Giáo trình Nguyên lý thống kê (Ngành: Lập trình máy tính - Trình độ: Trung cấp) - Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Bình Thuận
lượt xem 0
download
Giáo trình "Nguyên lý thống kê (Ngành: Lập trình máy tính - Trình độ: Trung cấp)" bao gồm các nội dung kiến thức về: Một số vấn đề chung về thống kê học; quá trình nghiên cứu thống kê; phân tổ thống kê; các mức độ của hiện tượng kinh tế - xã hội; sự biến động của các hiện tượng kinh tế - xã hội. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Nguyên lý thống kê (Ngành: Lập trình máy tính - Trình độ: Trung cấp) - Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Bình Thuận
- TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRƯỜNG TRUNG CẤP KINH TẾ - KỸ THUẬT BÌNH THUẬN GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: NGUYÊN LÝ THỐNG KÊ NGÀNH: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP (Ban hành kèm theo Quyết định số:…./QĐ-TC .ngày….tháng…năm 202… của Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Bình Thuận) Bình Thuận, năm 2023 (Lưu hành nội bộ) 1
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
- THAM GIA BIÊN SOẠN 1. …………………………………………………………………………… 2. …………………………………………………………………………… 3. …………………………………………………………………………… 4. …………………………………………………………………………… 5. …………………………………………………………………………… 6. …………………………………………………………………………… 7. …………………………………………………………………………… Bình Thuận, ngày tháng năm 202 3
- MỤC LỤC Trang CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỐNG KÊ _____________ 12 CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA THỐNG KÊ __________ 18 CHƯƠNG 3: CÁC MỨC ĐỘ CỦA HIỆN TƯỢNG KINH TẾ XÃ HỘI ___ 29 CHƯƠNG 4: SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA HIỆN TƯỢNG KINH TẾ XÃ HỘI ___ 35 4
- CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: Nguyên lý thống kê Mã số môn học: MH 11 Thời gian thực hiện môn học: 45 giờ (Lý thuyết: 15 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 28 giờ; Kiểm tra: 02 giờ). I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔN HỌC: - Vị trí: Môn học Nguyên lý thống kê nằm trong nhóm kiến thức cơ sở của nghề được bố trí giảng dạy trước các môn chuyên môn nghề. - Tính chất: Môn học Nguyên lý thống kê là môn học bắt buộc, cung cấp những kiến thức cơ bản về thống kê các hiện tượng kinh tế - xã hội, làm cơ sở cho các môn chuyên môn của nghề. II. MỤC TIÊU MÔN HỌC: - Về kiến thức: + Trình bày được các vấn đề cơ bản của lý thuyết thống kê. + Trình bày được trình tự nghiên cứu thống kê, các phương pháp tính sử dụng trong thống kê học. - Về kỹ năng: + Thu thập được tài liệu về hiện tượng cần nghiên cứu. + Tổng hợp và dự báo được các hiện tượng kinh tế có thể xảy ra. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Xác định được đúng mục tiêu của môn học. + Có thái độ nghiêm túc, cẩn thận và chính xác trong luyện tập. III. NỘI DUNG MÔN HỌC: 1. Chương trình khung Thời gian học tập (giờ) Học kỳ Mã Tên môn học Tín Trong đó TT MH/ /mô đun chỉ Tổng Thi/ 1 2 3 4 MĐ số Lý Thực Kiểm thuyết hành tra I. Các môn học chung 15 316 116 184 16 151 165 0 0 MH 1 Giáo dục chính trị 2 30 15 13 2 30 01 5
