Nâng cao chất lượng nguồn lực lao động trong nền kinh tế góp phần phát triển bền vững
lượt xem 0
download
Để hiện thực hoá mục tiêu đến giữa thế kỉ XXI, Việt Nam trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phát huy tốt mọi nguồn lực nội sinh. Chú trọng nâng cao chất lượng nguồn lực lao động là một trong những yếu tố quan trọng giúp Việt Nam có thể vượt qua những khó khăn, thách thức của bối cảnh nền kinh tế số hiện nay từ đó hoà chung vào xu thế tất yếu của nhân loại là phát triển bền vững.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nâng cao chất lượng nguồn lực lao động trong nền kinh tế góp phần phát triển bền vững
- NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG NGUỒN LỰC LAO ĐỘNG TRONG NỀN KINH TẾ GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM Đinh Văn Tới(1), Phan Thị An Phú(2), Hoàng Thị Thuý Hằng(3) , TÓM TẮT: Để hiện thực hoá mục tiêu Ďến giữa thế kỉ XXI, Việt Nam trở thành nước phát triển, theo Ďịnh hướng xã hội chủ nghĩa Ďòi hỏi phát huy tốt mọi nguồn lực nội sinh. Chú trọng nâng cao chất lượng nguồn lực lao Ďộng là một trong những yếu tố quan trọng giúp Việt Nam có thể vượt qua những khó khăn, thách thức của bối cảnh nền kinh tế số hiện nay từ Ďó hoà chung vào xu thế tất yếu của nhân loại là phát triển bền vững. Việc khắc phục những hạn chế, tồn tại Ďồng thời kết hợp phát huy những thế mạnh của nguồn lực lao Ďộng góp phần Ďưa Ďất nước ta phát triển tiến tới một xã hội văn minh, hiện Ďại. Từ khoá: Nguồn lực lao Ďộng, kinh tế số, phát triển. ABSTRACT: To realize the goal of Vietnam becoming a developed country by the middle of the 21st century, Vietnam becoming a developed country, following a socialist orientation requires good use of all endogenous resources. Focusing on improving the quality of labor resources is one of the important factors that help Vietnam overcome the difficulties and challenges of the current digital economy, thereby joining the inevitable trend of Humanity is sustainable development. Overcoming limitations and shortcomings while combining and promoting the strengths of labor resources contributes to our country's development towards a civilized and modern society. Keywords: Labor resources, digital economy, development. 1. Đặt vấn đề Toàn cầu hoá là kết quả tất yếu từ sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất của các nền kinh tế riêng biệt ở từng quốc gia dần tạo ra mối quan hệ thống 1, 3. Trường Đại học Kinh tế Nghệ An. 2. Trường Chính trị Trần Phú, tỉnh Hà Tĩnh. 606
- nhất lẫn nhau với quy mô toàn cầu. Lúc này, nền kinh tế thị trường Ďã khẳng Ďịnh Ďược ưu thế, bao phủ ra nhiều quốc gia, tạo ra Ďộng lực phát triển và mở rộng quan hệ giữa các quốc gia, từ các quan hệ kinh tế, chính trị, văn hoá, v.v.. Hệ thống kinh tế thị trường càng phát triển theo hướng mở, thoát ra khỏi sự bó hẹp bởi các Ďường biên giới và ranh giới dân tộc, chủng tộc và tôn giáo. Khoa học - công nghệ ngày càng Ďược phổ biến với trình Ďộ khoa học công nghệ cao, sự ứng dụng rộng rãi. Thông qua quá trình hợp tác khai thác, sử dụng công nghệ làm cho các nước xích lại gần nhau, làm cho khoảng cách không gian trên thế giới càng thu hẹp giữa các châu lục. Trong bối cảnh trong nước và thế giới diễn ra nhiều Ďổi thay như vậy Ďã kéo theo nhiều vấn Ďề tác Ďộng Ďến sự phát triển của các quốc gia như: Chênh lệch giàu nghèo, nạn nghèo Ďói, bệnh tật, những bất công, cạn kiệt nguồn tài nguyên, v.v.. Bối cảnh Ďó Ďặt ra yêu cầu Việt Nam cần phải Ďổi mới thành công mô hình tăng trưởng kinh tế gắn với cơ cấu lại nền kinh tế nhằm tranh thủ những thuận lợi của cách mạng công nghiệp 4.0, toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế. Trước tình hình Ďó, Việt Nam luôn cam kết mạnh mẽ trong thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, thông qua việc ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền vững Việt Nam năm 2004, Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai Ďoạn 2011 - 2020 và gần Ďây nhất là Quyết Ďịnh số 841/QĐ-TTg, ngày 14/7/2023 ban hành Lộ trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam Ďến năm 2030. Để Ďạt Ďược các mục tiêu với lộ trình Ďược xác Ďịnh, Ďòi hỏi sự chuyển biến mạnh mẽ nền kinh tế từ nguồn lực chính là tài nguyên sang nền kinh tế dựa trên tri thức, theo Ďó, nguồn nhân lực là yếu tố then chốt. Kế hoạch hành Ďộng quốc gia thực hiện chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững khẳng Ďịnh quan Ďiểm: ―Con người là trung tâm của phát triển bền vững. Phát huy tối Ďa nhân tố con người với vai trò là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của phát triển bền vững‖. Vì thế, việc chú trọng nâng cao chất lượng nguồn lực lao Ďộng là một trong những nhiệm vụ cấp thiết tạo ra nguồn Ďộng lực to lớn giúp Ďất nước phát triển nhanh, bền vững. 2. Nội dung 2.1. Cơ sở lí thuyết Thuật ngữ ―phát triển bền vững‖ xuất hiện lần Ďầu tiên vào năm 1980 trong ấn phẩm Chiến lược Bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nội dung rất Ďơn giản: ―Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác Ďộng Ďến môi trường sinh thái học‖. Năm 1987, Uỷ ban Quốc tế về Môi trường và Phát triển (Brundtland) Ďưa ra quan Ďiểm về phát triển bền vững như sau: Những thế hệ hiện tại cần Ďáp ứng nhu cầu của mình, sao cho không phương hại Ďến khả năng của các thế hệ tương lai Ďáp ứng nhu cầu của họ. Năm 1992, tại Hội nghị Rio de Janeiro phát triển bền 607
- vững Ďược tái khẳng Ďịnh là: Sự phát triển thoả mãn những nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không xâm hại tới khả năng Ďáp ứng những nhu cầu của các thế hệ tương lai. Tại Hội nghị Johannesburg, năm 2002 cho rằng: Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lí và hài hoà giữa ba mặt của sự phát triển, gồm phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường. Tóm lại, phát triển bền vững là sự phát triển Ďáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại Ďến khả năng Ďáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, bảo Ďảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường. Đồng thời có sự tính toán Ďến sự duy trì, bảo Ďảm sự kế thừa, tiếp nối hài hoà và hiệu quả giữa tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường. Điều Ďó cho thấy Ďạt Ďến phát triển bền vững cần có chiến lược, quy hoạch và kế hoạch cụ thể nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các nguồn lực, trong Ďó có nguồn lực con người. Khi xem xét sự phát triển bền vững thuộc lĩnh vực kinh tế cần có cách nhìn nhận sự phát triển Ďi cùng bảo Ďảm tốc Ďộ tăng trưởng kinh tế cao, liên tục, ổn Ďịnh, phù hợp và có tính dài hạn kết hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao Ďộng theo hướng ngày càng hiện Ďại và tiến bộ; chú trọng làm tăng thêm năng lực nội sinh và sự phát triển của xã hội gắn giảm nghèo, bảo Ďảm an sinh xã hội. Đó là cả quá trình chứa Ďựng những biến Ďổi về chất của nền kinh tế, nhân lên tiềm lực, củng cố sức mạnh của nền kinh tế góp phần ảnh hưởng Ďến các lĩnh vực khác nhau của Ďời sống kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường. Trong sự phát triển bền vững của một quốc gia thì phát triển bền vững về kinh tế có vai trò nền tảng, là trụ cột. Đối với phát triển bền vững về kinh tế thì nguồn nhân lực là một trong những yếu tố tác Ďộng mạnh mẽ Ďến tăng trưởng, phát triển kinh tế. Vì thế, Đại hội XIII của Đảng Ďã nhấn mạnh rằng: ―Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời Ďại; phát huy cao Ďộ nội lực, tranh thủ ngoại lực, trong Ďó nguồn lực nội sinh, nhất là nguồn lực con người là quan trọng nhất‖. Xét dưới góc Ďộ các yếu tố nguồn lực thì nguồn lực lao Ďộng chính là lực lượng lao Ďộng. Do Ďó, nguồn lực lao Ďộng có thể hiểu là bộ phận dân số trong Ďộ tuổi lao Ďộng theo quy Ďịnh của pháp luật có khả năng lao Ďộng và những người ngoài Ďộ tuổi lao Ďộng Ďang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân. Nguồn lực lao Ďộng bao gồm các yếu tố vốn con người, năng lực sáng tạo,... Do Ďó, Ďể phát huy tốt vai trò của nguồn lực này cần tạo những Ďiều kiện thuận lợi giúp người lao Ďộng phát huy tối Ďa tiềm lực của mình cả về kiến thức và khả năng sáng tạo. Nói cách khác, nguồn lực lao Ďộng là một bộ phận của dân số, Ďang ở Ďộ tuổi lao Ďộng, tham gia lao Ďộng và có khả năng lao Ďộng nhưng chưa tham gia lao Ďộng. Nguồn lực lao Ďộng là nguồn lực Ďầu vào, có khả năng kết hợp với các nguồn lực vật chất khác (tài nguyên thiên nhiên, vốn và khoa học - công nghệ) tạo ra giá trị, làm tăng giá trị thúc Ďẩy nền kinh tế tăng trưởng và phát triển. Vì thế, so với các nguồn lực khác thì nguồn lực lao Ďộng Ďóng vai trò quan trọng mang tính quyết Ďịnh với tăng trưởng, phát triển kinh tế của một quốc gia. 608
- Người lao Ďộng là chủ thể nhận biết, cải tạo và sáng tạo ra các nguồn lực khác nhưng ở tư cách là bộ phận của dân số thì họ là người thụ hưởng những thành quả của quá trình phát triển. Bên cạnh Ďó, nguồn lực lao Ďộng quyết Ďịnh việc tổ chức, Ďiều phối, sắp xếp và sử dụng hiệu quả các nguồn lực khác. 2. 2. Quan điểm của Đảng về nâng cao vai trò của nguồn l c lao động Từ vai trò quyết Ďịnh của nguồn lực lao Ďộng, Đảng và Nhà nước Việt ta Ďã ban hành nhiều chủ trương, chính sách khác nhau Ďể từng bước phát triển, sử dụng lao Ďộng, tạo Ďiều kiện mở ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao Ďộng, từ Ďó, dần thúc Ďẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế. Vì thế, một trong những chủ trương hàng Ďầu của Đảng ta là chú trọng Ďến nâng cao chất lượng nguồn lực lao Ďộng thông qua phát triển giáo dục và Ďào tạo, coi giáo dục Ďóng vai trò then chốt. Giáo dục và Ďào tạo cùng với khoa học và công nghệ Ďược xem là quốc sách hàng Ďầu mục Ďích nâng cao dân trí, Ďào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Các nội dung như mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả trong giáo dục và Ďào tạo; chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ, nâng cao thể chất cho nhân dân; Ďẩy mạnh công tác dân số - kế hoạch hoá gia Ďình; tạo cơ hội việc làm cho người lao Ďộng là một mục tiêu xã hội hàng Ďầu trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đó là quá trình nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, thiết lập Ďội ngũ lao Ďộng chất lượng cao có năng lực chuyên môn sâu, có ý thức và khả năng tự tạo việc làm trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. Đồng thời, Đảng, Nhà nước ta chú trọng Ďến Ďiều chỉnh quy mô dân số mục tiêu hướng Ďến phát triển nguồn lực lao Ďộng có sự cân Ďối về số lượng. Đại hội XII chỉ rõ: ―Giải quyết tốt lao Ďộng, việc làm và thu nhập cho người lao Ďộng, bảo Ďảm an sinh xã hội, tạo cơ hội Ďể mọi người có việc làm và cải thiện thu nhập, bảo Ďảm tiền lương, thu nhập công bằng, Ďủ Ďiều kiện sống và tái sản xuất sức lao Ďộng. Huy Ďộng tốt nhất nguồn lực lao Ďộng Ďể phục vụ công cuộc xây dựng, phát triển Ďất nước‖. Kế thừa quan Ďiểm Ďó nên một trong ba Ďột phá xuyên suốt của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021- 2030: ―Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; ưu tiên phát triển nguồn nhân lực cho công tác Ďào tạo, quản lí và các lĩnh vực then chốt trên cơ sở nâng cao, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện cơ bản về chất lượng giáo dục và Ďào tạo gắn với cơ chế tuyển dụng, sử dụng, Ďãi ngộ nhân tài, Ďẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng và phát triển mạnh khoa học và công nghệ, Ďổi mới sáng tạo‖; ―Phát triển Ďội ngũ chuyên gia, nhà khoa học Ďầu ngành, chú trọng Ďội ngũ nhân lực kĩ thuật, nhân lực số, nhân lực quản trị công nghệ, nhân lực quản lí, quản trị doanh nghiệp; nhân lực quản lí xã hội và tổ chức cuộc sống, chăm sóc con người‖. Với vai trò là Ďầu ra của nền kinh tế, thu nhập và tiêu dùng của người lao Ďộng cũng cần phải quan tâm Ďúng mức. 609
- 2.3. Th c trạng nguồn l c lao động với phát triển inh tế ở Việt Nam Muốn nhìn nhận Ďầy Ďủ, toàn diện về nguồn lực lao Ďộng của Việt Nam hiện nay cần phải xét ở cả hai tiêu chí số lượng cũng như chất lượng của nguồn lực lao Ďộng: Về số lượng nguồn lực lao động: - Tốc Ďộ tăng trưởng nguồn lực lao Ďộng Ďang giảm dần và xu hướng sẽ giảm nhanh vào những năm tiếp theo vì tỉ lệ sinh ngày càng thấp. Báo cáo của Tổng cục Thống kê cho thấy vào năm 2023, dân số nước ta Ďạt 100,3 triệu người. Tốc Ďộ tăng bình quân chung năm 2022 là 0,98 , năm 2023 là 0,84 . - Cơ cấu dân số của Việt Nam Ďang dịch chuyển theo hướng tăng tỉ lệ người cao tuổi, giảm tỉ lệ dân số trẻ. Việt Nam hiện Ďang trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng cũng có nghĩa Ďồng thời với quá trình già hoá dân số. Tỉ trọng nhóm dân số trẻ từ 0 - 14 tuổi giảm từ 24,3 (năm 2019) xuống khoảng 23,9 (năm 2023); trong khi nhóm dân số từ 60 tuổi trở lên tăng nhanh, từ 11,9 (năm 2019) lên 13,9 (năm 2023). Nhóm dân số trong Ďộ tuổi từ 15 - 59 tuổi chiếm 63,8 (năm 2019) giảm xuống còn 62,2 (năm 2023). Việt Nam là quốc gia có dân số trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng Ďông, lực lượng lao Ďộng từ 15 tuổi trở lên trong quý IV/2023 là 52,5 triệu người, tăng hơn 113,5 nghìn người so với quý trước và 401,9 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Đây là một lợi thế, nhưng cũng là thách thức trong việc tạo việc làm, hạn chế thất nghiệp, Ďặc biệt là thất nghiệp ở khu vực thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn nước ta. Về chất lượng nguồn lực lao động: Các yếu tố về trình Ďộ chuyên môn kĩ thuật, kiến thức và kĩ năng cần thiết Ďể Ďảm Ďương các chức vụ trong quản lí, kinh doanh và các hoạt Ďộng nghề nghiệp là tiêu chí Ďánh giá chất lượng nguồn nhân lực. Với gần 38 triệu người lao Ďộng chưa qua Ďào tạo sơ cấp nên nguồn cung lao Ďộng chưa thể Ďáp ứng cho nhu cầu lao Ďộng của một thị trường lao Ďộng hiện Ďại, linh hoạt, bền vững và hội nhập. Căn cứ vào Ďó giúp ta thấy Ďược chất lượng lao Ďộng ở Việt Nam nhưng hiện nay nguồn nhân lực chất lượng cao chưa Ďáp ứng yêu cầu phát triển vì Ďào tạo thiên về lí thuyết, yếu về kĩ năng sống và khả năng tự học, kĩ năng sáng tạo. Điều Ďó cũng là nguyên nhân dẫn Ďến khả năng cạnh tranh của người lao Ďộng Việt Nam còn thấp hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực do trình Ďộ tay nghề thấp, tác phong làm việc còn yếu, chưa bắt kịp với yêu cầu phát triển, Ďặc biệt là các ngành Ďòi hỏi trình Ďộ kĩ thuật cao. Bên cạnh những biến Ďổi nhanh chóng về số lượng, chất lượng thì hiện nay, nguồn lực lao Ďộng Việt Nam có sự chuyển dịch cơ cấu lao Ďộng ở các lĩnh vực kinh tế theo hướng tích cực nhưng còn chậm, ở khoảng cách khá xa so với yêu cầu của một nước công nghiệp. Sau một thời gian có sự thay Ďổi nhanh, cơ cấu kinh tế nước ta những năm gần Ďây Ďang có xu hướng dịch chuyển chậm lại Ďã tác Ďộng Ďến cơ cấu nguồn lực lao Ďộng Việt Nam. Các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, nhất là những ngành dịch vụ như tài chính, ngân hàng, logistics còn chiếm tỉ trọng thấp so với các nước trong khu vực. Tỉ trọng lao Ďộng khu vực 610
- nông, lâm nghiệp và thuỷ sản Ďã giảm song tốc Ďộ tăng lực lượng lao Ďộng khá nhanh nên lao Ďộng trong khu vực nông nghiệp, nông thôn vẫn còn tỉ lệ khá cao. Số lao Ďộng có việc làm trong quý IV/2023 tiếp tục tăng, nhưng số việc làm bấp bênh, thiếu tính ổn Ďịnh, tăng mạnh ở khu vực nông thôn làm tỉ lệ lao Ďộng phi chính thức chung lại tăng. Tính chung năm 2023, lao Ďộng có việc làm Ďạt 51,3 triệu người, tăng 683,0 nghìn người (tương ứng tăng 1,35 ) so với năm 2022. Những năm gần Ďây, tốc Ďộ tạo việc làm của khu vực công nghiệp và xây dựng tăng, riêng năm 2023 thì lao Ďộng có việc làm khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản là 13,8 triệu người, giảm 118,9 nghìn người, tương ứng giảm 0,9% so với năm trước; khu vực công nghiệp và xây dựng là 17,2 triệu người, tăng 248,2 nghìn người, tương ứng tăng 1,5 ; khu vực dịch vụ với 20,3 triệu người, tăng 553,6 nghìn người, tương ứng tăng 2,8 và duy trì mức tăng cao nhất so với hai khu vực còn lại. Điều này cho thấy là lao Ďộng phi chính thức chủ yếu làm trong khu vực dịch vụ giản Ďơn và nông nghiệp, nông thôn Ďồng thời cho thấy dư Ďịa còn rất lớn Ďể phát triển việc làm trong khu vực công nghiệp và xây dựng. Cơ cấu lao Ďộng theo ngành và vùng bất hợp lí thể hiện trình Ďộ phát triển thấp của nền kinh tế. Năng suất lao Ďộng của nước ta hiện nay vẫn còn ở mức thấp so với các nước trong khu vực, khoảng cách tuyệt Ďối Ďang ngày càng có xu hướng tăng lên. Ngoài ra, tỉ lệ thất nghiệp ở thanh niên còn cao và tỉ lệ lao Ďộng không sử dụng hết tiềm năng còn khá cao. Nguyên nhân cơ bản của những thực trạng trên là bởi quy mô nền kinh tế của nước ta còn nhỏ, có Ďiểm xuất phát thấp; chậm chuyển dịch cơ cấu kinh tế; lao Ďộng trong nông nghiệp và lao Ďộng khu vực phi chính thức còn chiếm tỉ lệ cao, trong khi năng suất lao Ďộng ngành nông nghiệp và khu vực phi chính thức ở nước ta thấp. Máy móc, thiết bị và quy trình công nghệ còn lạc hậu; chất lượng, cơ cấu và hiệu quả sử dụng lao Ďộng chưa Ďáp ứng yêu cầu. Số người có việc làm phi chính thức chung (bao gồm cả lao Ďộng làm việc trong hộ nông, lâm nghiệp và thuỷ sản). Khi khoảng cách và thách thức của nền kinh tế Việt Nam phải Ďối mặt trong việc bắt kịp mức năng suất của các nước, trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, hậu công nghiệp, kinh tế số và Ďổi mới sáng tạo. Các hoạt Ďộng kinh tế có sử dụng thông tin số, tri thức số như là yếu tố sản xuất chính; sử dụng mạng Internet, mạng thông tin làm không gian hoạt Ďộng và sử dụng ICT, tức là viễn thông và Công nghệ thông tin Ďể tăng năng suất lao Ďộng, và Ďể tối ưu nền kinh tế là những Ďặc trưng cơ bản của nền kinh tế số. Kinh tế số sẽ giúp tăng năng suất lao Ďộng, giúp tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng bền vững, tăng trưởng bao trùm, vì sử dụng tri thức nhiều hơn là tài nguyên. Khi tham gia kinh tế số thấp, chúng ta sẽ chi trả kinh phí thấp hơn, tạo ra cơ hội cho nhiều người hơn. Vì vậy, Ďể thúc Ďẩy nền kinh tế số ở Việt Nam thì yêu cầu hàng Ďầu phải sử dụng công nghệ số Ďể thay Ďổi cách thức người lao Ďộng Ďang sản xuất hiện nay. Như vậy, mặc dù nguồn lực lao Ďộng Việt Nam hiện nay có nhiều kết quả khả quan nhưng cũng có không ít khó khăn, trở ngại Ďể Ďáp ứng những yêu cầu của nền kinh tế số. Điều Ďó Ďòi hỏi chúng ta cần phải thực hiện một cách Ďồng bộ nhiều giải pháp khác nhau nhằm nâng cao chất lượng nguồn lực lao Ďộng ở Việt Nam hiện nay. 611
- 2.4. Giải pháp nâng cao chất lƣợng nguồn lực lao động ở Việt Nam hiện nay Thứ nhất, cần nâng cao trình độ dân tr , phát triển giáo dục và đào tạo Khi chuyển sang kinh tế số và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, chất lượng lao Ďộng Việt Nam là một trở ngại lớn. Việc tăng cường Ďầu tư cho nâng cao trình Ďộ dân trí, giáo dục và Ďào tạo, Ďặc biệt là nâng cao chất lượng Ďội ngũ lao Ďộng là nền tảng của tăng trưởng và phát triển bền vững. Nâng cao dân trí, phát triển giáo dục, Ďào tạo là việc làm lâu dài, thậm chí của nhiều thế hệ. Rà soát, quy hoạch, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục, Ďào tạo trên cả nước Ďáp ứng nhu cầu học tập suốt Ďời, xây dựng xã hội học tập và gắn với quy hoạch nguồn nhân lực và phát triển kinh tế - xã hội. Tiếp tục Ďẩy mạnh phát triển giáo dục, Ďào tạo, xây dựng tốt chiến lược và thực hiện chiến lược phát triển giáo dục, Ďào tạo gắn với chủ Ďộng hội nhập quốc tế. Tiến hành cải cách toàn diện, tổng thể và nâng cao chất lượng giáo dục, Ďào tạo; Ďịnh hướng nghề nghiệp cho học sinh và phụ huynh. Cần có sự Ďột phá trong Ďổi mới căn bản giáo dục và Ďào tạo, phát triển nguồn nhân lực nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút và trọng dụng nhân tài nhằm phát triển giáo dục và Ďào tạo nước nhà trong những năm tới, hướng Ďến xây dựng một nền giáo dục hiện Ďại, nhân vãn, Ďáp ứng nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mở cửa, hội nhập quốc tế. Kết hợp các biện pháp kinh tế, hành chính với giáo dục Ďể hình thành Ďạo Ďức, tác phong lao Ďộng mới. Mở rộng dân chủ, phát huy tối Ďa nhân tố con người, coi con người là chủ thể, là nhân tố, nguồn lực chủ yếu và mục tiêu của phát triển. Phải bảo Ďảm quyền con người, quyền công dân và các Ďiều kiện Ďể mọi người Ďược phát triển toàn diện. Nâng cao năng lực và tạo cơ chế Ďể nhân dân Ďược thực hiện Ďầy Ďủ quyền làm chủ, nhất là dân chủ trực tiếp Ďể phát huy mạnh mẽ mọi khả năng sáng tạo và Ďồng thuận cao Ďể phát triển Ďất nước. Thứ hai, chú trọng tuyên truyền, triển khai sâu rộng những nội dung của chiến lược dân số quốc gia Để phù hợp với những biến chuyển nhanh chóng của xã hội Ďòi hỏi cần tiếp tục Ďiều chỉnh cơ cấu dân số và ổn Ďịnh quy mô dân số. Nhà nước có biện pháp Ďiều chỉnh cơ cấu dân số vùng miền nhằm khai thác có hiệu quả nguồn lực lao Ďộng và thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế vùng trong tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hoá gia Ďình sang dân số và phát triển. Thực hiện Ďồng bộ các nội dung của Chiến lược dân số Việt Nam Ďến năm 2030, Ďảm bảo thành công, phát triển nhanh và bền vững Ďất nước. Xây dựng và thực thi chiến lược dinh dưỡng cho người Việt Nam,... Phát triển nguồn lực lao Ďộng hợp lí, tận dụng hiệu quả của thời kỳ cơ cấu dân số vàng; chủ Ďộng thích ứng với xu thế già hoá dân số. Việc duy trì vững chắc mức sinh thay thế trên toàn quốc, tăng mức sinh ở những Ďịa phương có mức sinh thấp, giảm mức sinh ở những Ďịa phương có mức sinh cao. Công tác dân số, kế hoạch hoá gia Ďình Ďã Ďạt những kết quả nhất Ďịnh, tuy nhiên ở vùng sâu, vùng xa, vùng Ďồng bào dân tộc, vùng Ďồng bào có Ďạo vẫn còn tỉ lệ sinh khá cao, Ďiều kiện chăm sóc chưa tốt, gây ảnh hưởng Ďến sức khoẻ và giải quyết việc làm sau này. 612
- Chăm lo chất lượng dân số là chất lượng nguồn lực lao Ďộng cả về thể chất, tinh thần, tầm vóc, tuổi thọ cũng như chất lượng cuộc sống, trước hết chăm lo phát triển về chất lượng, quy mô, cơ cấu dân số, duy trì vững chắc mức sinh thay thế, Ďưa tỉ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên, tăng cường công tác chăm sóc sức khoẻ ban Ďầu và chăm sóc sức khoẻ cộng Ďồng. Xây dựng phong trào toàn dân rèn luyện thể dục, thể thao. Cải thiện chính sách chi tiêu của Chính phủ cho hoạt Ďộng chăm sóc sức khoẻ. Thứ hai, c cơ chế quản lí tốt thị trường lao động Xác lập các nguyên tắc sử dụng và quản lí lao Ďộng phù hợp với sự phát triển của thị trường, xây dựng mối quan hệ lao Ďộng hài hoà, ổn Ďịnh và tiến bộ, hình thành Ďồng bộ các tiêu chuẩn lao Ďộng phù hợp với thông lệ quốc tế. Tập trung hoàn thiện và nâng cao chất lượng hệ thống thông tin dự báo thị trường lao Ďộng và chất lượng dịch vụ việc làm. Thực hiện mở cửa thị trường lao Ďộng có kiểm soát chặt chẽ nhằm tạo nên sức cạnh tranh, nâng cao chất lượng nguồn lực ỉao Ďộng. Thay Ďổi tư duy trong xuất khẩu lao Ďộng, tăng xuất khẩu chuyên gia, giảm dần xuất khẩu lao Ďộng giản Ďơn, thu nhập thấp,... chuẩn bị tốt năng lực, chuyên môn cho lực lượng lao Ďộng xuất khẩu. Tạo môi trường và Ďiều kiện Ďể phát triển thị trường lao Ďộng Ďồng bộ, hiện Ďại, linh hoạt, thống nhất, hội nhập, có sự quản lí, Ďiều tiết của Nhà nước. Phát triển thị trường lao Ďộng, hướng Ďến việc làm bền vững. Cùng với các loại thị trường khác, thị trường lao Ďộng ở nước ta Ďã Ďược hình thành và phát triển, tuy nhiên, nó cũng Ďã bộc lộ những mặt tiêu cực, vì vậy Ďể có một thị trường lành mạnh và quản lí tốt, cần phải: Trên cơ sở các nhân tố ảnh hưởng Ďến cung - cầu lao Ďộng, Nhà nước cần có những biện pháp tác Ďộng Ďể Ďiều tiết quan hệ cung - cầu theo mục tiêu Ďặt ra. Tiếp tục hoàn thiện pháp luật và chính sách cho phát triển thị trường lao Ďộng, hình thành Ďồng bộ các tiêu chuẩn lao Ďộng phù hợp với thông lệ quốc tế. Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lí nhà nước Ďối với thị trường lao Ďộng. Quản lí có hiệu quả các công cụ của thị trường lao Ďộng. Tăng cường kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật và kỉ luật, an toàn lao Ďộng. Thường xuyên Ďiều tra, khảo sát Ďể nắm vững cung cầu lao Ďộng và sự biến Ďộng trên thị trường, Ďưa ra những dự báo chính xác Ďể có cơ sở hoạch Ďịnh chiến lược, quy hoạch phát triển, phân bổ và sử dụng nguồn lao Ďộng. Thứ tư, khuyến khích phát triển sản xuất, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng Mục tiêu của Đảng và Nhà nước là tạo việc làm Ďầy Ďủ, có thu nhập cao, duy trì tỉ trọng thất nghiệp hợp lí. Hướng quan trọng Ďể tạo thêm việc làm là thúc Ďẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, cơ cấu lại nền kinh tế: Ďẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, vùng kinh tế và thành phần kinh tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, gắn với Ďổi mới mô hình tăng trường hợp lí. 613
- Nhà nước tạo việc làm bằng pháp luật, cơ chế và chính sách, Ďồng thời tạo Ďiều kiện cho các thành phần kinh tế, doanh nghiệp và người lao Ďộng tạo thêm chỗ làm và tự tạo việc làm. Bên cạnh tạo việc làm trong nước, doanh nghiệp, người lao Ďộng cần tích cực tìm kiếm nhiều việc làm có thu nhập mà pháp luật không cấm, Nhà nước và các doanh nghiệp xuất khẩu lao Ďộng cần củng cố các thị trường xuất khẩu lao Ďộng hiện có và tích cực tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu lao Ďộng mới. Trong quá trình tạo việc làm, giảm thất nghiệp, cần từng bước giải quyết tốt mâu thuẫn giữa yêu cầu nâng cao năng suất lao Ďộng, Ďẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện Ďại hoá và hội nhập quốc tế. Kết luận Trong suốt quá trình Ďổi mới kinh tế, Đảng Cộng sản Việt Nam không chỉ quan tâm Ďến thúc Ďẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế, mà luôn quan tâm Ďến nâng cao Ďời sống của mọi tầng lớp nhân dân và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội. Trước những biến Ďổi khôn lường của thế giới, xu thế hội nhập, quốc tế hoá thì Việt Nam có thể sử dụng lợi thế của nước Ďi sau dần khắc phục những yếu Ďiểm trong quá trình tăng trưởng của nguồn lực lao Ďộng Ďể rút ngắn khoảng cách phát triển so với các nước trong khu vực và thế giới. Nền kinh tế Việt Nam hiện nay Ďã và Ďang có những bước chuyển sang nền kinh tế dựa trên nền tảng tri thức với trụ cột là các thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0 không ngừng Ďược áp dụng - nền kinh tế số ra Ďời, từng bước thay thế nền kinh tế truyền thống. Nguồn nhân lực lao Ďộng Việt Nam cần linh hoạt, biến Ďổi thích nghi với những biến chuyển từ nền kinh tế dựa trên tài nguyên sang nền kinh tế dựa trên nền tảng tri thức và việc tiếp tục, quán triệt, thực hiện tinh thần mà Đại hội Ďại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng nhấn mạnh rằng ―Phát huy tối Ďa nhân tố con người, coi con người là trung tâm, chủ thể, nguồn lực quan trọng nhất và mục tiêu của sự phát triển…‖, cũng cần có sự chung tay của cả hệ thống chính trị nói chung; tính năng Ďộng, sáng tạo của mỗi người lao Ďộng nói riêng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban Chấp hành Trung ương (2019). Nghị quyết số 39-NQ/TW, ngày 15/1/2019 của Bộ Chính trị khoá XII về Nâng cao hiệu quả quản lí, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế. 2. Ban Chấp hành Trung ương (2019). Nghị quyết số 50-NQ/TW, ngày 20/8/2019 của Bộ Chính trị khoá XII về Ďịnh hướng hoàn thiện thể chế nâng cao hiệu quả hợp tác Ďầu tư nước ngoàỉ Ďến năm 2030. 3. Ban Chấp hành Trung ương (2019). Nghị quyết số 52-NQ/TW, ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ Ďộng tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. 4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021). Văn kiện Đại hội Ďại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021, tập I, II. 614
- 5. Nguyễn Thị Hải Ninh (2022). Định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng nguồn lực lao Ďộng trong phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay, Kỉ yếu Hội nghị Khoa học - Công nghệ lần 7, tháng 5/2022. 6. Ngô Thắng Lợi (2012). Giáo trình Kinh tế phát triển, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 7. Thủ tướng Chính phủ. Quyết Ďịnh số 841/QĐ-TTg ban hành lộ trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam Ďến năm 2030. 8. UNDP, Báo cáo phát triển con người qua các năm. 9. https://vi.wikipedia.org/ 615
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho doanh nghiệp Việt Nam hiện nay
4 p | 130 | 24
-
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam trong cuộc cách mạng 4.0
9 p | 75 | 19
-
Xây dựng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ mục tiêu phát triển bền vững ở thành phố Cần Thơ
5 p | 93 | 12
-
Một số giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng đồng bằng Sông Cửu Long
5 p | 108 | 11
-
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu hội nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN
6 p | 91 | 10
-
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng Tây Nam bộ trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
7 p | 91 | 8
-
Định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng nguồn lực lao động trong phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay
7 p | 10 | 6
-
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực góp phần thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
7 p | 60 | 6
-
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Bắc Ninh trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế
6 p | 92 | 6
-
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong hệ thống chính trị cấp cơ sở tỉnh Bình Dương đáp ứng yêu cầu quản trị địa phương thời kỳ cách mạng 4.0
8 p | 21 | 6
-
Giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển của các ngành kinh tế vùng Nam bộ
5 p | 108 | 6
-
Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở huyện Quỳnh Lưu
5 p | 50 | 6
-
Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực khu vực nông thôn tỉnh An Giang và một số đề xuất
5 p | 55 | 5
-
Đẩy mạnh công nghiệp hóa và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở Việt Nam
8 p | 93 | 5
-
Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Thừa Thiên Huế
8 p | 85 | 5
-
Về chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam qua Báo cáo năng lực cạnh tranh Việt Nam 2010
7 p | 34 | 3
-
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Đà Nẵng – giải pháp quan trọng trong bối cảnh hội nhập AEC
6 p | 29 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn