Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật<br />
<br />
NÂNG CAO KẾT QUẢ KHỞI NGHIỆP THÔNG QUA<br />
ĐỔI MỚI MÔ HÌNH KINH DOANH: NGHIÊN CỨU<br />
TRƯỜNG HỢP CÁC DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP<br />
TẠI TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU<br />
Nguyễn Quang Thu1, Ngô Quang Huân2,<br />
Trần Nha Ghi3, Hà Kiên Tân4<br />
TÓM TẮT<br />
Nghiên cứu này xem xét mối quan hệ giữa các thành phần của đổi mới mô hình kinh doanh và<br />
kết quả khởi nghiệp của các doanh nghiệp khởi nghiệp tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Mối quan hệ này<br />
được kiểm chứng qua mẫu khảo sát 425 chủ doanh nghiệp khởi nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho<br />
thấy các thành phần của đổi mới mô hình kinh doanh có ảnh hưởng dương đến kết quả khởi nghiệp.<br />
Cuối cùng, nghiên cứu đã kết luận và đưa ra hàm ý chính sách cho các doanh nghiệp khởi nghiệp<br />
và hướng cứu tiếp theo.<br />
Từ khóa: Đổi mới mô hình kinh doanh, kết quả khởi nghiệp<br />
<br />
IMPROVE BUSINESS START-UP RESULTS THROUGH INNOVATION<br />
OF BUSINESS MODEL: CASE STUDY OF START-UP ENTERPRISES<br />
IN BA RIA - VUNG TAU PROVINCE<br />
ABSTRACT<br />
This study examines the relationship between components of business model innovation and<br />
start-up performance of start-up firms in Ba Ria - Vung Tau province. This relationship is verified<br />
based on a sample of 425 start-up owners. The findings show that components of business model<br />
innovation positively influence start-up performance. In conclusion, the study proposes policy<br />
implications for start-up firms and suggests directions for further researches.<br />
Key words: Business model innovation, start-up performance<br />
1. GIỚI THIỆU<br />
Trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh phong trào khởi nghiệp, các doanh nghiệp khởi<br />
nghiệp (DNKN) tồn tại trong những năm đầu là một quá trình khó khăn. Tại Việt Nam, theo thống<br />
kê của GEM (2016) cho thấy tỷ lệ các hoạt động kinh doanh ở giai đoạn khởi sự là 13,7% bao gồm<br />
tỷ lệ các hoạt động kinh doanh đang khởi sự (dưới 3 tháng) là 1% và tỷ lệ các hoạt động kinh doanh<br />
mới khởi sự thành công (dưới 3,5 năm) là 12.7% (Hình 1). Nguyên nhân thất bại của các DNKN là<br />
chưa xây dựng chất lượng mối quan hệ và đổi mới mô hình kinh doanh (MHKD) (Nguyễn Quang<br />
Thu và cộng sự, 2016). Nghiên cứu này đề cập đến sự thất bại của DNKN là chưa đổi mới MHKD<br />
ảnh hưởng đến kết quả khởi nghiệp. Mối quan hệ này chưa được kiểm định từ các nghiên cứu trên<br />
thế giới cũng như tại Việt Nam.<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
<br />
PGS.TS, Giảng viên Khoa Quản trị ĐH Kinh tế TP.HCM<br />
Tiến sĩ, Giảng viên Khoa Quản trị ĐH Kinh tế TP.HCM<br />
Thạc sĩ, Giảng viên Trường ĐH BRVT<br />
Thạc sĩ, Giảng viên Trường ĐH KT – KT Bình Dương<br />
158<br />
<br />
Hội thảo Khoa học Quốc tế ...<br />
<br />
Hình 1. Phát triển kinh doanh ở Việt Nam (GEM, 2016)<br />
<br />
Bà Rịa – Vũng Tàu (BRVT) là một địa phương nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam,<br />
rất chú trọng đến khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST). Tỉnh đã tạo điều kiện thúc đẩy hệ sinh thái<br />
khởi nghiệp và hoạt động khởi nghiệp ĐMST, tạo lập môi trường thuận lợi để thúc đẩy quá trình<br />
hình thành và phát triển loại hình doanh nghiệp (DN) có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai<br />
thác tài sản trí tuệ, công nghệ, MHKD mới (Quyết định số 3380/QĐ-UBND). Vì vậy, nghiên cứu<br />
này thực hiện nhằm đạt ba mục tiêu: (1) xác định các thành phần đổi mới MHKD; (2) xem xét mối<br />
quan hệ giữa đổi mới MHKD và kết quả khởi nghiệp (KQKN); (3) đưa ra hàm ý quản trị nhằm nâng<br />
cao KQKN. Đối tượng khảo sát là chủ các DNKN hoạt động trên tỉnh BRVT, loại trừ các DNKN<br />
hoạt động trong lĩnh vực tài chính.<br />
Cấu trúc bài viết gồm các phần: Giới thiệu nghiên cứu, Cơ sở lý thuyết và lược khảo các công<br />
trình nghiên cứu thực nghiệm liên quan, Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu, Kết quả và thảo luận,<br />
Kết luận và hàm ý quản trị.<br />
2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ LƯỢC KHẢO CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU<br />
THỰC NGHIỆM LIÊN QUAN<br />
2.1. Cơ sở lý thuyết và khung phân tích<br />
2.1.1. Đổi mới mô hình kinh doanh<br />
Đổi mới MHKD là tái cấu trúc các hoạt động trong MHKD hiện tại của DN nhằm tạo ra sự đổi<br />
mới của sản phẩm/dịch vụ (SP/DV), là một phương pháp đổi mới tinh gọn vì các nguồn lực, năng<br />
lực đã có sẵn và có thể tiết kiệm đầu tư ở mức tối thiểu (Santos và cộng sự, 2009). Aspara (2009)<br />
định nghĩa đổi mới MHKD là sự lựa chọn hoặc định hướng chiến lược liên tục. Để xây dựng DN<br />
phát triển bền vững cần đổi mới MHKD và các thành phần của nó (Carayannis, Sindakis và Walter,<br />
2014). Ba thành phần của MHKD là giá trị sáng tạo, giá trị cung cấp và giá trị nắm giữ, đổi mới<br />
MHKD là cần phải thay đổi ba thành phần trên (BadenFuller và Mangematin, 2013). Spieth và<br />
Schneider (2013) đã phát triển các thành phần đổi mới MHKD như đổi mới giá trị cung cấp, đổi<br />
mới cấu trúc giá trị và đổi mới mô hình doanh thu.<br />
Clauss (2016) đã xây dựng các thành phần đo lường đổi mới MHKD bao gồm:<br />
Năng lực mới: DN cần phải có năng lực mới để đổi mới MHKD nhằm nắm bắt cơ hội phát<br />
sinh từ môi trường bên ngoài (Teece, Pisano và Shuen, 1997). Năng lực mới được phát triển thông<br />
qua đào tạo, học tập, tích hợp kiến thức, phát triển, khám phá những ý tưởng mới và bài học kinh<br />
nghiệm (Achtenhagen, Melin và Naldi, 2013).<br />
Công nghệ/thiết bị mới: là việc tập trung vào các nguồn lực khoa học công nghệ/thiết bị cần<br />
thiết để đổi mới MHKD. Wei và cộng sự (2014) đã chứng minh sự phát triển công nghệ phù hợp<br />
159<br />
<br />
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật<br />
<br />
với MHKD thành công. DN cần phải có công nghệ mới để tái cấu trúc MHKD. Ví dụ, sản xuất SP/<br />
DV mới có thể đòi hỏi công nghệ sản xuất mới, mô hình doanh thu mới sẽ đòi hỏi hệ thống kỹ thuật<br />
thanh toán mới.<br />
Quy trình/cấu trúc mới: là cách thức kết nối các hoạt động trong MHKD với nhau (Zott và<br />
Amit, 2010). Casadesus-Masanell và Ricart (2010) cho thấy quy trình/cấu trúc của hệ thống quyết<br />
định hiệu quả hoạt động của MHKD.<br />
Hợp tác mới: là sự hợp tác với nhà cung cấp, khách hàng hoặc đối thủ cạnh tranh, đại diện cho<br />
các nguồn lực bên ngoài để DN đổi mới MHKD. Các đối tác có giá trị chiến lược là nguồn lực bên<br />
ngoài quan trọng mà DN chưa thể phát triển tại thời điểm hiện tại (Dyer và Singh, 1998). Đổi mới<br />
MHKD là rất phức tạp cần sự trợ giúp từ các đối tác, DN cần tìm kiếm các đối tác mới và duy trì<br />
mối quan hệ hiện tại (Bierly và Gallagher, 2007).<br />
Các sản phẩm/dịch vụ mới: DN cung cấp để giải quyết các vấn đề của khách hàng hoặc đáp<br />
ứng nhu cầu của họ theo cách mới hoặc tốt hơn (Johnson, Christensen và Kagermann, 2008). Đổi<br />
mới SP/DV thông qua nghiên cứu và phát triển hoặc sử dụng các công nghệ mới (Teece, 2010). Các<br />
SP/DV mới là sự thay đổi rõ ràng nhất trong MHKD của DN.<br />
Khách hàng/thị trường mới: là nhóm khách hàng hoặc phân khúc thị trường mà DN cung cấp<br />
SP/DV hiện tại hoặc trong tương lai (Afuah, 2014). Đổi mới MHKD là xác định lại thị trường hiện<br />
tại hoặc thâm nhập thị trường mới. Khách hàng/thị trường mục tiêu được quyết định bởi câu hỏi “Ai<br />
sẵn sàng trả tiền cho SP/DV mà DN cung cấp?” (Baden-Fuller và Haefliger, 2013).<br />
Các kênh phân phối mới: liên quan đến việc phân phối giá trị cho khách hàng (Baden-Fuller<br />
và Mangematin, 2013). Phân phối được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau, đặc biệt đối với hàng<br />
hoá vô hình hoặc dịch vụ (Osterwalder và cộng sự, 2005). Ví dụ, Dell là DN đã xây dựng MHKD<br />
dựa trên kênh phân phối trực tiếp tới người tiêu dùng mà không có sự tham gia của các nhà bán lẻ.<br />
Mối quan hệ với khách hàng: khả năng DN xây dựng mối quan hệ (MQH) hiện tại hoặc<br />
thiết lập các MQH mới với khách hàng. Thiết lập MQH mới khách hàng chính là đổi mới MHKD<br />
khi SP có thể thay thế hoặc thị trường đã trưởng thành. Các MQH với khách hàng sẽ cung cấp<br />
thông tin cập nhật về môi trường và nhu cầu thị trường tiềm năng, từ đó dẫn đến thay đổi MHKD<br />
(Chesbrough, 2006).<br />
Mô hình doanh thu mới: khách hàng trả tiền cho giá trị mà DN cung cấp (Afuah, 2014).<br />
Những câu hỏi có liên quan đến vấn đề này bao gồm “Khi nào doanh thu được tạo ra?”, “Doanh thu<br />
được tạo ra trong bao lâu?”, “Bên tạo ra doanh thu là ai? (Baden-Fuller và Haefliger, 2013).<br />
Cơ cấu chi phí mới: là các chi phí trực tiếp và gián tiếp liên quan đến hoạt động kinh doanh<br />
của DN (Casadesus-Masanell và Ricart, 2010). Cơ cấu chi phí được thiết lập sẽ quyết định phạm vi<br />
chiến lược của SP/DV và sự phù hợp với chiến lược thị trường (Zott và Amit, 2008). Cấu trúc chi<br />
phí trong MHKD sẽ thay đổi bởi chiến lược của DN.<br />
2.1.2. Kết quả khởi nghiệp<br />
Littunen, Storhammar và Nenonen (2006) định nghĩa KQKN là sự tồn tại/sống sót qua 3 năm<br />
đầu, hoạt động liên tục sau khi khởi sự kinh doanh. KQKN chịu tác động nhiều yếu tố: đặc tính của<br />
nhà khởi nghiệp, đặc điểm của DNKN, kết quả của giai đoạn khởi sự ban đầu và ảnh hưởng của môi<br />
trường. Việc tiếp tục các hoạt động kinh doanh là dấu hiệu của sự thành công cho KQKN, những<br />
năm đầu hoạt động của các DNKN rất quan trọng để ổn định hoạt động kinh doanh lâu dài. Theo<br />
đánh giá sự phát triển kinh doanh ở Việt Nam, GEM (2016) đã xây dựng hai chỉ số là tỷ lệ các hoạt<br />
động kinh doanh ở giai đoạn khởi sự và tỷ lệ các hoạt động kinh doanh đã ổn định.<br />
Dựa vào quan điểm của GEM (2016); Littunen, Storhammar và Nenonen (2006), KQKN được<br />
160<br />
<br />
Hội thảo Khoa học Quốc tế ...<br />
hiểu là sự tồn tại của DNKN trong giai đoạn khởi sự (trên 3 tháng và dưới 3,5 năm), hoạt động liên<br />
tục và đạt được mục tiêu của nhà khởi nghiệp.<br />
2.1.3. Mối quan hệ giữa đổi mới MHKD và kết quả khởi nghiệp<br />
Tiêu thức kết quả của đổi mới MHKD là hiệu quả kinh tế (lợi nhuận, năng suất, tỷ suất lợi<br />
nhuận trên doanh thu, giá trị thị trường) và giá trị đạt được (Andreini và Bettinelli, 2016). Pedersen,<br />
Gwozdz và Hvass (2016) đã chứng minh mối quan hệ cùng chiều giữa đổi mới MHKD và hiệu<br />
quả tài chính. Cucculelli và Bettinelli (2015) nhận thấy các DN điều chỉnh MHKD theo thời gian<br />
và đổi mới sáng tạo có ảnh hưởng cùng chiều đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư mạo hiểm. Vì vậy,<br />
dựa trên tiêu thức kết quả của đổi mới MHKD, nghiên cứu này tiếp tục xem xét MQH giữa đổi mới<br />
MHKD và KQKN cho các DNKN tại tỉnh BRVT. Khung lý thuyết nghiên cứu tổng quát của đổi<br />
mới MHKD và KQKN được thể hiện trong Hình 2.<br />
<br />
Hình 2. Khung nghiên cứu tổng quát<br />
<br />
2.2. Lược khảo các công trình nghiên cứu thực nghiệm liên quan<br />
Spieth và Schneider (2013) dựa vào MHKD và lý thuyết đổi mới SP, đổi mới MHKD là sự đổi<br />
mới DN, có ảnh hưởng ít nhất một trong ba thành phần của MHKD như giá trị cung cấp, cấu trúc<br />
giá trị sáng tạo và mô hình doanh thu.<br />
Guo, Su và Ahlstrom (2015) dựa vào số liệu điều tra của các DN Trung Quốc cho thấy mối<br />
quan hệ cùng chiều giữa định hướng khám phá và nhận diện cơ hội đối với đổi mới MHKD.<br />
Zhang, Zhao và Xu (2015) đã chứng minh DN tạo ra lợi thế cạnh tranh cần phải đổi MHKD.<br />
Kết quả nghiên cứu nhằm nâng cao sự hiểu biết về MHKD, cung cấp kiến thức và đề xuất các<br />
hướng đổi mới MHKD.<br />
Velu (2015) nghiên cứu ảnh hưởng của đổi mới MHKD đến sự tồn tại của các DN mới. Dữ liệu<br />
khảo sát bao gồm 129 DN mới trên thị trường trái phiếu Mỹ, giai đoạn 1995 - 2004. Kết quả nghiên<br />
cứu cho thấy các DN có mức độ thay đổi MHKD cao sẽ tồn tại lâu hơn các DN thay đổi MHKD<br />
vừa phải.<br />
Waldner, Poetz, Grimpe và Eurich (2015) điều tra các giai đoạn khác nhau trong chu kì vòng<br />
đời của ngành ảnh hưởng đến đổi mới MHKD và hiệu quả đạt được. Dựa trên mẫu 1,242 DN Áo,<br />
kết quả cho thấy đổi mới MHKD nên thực hiện đối với giai đoạn khởi đầu trong chu kì vòng đời<br />
của ngành.<br />
Pedersen, Gwozdz và Hvass (2016) đánh giá ảnh hưởng của đổi mới MHKD đến hiệu quả tài<br />
chính bằng khảo sát 540 nhà quản lý ở các ngành nghề như marketing, logistics, tài chính và các<br />
ngành khác. Kết quả nghiên cứu cho thấy đổi mới MHKD tác động dương đến hiệu quả tài chính<br />
với vai trò trung gian của tính bền vững DN.<br />
Bouncken và Fredrich (2016) nghiên cứu quy mô, độ tuổi, kinh nghiệm và thời gian hợp tác<br />
161<br />
<br />
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật<br />
<br />
ảnh hưởng đến giá trị nắm giữ của đổi mới MHKD và đổi mới MHKD có tác động dương đến tỷ<br />
suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE), thậm chí mạnh hơn so với các DN có kinh nghiệm hợp tác.<br />
Dựa vào kết quả các nghiên cứu thực nghiệm trên, chưa có nghiên cứu nào xem xét mối quan<br />
hệ giữa đổi mới MHKD và kết quả khởi nghiệp. Đây cũng là vấn đề nghiên cứu được đề xuất bởi<br />
Foss và Saebi (2016) khi tổng hợp nghiên cứu đổi mới MHKD từ 2000 đến 2015.<br />
2.3. Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu<br />
Từ cơ sở các lý thuyết và các nghiên cứu có liên quan, nghiên cứu này sử dụng mười yếu tố đổi<br />
mới MHKD của Clauss (2016). Căn cứ vào kết quả thảo luận nhóm với các chuyên gia, khi DNKN<br />
đi vào hoạt động thì các thành phần trong MHKD sẽ kết nối các hoạt động với nhau nên không<br />
cần đổi mới quy trình/cấu trúc. Ví dụ, MHKD Canvas gồm có chín thành tố, giúp DNKN hợp nhất<br />
các hoạt động kinh doanh nhằm tạo ra giá trị cho khách hàng và nắm giữ giá trị (Osterwalder và<br />
Pigneur, 2010). Do đó, thành phần đổi mới quy trình/cấu trúc của Clauss (2016) không được sử<br />
dụng khi áp dụng cho các DNKN tại tỉnh BRVT.<br />
Từ cơ sở lý thuyết và kết quả nghiên cứu định tính, mô hình lý thuyết được đề xuất bao gồm<br />
9 thành phần của đổi mới MHKD: Đổi mới năng lực, đổi mới công nghệ, đổi mới đối tác, đổi mới<br />
sản phẩm, đổi mới thị trường, đổi mới kênh phân phối, đổi mới MQH khách hàng, đổi mới mô hình<br />
doanh thu, đổi mới cấu trúc chi phí và biến phụ thuộc là kết quả khởi nghiệp, cụ thể trong Hình 2.<br />
<br />
Hình 3. Mô hình nghiên cứu đề xuất<br />
<br />
Foss và Saebi (2016) nghiên cứu đổi mới MHKD giai đoạn 2000 – 2015. Kết quả nghiên cứu<br />
chỉ ra rằng đổi mới MHKD được thực hiện vì giảm chi phí, giới thiệu sản phẩm mới, tiếp cận thị<br />
trường mới và nâng cao hiệu quả tài chính. Đổi mới MHKD cải thiện lợi thế cạnh tranh, lợi nhuận,<br />
tính sáng tạo và đem lại hiệu quả hoạt động (Zott và Amit, 2007).<br />
Dựa vào tiêu thức kết quả của đổi mới MHKD của Pedersen, Gwozdz và Hvass (2016), kết<br />
quả tổng hợp và đề xuất vấn đề nghiên cứu về đổi mới MHKD của Foss và Saebi (2016) giai đoạn<br />
2000 – 2015. Đổi mới MHKD sẽ ảnh hưởng tích cực đến KQKN Kết quả thảo luận nhóm của các<br />
162<br />
<br />