- Thời gian học tập (giờ) Học kỳ Mã Tên môn học Tín Trong đó TT MH/ /mô đun chỉ Tổng Thi/ 1 2 3 4 MĐ số Lý Thực Kiểm thuyết hành tra MH 2 Pháp luật 1 15 9 5 1 15 02 MH 3 Giáo dục thể chất 1 30 4 24 2 30 03 MH Giáo dục quốc 4 2 45 21 21 3 45 04 phòng - An ninh MH 5 Tin học 2 45 15 29 1 45 05 MH 6 Tiếng Anh 4 90 30 56 4 90 06 Giáo dục sức khỏe sinh sản, sức MH 7 khỏe tình dục và 1 16 7 9 0 16 07 phòng chống HIV/AIDS MH 8 Kỹ năng mềm 2 45 15 27 3 45 08 II. Các môn học/ mô đun cơ 19 13 285 105 168 12 90 0 0 sở 5 MH Soạn thảo văn 9 2 45 15 28 2 45 09 bản MH 10 Luật kinh tế 2 45 15 28 2 45 10 MH Nguyên lý thống 11 2 45 15 28 2 45 11 kê MH 12 Kinh tế vi mô 2 45 15 28 2 45 12 MH 13 Lý thuyết kế toán 3 60 30 28 2 60 13 MH 14 Thuế 2 45 15 28 2 45 14 III. Các môn học/mô đun 16 31 43 29 915 105 788 22 0 chuyên môn 5 5 5 MĐ Kế toán doanh 15 4 90 30 56 4 90 15 nghiệp 1 6
- Thời gian học tập (giờ) Học kỳ Mã Tên môn học Tín Trong đó TT MH/ /mô đun chỉ Tổng Thi/ 1 2 3 4 MĐ số Lý Thực Kiểm thuyết hành tra MH Tài chính doanh 16 3 75 15 58 2 75 16 nghiệp MĐ Kế toán doanh 17 3 75 15 58 2 75 17 nghiệp 2 MH 18 Kế toán thuế 2 45 15 28 2 45 18 MĐ 19 Tin học kế toán 3 75 15 58 2 75 19 Thực hành kế MĐ 12 20 toán doanh 4 120 0 116 4 20 0 nghiệp MĐ Thực tập nghề 36 21 8 360 0 356 4 21 nghiệp 0 MĐ Báo cáo tài chính 22 2 75 15 58 2 75 22 căn bản IV. Các môn học/mô đun tự 5 105 45 56 4 45 0 60 0 chọn IV.1. Các mô đun chuyên môn 3 60 30 28 2 0 0 60 0 (Học sinh chọn 1 trong 2 môn) MH Kế toán hành 3 60 30 28 2 60 23 chính sự nghiệp 23 MH Kế toán xây dựng 3 60 30 28 2 60 24 IV.2. Các mô đun cơ sở (Học sinh chọn 1 trong 3 2 45 15 28 2 45 0 0 0 môn) MH Lý thuyết tài 2 45 15 28 2 45 25 chính tiền tệ MH Marketing căn 24 2 45 15 28 2 45 26 bản MH Quản trị doanh 2 45 15 28 2 45 27 nghiệp 162 39 42 37 43 Tổng cộng 62 371 1196 54 1 1 0 5 5 7
- 2. Chương trình chi tiết môn học Thời gian (giờ) Số Tên chương, mục Tổng Lý Thực Kiể m TT số thuyết hành tra Chương 1: Một số vấn đề chung về thống kê học 1. Sự ra đời và phát triển của thống kê học 2. Đối tượng nghiên cứu của thống kê học 1 3. Cơ sở lý luận của thống kê học 3 3 4. Cơ sở phương pháp luận của thống kê học 5. Nhiệm vụ của thống kê học 6. Một số khái niệm thường dùng trong thống kê học 7. Bảng thống kê và đồ thị thống kê Chương 2: Quá trình nghiên cứu thống kê 1. Điều tra thống kê 2 2. Tổng hợp thống kê 5 2 3 3. Phân tích và dự báo thống kê 4. Thực hà nh Chương 3: Phân tổ thống kê 1. Khái niệm, ý nghĩa, nhiệm vụ của phân tổ thống kê 2. Tiêu thức phân tổ 3 3. Xác định số tổ cần thiết 10 3 6 1 4. Chỉ tiêu giải thích 5. Phân tổ liên hệ 6. Thực hà nh 7. Kiểm tra Chương 4: Các mức độ của hiện tượng kinh tế - xã hội 1. Số tuyệt đối trong thống kê 4 2. Số tương đối trong thống kê 15 4 10 1 3. Số bình quân trong thống kê 4. Thực hà nh 5. Kiể m tra Chương 5: Sự biến động của các hiện tượng kinh tế - xã hội 5 1. Dãy số thời gian 12 3 9 2. Chỉ số 3. Thực hà nh Tổ ng Cộng 45 15 28 2 8
- IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔN HỌC: 1. Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết 2. Trang thiết bị máy móc: máy tính, máy chiếu, bảng 3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Đề cương, giáo án, bài giảng môn ho ̣c, giáo trình, tài liệu tham khảo. 4. Các điều kiện khác: Câu hỏi, bài tập thực hành, ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm môn lý thuyết thống kê. V. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ: 1. Nội dung: - Kiến thức: Trinh bà y đươ ̣c: ̀ + Cá ch phân tổ thố ng kê + Phương pháp tính số tương đố i, số bình quân, dãy số thờ i gian và chỉ số ́ - Kỹ năng: Ưng du ̣ng công thứ c để tính: + Số tương đố i ̀ + Số binh quân + Dãy số thờ i gian và chỉ số - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Có ý thức học tập nghiêm túc, tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác 2. Phương pháp: - Đánh giá trong quá trình học: Chương trình môn học Nguyên lý thống