TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 72B, số 3, năm 2012<br />
<br />
NÂNG CAO KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CHO NGƯỜI<br />
DÂN VEN BIỂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ<br />
Trần Hữu Tuấn<br />
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế<br />
Tóm tắt. Bài viết phân tích khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) của<br />
người dân ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế. Nghiên cứu tiến hành điều tra hộ gia đình<br />
ở 3 xã đại diện cho các xã ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế gồm Vinh Hải (huyện Phú<br />
Lộc), Hải Dương (huyện Hương Trà) và Quảng Ngạn (huyện Quảng Điền). Kết quả<br />
nghiên cứu cho thấy trong những năm qua các địa phương ven biển Thừa Thiên Huế<br />
đã chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai và BĐKH. Kết quả so sánh về tình hình<br />
thiên tai giữa 3 xã cho thấy, Vinh Hải là xã chịu tác động nhiều nhất của bão. Trong<br />
khi đó, Hải Dương và Quảng Ngạn lại thường xuyên chịu ảnh hưởng của lũ lụt hơn.<br />
Các chỉ báo đánh giá khả năng thích ứng với thiên tai và BĐKH của Vinh Hải là<br />
thấp nhất trong 3 xã nghiên cứu. Kết quả điều tra về những biện pháp ứng phó với<br />
thiên tai và BĐKH mà người dân ở 3 xã thực hiện trong thời gian qua cho thấy,<br />
hiện tại họ chỉ tập trung vào các biện pháp tức thời, ngắn hạn, mang tính ứng phó<br />
mà thiếu các biện pháp thích nghi dài hạn. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đề xuất một<br />
số giải pháp nhằm nâng cao khả năng thích ứng với BĐKH cho người dân vùng<br />
ven biển Thừa Thiên Huế.<br />
<br />
1. Đặt vấn đề<br />
Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những thách thức lớn nhất của nhân loại<br />
trong thế kỷ 21. BĐKH sẽ tác động nghiêm trọng tới sản xuất đời sống và môi trường<br />
trên toàn thế giới. Nhiệt độ tăng, mực nước biển dâng gây ngập lụt, và sự gia tăng về<br />
tầng suất và cường độ của các loại thiên tai ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế<br />
xã hội của nhiều quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển [1]. Kết quả nghiên cứu<br />
gần đây[2, 3]của các cơ quan quốc tế về BĐKH cho thấy các nước đang phát triển<br />
thường thiếu nguồn lực để thực hiện các giải pháp ứng phó với BĐKH. Cộng đồng dân<br />
cư thường có nhận thức thấp về các nguy cơ và rủi ro của BĐKH. Do vậy, hàng năm các<br />
quốc gia này chịu nhiều thiệt hại do BĐKH.<br />
BĐKH có nguyên nhân chủ yếu từ khí thải nhà kính. Tuy nhiên các thương<br />
lượng quốc tế trong những năm vừa qua đã bị thất bại trong việc đạt được một sự đồng<br />
thuận về việc giảm thiểu khí nhà kính. Hơn nửa, các nhà khoa học cũng đã chỉ ra rằng<br />
ngay cả khi dừng lại việc phát thải khí nhà kính (hướng tiếp cận giảm thiểu) thì BĐKH<br />
vẫn tiếp tục xẩy ra và ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nước đang phát triển [2]. Vì thế<br />
379<br />
<br />
đối với các nước đang phát triển không có lựa chọn nào khác ngoài việc tập trung vào<br />
việc thích ứng với BĐKH (hướng tiếp cận thích nghi).<br />
Nằm ở rốn bão của khu vực Đông Nam Á, Việt Nam được đánh giá là một trong<br />
năm quốc gia chịu tác động lớn nhất của BĐKH và các loại thiên tai liên hàng năm trên<br />
thế giới: bão, lụt, lũ quét, lốc tố, rét đậm rét hại, hạn hán, triều cường… [6]. Hậu quả<br />
của BĐKH ở Việt Nam là rất nghiêm trọng và là một nguy cơ cho mục tiêu xóa đói<br />
giảm nghèo, cho việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ, và sự phát triển bền vững<br />
của đất nước [1].<br />
Trong những năm qua, Việt Nam đã thực hiện nhiều nỗ lực để phòng tránh và<br />
giảm nhẹ tác động của BĐKH, nhiều dự án cơ sở hạ tầng được triển khai, một số hoạt<br />
động tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng về BĐKH cũng được chính quyền<br />
các cấp thực hiện. Tuy nhiên, kết quả đạt được còn khá khiêm tốn mà biểu hiện cụ thể là<br />
tổn thất về người và của hàng năm do thiên tai gây ra cho các địa phương là rất nghiêm<br />
trọng [1, 5]. Để hạn chế một cách thấp nhất các tổn thất do thiên tai gây ra cũng như<br />
giảm thiểu các tác động bất lợi của BĐKH, với một nước đang phát triển như Việt Nam,<br />
không còn con đường nào khác ngoài việc nâng cao nhận thức về BĐKH và nâng cao<br />
năng lực thích ứng với BĐKH cho các bên có liên quan, đặc biệt các cộng đồng dân cư<br />
có nguy cơ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi BĐKH.<br />
Các địa phương ven biển Thừa Thiên Huế là vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng<br />
trực tiếp bởi các thiên tai do BĐKH như lụt, bão, hạn hán, triều cường,... Đời sống của<br />
người dân địa phương chủ yếu dựa vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên như nông<br />
nghiệp, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản và rất dễ bị tổn thương bởi các thiên tai do BĐKH<br />
[5]. Xuất phát từ thực tế đó, việc đánh giá khả năng thích ứng và đề xuất các biện pháp<br />
nhằm nâng cao khả năng thích ứng với BĐKH cho các hộ gia đình ở vùng ven biển tỉnh<br />
Thừa Thiên Huế là việc làm có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.<br />
2. Phương pháp nghiên cứu<br />
Nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng được sử dụng trong bài viết này.<br />
Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng bằng cách thảo luận với các chuyên<br />
gia về những vấn đề liên quan đến BĐKH và ảnh hưởng của BĐKH đến đời sống kinh<br />
tế xã hội của người dân vùng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế, những vấn đề liên quan<br />
đến việc chọn các xã để điều tra hộ gia đình, những thông tin ban đầu về diễn biến của<br />
thiên tai và BĐKH, và khả năng thích ứng với BĐKH của người dân ven biển tỉnh Thừa<br />
Thiên Huế.<br />
Phương pháp nghiên cứu định lượng được vận dụng để phân tích, so sánh số liệu<br />
về số lượng và tần suất của các loại thiên tai, các chỉ báo về khả năng thích ứng với<br />
BĐKH, và các biện pháp ứng phó với thiên tai được các hộ gia đình sử dụng ở các xã<br />
khác nhau.<br />
380<br />
<br />
Nguồn số liệu thứ cấp được thu thập từ các các hội nghị, diễn đàn liên quan đến<br />
BĐKH, các tạp chí chuyên ngành, niên giám thống kê, số liệu từ các sở, ban ngành ở<br />
Thừa Thiên Huế và các xã điều tra.<br />
Nguồn số liệu sơ cấp được thu thập từ điều tra hộ gia đình ở địa bàn nghiên cứu.<br />
Trên địa bàn Thừa Thiên Huế, có 5 huyện gồm: Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà,<br />
Phú Vang và Phú Lộc có xã thuộc vùng ven biển. Do nguồn kinh phí hạn hẹp đề tài<br />
không thể tiến hành điều tra ở tất cả các xã ven biển, mà chỉ tiến hành điều tra một số xã<br />
mang tính đại diện cho toàn vùng. Dựa trên kết quả thảo luận nhóm các chuyên gia cấp<br />
tỉnh gồm đại diện đến từ các sở, ban ngành liên quan… đề tài chọn 3 xã đại diện cho các<br />
địa phương ven biển ở Thừa Thiên Huế để điều tra gồm: Phong Hải (huyện Phú Lộc),<br />
Hải Dương (huyện Hương Trà), và Quảng Ngạn ( huyện Quảng Điền). Đây là các xã có<br />
phần đông người dân có sinh kế phụ thuộc biển, đồng thời là các xã được đánh giá là dễ<br />
bị tổn thương do BĐKH nhất trong các xã ven biển ở Thừa Thiên Huế. Ở mỗi xã 70 hộ<br />
được chọn ngẫu nhiên để điều tra sử dụng bảng hỏi đã được chuẩn bị trước.<br />
3. Kết quả nghiên cứu<br />
3.1 Tình hình thiên tai ở các xã điều tra<br />
Kết quả điều tra cho thấy, có 194 số mẫu hợp lệ trong tổng số 210 mẫu điều tra<br />
(đạt tỷ lệ 92%). Có 64% người trả lời là nam giới, độ tuổi trung bình của người trả lời<br />
khoảng 52 tuổi, số năm đến trường của người trả lời là 5,4 năm, và trung bình mỗi hộ có<br />
xấp xỉ 5 thành viên. Nhìn chung, không có sự khác biệt lớn về các đặc điểm của hộ điều<br />
tra giữa 3 xã.<br />
Tình hình thiên tai liên quan đến BĐKH trên địa bàn 3 xã trong 3 năm qua được<br />
thể hiện ở bảng 1.<br />
Bảng 1. Tình hình thiên tai trong 3 năm qua (2008-2010)<br />
<br />
Đơn vị<br />
tính<br />
<br />
Vinh<br />
Hải<br />
<br />
Quảng<br />
Ngạn<br />
<br />
Hải<br />
Dương<br />
<br />
BQC<br />
<br />
Bình quân số cơn bão đã trải qua<br />
<br />
Cơn<br />
<br />
9,2<br />
<br />
6,7<br />
<br />
6,7<br />
<br />
7,6<br />
<br />
Bình quân số trận lụt đã trải qua<br />
<br />
Trận<br />
<br />
0,4<br />
<br />
2,9<br />
<br />
1,7<br />
<br />
1,7<br />
<br />
Mức ngập lụt cao nhất trong nhà<br />
<br />
Mét<br />
<br />
0,8<br />
<br />
0,7<br />
<br />
0,4<br />
<br />
0,6<br />
<br />
Số ngày bị ngập lụt dài nhất<br />
<br />
Ngày<br />
<br />
3,0<br />
<br />
4,0<br />
<br />
2,6<br />
<br />
3,5<br />
<br />
Bình quân số đợt hạn hán đã trải qua<br />
<br />
Đợt<br />
<br />
1,3<br />
<br />
0,8<br />
<br />
1,3<br />
<br />
1,1<br />
<br />
Bình quân số lần sạt lở đất<br />
<br />
Lần<br />
<br />
0,8<br />
<br />
1,1<br />
<br />
1,4<br />
<br />
1,0<br />
<br />
Bình quân số đợt rét đậm, rét hại<br />
<br />
Đợt<br />
<br />
2,3<br />
<br />
2,8<br />
<br />
2,5<br />
<br />
2,5<br />
<br />
Các đặc điểm<br />
<br />
(Nguồn: số liệu điều tra năm 2011).<br />
381<br />
<br />
Nhìn chung, người dân ở các xã nghiên cứu trong thời gian qua chịu ảnh hưởng<br />
của rất nhiều loại thiên tai khác nhau như bão, lụt, hạn hán, sạt lở đất, rét đậm,... Trong<br />
gia đoạn 2008-2010, Vinh Hải chịu ảnh hưởng của nhiều đợt bão hơn so với Hải Dương<br />
và Quảng Ngạn. Nguyên nhân của sự khác biệt này là do Vinh Hải có địa hình là một<br />
dãy đất hẹp lồi hẵn ra phía biển đông, với chiều dài bờ biển gần 6 km, nên hằng năm<br />
chịu ảnh hưởng của nhiều cơn bão hơn cả. Trong khi đó, với hai xã Quảng Ngạn và Hải<br />
Dương có một số thôn nằm tiếp giáp với đầm phá nên hàng năm hai xã này chịu ảnh<br />
hưởng của nhiều trận lũ lụt hơn so với Vinh Hải. Không có sự khác biệt đáng kể giữa 3<br />
xã về một số loại hình thiên tai như hạn hán, sạt lở đất và rét đậm, rét hại.<br />
3.2 Khả năng thích ứng của hộ gia đình đối với thiên tai<br />
Để đánh giá khả năng thích ứng cấp hộ gia đình với thiên tai, người ta có thể sử<br />
dụng phương pháp chỉ số với các nhóm chỉ số như: Nhóm chỉ số cơ sở hạ tầng (mức độ<br />
kiên cố của nhà ở, khoảng cách từ nhà đến các trung tâm y tế; bệnh viện, diện tích đất<br />
sản xuất nông nghiệp bình quân hộ); nhóm chỉ số kinh tế (thu nhập bình quân hộ; tỷ<br />
trọng thu nhập phi nông nghiệp); Nhóm chỉ số công nghệ, kỹ thuật (khả năng tiếp cận<br />
thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng; các loại tài sản mà hộ sở hữu như tivi,<br />
xe máy, tàu thuyền); nhóm chỉ số vốn xã hội (khả năng tiếp cận các nguồn vốn; là thành<br />
viên của các tổ chức, đoàn thể); nhóm chỉ số kiến thức, kỹ năng (tham gia các lớp tập<br />
huấn phòng chóng thiên tai) [4].<br />
Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng một số chỉ số sau: chỉ số cơ sở hạ tầng<br />
(phần trăm nhà kiên cố); chỉ số kinh tế (thu nhập bình quân hộ năm 2010); chỉ số công<br />
nghệ (phần trăm nhà có tivi); chỉ số kỹ thuật (phần trăm nhà có xe máy); chỉ số vốn xã<br />
hội (phần trăm số hộ đã từng vay vốn); chỉ số kiến thức, kỹ năng (phần trăm số hộ đã<br />
qua tập huấn phòng chống thiên tai trong 5 năm qua). Kết quả đo lường các chỉ số này<br />
được thể hiện ở bảng 2.<br />
Bảng 2. Chỉ số khả năng thích ứng của hộ gia đình<br />
<br />
Vinh<br />
Hải<br />
<br />
Quảng<br />
Ngạn<br />
<br />
Hải<br />
Dương<br />
<br />
BQC<br />
<br />
Cơ sở hạ tầng: % nhà kiên cố<br />
<br />
91,2<br />
<br />
90,6<br />
<br />
90,3<br />
<br />
90,7<br />
<br />
Kinh tế: thu nhập BQ năm 2010 (tr.đ)<br />
<br />
19,3<br />
<br />
31,1<br />
<br />
37,4<br />
<br />
28,9<br />
<br />
Công nghệ: % hộ tiếp cận thông tin từ tivi<br />
<br />
92,6<br />
<br />
100<br />
<br />
100<br />
<br />
97,4<br />
<br />
Kỹ thuật: % hộ có xe máy<br />
<br />
66,2<br />
<br />
82,8<br />
<br />
83,9<br />
<br />
77,3<br />
<br />
Vốn xã hội: % hộ đã từng vay vốn<br />
<br />
69,1<br />
<br />
65,6<br />
<br />
64,5<br />
<br />
66,5<br />
<br />
Kiến thức, kỹ năng: % hộ đã qua tập huấn<br />
<br />
27,9<br />
<br />
31,3<br />
<br />
37,1<br />
<br />
32,0<br />
<br />
Các chỉ báo<br />
<br />
(Nguồn: số liệu điều tra năm 2011).<br />
382<br />
<br />
Kết quả bảng 2 cho thấy, các chỉ số đánh giá khả năng thích ứng của Vinh Hải<br />
như kinh tế, kỹ thuật và kiến thức, kỹ năng là thấp nhất trong 3 xã nghiên cứu; không có<br />
sự khác biệt đáng kể về các chỉ số này giữa hai xã Quảng Ngạn và Hải Dương.<br />
3.3 Các biện pháp ứng phó với thiên tai được các hộ gia đình thực hiện<br />
Số liệu bảng 3 cho thấy, kết quả điều tra của 3 xã về các biện pháp ứng phó của<br />
hộ gia đình đã thực hiện đối với từng loại thiên tai khác nhau.<br />
Bảng 3. Những biện pháp ứng phó với lụt, bão của các hộ điều tra (ĐVT:%)<br />
<br />
Vinh<br />
Hải<br />
<br />
Quảng<br />
Ngạn<br />
<br />
Hải<br />
Dương<br />
<br />
BQC<br />
<br />
Sữa chữa, kiên cố lại nhà cửa<br />
<br />
77,9<br />
<br />
78,1<br />
<br />
64,5<br />
<br />
73,3<br />
<br />
Dự trữ thức ăn, uống và nhu yếu phẩm<br />
<br />
61,8<br />
<br />
78,1<br />
<br />
72,6<br />
<br />
70,6<br />
<br />
Di tản các thành viên đến nơi an toàn<br />
<br />
32,4<br />
<br />
43,8<br />
<br />
38,7<br />
<br />
38,1<br />
<br />
Cập nhật thông tin cảnh báo thiên tai<br />
<br />
27,9<br />
<br />
15,6<br />
<br />
21,0<br />
<br />
21,6<br />
<br />
Cắt tỉa cây gần nhà để ngăn cành cây gãy<br />
<br />
23,5<br />
<br />
4,7<br />
<br />
6,5<br />
<br />
11,9<br />
<br />
Bón phân giữ ấm cho cây trồng<br />
<br />
73,5<br />
<br />
40,6<br />
<br />
64,5<br />
<br />
59,8<br />
<br />
Dự trữ thức ăn cho vật nuôi trước mùa rét<br />
<br />
21,5<br />
<br />
48,4<br />
<br />
54,8<br />
<br />
51,5<br />
<br />
Giữ ấm cho người và vật nuôi<br />
<br />
20,6<br />
<br />
7,8<br />
<br />
24,2<br />
<br />
17,5<br />
<br />
16,2<br />
<br />
12,5<br />
<br />
8,1<br />
<br />
12,4<br />
<br />
0<br />
<br />
6,3<br />
<br />
14,5<br />
<br />
6,7<br />
<br />
7,4<br />
<br />
1,6<br />
<br />
1,6<br />
<br />
3,6<br />
<br />
Trồng cây dọc sông, suối và ven bờ<br />
<br />
8,8<br />
<br />
10,9<br />
<br />
14,5<br />
<br />
11,3<br />
<br />
Xây dựng, gia cố bờ đê, kè chống sạt lở<br />
<br />
2,9<br />
<br />
9,4<br />
<br />
9,7<br />
<br />
7,2<br />
<br />
0<br />
<br />
1,6<br />
<br />
1,6<br />
<br />
1,0<br />
<br />
Các biện pháp ứng phó<br />
Ứng phó với lụt, bão<br />
<br />
Ứng phó với rét đậm, rét hại<br />
<br />
Ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn<br />
Nạo vét kênh mương, lòng hồ<br />
Đầu tư, trang bị máy bơm<br />
Đào giếng, đào hồ lấy nước<br />
Ứng phó với sạt lở đất<br />
<br />
Di dời khỏi vùng có nguy cơ sạt lở<br />
(Nguồn: số liệu điều tra năm 2011).<br />
<br />
Các loại thiên tai khác nhau thì các biện pháp ứng phó mà người dân thực hiện<br />
cũng không giống nhau. Kết quả ở bảng 3 cho thấy, tỷ lệ hộ thực hiện các biện pháp ứng<br />
phó với lụt; bão, rét đậm; rét hại là khá cao, trong khi đó tỷ lệ hộ thực hiện các biện<br />
pháp ứng phó với hạn hán; xâm nhập mặn và sạt lở đất là khá thấp. Điều này phản ánh<br />
một thực tế là các hộ gia đình ven biển Thừa Thiên Huế khá quen thuộc với các loại<br />
383<br />
<br />