intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nâng cao dịch vụ hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cho khách du lịch là người cao tuổi, người mắc bệnh mãn tính trong những chuyến du lịch ngắn hạn và dài hạn

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Nâng cao dịch vụ hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cho khách du lịch là người cao tuổi, người mắc bệnh mãn tính trong những chuyến du lịch ngắn hạn và dài hạn" với mục đích tìm hiểu nhu cầu, mong đợi của bệnh nhân cao tuổi đang điều trị bệnh mãn tính về nhu cầu du lịch dành cho bệnh nhân cao tuổi mắc bệnh mãn tính, nâng cao dịch vụ du lịch dành cho người cao tuổi bệnh mãn tính. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nâng cao dịch vụ hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cho khách du lịch là người cao tuổi, người mắc bệnh mãn tính trong những chuyến du lịch ngắn hạn và dài hạn

  1. NÂNG CAO DỊCH VỤ HỖ TRỢ CHĂM SÓC SỨC KHỎE ... CHO KHÁCH DU LỊCH LÀ NGƯỜI CAO TUỔI, NGƯỜI MẮC BỆNH MÃN TÍNH TRONG NHỮNG CHUYẾN DU LỊCH NGẮN HẠN VÀ DÀI HẠN TS. Lê Thị Hoàng Liễu1, Lê Văn Gắt2, Tô Thị Kim Phụng3 Tóm tắt: Nhu cầu du lịch là một trong những nhu cầu thiết yếu trong đời sống xã hội, nhiều nghiên cứu chỉ ra dịch vụ du lịch tạo cho sức khỏe thể chất, sức khỏe tâm thần cho du khách, tạo năng lượng tích cực sau mỗi chuyến du lịch. Việt Nam đang trong giai đoạn già hóa dân số, số lượng người cao tuổi đang chiếm từ 13 đến 15%, trong đó bệnh mãn tính không lây cũng đang gắn liền với người cao tuổi, mỗi người cao tuổi trên 60 tuổi đang mắc hai bệnh mãn tính trở lên. Cuộc sống và nhu cầu luôn gắn chặt với đời sống xã hội, trong đó nhu cầu được tham gia các chuyến du lịch ngắn hạn, dài hạn luôn là ước mơ và mong đợi. Người cao tuổi mong đợi được tham gia những chuyến du lịch chất lượng, an toàn, nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần. Đáp ứng nhu cầu mong đợi của khách hàng, đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch cần bổ sung vào chương trình đào tạo, các khóa tập huấn về sử dụng một số trang thiết y tế thông thường. Kỹ năng chăm sóc, nhận biết những dấu hiệu bất thường liên quan đến sức khỏe. Nâng cao kiến thức kỹ năng cho nhân viên du lịch, đáp ứng cho đa số khách du lịch là người cao tuổi, người đang bước vào giai đoạn cao tuổi mắc bệnh mãn tính không lây. Từ khóa: người cao tuổi, bệnh mãn tính, du lịch. IMPROVE HEALTH CARE SUPPORT SERVICES FOR ELDERLY TOURISTS AND PEOPLE WITH CHRONIC DISEASES ON SHORT AND LONG TERM TRIPS Abstract: The need for tourism is one of the essential needs in social life. Many studies show that tourism services provide physical health and mental health for tourists, creating positive energy after each trip. Viet Nam is in the phase of population aging, the number of elderly people accounts for 13 to 15%, of which chronic non-communicable diseases are also associated with the elderly, each elderly person > 60 years old is suffering from 2 diseases chronic disease or more. Life and needs are always closely linked to social life, in which the need to participate in short-term and 1 Giảng viên Đại học Văn Hiến. 2 Bác sĩ chuyên khoa 2, Giảng viên Đại học Quốc tế Hồng Bàng. 3 Bác sĩ chuyên khoa 2, Bệnh viện huyện Bình Chánh.
  2. Nâng cao dịch vụ hỗ trợ chăm sóc sức khỏe... 607 long-term trips is always a dream and expectation. Elderly people want to participate in quality, safe trips to improve their physical and mental health. To meet customer expectations, tourism human resource training needs to be added to the training program, with training courses on the use of some common medical equipment. The skills care and recognition know the unusual signs related to health. Improve knowledge and skills for tourism staff, meeting the needs of the majority of customers who are the elderly and people entering the elderly stage with chronic non- communicable diseases. Keywords: elderly people, chronic diseases. 1. DẪN NHẬP Việt Nam đang trong giai đoạn già hóa dân số, số lượng người cao tuổi đang chiếm từ 13 đến 15% dân số, trong đó, theo thống kê Bộ Y tế, bệnh mãn tính không lây cũng đang gắn liền với người cao tuổi, mỗi người cao tuổi bằng và trên 60 tuổi đang mắc hai bệnh mãn tính trở lên [1]. Theo Luật Người cao tuổi tại Việt Nam, người bằng hoặc trên 60 tuổi thuộc nhóm người cao tuổi trong dân số [2]. Tuổi thọ của người Việt Nam trung bình là  73,6 tuổi, đáng lưu ý khi phụ nữ Việt Nam có tuổi thọ cao hơn nam giới. Điều đáng nói, trung bình người cao tuổi ở Việt Nam mắc 3 − 4 bệnh. Người dân Việt Nam có tuổi thọ tương đối cao nếu so với các quốc gia có cùng mức sống, nhưng lại có số năm sống với bệnh tật nhiều, trong đó bệnh mãn tính không lây thì hầu như người cao tuổi đều mắc, bệnh phổ biến nhất là tăng huyết áp [3]. Nhu cầu du lịch là một trong những nhu cầu thiết yếu trong đời sống xã hội, dịch vụ du lịch tạo cho sức khỏe thể chất, sức khỏe tâm thần cho du khách, tạo năng lượng tích cực sau mỗi chuyến du lịch [4]. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, tham gia du lịch là một trong những hoạt động giải trí giúp cho người cao tuổi nâng cao hoạt động thể lực và hoạt động trí lực qua các hình thức giao lưu với bạn đồng hành, đồng thời tham gia các trò chơi trong suốt chuyến đi được tổ chức dưới các hình thức khác nhau. Với người cao tuổi mắc bệnh mãn tính, lo lắng về bệnh, sức khỏe, rất cần thư giãn qua các chuyến du lịch mang tính chất tâm linh, giải trí, giảm bớt những sự khó chịu nếu có trong khuôn khổ gia đình, sự chịu đựng bệnh tật. Những mô hình du lịch chữa lành thuần túy kèm tâm linh luôn là tâm điểm của người cao tuổi mắc bệnh mãn tính tìm kiếm. Tuy nhiên, những tour du lịch trong
  3. 608 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC... ngày hoặc vài ngày đang được chào mời trên thị trường đều nhắm vào dân số chung, điều này sẽ làm người cao tuổi ngần ngại tham gia, vì chính bản thân họ tìm kiếm tour du lịch tham gia, nhưng vấn đề chăm sóc sức khỏe cần được liên tục không gián đoạn, thực tế tour du lịch đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe kèm với tâm linh cho người cao tuổi là có nhưng rất ít. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Đính [5] đã chỉ ra Dịch vụ du lịch chăm sóc sức khoẻ thuần túy là những hoạt động du lịch hướng tới việc cải thiện và cân bằng những vấn đề chính của cuộc sống con người bao gồm thể chất, tinh thần, tình cảm, trí tuệ. Động lực chính cho khách du lịch sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe là tham gia vào các hoạt động phòng ngừa, chủ động, nâng cao lối sống như thể dục, ăn uống lành mạnh, thư giãn, chăm sóc và trong đó việc điều trị bệnh mãn tính của người cao tuổi không bị gián đoạn trong thời gian du lịch. Bệnh và biến chứng của bệnh mãn tính luôn biểu hiện vây quanh người cao tuổi, kèm với ảnh hưởng của thuốc điều trị, có thể làm cho người cao tuổi căng thẳng, nên việc giảm stress căng thẳng cũng là nhu cầu của người cao tuổi bệnh mãn tính tìm kiến những tour du lịch ngắn ngày hoặc dài ngày để giải tỏa áp lực của bệnh tật và những lo lắng luôn hiện hữu. Hiện nay có rất nhiều dịch vụ du lịch tổ chức thường xuyên các tour du lịch ngắn hạn và dài hạn, người cao tuổi mắc bệnh mãn tính sẽ không tham gia được những hoạt động trải nghiệm trong tour vì thể lực và bệnh lý không cho họ mạo hiểm, hoặc họ có thể gây trở ngại cho chuyến du lịch của những du khách khác vì không đủ sức lực. Du lịch chữa lành hay còn gọi là du lịch chăm sóc sức khỏe được cho là một hiện tượng nhằm nâng cao sức khỏe cá nhân cho khách du lịch đến các điểm đến cung cấp các dịch vụ và trải nghiệm để trẻ hóa cơ thể, tâm trí và tinh thần, theo khái niệm thì phù hợp với tuổi, thể lực, tình trang sức khỏe của người cao tuổi bệnh mãn tính. Đó cũng chính là lý do chúng tôi thực hiện tham luận “Nâng cao dịch vụ hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cho khách du lịch là người cao tuổi, người mắc bệnh mãn tính trong những chuyến du lịch ngắn hạn và dài hạn” với mục đích tìm hiểu nhu cầu, mong đợi của bệnh nhân cao tuổi đang điều trị bệnh mãn tính về nhu cầu du lịch dành cho bệnh nhân cao tuổi
  4. Nâng cao dịch vụ hỗ trợ chăm sóc sức khỏe... 609 mắc bệnh mãn tính, nâng cao dịch vụ du lịch dành cho người cao tuổi bệnh mãn tính. 2. MONG ĐỢI CỦA NGƯỜI CAO TUỔI VỀ TOUR DU LỊCH Theo kết quả nghiên cứu của Ting Jiang, du lịch là một loại hình giải trí, giúp cho người cao tuổi có một trái tim khỏe mạnh và tinh thần lạc quan, ứng dụng loại hình du lịch sức khỏe, phù hợp với người cao tuổi, là loại hình được ưa chuộng và đang phổ biến tại Trung Quốc [6]. Với 130 người cao tuổi trong các hộ gia đình tại Thành phố Hồ Chí Minh tham gia vào nghiên cứu khảo sát, thì có đến 87% có nhu cầu được giải trình bằng du lịch, được đi tham quan các danh lam thắng cảnh, được thăm viếng các nơi thờ tự, tín ngưỡng tôn giáo, để giải tỏa căng thẳng trong cuộc sống người cao tuổi và quên đi những khó chịu của bệnh tật. Đặc biệt đối với người cao tuổi đang điều trị bệnh mãn tính thì hầu như đa phần họ đều có vấn đề về sức khỏe tâm thần như căng thẳng, stress, rối loạn lo âu,… Tổng số tham gia nghiên cứu 130 người, trong đó nam chiếm 47,69%, nữ 52,31%. Trong đó nhóm tuổi từ 60 đến 70 tuổi chiếm 54,62%; 71 tuổi đến 80 tuổi chiếm 45,38%. 100% dân tộc Kinh, thờ cúng ông bà; Trình độ văn hóa có 1,27% mù chữ; 38,41% trình độ tiểu học, 36,98% trung học cơ sở; 16,67% trình độ cao đẳng và trình độ đại học 6,35%. Trong đó người cao tuổi có thu nhập chiếm 73,97%, người cao tuổi có lương hưu hàng tháng chiếm 24,25%, còn lại là người làm nghề buôn bán hoặc làm công, số ít 5,12% có thu nhập từ tiền gởi ngân hàng hoặc nhà trọ cho thuê; không có thu nhập, sống dựa vào con, cháu, người thân là 26,03%. Có 82% người cao tuổi trong tình trạng hôn nhân; góa vợ, góa chồng chiếm 8%; ly hôn chiếm 5,55%; đơn thân chiếm 4,45%. Toàn bộ người cao tuổi trong mẫu nghiên cứu đều sống chung với các thành viên trong gia đình như con cháu, vợ chồng. Có 13% người cao tuổi trong mẫu nghiên cứu không có nhu cầu du lịch vì họ đều có biến chứng của bệnh mãn tính hạn chế vận động và liên quan đến sức khỏe tâm thần. Về mong đợi mô hình du lịch, hầu như 87% người có nhu cầu du lịch thì có đến 76,28% đều cho rằng: “Du lịch ngắn ngày phù hợp
  5. 610 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC... với tình trạng sức khỏe của chúng tôi, có thể từ 3 ngày đến 5 ngày những điểm xa, những điểm gần thì nên đi trong ngày, tối đa 2 ngày” (nam 68 tuổi, nữ 71 tuổi, trong mẫu nghiên cứu). Các hoạt động trong du lịch hạn chế điểm đi bộ quá xa hoặc quá nhiều điểm tham quan trong một tour vì sẽ dễ làm cho họ mệt hoặc khó chịu do phải ngồi chịu đựng trong suốt thời gian đến điểm tham quan mà họ không đủ sức khỏe tham gia. 100% ý kiến cho rằng, nên có điểm tham quan tín ngưỡng, tâm linh, vì đó là đức tin mà người cao tuổi luôn hướng đến. Mong đợi về phục vụ trong tour du lịch, có đến 97,85%, đa số đều có ý kiến: “muốn đi lắm, nhưng ngại vì muốn đo huyết áp, đo đường huyết, phải tìm đến nhà thuốc, hoặc phòng mạch bác sĩ, phòng khám trên đường đi hoặc điểm đến của nơi du lịch” (nữ 64 tuổi, trong mẫu nghiên cứu). 86,51% đề nghị trong chuyến du lịch nhân viên phụ trách nên có những trang bị y tế thiết yếu thông dụng như máy đo huyết áp tự động, máy thử đường huyết, máy đo SPO2, để khi cần có sẵn không phải ghé các cơ sở y tế, phòng khám, nhà thuốc. 87% cho rằng nhân viên phụ trách tour, hướng dẫn viên phải có kỹ năng sử dụng thuần thục, biết đọc hiểu các thông số của trang thiết bị y tế thông dụng. 92% mong đợi thực phẩm ăn uống, chú trọng hàng đầu vệ sinh an toàn thực phẩm, thức ăn phù hợp với tình trạng sức khỏe của người cao tuổi. 86,50% cho rằng phương tiện di chuyển nên đáp ứng yêu cầu an toàn trong giao thông, hiện đại, tiện nghi và thoải mái. 91% ý kiến về khách sạn, nơi lưu trú, cần chú ý phòng, giường, nhà vệ sinh, tránh trơn trợt, ẩm ướt, thiếu tiện nghi, tất cả phải đáp ứng được nhu cầu và thực tế sử dụng an toàn, vệ sinh và chất lượng cho người cao tuổi. 98,50% ý kiến về kỹ năng giao tiếp của nhân viên phục vụ, hướng dẫn viên chuyên nghiệp, thấu cảm với thực trạng của khách du lịch là người cao tuổi, luôn có những nhu cầu khác biệt so với nhóm tuổi trẻ, trung niên. Trong 130 mẫu tham gia nghiên cứu, có đến 87% cho rằng, việc họ được tham gia du lịch và mô hình du lịch phù hợp sẽ giúp họ rất nhiều trong cải thiện sức khỏe và tình trạng lão hóa.
  6. Nâng cao dịch vụ hỗ trợ chăm sóc sức khỏe... 611 3. DU LỊCH CHỮA LÀNH, CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG LÃO HÓA Báo cáo nghiên cứu của Tổng cục Du lịch−Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch trong kỷ yếu hội thảo Phát triển du lịch chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam đã trình bày những kết quả nghiên cứu và đưa ra các khái niệm về du lịch kết hợp chăm sóc sức khỏe, đó là những tiền đề thực hiện trong thực tiễn nhằm đưa dịch vụ du lịch đa dạng [6]. Nghiên cứu của nhóm tác giả Guanghui Qiao, Liu Ding, Keheng Xiang, Bruce Prideaux đã đưa ra sự tích cực mang lại của du lịch cho nhóm người cao tuổi và cải thiện tình trạng y tế công cộng [7], trong đó khách du lịch cao tuổi là tiềm năng lớn cho dịch vụ du lịch, vì dịch vụ mang lại sự hồi phục sức khỏe thể chất và tinh thần cho người cao tuổi, kết quả nghiên cứu này phù hợp với xu hướng mong đợi của nhóm người cao tuổi trong mẫu nghiên cứu, nhu cầu của họ được đáp ứng trong các chuyến du lịch sẽ làm cho sự phấn khích trong cuộc sống, giúp họ tự tin hơn, lạc quan trước tình hình diễn biến bệnh tật và sự lão hóa thể chất, tinh thần. Có mối liên hệ nhóm tuổi với nhu cầu du lịch P
  7. 612 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC... bệnh mãn tính du lịch là cơ hội chữa lành những lo âu, khó chịu của tuổi tác, bệnh tật. [9] 4. NÂNG CAO NGUỒN LỰC TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE CHO NGƯỜI CAO TUỔI BỆNH MÃN TÍNH TRONG CÁC TOUR DU LỊCH Với nhu cầu mong đợi về dịch vụ du lịch dành cho người cao tuổi bệnh mãn tính, ngành Du lịch rất cần sự cải tiến về chất lượng dịch vụ, phân khúc thị phần Du lịch theo nhóm tuổi, để cải thiện từ các hoạt động trong dịch vụ du lịch như: hoạt động vận chuyển, khách sạn, nhà hàng, quán ăn, thực phẩm, các trang bị y tế cần thiết cho nhóm khách du lịch dựa vào nhóm tuổi, tình trạng sức khỏe. Thiết kế các hoạt động trong chuyến du lịch, tour cho người cao tuổi bệnh mãn tính, có sự lựa chọn, giảm bớt những nơi không cần thiết, chú ý đến các trạm dừng chân, đảm bảo nơi đó đủ điều kiện để phục vụ người cao tuổi, tránh thiết kế quá nhiều điểm tham quan, dễ gây mệt, sự buồn chán, do không đủ sức khỏe phải ngồi tại một điểm nào đó để đợi nhóm người đi chung quay trở lại. Cần có những khóa đào tạo bài bản về chăm sóc sức khỏe khách hàng cho nhân viên phục vụ tour du lịch, hướng dẫn viên, kỹ năng sử dụng các trang bị y tế thông thường như: cách đọc các thông số trên máy đo huyết áp điện tử, nhiệt kế, SP02; kỹ năng xử lý các trường hợp cấp cứu, sự linh hoạt trong kết nối với cấp cứu lưu động từng vùng miền, tỉnh thành phố; luyện tập sự nhạy bén, bâng cao kiến thức, kỹ năng nhận định tình trạng sức khỏe hiện tại của khách qua quan sát, dấu hiệu sinh tồn; kỹ năng giao tiếp thăm hỏi thường quy trong ngày để nhận biết thực trang sức khỏe của khách; phản ứng nhanh khi có tình trạng bất ngờ xảy ra sự cố sức khỏe của khách trong tour hoặc chuyến đi. Có 87% người tham gia nghiên cứu có nhu cầu mong đợi được tham gia dịch vụ du lịch, có mối quan hệ tuổi, thu nhập với mong đợi được tham gia du lịch, có mối liên quan nhóm tuổi, thu nhập với mong đợi tiếp cận dịch vụ du lịch. KẾT LUẬN Nhu cầu du lịch luôn là nhu cầu mong đợi của người cao tuổi bệnh mãn tính. Du lịch dành cho người cao tuổi bệnh mãn tính là loại
  8. Nâng cao dịch vụ hỗ trợ chăm sóc sức khỏe... 613 hình du lịch chữa lành, giúp người cao tuổi nâng cao thể lực, giảm bớt sự lão hóa trí lực, áp lực cuộc sống do bệnh tật. Cần có những phân khúc, mô hình dành cho khách du lịch là người cao tuổi, bệnh mãn tính. Thay đổi hình thức, chất lượng dịch vụ du lịch dành cho người cao tuổi cần sự thay đổi, bổ sung trong chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch, các chương trình đào tạo kỹ năng liên quan đến chăm sóc sức khỏe, nâng cao chất lượng dịch vụ tour du lịch, đế đáp ứng nhu cầu du lịch của người cao tuổi bệnh mãn tính. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Y tế (2021), Báo cáo công tác y tế năm 2020; Các nhiệm vụ giải pháp năm 2021. 2. Quốc hội (2009), Luật số 39/2009/QH12 của Quốc hội: Luật Người cao tuổi. 3. Ủy ban quốc gia về người cao tuổi (2016), Báo cáo tình hình và kết quả thực hiện công tác người cao tuổi năm 2016 và phương hướng nhiệm vụ năm 2017; Báo cáo số 17/BC-UBQGVNCA, ngày 30/12/ 2016. 4. Phan Như Nguyên (2015), “Phát triển du lịch khám chữa bệnh tại Thành phố Đà Nẵng”, Luận văn Thạc sĩ; Đại học Đà Nẵng. 5. Nguyễn Văn Đính (2021), “Bàn về du lịch chăm sóc sức khỏe, du lịch y tế ở Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo Phát triển du lịch chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam. 6. Tổng cục Du lịch− Viện Nghiên cứu Phát triển du lịch (2021), Kỷ yếu hội thảo Phát triển Du lịch Chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam. 7. Guanghui Qiao, Liu Ding, Keheng Xiang, Bruce Prideaux (2022), “Understanding the Value of Tourism to Seniors’ Health and Positive Aging”, Int. J. Environ. Res. Public Health 2022, 19, 1476. 8. Ting Jiang (2018), “An Analysis of the Development of Elderly WellnessTourism Market”, Advances in Economics, Business and Management Research, Volume 56. 9. Linghan Zhang and Junyi Zhang (2018), “Impacts of Leisure and Tourism on the Elderly’s Quality of Life in Intimacy: A Comparative Study in Japan”, Mobilities and Urban Policy Lab, Graduate School for International Development and Cooperation, Hiroshima University, Higashi Hiroshima 739−8529, Japan.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2