kê có 01 cột kiểm tra thường xuyên và 01 cột kiểm tra định kỳ qua các hình thức: Tự luận hoặc trắc nghiệm. - Đánh giá kết thúc môn học: Kiểm tra theo hình thức tự luận hoặc trắc nghiệm. VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔN HỌC 1. Phạm vi áp dụng môn học: Chương trình môn học được sử dụng để giảng dạy các nghề thuộc lĩnh vực kinh tế và quản lý cho cấp trình độ Trung cấp. 2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập môn học: - Đối với giáo viên, giảng viên: Trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào nội dung của từng bài học chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện bài học để đảm bảo chất lượng giảng dạy. Thực hiện phương pháp giảng dạy lý thuyết trên lớp kết hợp với thảo luận nhóm. - Đối với người học: Tham gia đầy đủ các buổi học, chủ động tích cực trong học tập. 9
- 3. Những trọng tâm cần chú ý: - Phân tổ thống kê - Các mức độ của hiện tượng kinh tế - xã hội - Sự biến động của hiện tượng kinh tế - xã hội 4. Tài liệu tham khảo: - Học viện Tài chính, Giáo trình lý thuyết thống kê, năm 2000 - Đại học Kinh tế Quốc dân, Giáo trình lý thuyết thống kê, năm 2000 - Đại học kinh tế TP.HCM, Giáo trình lý thuyết thống kê, năm 2000 - Các sách báo liên quan và một số tài liệu khác./. 10
- CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỐNG KÊ I. Đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu của thống kê. 1.Đối tượng nghiên cứu của thống kê: *Khái niệm Thống kê: - Thống kê là những con số được ghi chép để phản ánh các hiện tượng KT,XH tự nhiên và kỹ thuật. - Thống kê là hệ thống các phương pháp ghi chép, thu thập phân tích các con số về các hiện tuợng KT XH tự nhiên và kỹ thuật để tìm hiểu hay phản ánh bản chất, tính qui luật của các hiện tượng đó. Từ hai cách hiểu đó suy ra khái niệm Thống kê học là khoa học nghiên cứu hệ thống các phương pháp thu thập, xử lý và phân tích con số (mặt lượng) của các hiện tượng số lớn nhằm mục đích tìm hiểu bản chất và tính qui luật vốn có của chúng (mặt chất) trong điều kiện địa điểm và thời gian cụ thể. * Đối tượng nghiên cứu của Thống kê: là mặt lượng trong mối liên hệ mật thiết với mặt chất của các hiện tượng và quá trình ktxh số lớn trong điều kiện thời gianvà địa điểm cụ thể. 2. Nhiệm vụ nghiên cứu của thống kê. - Phản ánh trung thực về mặt lượng của các hiện tượng KT, CT, XH, phục vụ tốt cho sự lãnh đạo và quản lý các hoạt động đó của các cơ quan, của Đảng, Nhà nước. - Tổng kết đánh giá các thành tựu phát triển KTXH của doanh nghiệp, của ngành và từng địa phương, góp phần tổng kết thành tựu phát triển các mặt của đất nước. - Cung cấp số liệu cần thiết cho việc xây dựng các chiến lược, kế hoạch và chương trình phát triển KT XH của doanh nghiệp, ngành, địa phương và cả nuớc, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện kế hoạch qua từng thời kì. - Đảm bảo tài liệu cho viêc thông tin tuyên truyền, động viên thi đua trong doanh nghiệp, trong ngành và trên toàn quốc. II. Mội số khái niệm dùng trong Thống kê 1.Tổng thể thống kê và đơn vị Thống kê. a> Tổng thể thống kê. Là một khái niệm quan trọng của Thống kê, nó xác định phạm vi nghiên cứu của hiện tượng nào đó đang là đối tượng nghiên cứu thống kê. Một tổng thể thống kê là bao 11
- gồm toàn thể những đơn vị hoặc phần tử cá biệt của hiện tượng KT XH số lớn được đưa vào quan sát và phân tích mặt lượng của chúng. b> Đơn vị tổng thể: là các đơn vị cá biệt cấu thành tổng thể, tuỳ theo từng tổng thể mà đơn vị tổng thể có thể là người, vật, hiện tượng… Số đơn vị tổng thể càng nhiều thì qui mô của tổng thể càng lớn 2. Tiêu thức thống kê. Tiêu thức thống kê là khái niệm dùng để chỉ một đặc điểm nào đó của các đơn vị tổng thể. TT thống kê có 2 loại: -Tiêu thức số lượng. -Tiêu thức thuộc tính. a) Tiêu thức số lượng là tiêu thức có biểu hiện trực tiếp bằng con số . b) Tiêu thức thuộc tính: không có biểu hiện trực tiếp bằng con số, mà sự biểu hiện của nó thường bằng lời văn, nó phản ánh tính chất của đơn vị tổng thể. 3. Chỉ tiêu thống kê: Là một khái niệm dùng để biểu hiện một cách tổng hợp đặc điểm về mặt lượng trong sự thống nhất với mặt chất của hiện tượng nghiên cứu trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể. Chỉ tiêu thống kê có 2 mặt: khái niệm và con số. - Mặt khái niệm bao gồm định nghĩa và giới hạn về thực thể, thời gian của hiện tượng nghiên cứu, nó chỉ rõ nội dung của chỉ tiêu thống kê. - Mặt con số được biểu hiện bằng trị số với đơn vị tính toán phù hợp, nó nêu lên mức độ của chỉ tiêu. Ví dụ: Doanh thu tiêu thụ gạo ở CH A trong năm 2005 là / 2.5 tỷ đồng KN con số a. Căn cứ vào nội dung: Chỉ tiêu thống kê có 2 loại: Chỉ tiêu khối lượng và Chỉ tiêu chất lượng. + Chỉ tiêu khối lượng: biểu hiện qui mô của hiện tượng nghiên cứu. Ví dụ: Số lượng công nhân, Số lượng học sinh. + Chỉ tiêu chất lượng: biểu hiện trình độ phổ biến, mối quan hệ của tổng thể. Ví dụ: Năng xuất lao động, kết quả học tập… b. Căn cứ vào hình thức biểu hiện: Chỉ tiêu thống kê được chia làm 2 loại: Chỉ tiêu hiện vật và Chỉ tiêu giá trị. 12
- + Chỉ tiêu thống kê hiện vật: biểu hiện bằng đơn vị tự nhiên như cái, con, quả …hay kg, met, tấn tạ … + Chỉ tiêu giá trị: biểu hiện bằng đơn vị tiền tệ như đồng, nghìn, USD,… Để phản ánh toàn diện hiện tượng nghiên cứu người ta xây dựng một hệ thống chỉ tiêu thống kê. Hệ thống chỉ tiêu thống kê là tổng hợp nhiều chỉ tiêu thống kê có mối liên hệ lẫn nhau nhằm phản ánh tổng hợp nhiều mặt của hiện tượng nghiên cứu trong điều kiên thời gian và địa điểm nhất định. III. Bảng thống kê và đồ thị thống kê 1. Bảng thống kê: 1.1 Khái niệm: Bảng thống kê là một hình thức biểu hiện các số liệu thống kê một cách có hệ thống hợp lý và rõ ràng nhằm nêu lên các đặc trưng về mặt lượng của các hiện tượng nghiên cứu. 1.2 Kết cấu: a) Về hình thức: Bảng thống kê bao gồm các hàng ngang và cột dọc, các tiêu đề và các con số. - Các hàng ngang cột dọc phản ánh qui mô của bảng thống kê, số hàng và cột càng nhiều thì qui mô càng lớn và phức tạp, các hàng cột thường đươc đánh số thứ tự. - Tiêu đề của bảng phản ảnh ánh nội dung của bảng và từng chi tiết trong bảng, thường đươc viết ngắn gọn dễ hiểu và đặt ở phía trên đầu của bảng. Các tiêu đề nhỏ (tiêu mục) là tên gọi của từng hàng, từng cột phản ánh rõ nội dung, ý nghĩa của các hàng và cột đó. - Các con số là kết quả tổng hợp thống kê, được ghi vào các ô của bảng, mỗi con số phản ánh một đặc trưng về mặt lượng của hiện tượng nghiên cứu. b) Về nội dung: Gồm 2 phần: phần chủ đề và phẩn giải thích. - Phần chủ đề nêu lên tổng thể hiện tượng được trình bày trong bảng thống kê thường được đặt ở bên trái của bảng và tạo thành nội dung của các hàng . - Phần giải thích: gồm các chỉ tiêu giải thích các đặc trưng của đối tượng nghiên cứu, (giải thích phần chủ đề của bảng) được đặt phía trên của bảng tạo thành nội dung của các cột . Hai phần này có thể thay đổi cho nhau. 13
- P. giải thích P. chủ đề Các chỉ tiêu giải thích (tên cột) Tên chủ đề 1 2 3 4 1.3 Các loại Bảng thống kê: Bảng đơn giản, Bảng phân tổ, Bảng kết hợp. a) Bảng đơn giản: là loại bảng mà phần chủ đề không phân tổ, mà liệt kê các đơn vị tổng thể hay tên gọi các địa phương hoặc các thời gian khác nhau của quá trình nghiên cứu. Loại bảng này đươc áp dụng khá rộng rãi trong công tác thống kê thực tế . Ví dụ: Dân số của tỉnh X theo nam, nữ, thành thị, nông thôn. Phân theo Tổng số Nam Nữ Thành thị Nông thôn Tỉnh X 80 39 41 33 47 Huyện A 30 17 13 10 20 Huyện B 15 6 9 5 10 Huyện C 13 6 7 9 4 Huyện D 10 4 6 5 5 b) Bảng phân tổ: là loại bảng trong đó đối tượng nghiên cứu ghi trong phần chủ đề được chia thành các tổ theo một tiêu thức nào đó . Bảng này cho ta thấy kết cấu, biến động kết cấu của hiện tượng và có thể giúp ta giải thích mối liên hệ trong các hiện tượng. Ví dụ: Số liệu về DNTM ở địa phương A Ptổ số DN theo Chia theo cấp quản lý Tổng số CNVC TW Địa phương Từ 50 - 100 người 4 4 Từ 101 - 300 người 15 5 10 Từ 301 - 500 người 20 15 5 ……….. 14
- c) Bảng kết hợp: là loại Bảng thống kê trong đó đối tượng nghiên cứu ghi ở phần chủ đề được phân tổ theo 2, 3…tiêu thức kết hợp với nhau Bảng này giúp nghiên cứu được sâu sắc bản chất của hiện tượng 1.4 Nguyên tắc chung của việc xây dựng Bảng thống kê: Bảng thống kê phải được trình bày một cách khoa học, tức là phải ngắn gọn, rõ ràng, hợp lý. - Qui mô bảng thống kê: không quá lớn. Nếu trường hợp nghiên cứu nhiều chỉ tiêu hay phân tổ nhiều tiêu thức thì nên xây dựng thành một vài bảng nhỏ thay cho một bảng lớn. - Các tiêu đề của bảng: cần diễn đạt ngắn gọn, chính xác dễ hiểu.Tiêu đề chung (tên bảng) phải phản ánh nội dung chủ yếu của bảng, địa điểm thời gian nghiên cứu và được viết bằng chữ to, đậm ở phía trên chính giữa bảng. Các tiêu đề nhỏ phải chỉ rõ nội dung nghiên cứu của từng hàng và cột đó - Việc ghi chú đơn vị tính: + Nếu tất cả các con số đều có cùng một đơn vị tính thì ta có thể ghi đơn vị tính ấy ở góc trên bên phải của bảng. + Nếu đơn vị tính thống nhất theo hàng nên xây dựng một cột (liền cột ghi tiêu đề) gọi là ĐVT. + Nếu các con số trong 1 cột cùng đơn vị tính thì được ghi trong ngoặc đơn ngay dưới tiêu đề đó. - Các hàng, cột của bảng có thể được ký hiệu bằng những chữ cái hay số thứ tự. - Các chỉ tiêu giải thích cần sắp xếp theo trình tự logic, hợp lý. - Cách ghi các số liệu vào Bảng thống kê: + Nếu có ô trong bảng không có số liệu thì trong ô ghi 1 dấu (-) + Đối với cùng 1 chỉ tiêu số chữ số thập phân phải bằng nhau, đơn vị tính của chỉ tiêu phải thống nhất theo đơn vị đo lường qui định. + Nếu số liệu của ô nào còn thiếu sau này có thể bổ sung thì dùng ký hiệu (….) + Nếu số liệu trong ô không có ý nghĩa thì dùng dấu chéo (x). + Trường hợp có quá nhiều chữ số thì có thể ghi số tính tròn để giảm số chữ số. + Các số cộng và tổng cộng có thể ghi ở đầu hoặc cuối hàng và cột. 2. Đồ thị thống kê: 2.1 Khái niệm: Đồ thị thống kê là phương pháp dùng hình vẽ hoặc đường nét hình học với những màu sắc thích hợp để miêu tả có tính chất qui ước các tài liệu thống kê . 15
- * Đặc điểm . - Đồ thị thống kê sử dụng con số kết hợp với hình vẽ, đường nét màu sắc để trình bày và phân tích các đặc trưng số lượng của hiện tượng. Vì vậy người đọc nhanh chóng nhận thức được vấn đề chủ yếu của hiện tượng nghiên cứu một cách rõ ràng nhanh chóng. - Đồ thị thống kê trình bày một cách khái quát các đặc điểm chủ yếu về bản chất và xu hướng phát triển của hiện tượng. - Phương pháp thống kê còn được áp dụng khá rộng rãi trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu kinh tế nhằm mục đích hình tượng hoá sự phát triển của hiện tượng qua thời gian, nêu rõ kết cấu và biến đổi kết cấu của hiện tượng. 2.2 Qui tắc chung xây dựng đồ thị thống kê: Một đồ thi thống kê phải đáp ứng các yêu cầu: chính xác, dễ hiểu và nếu có thể trình bày mỹ thuật. 2.3 Các loại đồ thi thống kê: Một số biểu đồ thông dụng: - Biểu đồ vạch: Thường dùng để biểu diễn tốc độ phát triển . - Biểu đồ hình cột: Dùng để phản ánh biến động về qui mô và kết cấu của hiện tượng nghiên cứu qua thời gian, cũng có khi so sánh mức thực tế và mức kế hoạch về một chỉ tiêu nào đó trong một thời gian hoặc qua nhiều thời gian liên tiếp nhau . - Biểu đồ diện tích: là loại biểu đồ dùng diện tích của các loại hình để phản ánh mặt lượng của hiện tượng nghiên cứu, bao gồm: Biểu đồ hình vuông, hình tròn,…. 16
- CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA THỐNG KÊ I. Điều tra thống kê: 1. Khái niệm, ý nghĩa và nhiệm vụ của điều tra thống kê: 1.1) Khái niệm: Điều tra thống kê là tổ chức một cách khoa học và theo một kế hoạch thống nhất việc thu thập tài liệu về các hiện tượng và quá trình kinh tế xã hội.. 1.2) Ý nghĩa: Điều tra thống kê là để thu thập được các tài liệu, tài liệu điều tra thống kê là cơ sở để tiến hành tổng hợp và phân tích thống kê. - Tài liệu Điều tra thống kê đúng đắn, kết quả điều tra chính xác là căn cứ tin cậy để đánh giá tình hình phát triển KT-VH-XH; biết được cụ thể tình hình tài nguyên của đất nước, giúp lãnh đạo các cấp, Đảng và Nhà nước, doanh nghiệp đề ra đường lối, chính sách kế hoạch, chương trình phát triển của đất nước, từng ngành, từng doanh nghiệp và quản lý KTXH một cách xác thực. - Tài liệu Điều tra thống kê là cơ sở để tiến hành tổng hợp, phân tích và dự đoán thống kê. 1.3) Nhiệm vụ: Thu thập tài liệu ban đầu về các đơn vị tổng thể, dùng làm căn cứ cho các khâu tiếp theo của quá trình nghiên cứu thống kê. 2. Các loại ĐTTK. 2.1) Điều tra thường xuyên và không thường xuyên: a> Điều tra thường xuyên: Là tiến hành thu thập tài liệu của các đơn vị tổng thể một cách liên tục theo sát với quá trình phát sinh, phát triển của hiện tượng. Điều tra thường xuyên được áp dụng đối với các hiện tượng cần theo dõi liên tục sự biến động do yêu cầu của công tác quản lý, tài liệu Điều tra thường xuyên là cơ sở chủ yếu để lập các báo cáo thống kê theo định kì. Ví dụ: Thu thập, ghi chép tình hình biến động nhân khẩu của một địa phương (sinh, tử, đi, đến). b> Điều tra không thường xuyên: Là tiến hành thu thập, ghi chép dữ liệu ban đầu một cách không liên tục mà chỉ tiến hành khi có nhu cầu cần nghiên cứu hiện tượng. Dữ liệu của điều tra không thường xuyên phản ánh trạng thái hiện tượng tại thời điểm nhất định. Điều tra không thường xuyên thường áp dụng đối với những trường hợp hiện tượng không xảy ra thường xuyên hoặc xảy ra thường xuyên nhưng yêu cầu 17
- nghiên cứu không đòi hỏi phải theo dõi thường xuyên hoặc do điều kiện vật chất không cho phép điều tra thường xuyên. Ví dụ: Điều tra năng suất cây trồng, những cuộc điều tra nghiên cứu thị trường. 2.2) Điều tra toàn bộ và không toàn bộ: a> Điều tra toàn bộ: Là tiến hành thu thập, ghi chép dữ liệu trên tất cả các đơn vị của tổng thể hiện tượng nghiên cứu. Điều tra toàn bộ cung cấp dữ liệu đầy đủ nhất cho nghiên cứu thống kê, nhất là những nghiên cứu kinh tế và thị trường, thuận lợi cho việc lập chương trình phát triển kinh tế xã hội, đề ra chủ trương chính sách đúng đắn và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch. Ví dụ: Điều tra toàn bộ các chợ trong thành phố. b> Điều tra không toàn bộ: Là tiến hành thu thập tài liệu của một số đơn vị được chọn ra từ tổng thể chung, các đơn vị được chọn phải thỏa mãn