra thống kê và phương pháp ghi chép áp dụng trong từng loại điều tra thống kê. - Trình bày được cá nguyên nhân dẫn đến sai sót trong điều tra thống kê và các phương pháp khắc phục sai số trong điều tra thống kê. Nội dung chính 2.1 Ý nghĩa tác dụng và nhiệm vụ của điều tra thống kê. - Khái niệm: Thông tin là gì? Thông tin là một phạm trù được dùng để mô tả các tin tức của một hiện tượng, một sự vật, một sự kiện, một quá trình… đã xuất hiện ở mọi lúc, mọi nơi trong các hoạt động kinh tế- xã hội của con người. Thông tin thống kê là gì? Thông tin thống kê là tin tức của hiện tượng hay quá trình kinh tế- xã hội do cơ quan thống kê thu thập trong điều kiện thời gian và không gian cụ thể. Như vậy, thông tin thống kê là một trong các loại thông tin, nên nó cũng mang những đặc trưng và giá trị của thông tin nói chung như: nội dung mới (không có cái mới thì không có thông tin); hình thức biểu hiện đa dạng (ngôn ngữ, con số, chữ viết); vật dẫn thông tin (sóng âm, trang giấy, băng đĩa từ) và có nội dung tin tức (thể hiện ý định, biểu đạt). -Ý nghĩa tác dụng và nhiệm vụ của điều tra thống kê: Thông tin thống kê là một nguồn lực của sản xuất kinh doanh, là nguồn lực vô giá. Nó có thể sử dụng cho nhiều mục tiêu và sử dụng nhiều lần. Với các giá trị này, khi sử dụng thông tin cần xử lí thông tin và xây dựng ngân hàng cơ sở dữ liệu cho nề nếp. Thông tin thống kê cũng có các tính chất sau: khách quan, phụ thuộc, lan truyền, cùng hưởng, có hiệu lực, biến động, khuyếch tán và thu gọn. KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 9
- Nguyên lý thống kê Chương 2: Điều tra thống kê tttt phát triển kinh tế- xh và kd sx- dịch vụ. Thông tin cần thu thập là gì? Thông tin cần thu thập là những thông tin phục vụ cho vấn đề và mục đích cần nghiên cứu. Xác định thông tin cần thu thập là xác định rõ những dữ liệu nào, thứ tự ưu tiên của các dữ liệu này và phạm vi dữ liệu cần thu thập. Trong thực tế có rất nhiều thông tin liên quan đến hiện tượng hay quá trình kinh tế xã hội. Tuỳ theo vấn đề và mục tiêu nghiên cứu mà xác định những thông tin hay dữ liệu nào cần thiết. Do đó, vấn đề đầu tiên của công việc thu thập thông tin là xác định rõ và cụ thể những dữ liệu nào cần thu thập, thứ tự ưu tiên của các dữ liệu này. Nếu không thực hiện được điều này sẽ dẫn đến tình trạng dữ liệu thu thập được rất nhiều nhưng dữ liệu đáp ứng cho mục đích nghiên cứu thì ít hoặc thiếu, gây lãng phí thời gian, tiền bạc. Thí dụ: Nghiên cứu mối liên hệ giữa tình hình tự học và kết quả học tập của sinh viên , hai nhóm dữ liệu cần thu thập là: tình hình tự học và kết quả học tập. Về nhóm dữ liệu tình hình tự học, có thể thu thập các dữ liệu sau: 1. Có tự học ở nhà không? 2. Thời gian dành cho tự học ở nhà thế nào? (hàng ngày, hàng tuần) 3. Phương pháp sử dụng thời gian tự học ở nhà thế nào? 4. Mục đích tự học? 5. Hình thức tự học: học một mình, học nhóm? 6. Khó khăn và thuận lợi khi tự học? 7. Kết quả và hiệu quả tự học? 8. Các yếu tố ảnh hưởng đến tự học. Có nhiều dữ liệu khác có liên quan đến tự học, nhưng không liên quan lắm đến mục đích nghiên cứu “mối liên hệ giữa tự học với kết quả học tập” thì không nhất thiết phải thu thập. Thí dụ: - Bạn thường mặc quần áo gì khi tự học? - Người cùng học với bạn quê ở đâu? - Bạn có uống nước hay ăn gì trong giờ tự học không? - Ai nhắc nhở bạn tự học? 2.2 Các hình thức điều tra thống kê 2.2.1 Báo cáo thống kê định kỳ - Báo cáo thống kê định kỳ: là một hình thức điều tra thống kê thường xuyên, có định kỳ, theo nội dung, phương pháp và chế độ báo cáo thống nhất của cơ quan thẩm quyền quy định. KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 10
- Nguyên lý thống kê Chương 2: Điều tra thống kê tttt phát triển kinh tế- xh và kd sx- dịch vụ. - Báo cáo thống kê định kỳ là hình thức tổ chức điều tra theo con đường hành chính bắt buột, bắt đơn vị báo cáo phải thực hiện đúng quy định, nếu sai là vi phạm kỹ luật báo cáo. 2.2.2 Điều tra chuyên môn - Điều tra chuyên môn là hình thức tổ chức điều tra không thường xuyên, được tiến hành theo một kế hoạch và phương pháp quy định riêng cho mỗi lần điều tra. Chẳng hạn, điều tra dư luận xã hội là hình thức tổ chức điều tra chuyên môn. 2.3 Các loại điều tra thống kê Tùy theo tính phức tạp của hiện tượng kinh tế - xã hội, mục đích nghiên cứu thống kê và khả năng thu thập tài liệu mà người ta áp dụng loại hình điều tra thống kê thích hợp. 2.3.1 Điều tra thường xuyên và điều tra không thường xuyên Tùy theo yêu cầu phản ánh tình hình các cá thể của tổng thể một cách liên tục hay không liên tục, người ta áp dụng điều tra thường xuyên hay không thường xuyên. - Điều tra thường xuyên : tiến hành thu thập tài liệu của các cá thể của tổng thể một cách liên tục, theo sát với quá trình phát sinh, phát triển của hiện tượng nghiên cứu. Ví dụ : người ta thường xuyên ghi chép biến động nhân khẩu (sinh, tử, số người chuyển đi, chuyển đến), đăng ký biến động đất đai. Điều tra thường xuyên tạo ra khả năng theo dõi được tỷ mỉ tình hình biến động của hiện tượng theo thời gian, thường dùng trong các đơn vị sản xuất, kinh doanh, lưu thông, dịch vụ. - Điều tra không thường xuyên tiến hành thu thập các tài liệu của các cá thể trong tổng thể không liên tục, không gắn với quá trình phát sinh, phát triển của hiện tượng. Tài liệu của điều tra không thường xuyên chỉ phản ánh trạng thái của hiện tượng ở một thời gian nhất định. Chẳng hạn, các cuộc điều tra năng suất, sản lượng cây trồng, điều tra vật tư hàng hóa tồn kho là điều tra không thường xuyên. Như vậy, điều tra không thường xuyên đáp ứng cho những trường hợp hiện tượng xảy ra không thường xuyên, cho những trường hợp không cần theo dõi thường xuyên hoặc điều kiện vật chất không cho phép điều tra thường xuyên. 2.3.2 Điều tra toàn bộ và điều tra không toàn bộ KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 11
- Nguyên lý thống kê Chương 2: Điều tra thống kê tttt phát triển kinh tế- xh và kd sx- dịch vụ. Tùy theo mục đích điều tra phản ánh toàn bộ hay một bộ phận của tổng thể, có thể phân loại điều tra thống kê theo sơ đồ sau: Điều tra thống kê Điều tra toàn bộ Điều tra không toàn bộ Điều tra Điều tra Điều tra chọn trọng chuyên mẫu điểm đề Trước tiên điều tra thống kê phân thành 02 loại : điều tra toàn bộ, điều tra không toàn bộ - Điều tra toàn bộ: (hay còn gọi là tổng điều tra) tiến hành thu thập tài liệu về toàn bộ các cá thể của tổng thể, không bỏ sót bất cứ cá thể nào. Chẳng hạn, tổng điều tra dân số, tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn, tổng kiểm kê đất đai,… là các cuộc điều tra toàn bộ. - Điều tra không toàn bộ: tiến hành thu thập tài liệu của một số cá thể được chọn ra từ tổng thể chung. Tùy theo mục đích nghiên cứu, điều tra không toàn bộ được phân loại như sau : điều tra chọn mẫu, điều tra trọng điểm, điều tra chuyên đề. + Điều tra chọn mẫu chỉ tiến hành điều tra một số cá thể được chọn ra từ tổng thể. Những cá thể được lựa chọn được gọi là mẫu điều tra, phải đại diện được cho tổng thể. Kết quả trên mẫu điều tra được tính toán suy rộng cho toàn bộ tổng thể. Chẳng hạn điều tra năng suất, sản lượng lúa,… + Điều tra trọng điểm chỉ điều tra ở bộ phận chủ yếu của tổng thể, khác với điều tra chọn mẫu điều tra trọng điểm không dùng để đại diện được cho toàn bộ tổng thể, chỉ cho phép nhận thức được tình hình cơ bản của tổng thể. Chẳng hạn, trong nông nghiệp có một số cây trồng tập trung thành vùng chuyên canh, đối với điều tra năng suất, sản lượng người ta tiến hành điều tra trọng điểm ở một số địa điểm cụ thể nào đó. + Điều tra chuyên đề chỉ tiến hành ở một số ít đơn vị, thậm chí chỉ trên một cá thể của tổng thể, nhưng lại đi sâu nghiên cứu rất nhiều đặc điểm của chúng. Mục đích của điều tra chuyên đề là nghiên cứu các nhân tố mới, xu hướng phát triển của hiện tượng, rút ra các bài học cho công tác quản lý, chỉ đạo. KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
ÔN TÂP - LÝ THUYÊT NGUYÊN LÝ THÔNG KÊ
5 p | 1956 | 682
-
Nguyên lý thống kê
169 p | 572 | 247
-
Khái quát về Nguyên lý thống kê kinh tế
14 p | 718 | 74
-
Giáo trình Nguyên lý thống kê (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Trình độ CĐ/TC) - Trường Cao đẳng Nghề An Giang
42 p | 25 | 9
-
Giáo trình Nguyên lý thống kê (Nghề: Kế toán doanh nghiệp) - CĐ Cơ Giới Ninh Bình
77 p | 35 | 9
-
Giáo trình Nguyên lý thống kê (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Cao đẳng) - Trường CĐ Nghề Việt Đức Hà Tĩnh
126 p | 31 | 8
-
Giáo trình Nguyên lý thống kê (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình (2021)
70 p | 13 | 8
-
Giáo trình Nguyên lý thống kê (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Hà Nam
74 p | 27 | 7
-
Giáo trình Nguyên lý thống kê (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cơ giới (2022)
85 p | 17 | 5
-
Giáo trình Nguyên lý thống kê (Ngành: Kế toán - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
63 p | 9 | 4
-
Giáo trình Nguyên lý thống kê (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ
46 p | 13 | 4
-
Giáo trình môn Nguyên lý thống kê (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Trình độ: Cao đẳng) - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu
77 p | 16 | 4
-
Giáo trình Nguyên lý thống kê (Ngành: Kế toán doanh nghiệp - Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận
69 p | 13 | 2
-
Giáo trình Nguyên lý thống kê (Ngành: Kế toán doanh nghiệp - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận
69 p | 4 | 1
-
Giáo trình Nguyên lý thống kê (Ngành: Kế toán doanh nghiệp - Trình độ Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc
100 p | 4 | 0
-
Giáo trình Nguyên lý thống kê (Ngành: Kế toán doanh nghiệp - Trình độ Trung cấp) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc
99 p | 2 | 0
-
Giáo trình Nguyên lý thống kê (Ngành: Lập trình máy tính - Trình độ: Trung cấp) - Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Bình Thuận
39 p | 2 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn