intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh - Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc gia: Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:644

17
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiếp nội dung phần 1, Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc gia "Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh": Phần 2 trình bày về thực tiễn học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân của các tổ chức, cơ quan, đơn vị, cán bộ, đảng viên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh - Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc gia: Phần 2

  1. PHẦN THỨ HAI THỰC TIỄN HỌC TẬP V L M THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH VỀ NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG, QUÉT SẠCH CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN CỦA CÁC TỔ CHỨC, CƠ QUAN, ĐƠN VỊ, CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN
  2. VAI TRÒ CỦA CẤP ỦY TRONG VIỆC TĂNG CƯỜNG TÍNH TIÊN PHONG, GƯƠNG MẪU CỦA CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN GÓP PHẦN HO N TH NH XUẤT SẮC NHIỆM VỤ CHÍNH TRỊ ĐƯỢC GIAO TS. BÙI VĂN CƯỜNG* Chủ tịch Hồ Chí Minh, người sáng lập và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam luôn quan tâm đến vai trò tiên phong, gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Người là tấm gương mẫu mực về đạo đức và nhân cách người đảng viên cộng sản, luôn tiên phong, gương mẫu trong lời nói, việc làm, hành động. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, tính tiên phong, gương mẫu của đảng viên là sự “... kiên quyết nhất, hăng hái nhất, trong sạch nhất, tận tâm tận lực phụng sự Tổ quốc và nhân dân”1; “Mọi công việc Đảng đều do đảng viên làm. Mọi nghị quyết Đảng đều do đảng viên chấp hành. Mọi chính sách của Đảng đều do đảng viên mà thấu đến quần chúng. Mọi khẩu hiệu, mọi kế hoạch của Đảng đều do đảng viên cố gắng thực hiện”2. _______________ * Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội. 1, 2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t.7, tr.50; t.8, tr.281.
  3. 506 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA “NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG... Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, nếu mỗi cán bộ, đảng viên phấn đấu làm tròn nhiệm vụ của mình, tức là làm đầu tàu trong mọi công việc, thì công việc dù khó làm mấy cũng làm nên, kế hoạch to mấy cũng hoàn thành tốt. Trong cuộc sống hằng ngày, người cán bộ, đảng viên không những phải có trách nhiệm tự tu dưỡng tốt để trở thành con người có đời tư trong sáng, mà còn phải là tấm gương để nhân dân noi theo làm những điều đúng, điều thiện, chống lại thói hư, tật xấu. Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là tấm gương sáng về sự tiên phong, gương mẫu, cả trong mọi suy nghĩ, hành động, lời nói và việc làm từ nhỏ đến lớn, qua đó kết tinh thành những giá trị tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn đề cao vai trò tiên phong, gương mẫu của người đảng viên Đảng Cộng sản. Ngay từ khi thành lập Đảng, Đảng ta đã khẳng định tính chất tiên phong của Đảng và điều này đã được khẳng định trong Điều lệ Đảng: ”Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của Đảng...”1. Từ đó cho đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam thường xuyên quan tâm, chăm lo giáo dục, rèn luyện, bồi dưỡng, phát huy vai trò, trách nhiệm, tính tiên phong, gương mẫu cho đội ngũ cán bộ, đảng viên. Ngày 25/10/2018, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Quy định số 08-QĐi/TW về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, _______________ 1. Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.7.
  4. Phần thứ hai: THỰC TIỄN HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC... 507 đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, trong đó quy định rõ trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, của Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương trong thực hiện trách nhiệm nêu gương với nhiều nội dung cụ thể. Đại hội XIII của Ðảng tiếp tục khẳng định: Thực hiện nghiêm các quy định của Đảng về trách nhiệm nêu gương, chức vụ càng cao càng phải gương mẫu. Đảng viên tự giác nêu gương để khẳng định vị trí lãnh đạo, vai trò tiên phong, gương mẫu, tạo sự lan toả, thúc đẩy các phong trào cách mạng. Nêu gương là trách nhiệm, bổn phận và là đạo lý của người đảng viên của Đảng trước Nhân dân; trách nhiệm nêu gương đó phải được thể hiện từ trong tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự phê bình, phê bình đến trong quan hệ với quần chúng, trách nhiệm trong công tác, ý thức tổ chức kỷ luật, đoàn kết nội bộ. Thực hiện tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và chủ trương, đường lối của Đảng về tính tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, trong thời gian qua, Đảng ủy cơ quan Văn phòng Quốc hội luôn đề cao vai trò của cấp ủy trong việc tăng cường tính tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên trong thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao; thường xuyên quan tâm, chăm lo giáo dục, rèn luyện, bồi dưỡng, phát huy vai trò, trách nhiệm, tính tiên phong, gương mẫu cho đội ngũ cán bộ, đảng viên; cụ thể như sau: 1. Đảng ủy cơ quan Văn phòng Quốc hội và các cấp ủy trực thuộc tăng cường lãnh đạo cán bộ, đảng viên tiên phong, gương mẫu thực hiện chức trách, nhiệm vụ của người đảng viên và nhiệm vụ được giao. Phát huy vai trò lãnh đạo, tinh thần trách nhiệm của Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng bộ
  5. 508 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA “NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG... cơ quan trong chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị. Đề cao vai trò lãnh đạo của các cấp ủy đảng và tính tiên phong, gương mẫu, sáng tạo của đảng viên là lãnh đạo Quốc hội, lãnh đạo các cơ quan của Quốc hội, đảng viên là đại biểu Quốc hội chuyên trách ở Trung ương; người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, đơn vị trong đổi mới hoạt động lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Trong nhiệm kỳ 2015-2020, cán bộ, đảng viên trong Đảng bộ đã trực tiếp tham gia và tham mưu, phục vụ Quốc hội thông qua 66 luật, 05 bộ luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua 02 pháp lệnh và nhiều nghị quyết quan trọng; tham mưu, phục vụ Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội xây dựng, tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch, nội dung giám sát bảo đảm khoa học, tiết kiệm, hiệu quả và tuân thủ sự lãnh đạo của Đảng, pháp luật của Nhà nước; phục vụ Quốc hội thông qua nhiều nội dung quan trọng, trong đó có những vấn đề khó, phức tạp đã tồn tại từ những nhiệm kỳ trước... Trong năm đầu tiên của nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, cán bộ, đảng viên trong Đảng bộ, nhất là các đồng chí lãnh đạo Quốc hội, lãnh đạo các cơ quan của Quốc hội tiếp tục phát huy tính tiên phong, gương mẫu, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, có nhiều cải tiến, đổi mới để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội, được cử tri và nhân dân đánh giá cao. 2. Các cấp ủy trong Đảng bộ cơ quan Văn phòng Quốc hội đã có sự đổi mới, tăng cường giáo dục lý luận chính trị, chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối đổi mới của Ðảng, mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội thông qua việc thực hiện tốt Nghị quyết số 03-NQ/ĐUK ngày 26/7/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ Khối về tiếp tục
  6. Phần thứ hai: THỰC TIỄN HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC... 509 đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng lý luận chính trị trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Tổ chức nghiêm túc, kịp thời các hội nghị học tập, quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, XIII của Đảng, các nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng khóa XII1. Đảng ủy cơ quan đã nhận thức đầy đủ ý nghĩa, tầm quan trọng và tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ gắn với thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Đồng thời, ban hành sổ tay Những điều đảng viên cần biết và thực hiện trích lược ngắn gọn 27 biểu hiện suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” và 19 điều đảng viên không được làm. Đảng ủy cơ quan đã ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ cơ quan Văn phòng Quốc hội nhiệm kỳ 2020-2025, trong đó xác định các chỉ tiêu chủ yếu, nhiệm vụ trọng tâm và 18 chương trình, đề án, nghị quyết, quy chế, quy định để thực hiện Chương trình hành động. 100% tổ chức đảng trực thuộc _______________ 1. Trong nhiệm kỳ 2015-2020, Đảng ủy cơ quan đã chủ trì, phối hợp với Đảng đoàn Quốc hội tổ chức 09 hội nghị học tập, quán triệt các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Trung ương Đảng khóa XII.
  7. 510 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA “NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG... Đảng bộ cơ quan ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ cơ quan Văn phòng Quốc hội nhiệm kỳ 2020-2025. 3. Đảng ủy cơ quan Văn phòng Quốc hội, các cấp ủy trực thuộc đã lãnh đạo cán bộ, đảng viên tiên phong, gương mẫu chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt Đảng. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 10-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Nghị quyết số 01-NQ/ĐUK của Đảng ủy Khối về nâng cao chất lượng sinh hoạt Chi bộ. Các cấp ủy trong Đảng bộ chủ động đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt chi bộ, chú trọng nâng cao chất lượng sinh hoạt cấp ủy, sinh hoạt chi bộ, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, gắn với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII và Chỉ thị số 05-CT/TW. Điểm nổi bật trong thời gian qua là các chi bộ đã đăng ký và thực hiện tốt, có hiệu quả nội dung sinh hoạt chuyên đề hằng quý trong từng năm theo kế hoạch, phù hợp với từng cấp ủy, đơn vị. Các hoạt động tổ chức sinh hoạt chuyên đề tại cơ quan, sinh hoạt dã ngoại, về nguồn đạt được kết quả thiết thực, tăng cường sự đoàn kết, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị. Ban Thường vụ Đảng ủy cơ quan Văn phòng Quốc hội, các cấp ủy trực thuộc thực hiện nghiêm túc tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt Đảng và việc đánh giá, xếp loại tổ chức đảng và đảng viên, bảo đảm chặt chẽ, khoa học, khách quan, công tâm. Tỷ lệ các tổ chức đảng trong Đảng bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ hằng năm đều trên 74%, trong đó số tổ chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đều đạt trên 20%. 4. Lãnh đạo, chỉ đạo việc chăm lo đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đảng viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức trong sáng
  8. Phần thứ hai: THỰC TIỄN HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC... 511 và đủ năng lực chuyên môn, nghiệp vụ để thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao. Trong nhiệm kỳ 2015-2020, Đảng ủy cơ quan đã cử 280 đảng viên tham gia các lớp học về cao cấp lý luận chính trị và 700 lượt cán bộ, công chức được cử tham gia các khóa bồi dưỡng ngắn hạn để phục vụ công tác chuyên môn. Công tác đào tạo, bồi dưỡng không ngừng được đổi mới, tập trung đào tạo, bồi dưỡng theo nhu cầu công chức, theo vị trí việc làm, xây dựng các nội dung, chương trình bồi dưỡng ngày càng sát với nhu cầu của công chức và cơ quan, đơn vị. 5. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên. Nhiệm kỳ 2015-2020, Đảng ủy cơ quan, Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy cơ quan, Đảng ủy cơ sở, Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy cơ sở và các chi bộ trực thuộc thực hiện kiểm tra, giám sát thường xuyên đối với 100% các tổ chức đảng trực thuộc và đảng viên theo thẩm quyền; kiểm tra, giám sát chuyên đề 177 lượt tổ chức đảng về việc thực hiện các quy định, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và việc thu, chi, sử dụng đảng phí; kiểm tra, giám sát chuyên đề 543 lượt đảng viên (trong đó có nhiều đảng viên là cán bộ chủ chốt thuộc diện cấp ủy cấp trên quản lý) về việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên, cam kết thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII, những điều đảng viên không được làm, trách nhiệm nêu gương, việc học tập, rèn luyện, tu dưỡng phấn đấu của cán bộ, đảng viên... Qua kiểm tra, giám sát đã đánh giá được thực trạng, chỉ ra ưu điểm, khuyết điểm và nguyên nhân, giúp cấp ủy và đảng viên nhận thức rõ trách nhiệm của mình, đồng thời đề xuất các biện pháp nhằm giúp các tổ chức đảng phát huy ưu điểm, khắc phục tồn tại, hạn chế, nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, giữ vững kỷ luật, kỷ
  9. 512 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA “NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG... cương, bảo đảm sự đoàn kết thống nhất trong toàn Đảng bộ. Các đảng bộ cơ sở, chi bộ và đảng viên, sau kiểm tra, giám sát, đều có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần thực hiện tốt công tác xây dựng Đảng và thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. Các kết quả đạt được nêu trên thể hiện sự đoàn kết, thực hiện nghiêm các nguyên tắc của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, nâng cao tinh thần tự phê bình và phê bình, lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, hiệu quả, kịp thời của Ban Chấp hành Đảng bộ, Ban Thường vụ và các cấp ủy trực thuộc Đảng bộ cơ quan Văn phòng Quốc hội trong việc tăng cường tính tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao. Bước sang nhiệm kỳ 2020-2025, Ban Chấp hành Đảng bộ, Ban Thường vụ Đảng ủy cơ quan Văn phòng Quốc hội và các cấp ủy trực thuộc sẽ kế thừa, phát huy kết quả đạt được của các nhiệm kỳ trước, tiếp tục phát huy và tăng cường tính tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ cơ quan đề ra, trong đó tập trung vào một số giải pháp trọng tâm sau: Một là, tiếp tục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng trong việc tăng cường tính tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; nâng cao lập trường và bản lĩnh chính trị, năng lực chuyên môn, tính chiến đấu, gương mẫu của các cấp ủy, tổ chức đảng và của mỗi cán bộ, đảng viên, trước hết là người đứng đầu cấp ủy, cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt các cấp; quán triệt, thực hiện nghiêm túc các quy định của Trung ương về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên.
  10. Phần thứ hai: THỰC TIỄN HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC... 513 Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tư tưởng, định hướng đúng đắn, kịp thời tư tưởng của cán bộ, đảng viên, tạo sự đoàn kết, đồng thuận trong toàn Đảng bộ. Chủ động đấu tranh phòng ngừa, ngăn chặn sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Duy trì giao Ban Bí thư cấp ủy định kỳ để triển khai thực hiện công tác Đảng và kịp thời cung cấp thông tin, nắm bắt diễn biến tư tưởng của cán bộ, đảng viên, người lao động, chủ động giải đáp, tháo gỡ những vướng mắc trong nhận thức của đảng viên, quần chúng. Hai là, đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, khóa XII. Tập trung thực hiện tốt các quy định của Trung ương và Đảng ủy cơ quan về tăng cường tính tiên phong, gương mẫu, nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, đơn vị trong tình hình hiện nay. Phấn đấu 100% cán bộ, đảng viên đăng ký và học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo các chủ đề hằng năm. Triển khai thực hiện có hiệu quả Kết luận số 01-KL/TW ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và Kết luận số 21-KL/TW ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.
  11. 514 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA “NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG... Ba là, tạo môi trường, động lực để cán bộ, đảng viên phát huy tính tiên phong, gương mẫu. Đảng ủy cơ quan Văn phòng Quốc hội, các cấp ủy, tổ chức đảng cần tập trung giáo dục, vận động cán bộ, đảng viên nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy tính tiên phong, gương mẫu và trách nhiệm nêu gương, phát huy năng lực, tích cực lao động sáng tạo, hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn; tổ chức phát động các phong trào thi đua yêu nước, phát huy sáng kiến, cải tiến lề lối làm việc; kịp thời biểu dương, tôn vinh và nhân rộng các nhân tố mới, các điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Các cấp ủy, tổ chức đảng cần tập trung nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện các chuẩn mực đạo đức của cán bộ, đảng viên để làm cơ sở cho cán bộ, đảng viên tự giác tu dưỡng, rèn luyện, tự điều chỉnh hành vi ứng xử trong công việc hằng ngày. Đồng thời, cần cụ thể hóa hơn nữa, sát thực tiễn hơn nữa nội dung tiên phong, gương mẫu của các đảng viên trên các cương vị, ở các lĩnh vực, các đơn vị,... để đảng viên dễ nhớ, dễ thực hiện và để việc giám sát của tổ chức đảng với hành động gương mẫu của đảng viên thực chất hơn, hiệu quả và hiệu lực hơn. Bốn là, lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng các chi bộ, đảng bộ thực sự là hạt nhân chính trị, cấp ủy là trung tâm đoàn kết để lãnh đạo đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ. Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả sinh hoạt chi bộ, chú trọng sinh hoạt chuyên đề, phù hợp với đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị; phát huy dân chủ, nâng cao tinh thần tự phê bình và phê bình, ý thức tổ chức kỷ luật trong sinh hoạt Đảng.
  12. Phần thứ hai: THỰC TIỄN HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC... 515 Tập trung triển khai có chất lượng, hiệu quả Kế hoạch số 58- KH/ĐU ngày 04/01/2019 của Đảng ủy cơ quan về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ trong tình hình mới. Phân công rõ trách nhiệm, quyền hạn đối với cấp ủy và cán bộ lãnh đạo, quản lý. Các cấp ủy, tổ chức đảng có quy định rõ ràng, cụ thể trong thực hiện nhiệm vụ để tránh tình trạng khi cơ quan, tổ chức, đơn vị xảy ra sai phạm, hoặc không hoàn thành nhiệm vụ người đứng đầu né tránh hoặc đùn đẩy trách nhiệm cho tổ chức, tập thể. Đồng thời, chú trọng thực hiện đổi mới mạnh mẽ, phân cấp, phân quyền, ủy quyền và nâng cao hiệu quả phối hợp trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành. Ban hành các quy định về tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo và phân cấp quản lý cán bộ. Thực hiện tốt công tác rà soát, bổ sung quy hoạch cấp ủy nhiệm kỳ 2020-2025 và quy hoạch cấp ủy nhiệm kỳ 2025-2030; chỉ đạo thực hiện quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp trong Văn phòng Quốc hội nhiệm kỳ 2021-2026 và 2026-2031. Năm là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; có hình thức khen thưởng và xử lý nghiêm các vi phạm trong vấn đề nêu gương. Cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả chương trình kiểm tra, giám sát nhiệm kỳ, hằng năm; tiếp tục đưa công tác kiểm tra, giám sát vào nền nếp. Chỉ đạo, hướng dẫn các cấp ủy trực thuộc và Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy cơ sở tiến hành kiểm tra, tự kiểm tra theo quy định của Điều lệ Đảng. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tổ chức đảng, người đứng đầu cấp uỷ, cấp ủy viên cùng cấp trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, các quy định về nêu gương. Phổ biến và thực hiện nghiêm quy định của Đảng
  13. 516 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA “NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG... về thực hành tiết kiệm, phòng, chống tham nhũng, lãng phí và kê khai tài sản. Chủ động phát hiện, kiểm tra và xử lý tổ chức đảng, đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm; giải quyết dứt điểm các đơn khiếu nại, tố cáo (nếu có); nêu cao tinh thần đấu tranh tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt chi bộ.
  14. ĐẢNG BỘ KIỂM TOÁN NH NƯỚC TIÊN PHONG, GƯƠNG MẪU ĐỂ GIÁM SÁT, KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC, NGĂN CHẶN TÌNH TRẠNG LẠM QUYỀN TRONG QUẢN LÝ T I CHÍNH CÔNG, T I SẢN CÔNG Đồng chí TRẦN SỸ THANH* Kiểm toán nhà nước là cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công nhằm góp phần nâng cao tính công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình; tăng cường kỷ luật, kỷ cương quản lý ngân sách, tiền và tài sản Nhà nước; từng bước khẳng định vai trò, địa vị pháp lý là công cụ hữu hiệu của Đảng, Nhà nước trong giám sát, kiểm soát quyền lực, ngăn chặn tình trạng lạm quyền trong quản lý tài chính công, tài sản công. 1. Quyền lực nhà nước và giám sát quyền lực nhà nước Quyền lực nhà nước và kiểm soát quyền lực nhà nước là khái niệm còn nhiều cách hiểu khác nhau tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị và xã hội của mỗi quốc gia, song trong thực tiễn quản lý, quyền lực nhà nước thường được xem xét _______________ * Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy, Tổng Kiểm toán Nhà nước.
  15. 518 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA “NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG... dưới góc độ quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Tại Việt Nam, Hiến pháp năm 2013 quy định: “Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”. Quyền lực nhà nước, một mặt là yếu tố cần thiết để duy trì trật tự xã hội; mặt khác, luôn có xu hướng bị lạm dụng bởi những người nắm giữ, đặc biệt trong quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công do đây là lĩnh vực xương sống, gắn liền với việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước và đáp ứng các nhu cầu, lợi ích chung của toàn xã hội, là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội. Do vậy, việc giám sát, kiểm soát, ngăn chặn tình trạng lạm quyền trong quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công là yêu cầu tất yếu đặt ra đối với mọi quốc gia trong đó có Việt Nam. Kiểm soát quyền lực nhà nước là sự vận hành một cách đồng bộ và thống nhất hệ thống các thể chế, thiết chế liên quan trong thực thi và kiểm soát quyền lực, trên nền tảng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các thông lệ quốc tế. Kiểm soát quyền lực nhà nước nhằm bảo đảm các chủ thể kiểm soát và các đối tượng được kiểm soát hoạt động đúng vị thế, chức năng và nhiệm vụ của mình được hiến định, theo pháp luật và Cương lĩnh, đường lối chính trị của Đảng. Vì vậy, kiểm soát quyền lực trong quản lý tài chính công, tài sản công là việc sử dụng cơ chế, biện pháp nhằm thực hiện nghiêm các quy định về công tác quản lý, sử dụng các nguồn lực tài chính, tài sản công; phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm các quy định của Đảng, Nhà nước, nhất là các hành vi lợi dụng chức vụ, quyền
  16. Phần thứ hai: THỰC TIỄN HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC... 519 hạn, lạm quyền, lộng quyền hoặc không thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và những việc phải làm trên cương vị được giao trong công tác quản lý tài chính công, tài sản công. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng xác định “đẩy mạnh việc phân cấp, phân quyền gắn với kiểm tra, giám sát, kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện phân cấp, phân quyền, chống tha hóa quyền lực” là giải pháp đột phá để thực hiện phương hướng và nhiệm vụ xây dựng Đảng, bảo vệ lợi ích hợp pháp của Nhà nước, cơ quan, tổ chức và công dân, góp phần quan trọng vào việc giữ vững an ninh chính trị - xã hội, bảo vệ chế độ và bảo đảm cho kinh tế - xã hội đất nước phát triển bền vững. 2. Vai trò của Đảng bộ Kiểm toán nhà nước trong giám sát, kiểm soát quyền lực, ngăn chặn tình trạng lạm quyền trong quản lý tài chính công, tài sản công Bám sát chủ trương, đường lối, chính sách Đảng và Nhà nước, đặc biệt là Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Ban cán sự, Đảng ủy Kiểm toán nhà nước đã và đang quyết liệt lãnh đạo, chỉ đạo toàn ngành Kiểm toán nhà nước thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị trong nhiệm kỳ 2021- 2026, tiên phong, gương mẫu để giám sát, kiểm soát quyền lực, ngăn chặn tình trạng lạm quyền trong quản lý tài chính công, tài sản công, thể hiện qua một số kết quả nổi bật sau: Thứ nhất, phát huy vai trò Kiểm toán nhà nước là công cụ đắc lực của Đảng và Nhà nước trong kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công, góp phần siết chặt kỷ luật, kỷ cương, tăng cường trách nhiệm giải trình trong quản lý tài chính công, tài sản công; phát hiện, ngăn chặn và kiến nghị kịp thời các hành vi lạm quyền của cá nhân, tổ chức được kiểm toán.
  17. 520 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA “NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG... Đảng bộ Kiểm toán nhà nước luôn bám sát chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Quốc hội, Chính phủ, bám sát Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Kiểm toán nhà nước các nhiệm kỳ và triển khai các chương trình hành động, chương trình công tác và các đề án toàn khóa, xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh, hoàn thành toàn diện nhiệm vụ chính trị và nhiệm vụ công tác xây dựng Đảng, nhiều mặt hoạt động có sự chuyển biến tích cực và rõ rệt. Hàng năm, Ban Thường vụ Đảng ủy Kiểm toán nhà nước đều ban hành chỉ thị về việc lãnh đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị trọng tâm ngay từ đầu năm để triển khai thực hiện các nghị quyết chuyên đề, Chương trình hành động toàn khóa; Ban cán sự Đảng Kiểm toán nhà nước, Tổng Kiểm toán nhà nước đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo sát sao, quyết liệt hoạt động kiểm toán và đã đạt được kết quả đáng ghi nhận, cụ thể: Trong giai đoạn 2011-2020, Đảng bộ Kiểm toán nhà nước đã lãnh đạo, chỉ đạo các đảng bộ, chi bộ trực thuộc kiểm toán và kiến nghị xử lý tài chính 467 nghìn tỷ đồng, riêng giai đoạn 05 năm 2016-2020 đã kiến nghị xử lý tài chính 365 nghìn tỷ đồng và đồng thời kiến nghị cơ quan, đơn vị có liên quan chấn chỉnh công tác quản lý và hoạt động của đơn vị, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công. Ngoài ra, thông qua việc đánh giá tính tuân thủ pháp luật và chấp hành các quy định về quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công của các đơn vị được kiểm toán, Kiểm toán nhà nước phát hiện kịp thời các sai phạm, hành vi lạm quyền, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực như: chi tiêu vượt thẩm quyền, vượt tiêu chuẩn, định mức; quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư vượt thẩm quyền; lạm quyền trong chỉ định thầu;
  18. Phần thứ hai: THỰC TIỄN HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC... 521 cấp phép khai thác tài nguyên khoáng sản sai thẩm quyền...., kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan để xử lý theo quy định của pháp luật; chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân và cơ quan khác của Nhà nước có thẩm quyền xem xét, xử lý những vụ việc có dấu hiệu của tội phạm, vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân đã được phát hiện thông qua hoạt động kiểm toán, góp phần răn đe, ngăn chặn tình trạng lạm quyền trong quản lý tài chính công, tài sản công. Trong đó, giai đoạn 2016 - 2020, Kiểm toán nhà nước đã cung cấp 498 hồ sơ, Báo cáo kiểm toán và các tài liệu liên quan cho cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, cơ quan điều tra và các cơ quan nhà nước khác có thẩm quyền để phục vụ công tác điều tra, kiểm tra, giám sát; chuyển 20 vụ việc có dấu hiệu tội phạm được phát hiện thông qua hoạt động kiểm toán sang cơ quan Cảnh sát điều tra để điều tra làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật và 02 vụ việc đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Công an điều tra xử lý. Thứ hai, phát huy vai trò Kiểm toán nhà nước trong việc xây dựng và phát triển nền tài chính quốc gia công khai, minh bạch; hoàn thiện thể chế kiểm tra, giám sát quyền lực trong quản lý tài chính công, tài sản công Đảng bộ Kiểm toán nhà nước đã lãnh đạo, chỉ đạo các đảng bộ, chi bộ trực thuộc thực hiện hàng nghìn cuộc kiểm toán thuộc tất cả các lĩnh vực để xác nhận báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước của hầu hết các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương có quy mô sử dụng ngân sách lớn để cung cấp thông tin cho Quốc hội, Hội đồng nhân dân quyết định dự toán và phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước;
  19. 522 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA “NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG... cung cấp thông tin cho Quốc hội sử dụng trong quá trình xem xét, quyết định và giám sát việc thực hiện phát triển kinh tế - xã hội dài hạn và hằng năm của đất nước, quyết định chủ trương đầu tư của các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia và các chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia.... Thông qua hoạt động kiểm toán phát hiện các quy định trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp với thực tiễn, từ đó kiến nghị cơ quan chức năng sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ văn bản và các giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật phù hợp, góp phần ngăn chặn các hành vi lợi dụng quyền lực, lạm quyền trong quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công. Trong giai đoạn 2016-2020, Kiểm toán nhà nước đã kiến nghị sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ 869 văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý sai quy định hoặc không phù hợp với quy định chung của Nhà nước và thực tiễn, kịp thời khắc phục “lỗ hổng” về cơ chế, chính sách, tránh thất thoát, lãng phí,... như: (i) Đề nghị Quốc hội xem xét ban hành Nghị quyết về việc chuyển mục đích sử dụng đất của doanh nghiệp theo hướng: nghiên cứu việc chuyển mục đích sử dụng đất doanh nghiệp đang sử dụng sang các mục đích khác phải thông qua hình thức đấu giá nhằm ngăn chặn thất thoát tài sản nhà nước, ngân sách nhà nước và góp phần phát triển bền vững sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; Nhà nước thu hồi đất để tổ chức đấu giá khi chuyển mục đích sử dụng đất của doanh nghiệp; (ii) Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo sửa đổi Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ, Thông tư số 36/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường nhằm xác
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0