một số yêu cầu nhất định . ĐTKTB chủ yếu là điều tra chuyên đề, điều tra chọn mẫu, điều tra trọng điểm. b.1 Điều tra chuyên đề: Là tiến hành điều tra trên một số rất ít các đơn vị của tổng thể nhưng lại đi sâu nghiên cứu nhiều khía cạnh của đơn vị đó. Mục đích là để khám phá, tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến hiện tượng nghiên cứu. Điều tra chuyên đề nhằm nghiên cứu kỹ những điển hình tốt (xấu hoặc kém) để phân tích tìm hiểu nguyên nhân rút ra kinh nghiệm. b.2 Điều tra chọn mẫu: được thực hiện bằng cách chọn ra một số phần tử hay đơn vị từ tổng thể nghiên cứu để thu thập dữ liệu mới. Điều tra chọn mẫu được dùng nhiều nhất trong nghiên cứu vì tiết kiệm thời gian, chi phí và dữ liệu đáng tin cậy. Dữ liệu của điều tra chọn mẫu được dùng để suy rộng thành các đặc trưng chung của toàn bộ tổng thể hiện tượng nghiên cứu. Ví dụ: Điều tra giá cả thị trường, điều tra ngân sách gia đình công nhân viên chức b.3 Điều tra trọng điểm: chỉ điều tra ở bộ phận chủ yếu của tổng thể nghiên cứu, kết quả điều tra giúp ta nhận thức tình hình cơ bản của hiện tượng, không dùng để suy rộng ra hoặc làm căn cứ đánh giá tổng thể chung. 3. Các phương pháp điều tra thống kê: 3.1 Phương pháp trực tiếp: - Quan sát: thu thập dữ liệu bằng cách quan sát các hành động, thái độ của đối tượng khảo sát trong những tình huống nhất định. 18
- - Phỏng vấn trực tiếp: người phỏng vấn trực tiếp hỏi đối tượng được điều tra và tự ghi chép dữ liệu vào bảng câu hỏi hay phiếu điều tra. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp phù hợp với những điều tra phức tạp cần nhiều dữ liệu. Ưu điểm lớn là dữ liệu được thu thập đầy đủ theo nội dung điều tra và có độ chính xác khá cao, cho nên đươc áp dụng phổ biến. Tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi chi phí lớn, nhất là chi phí về nhân lực và thời gian. 3.2 Phương pháp gián tiếp: Nhân viên điều tra thu thập tài liệu qua trao đổi bằng điện thoại hoặc thư gửi qua bưu điện đến đơn vị điều tra hoặc qua chứng từ, sổ sách có sẵn ở đơn vị điều tra . Thu thập gián tiếp ít tốn kém nhưng chất lượng không cao, nên thường chỉ được sử dụng trong những trường hợp khó khăn hoặc không có điều kiện thu thập trực tiếp. 4. Các hình thức tổ chức điều tra thống kê: 4.1 Báo cáo thống kê định kỳ: Là hình thức tổ chức điều tra thống kê thường xuyên, có định kỳ theo nội dung, phương pháp và chế độ báo cáo thống kê thống nhất do cơ quan có chủ quyền qui định. Hình thức này được áp dụng cho một số trường hợp cần thiết và có định kỳ, gắn với thẩm quyền hành chính. Ví dụ: Định kỳ hàng tháng các doanh nghiệp phải gửi báo cáo thuế theo bản mẫu thống nhất lên cơ quan thuế. 4.2 Điều tra chuyên môn: Là một hình thức tổ chức điều tra không thường xuyên, được tiến hành theo một kế hoạch và phương pháp qui định riêng cho mỗi lần điều tra. Trong nền kinh tế thị trường, loại điều tra này có phạm vi áp dụng ngày càng rộng rãi nhưng phải được cân nhắc chặt chẽ vì nếu không có thể gây thiệt hại. Ví dụ: Điều tra dân số, điều tra dư luận. II. Tổng hợp thống kê. 1. Khái niệm, ý nghĩa, nhiệm vụ tổng hợp thống kê 1.1 Khái niệm: Là tiến hành tập trung chỉnh lý và hệ thống hoá một cách khoa học các tài liệu ban đầu đã thu thập được trong điều tra thống kê . 1.2 Ý nghĩa: Tài liệu điều tra thống kê được tổng hợp đúng đắn, khoa học sẽ trở nên có giá trị hơn và thuận lợi cho giai đoạn nghiên cứu thống kê tiếp theo. Tổng hợp thống kê có 19
- vai trò đặc biệt quan trọng trong qui trình nghiên cứu thống kê. Các tài liệu điều tra thống kê dù có phong phú chính xác đến đâu nếu không qua tổng hợp thì không thể tiến hành phân tích thống kê được, vì vậy sẽ không đạt được mục đích nghiên cứu. 1.3 Nhiệm vụ: Làm cho các đặc trưng cá biệt của đơn vị tổng thể bước đầu chuyển thành các đặc trung chung của tổng thể. Phương pháp chủ yếu của tổng hợp thống kê là phân tổ thống kê. 2. Phân tổ thống kê: Là căn cứ vào một hay một số tiêu thức nào đó để tiến hành phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ có tính chất khác nhau. 2.1 Tiêu thức phân tổ: Là tiêu thức được chọn làm căn cứ để tiến hành phân tổ thống kê. Lựa chọn tiêu thức phân tổ là một việc rất quan trọng của phân tổ thống kê và là việc đầu tiên cần thiết khi tiến hành phân tổ. Lựa chọn được tiêu thức phân tổ ta mới tìm được tiêu thức nói lên bản chất của hiện tượng nghiên cứu. Ví dụ: Phân tổ các lớp học tại trường A theo số học sinh. Số học sinh Số lớp 45 8 50 6 52 5 56 10 Tổng cộng 29 2.2 Xác định số tổ cần thiết: Tuỳ thuộc vào mục đích nghiên cứu và tính chất của tiêu thức phân tổ mà người ta xác định số tổ. Để phân chia tổ người ta dựa vào 2 tiêu thức sau: a> Phân tổ theo tiêu thức thuộc tính: - Trường hợp đơn giản: Là trường hợp mà số tổ đã hình thành sẵn trong thực tế. Ví dụ: Phân tổ theo giới tính có 2 tổ hình thành sẵn là nam và nữ. - Trường hợp phức tạp: là trường hợp xác định số tổ và tính chất từng tổ phải qua phân tích nghiên cứu tỉ mỉ đối tượng rồi mới quuyết định thống nhất cách sắp xếp các đơn vị tổng thể vào các tổ. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
ÔN TÂP - LÝ THUYÊT NGUYÊN LÝ THÔNG KÊ
5 p | 1956 | 682
-
Nguyên lý thống kê
169 p | 572 | 247
-
Khái quát về Nguyên lý thống kê kinh tế
14 p | 716 | 74
-
Bài giảng Nguyên lý thống kê kinh tế - Ths Lê Ngọc Hướng
174 p | 287 | 45
-
Giáo trình Nguyên lý thống kê (Nghề: Kế toán) - CĐ Kinh tế Kỹ thuật TP.HCM
61 p | 71 | 10
-
Giáo trình Nguyên lý thống kê (Nghề: Kế toán doanh nghiệp) - CĐ Cơ Giới Ninh Bình
77 p | 34 | 9
-
Giáo trình Nguyên lý thống kê (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Trình độ CĐ/TC) - Trường Cao đẳng Nghề An Giang
42 p | 25 | 9
-
Giáo trình Nguyên lý thống kê (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Cao đẳng) - Trường CĐ Nghề Việt Đức Hà Tĩnh
126 p | 31 | 8
-
Giáo trình Nguyên lý thống kê (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình (2021)
70 p | 13 | 8
-
Giáo trình Nguyên lý thống kê (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Hà Nam
74 p | 26 | 7
-
Giáo trình Nguyên lý thống kê (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cơ giới (2022)
85 p | 17 | 5
-
Giáo trình Nguyên lý thống kê (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ
46 p | 13 | 4
-
Giáo trình môn Nguyên lý thống kê (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Trình độ: Cao đẳng) - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu
77 p | 16 | 4
-
Giáo trình Nguyên lý thống kê (Ngành: Kế toán - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
63 p | 9 | 4
-
Giáo trình Nguyên lý kế toán: Phần 2 - GS. TS Đoàn Xuân Tiên
225 p | 8 | 3
-
Giáo trình Nguyên lý thống kê (Ngành: Kế toán doanh nghiệp - Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận
69 p | 13 | 2
-
Giáo trình Nguyên lý thống kê (Ngành: Kế toán doanh nghiệp - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận
69 p | 4 | 1
-
Giáo trình Nguyên lý thống kê (Ngành: Kế toán doanh nghiệp - Trình độ Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc
100 p | 4 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn