Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐIỀU KHIỂN CHO ROBOT<br />
HAI BÁNH TỰ CÂN BẰNG<br />
Gia Thị Định1*, Nguyễn Duy Cương2<br />
Tóm tắt: Một biện pháp nâng cao chất lượng điều khiển chuyển động và ổn định<br />
cho robot hai bánh tự cân bằng (TWMR) khi hệ chịu sự tác động của nhiễu nội sinh<br />
và ngoại sinh được trình bày trong bài báo này. Bộ điều khiển phản hồi đầu ra được<br />
thiết kế sử dụng kỹ thuật thiết kế backstepping kết hợp với bộ quan sát hệ số khuếch<br />
đại cao (HGOs). Kỹ thuật tách xen kênh hệ phi tuyến cho hệ thiếu cơ cấu chấp hành<br />
cũng được trình bày trong nội dung bài báo. Các kết quả mô phỏng thể hiện hiệu<br />
quả của bộ điều khiển.<br />
Từ khóa: Hệ phi tuyến thiếu cơ cấu chấp hành, HGOs, TWMR.<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Trong những năm gần đây, robot hai bánh tự cân bằng, hình 1, là một đối tượng phi<br />
tuyến, xen kênh và thiếu cơ cấu chấp hành [1, 2] đã nhận được sự quan tâm của nhiều<br />
nhóm nghiên cứu. Theo [3], không thể áp dụng trực tiếp các thuật toán điều khiển của hệ<br />
đủ cơ cấu chấp hành cho hệ thiếu cơ cấu chấp hành do không thể đạt được mục tiêu và<br />
chất lượng mục tiêu điều khiển đề ra. Ngoài ra, trong quá trình làm việc, TWMR chịu ảnh<br />
hưởng của các nhiễu nội, ngoại sinh không biết trước làm cho việc thiết kế điều khiển cho<br />
hệ trở lên khó khăn hơn. Thêm nữa, TWMR là hệ phi tuyến xen kênh, do vậy, việc thiết kế<br />
bộ điều khiển cần sử dụng kỹ thuật tách xen kênh hệ phi tuyến, chuyển hệ về dạng phản<br />
hồi chặt [4]. Rất nhiều giải pháp đã đưa ra trong việc giải bài toán này bao gồm phương<br />
pháp tiếp cận bài toán cũng như phương pháp thiết kế bộ điều khiển. Nếu không quan tâm<br />
tới nhiễu ngoại sinh và hướng chuyển động của TWMR, tác giả trong [5-7] sử dụng<br />
phương pháp tiếp cận năng lượng thiết kế điều khiển để đưa thanh lắc tới điểm cân bằng<br />
trên và lắc xung quanh điểm cân bằng này. Các nghiên cứu [8, 9] sử dụng các kỹ thuật<br />
thiết kế điều khiển dựa trên phương pháp Lyapunov trực tiếp giữ cho TWMR cân bằng.<br />
Tác giả [10] sử dụng kỹ thuật tổ hợp bão hòa nhằm thiết kế điều khiển sao cho lực điều<br />
khiển nằm trong giới hạn nhưng vẫn giữ cho TWMR ở vị trí cân bằng. Tiếp tục phát triển<br />
và mở rộng dưới tác động của nhiễu ngoại sinh và yêu cầu điều chỉnh hướng chuyển động,<br />
tác giả [2] đã sử dụng bộ quan sát nhiễu thích nghi kết hợp với kỹ thuật tổ hợp bão hòa<br />
nhằm loại bỏ ảnh hưởng của nhiễu và giữ cho thanh lắc ở vị trí thẳng đứng cũng như hoàn<br />
thành các mục tiêu điều khiển khác. Điều khiển thông minh [11], điều khiển mờ thích nghi<br />
[12] là các kỹ thuật thiết kế điều khiển thích nghi nổi tiếng nhưng thường yêu cầu khối<br />
lượng tính toán lớn cũng như lựa chọn cẩn thận các tham số mờ. Trong [13] các tác giả sử<br />
dụng hàm switching trong việc thiết kế luật điều khiển thích nghi để đảm bảo tính bền<br />
vững của bộ điều khiển thiết kế. Tuy nhiên, tác giả đã xem các phương trình chuyển động<br />
của hệ là các tham số không biết trước, do đó, tính bền vững của bộ điều khiển cần nghiên<br />
cứu thêm. Tác giả [1] sử dụng bộ điều khiển thích nghi bền vững nhằm loại bỏ ảnh hưởng<br />
của nhiễu và sự thay đổi cả các tham số, tuy nhiên chất lượng đáp ứng và chất lượng động<br />
cần tiếp tục cải thiện. Bài báo sử dụng kỹ thuật thiết kế backstepping kết hợp với HGOs<br />
nhằm nâng cao chất lượng điều khiển cho TWMR dưới ảnh hưởng của nhiễu. Kết quả thiết<br />
kế được so sánh với kết quả nghiên cứu của tác giả trong [1].<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san ACMEC, 07 - 2016 11<br />
Điều khiển – Cơ điện tử - Truyền thông<br />
<br />
2. MÔ HÌNH TOÁN HỌC VÀ MỤC TIÊU ĐIỀU KHIỂN<br />
Nội dung của mục 2 mô tả phương trình chuyển động của TWMR và mục tiêu<br />
điều khiển.<br />
2.1. Mô hình toán học<br />
Từ mô hình vật lý và sơ đồ phân bố lực và mô men của TWMR, hình 1 và hình 2, hệ<br />
phương trình chuyển động của hệ được biểu diễn trong (1). Các bước xây dựng mô hình<br />
toán của hệ tham khảo trong [1].<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Robot hai bánh tự cân bằng. Hình 2. Sơ đồ phân bố lực và moment.<br />
<br />
<br />
Bảng 1. Các thông số và các biến của TWMR.<br />
Ký hiệu Ý nghĩa Ký hiệu Ý nghĩa<br />
FL , FR Lực tương tác giữa bánh trái, bánh phải và bệ Jp Momen quán tính của thanh lắc quanh trục y<br />
<br />
HL, HR Lực ma sát đặt trên bánh trái và bánh phải Mp Momen tương tác giữa thanh lắc và bệ theo trục y<br />
<br />
TL , TR Momen được cung cấp bởi động cơ đặt trên bánh Fp Lực tương tác giữa thanh lắc và bệ theo trục x<br />
trái và bánh phải<br />
f dL , f dR Lực tác động ngoài đặt vào bánh trái và bánh l Khoảng cách từ O đến trọng tâm của thanh lắc CG<br />
phải<br />
L , R Góc quay của bánh trái và bánh phải so với trục D Khoảng cách giữa bánh trái và bánh phải theo trục<br />
z y<br />
x L , xR Khoảng dịch chuyển của bánh trái, bánh phải dọc Jc Momen quán tính của bệ quanh trục y<br />
theo trục x<br />
Góc nghiêng của thanh lắc M Khối lượng của bệ<br />
Góc quay của xe R Bán kính của bánh xe<br />
x Khoảng dịch chuyển của xe dọc theo trục x g Gia tốc trọng trường<br />
Mw Khối lượng của bánh xe m Khối lượng của thanh lắc<br />
Jw Momen quán tính của bánh xe theo phương y Jv Momen quán tính của bệ và thanh lắc quanh trục z<br />
<br />
<br />
Hệ phương trình chuyển động của TWMR:<br />
J J T T gm 2l 2 sin()cos ()<br />
x <br />
0<br />
ml 2 sin() f dR f dL L R <br />
0 R R 0<br />
M mgl sin( ) m 2 2<br />
l cos ( )s in ( ) mlcos ( ) T T <br />
x f dR f dL L R (1)<br />
0 0 <br />
R R <br />
D T T <br />
f dL f dR L R <br />
2 J R R <br />
Trong đó: các thông số và biến của TWMR biểu diễn trong bảng 1.<br />
<br />
<br />
12 G.T.Định, N.D.Cương, “Nâng cao chất lượng… hai bánh tự cân bằng.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
D2 J <br />
J M w w2 J v ; J ml 2 J p J c <br />
2 R <br />
(2)<br />
J <br />
M x 2 M w w2 M m; 0 M x J m 2 l 2 cos 2 ()<br />
R <br />
chú ý: M x J m 2l 2 cos 2 () , nên 0 luôn dương với mọi .<br />
2.2. Mục tiêu điều khiển<br />
Giả thiết tại thời điểm ban đầu t0 thanh lắc ở vị trí trên, tồn tại một hằng số dương c0<br />
sao cho (t0 ) c0 , các lực tác động ngoài ngẫu nhiên đặt nên TWMR, f dL và f dR , là<br />
chưa biết nhưng bị chặn và các tham số của TWMR là biết trước. Thiết kế luật điều khiển,<br />
TL và TR , để điều khiển cho TWMR bám theo tập hợp các điểm tham khảo và ổn định<br />
thanh lắc ở vị trí trên thẳng đứng hay thỏa mãn (3).<br />
lim( x(t ) xd (t )) 0,<br />
t <br />
lim( (t ) d (t )) 0, (3)<br />
t <br />
lim((t )) 0<br />
t <br />
<br />
với mọi t t0 0 , xd t và d t là các tín hiệu tham khảo. Sử dụng xd t 0 để hệ<br />
bám theo một số điểm định nghĩa trước.<br />
<br />
3. THIẾT KẾ ĐIỀU KHIỂN<br />
Từ hệ phương trình chuyển động của<br />
TWMR (1), sử dụng kỹ thuật thiết kế điều<br />
khiển backstepping kết hợp với bộ quan sát hệ<br />
số khuếch đại cao (HGOs) thiết kế điều khiển<br />
cho TWMR thỏa mãn mục tiêu điều khiển (3).<br />
Sơ đồ các bước thiết kế biểu diễn trong hình 3.<br />
Sau bước thiết kế bộ quan sát HGOs, thiết kế<br />
điều khiển cho hệ con - ( x, ) và hệ con - <br />
được trình bày.<br />
3.1. Thiết kế bộ quan sát HGOs<br />
Hệ phương trình chuyển động của TWMR<br />
(1) được viết lại trong (4):<br />
x 1 x 2<br />
x 2 f x1 , x 2 , u d (4)<br />
y x1<br />
trong đó x1 [ x, , ]T , x 2 [ x , , ]T là trạng<br />
thái, y là đầu ra đo được, u lực điều khiển,<br />
d [d x ,d ,d ]T g (x, f dL , f dR ) là nhiễu không Hình 3. Các bước thiết kế.<br />
biết trước và giả thiết d Cd với Cd là hằng số dương.<br />
HGOs thỏa mãn nguyên lý tách bán toàn cục [14]. Bộ quan sát hệ số khuếch đại cao<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san ACMEC, 07 - 2016 13<br />
Điều khiển – Cơ điện tử - Truyền thông<br />
<br />
được đề xuất trong (5):<br />
xˆ 1 xˆ 2 h1 y xˆ 1 <br />
xˆ 2 f x1 , x 2 , u h2 y xˆ 1 dˆ (5)<br />
<br />
dˆ h3 d dˆ <br />
<br />
trong đó: h1 1 / , h2 2 / , và h3 3 / là các hằng số dương.<br />
Sai lệch quan sát và đạo hàm bậc nhất của sai lệch quan sát biểu diễn trong (6) và (7).<br />
Chứng minh sự hội tụ của sai lệch quan sát (7) xem trong chứng minh định lý 1.<br />
x1 y xˆ 1<br />
x 2 x 2 xˆ 2 (6)<br />
<br />
d d d ˆ<br />
x 1 x 2 h1x1<br />
x 2 h2 x1 d (7)<br />
d h d d<br />
3<br />
<br />
3.2. Thiết kế điều khiển<br />
Nguyên tắc thiết kế với HGOs: 1) Thiết kế điều khiển cho hệ khi không có ảnh hưởng<br />
của nhiễu và 2) Làm bão hòa lực điều khiển bằng điều kiện bão hòa toàn cục với các trạng<br />
thái được thay bởi các trạng thái quan sát. Hệ (1) được tách thành hai hệ con - ( x, ) và hệ<br />
con - .<br />
3.2.1. Hệ con - <br />
Là phương trình thứ ba của hệ (1) với đầu vào điều khiển là TL TR được viết lại<br />
dưới dạng phương trình trạng thái:<br />
1 2<br />
2 u d (8)<br />
1<br />
trong đó: 1 , 2 , d D f dL f dR 2 J là nhiễu không biết trước và<br />
1<br />
u D TL TR 2 J R là lực điều khiển.<br />
Định nghĩa sai lệch<br />
1e 1 d<br />
2 e 2 (9)<br />
Sử dụng bộ quan sát HGOs (5), chọn lực điều khiển và lực điều khiển ảo như (10):<br />
k11e d<br />
u k dˆ (10)<br />
2 2e 1e <br />
<br />
trong đó k1 , k2 là các hằng số dương.<br />
Đạo hàm (9) và thay các lực điều khiển trong (10), hệ lặp kín biểu diễn trong (11).<br />
k <br />
1e 1 1e 2e<br />
(11)<br />
2 e k2 2 e 1e d<br />
<br />
<br />
14 G.T.Định, N.D.Cương, “Nâng cao chất lượng… hai bánh tự cân bằng.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Chứng minh sự hội tụ của hệ lặp kín (11) được trình bày trong chứng minh định lý 1.<br />
3.2.2. Hệ con - ( x, )<br />
Là phương trình thứ nhất và thứ hai của hệ (1) với đầu vào điều khiển là TL TR .<br />
Hệ con - ( x, ) được viết lại như (12):<br />
x u d x x<br />
<br />
ml mgl sin( ) <br />
cos ( )u x d (12)<br />
J J<br />
trong đó:<br />
J f dR f dL mlcos () f dR f dL <br />
dx , d , d x d x dˆx , d d dˆ ,<br />
0 0<br />
1 T T <br />
u x gm 2l 2 sin()cos () J ml 2 sin() L R dˆx ,<br />
0 R R (13)<br />
gm 2l 2 sin()cos ( ) <br />
TL TR R 0 u x 0 dˆx ml 2 sin() ,<br />
J J J <br />
Để thiết kế điều khiển, định nghĩa các sai lệch như (14):<br />
xe x xd<br />
(14)<br />
e <br />
Quan hệ sai lệch được biểu diễn như trong (15):<br />
xe u x dx<br />
e a sin e b cos e u x d (15)<br />
mgl ml<br />
trong đó: xd 0 và các hằng số a và b .<br />
J J<br />
Để tách xen kênh hệ phi tuyến (15), bộ chuyển đổi tọa độ được sử dụng.<br />
e<br />
1 1<br />
z1 xe <br />
b 0 cos( s )<br />
ds,<br />
(16)<br />
1 e<br />
z2 x e ,<br />
b cos(e )<br />
Khi đó hệ (15) chuyển thành hệ (17):<br />
z1 z2<br />
1 22e <br />
z2 sin 1e <br />
a<br />
<br />
b cos 1e b cos 2 (1e ) (17)<br />
<br />
1e 2 e<br />
2 e v<br />
trong đó 1e e , 2e e , v a sin e b cos e u x . (17) có cấu trúc phản hồi chặt,<br />
áp dụng kỹ thuật thiết kế backstepping, sử dụng z2 để điều khiển z1 , 1e đê điều khiển z2 ,<br />
sin <br />
2e để điều khiển 1e và v điều khiển 2e với chú ý lim 1 , phương trình thứ hai<br />
0 <br />
của (17) được viết lại như trong:<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san ACMEC, 07 - 2016 15<br />
Điều khiển – Cơ điện tử - Truyền thông<br />
<br />
sin 1e a 1 22e <br />
z2 1e (18)<br />
1e b cos 1e b cos 2 (1e ) <br />
sin 1e 1<br />
Đặt cos 1e s ds và viết lại (17) như (19):<br />
1e 0<br />
<br />
<br />
z1 z2<br />
z2 1e dz<br />
(19)<br />
1e 2 e<br />
2 e v d<br />
d 1 2 e 2 1<br />
, <br />
a<br />
trong đó: dz dx cos 1e s ds<br />
b cos 1e b cos 2 (1e ) 0<br />
<br />
b cos <br />
Để thiết kế điều khiển, định nghĩa sai lệch và sai lệch ảo như (20):<br />
z 2 e z 2 z2<br />
1e 1e 1 (20)<br />
2 e 2 e 2<br />
Chọn lực điều khiển và lực điều khiển ảo trong (21):<br />
z 2 c1 z1<br />
c z z 2 z1<br />
1 2 2 e<br />
(21)<br />
2 c31e 1 z2 e <br />
v c42 e 2 1e<br />
Thay lực điều khiển và lực điều khiển ảo (21) vào đạo hàm của (20), hệ lặp kín được<br />
biểu diễn trong (22):<br />
z1 z2 e c1 z1<br />
z2 e 1e c2 z2 e z1 dz<br />
(22)<br />
c z <br />
1e 2e 3 1e 2e <br />
<br />
2 e c42 e 1e d<br />
Quá trình thiết kế đã hoàn thành. Kết quả thiết kế được phát biểu bằng định lý 1.<br />
Định lý 1: Với Mục tiêu điều khiển đề xuất trong (3), khi áp dụng các lực điều khiển<br />
TL và TR tính từ các công thức (10), (13) và (21). Hệ lặp kín (11) và (22) hội tụ tiệm cận<br />
tại gốc tọa độ.<br />
Chứng minh:<br />
Dễ dàng nhận thấy, nếu không xét đến ảnh hưởng của d , hai phương trình đầu của (7)<br />
thỏa mãn hội tụ tiệm cận theo Hurwitz. Với phương trình thứ ba của (7), xét đạo hàm của<br />
1<br />
hàm Lyapunov Vd d2 .<br />
2<br />
Vd h3d 2 1 d 2<br />
h d<br />
2 dd<br />
4<br />
3<br />
(23)<br />
1 2<br />
2h3 Vd Cd<br />
4<br />
<br />
<br />
16 G.T.Định, N.D.Cương, “Nâng cao chất lượng… hai bánh tự cân bằng.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
trong đó là hằng số dương chọn sao cho h3 0 . Nhận thấy Vd hội tụ tới hình cầu<br />
1<br />
tâm tại gốc tọa độ, bán kính RVd Cd2 8 h3 khi mà nghiệm x1 , x 2 tồn tại, khi đó<br />
<br />
sẽ hội tụ đến hình cầu tâm tại gốc tọa độ, bán kính R 4 h 1 C .<br />
d d 3 d<br />
<br />
Chứng minh sự hội tụ của hệ lặp kín (11) và (22), xét hàm Lyapunov sau<br />
1 1<br />
V 12e 22e z12 z22e 12e 22e (24)<br />
2 2<br />
Lấy đạo hàm hai vế của (24) với các đạo hàm thành phần lấy từ hệ lặp kín (11) và (22):<br />
V k112e k2 22e c1 z12 c2 z22e c312e c422e kV (25)<br />
Từ kết quả của bất đẳng thức (25), theo LaSalle-Yoshizawa, có thể kết luận hệ lặp kín<br />
(11) và (22) hội tụ tiệm cận tại gốc tọa độ. Các sai lệch trạng thái 1e , 2e , z1 , z2e , 1e ,<br />
và 2e đồng nhất bị giới hạn và lim1e , 2 e , z1 , z2 e , 1e , 2 e 0 . Các lực điều khiển trong<br />
t <br />
<br />
(10), (13) và (21) cũng bị giới hạn. Điều này dẫn tới sự giới hạn của 1e , 2e , x1e , x2e ,<br />
1e và 2e và các sai lệch trạng thái này thỏa mãn lim1e , 2 e , x1e , x2 e , 1e , 2 e 0 hay<br />
t <br />
<br />
mục tiêu điều khiển đặt ra trong (3) được thỏa mãn. Định lý 1 được chứng minh.<br />
3.3. Kết quả mô phỏng và bình luận<br />
Để đánh giá sự tác động của nhiễu đến sự ổn định của hệ, chương trình mô phỏng được<br />
viết trên phần mềm Matlab, với các tham số, hệ số của các bộ điều khiển như sau:<br />
Các thông số của TWMR: M = 5[kg], g 9.8[m / s 2 ] , M w 1[kg ] , R 0.15[m] ,<br />
D 0.35[m] , J w 1.5[kg .m 2 ] , và J c 2.5[kg .m 2 ] .<br />
Các tham số khởi tạo: x 0 1.5[m] , x 0 0[m / s ] , 0 / 2 0.5[rad] , và<br />
0 0.2[rad/s] , 0 1[rad] .<br />
Các hệ số của bộ điều khiển: k1 5; k2 10 , c1 3 , c2 5 , c3 50 và c4 100 .<br />
Các giá trị tham khảo: xd 10[m]; d 1[rad ] .<br />
Hệ số quan sát: 0,01 , hệ số thích nghi 1000 .<br />
Kết quả mô phỏng thực hiện với hai trường hợp nhiễu có tần số khác nhau cho hai bộ<br />
điều khiển adaptive backstepping (AB) và backstepping kết hợp HGOs (BHGOs). Trường<br />
hợp 1: nhiễu là sine f dL 55.37sin 2t [N] , f dR 55.37cos 2t [N] và trường hợp 2:<br />
nhiễu là sine f dL 55.37sin 20t [N] , f dR 55.37cos 20t [N] .<br />
Trường hợp 1: nhiễu tần số 1 / và lực điều khiển biểu diễn trên hình 4, các đáp ứng<br />
được chỉ ra ở hình 5 và ước lượng nhiễu ở hình 6. Từ hình 5 cho thấy các đáp ứng của hệ<br />
với bộ điều khiển AB (đường đỏ) và bộ điều khiển BHGOs (đường xanh) hội tụ tiệp cận<br />
tại điểm gốc. Chất lượng đáp ứng của cả hai bộ điều khiển gần tương đương. Tuy nhiên,<br />
chất lượng động của bộ điều khiển AB kém hơn so với bộ điều khiển BHGOs. Hình 4b<br />
cho thấy lực điều khiển của bộ AB có tần số và biên độ dao động lớn hơn so với bộ<br />
BHGOs. Dao động của lực điều khiển và chất lượng đáp ứng bị ảnh hưởng bởi tốc độ ước<br />
lượng nhiễu. Hình 6 cho thấy tốc độ ước lượng nhiễu của bộ AB chậm hơn rất nhiều so<br />
với bộ BHGOs.<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san ACMEC, 07 - 2016 17<br />
Điều khiển – Cơ điện tử - Truyền thông<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 4. Nhiễu và lực điều khiển. Hình 5. Đáp ứng của hệ trường hợp 1.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 6. Nhiễu và ước lượng nhiễu. Hình 7. Nhiễu và lực điều khiển.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 8. Đáp ứng của hệ trường hợp 2. Hình 9. Nhiễu và ước lượng nhiễu.<br />
<br />
Trường hợp 2: Xem xét khi tăng tần số nhiễu lên 10 lần. Nhiễu tần số 10 / và lực<br />
điều khiển biểu diễn trên hình 7, các đáp ứng chỉ ra ở hình 8 và ước lượng nhiễu ở hình 9.<br />
Chất lượng các đáp ứng và chất lượng động, hình 8 và hình 7b, của bộ AB giảm xuống rõ<br />
rệt trong khi chất lượng đáp ứng và chất lượng động của bộ BHGOs gần như giữ nguyên<br />
giống với trường hợp 1. Hình 9 cho thấy ước lượng nhiễu của bộ BHGOs gần với giá trị<br />
của nhiễu.<br />
4. KẾT LUẬN<br />
Kỹ thuật thiết kế điều khiển backstepping kết hợp bộ quan sát hệ số khuếch đại lớn<br />
HGOs áp dụng thiết kế điều khiển cho TWMR đã được trình bày. Các kết quả mô phỏng<br />
cho thấy bộ điều khiển BHGOs có chất lượng động và chất lượng đáp ứng tốt hơn rất<br />
nhiều so với bộ điều khiển AB. Điều này thể hiện rõ khi tần số nhiễu tác động lên hệ tăng.<br />
Thêm nữa, chất lượng đáp ứng của hệ của bộ điều khiển BHGOs được cải thiện khi giảm<br />
<br />
<br />
18 G.T.Định, N.D.Cương, “Nâng cao chất lượng… hai bánh tự cân bằng.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
ảnh hưởng của nhiễu bằng ảnh hưởng của sai lệch nhiễu lên hệ. Tiếp tục triển khai bộ điều<br />
khiển BHGOs vào thí nghiệm là hướng nghiên cứu tiếp theo.<br />
Lời cảm ơn: Nhóm tác giả cảm ơn sự giúp đỡ về ý tưởng khoa học của GS.TS Đỗ Khắc Đức,<br />
Đại học Curtin, Australia.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. G.T. Định and N.D.Cương, "Điều khiển thích nghi bền vững cho robot hai bánh tự<br />
cân bằng", Hội nghị toàn quốc lần thứ 3 về Điều khiển và Tự động hóa VCCA,<br />
2015: p. 78-86.<br />
[2]. K.D. Do and G. Seet, "Motion control of Two-Wheeled Mobile Vehicle with an<br />
Inverted Pendulum", Journal of Intelligent and Robotic Systems, 60(3-4), 2010,<br />
p.1-29.<br />
[3]. K.D.Do and J. Pan, "Control of Ships and Underwater Vehicles2009", Springer. 401.<br />
[4]. Olfati-Saber, R., "Nonlinear control of underactuated mechanical systems with<br />
application to robotics and aerospace vehicles", Massachusetts Institute of<br />
Technology, 2001.<br />
[5]. Lozano, R., I. Fantino, and D.J. Block, "Stabilization of the invened pendulum<br />
around its homoclinic orbit", Systems and Control Letters, 40(3), 2000, p.197-204.<br />
[6]. Chung, C. and J. Hauser, "Nonlinear control of a swinging pendulum",<br />
Automatica, 31(6):, 1995, p. 851-862.<br />
[7]. Astrom, K. and K. Furuta, "Swinging up a pendulum by energy control",<br />
Automatica, 36:, 2000, p. 287-295.<br />
[8]. Mazenc, E. and L. Praly, "Adding intergrators, saturated controls and<br />
stabilization for feedforword systems", IEEE Transactions Automatic Control,<br />
41(11):, 1996, p. 1559-1578.<br />
[9]. Wei, Q., W.P. Dayawansa, and W.S. Levine, "Nonlinear controller for an<br />
invented pendulum having restricted travel", Automatica, 1995. 31(6): p. 841-850.<br />
[10]. Teel, A.R., "A nonlinear small gain theorem for the analysis of control systems<br />
with saturation", IEEE Transactions Automatic Control, 1996. 41(9): p. 1256-1270.<br />
[11]. Vapnik, V., "An overview of statistical learning theory, Neural Networks", IEEE<br />
Transactions on 10 1999: p. 988–999.<br />
[12]. Wu, Q., N. Sepehri, and S. He, "Neural inverse modeling and control of a base-<br />
excited inverted pendulum, Engineering Applications of Artificial Intelligence",<br />
Engineering Applications of Artificial Intelligence, 2002. 15: p. 261-272.<br />
[13]. Rudra, S. and R.K. Barai, "Robust Adaptive Backstepping Control of Inverted<br />
Pendulum on Cart System", Internaltional Journal and Automation, 2012. 5: p.13-25.<br />
[14]. Khalil, H.K. and L. Praly, "High-gain observers in nonlinear feedback control",<br />
International Journal of Robust and Nonlinear Control, 2014. 24: p. 993-1015.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
IMPROVING THE QUALITY OF CONTROL FOR TWO-WHEELED<br />
MOBILE ROBOT WITH INVERTED PENDULUM<br />
An improving method for the quality of motion control and the stability of two-<br />
wheeled mobile robot with inverted pendulum (TWMR) when the system is affected<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san ACMEC, 07 - 2016 19<br />
Điều khiển – Cơ điện tử - Truyền thông<br />
<br />
by internal and external distubances is presented in this paper. The output feedback<br />
controller using backstepping combined with the high gain observer (HGOs)<br />
techniques is designed. The decoupling technique for coupling system is also<br />
applied. The simulation results show the effectiveness of the designed controller.<br />
Keywords: Nonlinear underactuated systems, High gain observers, Two wheeled mobile robot with<br />
inverted pendulum.<br />
<br />
<br />
Nhận bài ngày 12 tháng 05 năm 2016<br />
Hoàn thiện ngày 23 tháng 06 năm 2016<br />
Chấp nhận đăng ngày 04 tháng 07 năm 2016<br />
<br />
1<br />
Địa chỉ: Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên;<br />
2<br />
Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên.<br />
*<br />
Email: giadinh2206@tnut.edu.vn<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
20 G.T.Định, N.D.Cương, “Nâng cao chất lượng… hai bánh tự cân bằng.”<br />