intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch thành phố Phú Quốc

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

10
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch qua đó góp phần phát triển du lịch thành phố Phú Quốc. Dữ liệu của nghiên cứu được thu thập từ số liệu thống kê của các doanh nghiệp du lịch tại thành phố Phú Quốc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch thành phố Phú Quốc

  1. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH THÀNH PHỐ PHÚ QUỐC TS. Phan Văn Phùng, PGS.TS. Lưu Thanh Đức Hải, ThS. Nguyễn Văn Thanh, ThS. Nguyễn Minh Lầu TÓM TẮT Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch qua đó góp phần phát triển du lịch thành phố Phú Quốc. Dữ liệu của nghiên cứu được thu thập từ số liệu thống kê của các doanh nghiệp du lịch tại thành phố Phú Quốc. Ứng dụng các phương pháp phân tích định lượng như: phương pháp kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA) và mô hình phân tích hồi quy tuyến tính để đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch. Từ đó, nghiên cứu đề xuất các hàm ý quản trị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch thành phố Phú Quốc để phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới. Từ khóa: Năng lực cạnh tranh; Điểm đến du lịch; Thành phố Phú Quốc. ABSTRACT IMPROVE COMPETITIVENESS OF TRAVEL DESTINATIONS: THE CASE OF PHU QUOC CITY The objective of this study is to propose some governance implications for the competitiveness of tourism businesses, thereby developing tourism in Phu Quoc City. The data of the study is sourced from tourism businesses in Phu Quoc city. Then quantitative analysis methods are applied, including exploratory factor analysis (EFA) and linear regression analysis model to determine the level of competitiveness improvement among tourism businesses, which have a positive impact on tourism development in Phu Quoc city, at an appropriate significance level and in consultation with experts. From there, the study proposes governance implications for the competitiveness of tourism businesses in Phu Quoc city for future prosperity. Keywords: Competing capability; Travel destinations; Phu Quoc City. 1. GIỚI THIỆU Trong sự phát triển của ngành du lịch, không thể không nhắc đến điểm sáng “Du lịch biển thành phố Phú Quốc”, hòn đảo được xem là đẹp nhất và lớn nhất tại Việt Nam hiện nay. Với diện tích gần 589, 23 km2 và dân số 103.000 người. Thành phố Phú Quốc là đảo có diện tích lớn nhất trong các đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam, được thiên nhiên ưu đãi với những bãi biển đẹp đầy tiềm năng cho việc phát triển du lịch, tạo sự đa dạng cho các tour du lịch. Ngoài ra, còn tạo cơ hội cho các dịch vụ du lịch đặc biệt là du lịch nghỉ dưỡng đang phát triển trên thành phố. Hiện tại, các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài vào đầu tư xây dựng rất nhiều cơ sở kinh doanh du lịch trên đảo, góp phần phát triển kinh tế cho thành phố. Vấn đề phát triển thành phố Phú Quốc đã và đang được Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương và địa phương quan tâm tập trung mọi nguồn lực có thể nhằm giúp thành phố Phú Quốc phát triển đúng hướng và mục tiêu đến năm 2025 sẽ có thể trở thành Trung tâm du lịch của cả nước, đến năm 2030 trở thành trung tâm du lịch lớn của khu vực và thế giới. Hiện nay, trong tình hình cạnh tranh về điểm đến du 885
  2. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới lịch, vai trò của doanh nghiệp du lịch ngày càng trở nên quan trọng, đặc biệt đối với các quốc gia và vùng lãnh thổ chủ yếu dựa vào du lịch (Gooroochurn và Sugiyarto, 2005). Theo Bordas (1994), doanh nghiệp du lịch phải cạnh tranh quyết liệt với nhau về thị trường, sản phẩm và công nghệ trong du lịch. Để có năng lực cạnh tranh điểm đến và sự hài lòng du khách về chất lượng dịch vụ du lịch, doanh nghiệp du lịch cần phải dựa trên nhiều yếu tố như cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, sản phẩm - dịch vụ, con người và khả năng tổ chức. Nhằm đảm bảo năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Việt Nam nói chung và thành phố Phú Quốc nói riêng, tác giả tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch ở cấp độ doanh nghiệp du lịch. 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT Theo Mubinovna (2020) nghiên cứu tầm quan trọng của đầu tư vào ngành du lịch tại Uzbekistan. Kết quả nghiên cứu cho rằng, du lịch liên quan chặt chẽ đến nhiều yếu tố địa lý và đặc điểm của các vùng, như cảnh quan hấp dẫn và tham quan khảo cổ học, di sản và tài sản văn hóa là điều kiện cần thiết để phát triển du lịch. Nói cách khác, đầu tư vào du lịch là quá trình tạo ra các cơ sở du lịch mới với sự trợ giúp của vốn, cũng như hiện đại hóa hoặc tái thiết những cơ sở hiện có có thể sản xuất và cung cấp một số loại sản phẩm du lịch (dịch vụ du lịch) làm tăng năng lực cạnh tranh, góp phần phát triển du lịch. Thương hiệu: Thông qua thương hiệu người tiêu dùng tin tưởng hơn, yên tâm hơn, mong muốn được lựa chọn, tiêu dùng sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Một thương hiệu thành công, được người tiêu dùng biết đến và mến mộ sẽ mang lại những lợi ích to lớn cho doanh nghiệp (Steven Pike & Stephen J.Page, 2014). Giá trị của một thương hiệu là triển vọng lợi nhuận mà thương hiệu đó mang lại cho doanh nghiệp trong hiện tại và tương lai. Thương hiệu luôn là tài sản vô hình và có giá của doanh nghiệp. Chính những điều đó đã thôi thúc các doanh nghiệp xây dựng và phát triển thương hiệu. Ngoài ra, thương hiệu còn các yếu tố khác như: Luôn giới thiệu nhãn hiệu dịch vụ của họ; Luôn giúp khách du lịch biết đến nhãn hiệu của họ; Nhãn hiệu các dịch vụ du lịch của Công ty/Doanh nghiệp không tìm thấy ở nơi khác (Bharati & Chaudhury, 2009; Raymond & Bergeron, 2008). Marketing: Tận dụng tối đa các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, tivi, internet để giới thiệu hình ảnh về du lịch Tp Phú Quốc đến với tất cả mọi người. Được thực hiện bởi những người quan tâm đến địa điểm, vị trí địa lý, thị trường và muốn ứng dụng lý thuyết và kỹ thuật vào thực tế để nhận biết, giới thiệu, quảng cáo và hướng tới giải quyết các vấn đề về quản trị marketing, đồng thời xem xét các yếu tố khác về nâng cao tính cạnh tranh trong kinh doanh dịch vụ du lịch, nhằm thu hút du khách tới địa phương, đáp ứng tốt nhu cầu của khách du lịch (Ashworth & Voogd, 1990). Trong thị trường du lịch ngày càng bão hòa, nhiệm vụ chủ yếu của nhà quản lý là làm thế nào để tăng lợi thế cạnh tranh của điểm đến du lịch. Năng lực cạnh tranh của một điểm đến du lịch là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng thị phần. Ngoài ra, marketing còn các yếu tố khác như: Công ty/Doanh nghiệp có nhiều hoạt động quảng cáo dịch vụ họ cung cấp; Công ty/Doanh nghiệp luôn giới thiệu đến khách du lịch các dịch vụ khác mà họ cung cấp; Công ty/Doanh nghiệp luôn đáp ứng được nhu câu của khách du lịch (Day, 1994; Martin et al., 2005). Nguồn vốn: Sự hiểu biết về các đối thủ cạnh tranh trong du lịch có ý nghĩa quan trọng đối với điểm đến du lịch Tp Phú Quốc. Để cạnh tranh trên thị trường du lịch, thì cần xác định được thị trường mục tiêu, có các chính sách hỗ trợ, các nguồn lực về tài chính, vốn nhân lực để điểm đến du lịch Tp Phú Quốc có cùng lợi thế cạnh tranh, biết được điểm mạnh và điểm yếu của mình để từ đó có những chiến lược phát triển phù hợp nhằm phát huy và nâng cao năng lực 886
  3. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới cạnh hình điểm đến (Kozak, 2001; Crouch & Ritchie, 2003). Các doanh nghiệp du lịch đầu tư vào cơ sở vật chất phù hợp nhu cầu thị hiếu du lịch hiện nay. Các doanh nghiệp luôn đầu tư và đổi mới đa dạng, phong phú các hoạt động vui chơi giải trí cung cấp đến khách du lịch. Tập trung sử dụng hiệu quả vốn đầu tư, tránh tình trạng công trình dỡ dang chậm tiến độ, đưa Cảng quốc tế tại khu vực An Thới vào khai thác để phục vụ du lịch để không gây lãng phí ngân sách của nhà nước qua đó rút ngắn thời gian di chuyển của du khách. Ngoài ra, nguồn vốn còn các yếu tố khác như: Công ty/Doanh nghiệp đầu tư vào cơ sở vật chất; Công ty/Doanh nghiệp luôn đổi mới hoạt động vui chơi giải trí cung cấp đến khách du lịch; Công ty/Doanh nghiệp đầu tư cho nhiều hoạt động vui chơi giải trí phục vụ khách du lịch (Humphrey & Shmitz, 2002; Ayyagaru et al., 2006). Nguồn nhân lực: Cần có thêm nhiều nhân viên cứu hộ tại các bãi tắm du lịch, các nhân viên này phải được đào tạo về các kỹ nãng về sơ cứu cơ bản, kỹ nãng bơi,… Ðể có thể xử lý được các tình huống khẩn cấp khi xảy ra đối với du khách. Tăng cường đào tạo trình độ đại học trong ngành du lịch, quản lý khách sạn, quản lý resort. Xây dựng chính sách thu hút nguồn sinh viên địa phương đang học tập tại các thành phố lớn về làm việc tại các cơ sở kinh doanh du lịch thành phố Phú Quốc. Để góp phần vào sự phát triển du lịch tại thành phố Phú Quốc thì các nhân viên phục vụ tại các doanh nghiệp du lịch phải chú trọng đào tạo một cách chuyên nghiệp. Các bộ phận nhân sự trong công ty du lịch phối hợp với nhau để cung cấp dịch vụ tốt đến khách du lịch, làm cho du khách hài lòng. Bên cạnh đó, các nhân viên du lịch luôn quan tâm đến hoạt động dịch vụ của doanh nghiệp mình để phục vụ khách du lịch tốt hơn. Ngoài ra, nguồn nhân lực còn các yếu tố khác như: Nhân viên của Công ty/Doanh nghiệp được đào tạo một cách chuyên nghiệp; Các bộ phận nhân sự trong Công ty/Doanh nghiệp phối hợp tốt để cung cấp dịch vụ đến khách du lịch; Nhân viên của Công ty/Doanh nghiệp luôn quan tâm đến hoạt động dịch vụ của tổ chức (Panigyrakis & Theodoridis, 2007; Capron & Mitchell, 2009; Lichtenthaler, 2011; Uhlaner & Meijaard, 2004). Công nghệ: Khoa học công nghệ tiên tiến sẽ giúp các doanh nghiệp xử lý thông tin một cách chính xác và có hiệu quả nhất trong thời đại hiện nay, bất kỳ một doanh nghiệp du lịch nào muốn thành công cũng cần có một hệ thống thu thập, xử lý, lưu trữ, truyền phát thông tin một cách chính xác, đầy đú nhanh chóng hiệu quả về thị trường và đối thủ cạnh tranh. Bên cạnh đó, công nghệ tiên tiến sẽ tạo ra một hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại của nền kinh tế quốc dân nói chung cũng như thị trường doanh nghiệp du lịch nói riêng. Vì vậy, có thể nói rằng công nghệ là tiền đề cho các doanh nghiệp du lịch nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Công nghệ cải thiện chất lượng dịch vụ và góp phần nâng cao sự hài lòng của du khách. Sự hài lòng của khách hàng phụ thuộc rất nhiều vào tính chính xác và toàn diện của thông tin cụ thể về khả năng tiếp cận của điểm đến du lịch, cơ sở vật chất, thu hút du khách và các hoạt động khác. Vì vậy, Công nghệ tạo điều kiện cho các yếu tố thúc đẩy sự hài lòng của người tiêu dùng và nâng cao năng lực cạnh tranh trong các doanh nghiệp du lịch. Ngoài ra, công nghệ còn kể để các yếu tố như: Các hoạt động cung cấp dịch vụ của Công ty/Doanh nghiệp được công nghệ hoá (Sử dụng trang thiết bị nhiều); Nhân viên của Công ty/Doanh nghiệp được trang bị các thiết bị hiện đại; Wifi được trang bị đầy đủ tại các điểm vui chơi giải trí tại Công ty/Doanh nghiệp; Hoạt động vui chơi giải trí tại Công ty/Doanh nghiệp có công nghệ hiện đại (Adeya, 2003; Brynjolfsson & Yang, 1996; Lal, 2007). Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch: Có thể coi yếu tố thu hút khách du lịch là điều kiện quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến. Các yếu tố thu hút khách du lịch 887
  4. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới bao gồm quản lý kinh doanh du lịch phản ứng nhanh với sự thay đổi của thị trường, tổ chức kinh doanh với giá cả phù hợp, nguồn nhân lực phục vụ du lịch có tính chuyên môn cao, tổ chức quản lý điểm đến tốt (Yuan, Gretel & Fesenmaier, 2006). Các hoạt động cung cấp dịch vụ của các cơ sở du lịch ở thành phố Phú Quốc luôn nâng cao khả năng phục vụ khách du lịch trong nước và quốc tế; Các hoạt động cung cấp dịch vụ của các doanh nghiệp du lịch luôn đáp ứng tốt nhu cầu của khách du lịch tại thành phố Phú Quốc, các hoạt động cung cấp dịch vụ của các doanh nghiệp du lịch ở thành phố Phú Quốc sẽ phát triển hơn nữa trong tương lai và du khách có nhu cầu ý định quay trở lại điểm đến. Ngoài ra, năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch còn có các yếu tố như: Các hoạt động cung cấp dịch vụ của Công ty/Doanh nghiệp luôn nâng cao khả năng phục vụ khách du lịch; Các hoạt động cung cấp dịch vụ của Công ty/Doanh nghiệp luôn đáp ứng tốt nhu cầu của khách du lịch; Các hoạt động cung cấp dịch vụ của Công ty/Doanh nghiệp sẽ phát triển hơn nữa trong tương lai (Panigyrakis & Theodoridis, 2007; Capron & Mitchell, 2009; Lichtenthaler, 2011; Uhlaner & Meijaard, 2004). Bảng 1: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tại thành phố Phú Quốc Stt Nhân tố Nguồn 1 Thương hiệu Bharati & Chaudhury, 2009; Raymond & Bergeron, 2008 2 Marketing Day, 1994; Martin et al., 2005 3 Nguồn vốn Humphrey & Shmitz, 2002; Ayyagaru et al., 2006 4 Nguồn nhân lực Panigyrakis & Theodoridis, 2007; Capron & Mitchell, 2009; 16Lichtenthaler, 2011; Uhlaner & Meijaard, 2004 5 Công nghệ Adeya, 2003; Brynjolfsson & Yang, 1996; Lal, 2007 6 Năng lực cạnh tranh Panigyrakis & Theodoridis, 2007; Capron và Mitchell, 2009; Lichtenthaler, 2011; Uhlaner & Meijaard, 2004 Nguồn: Tổng hợp từ các nghiên cứu có liên quan, 2020 3. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU Thương hiệu Marketing NĂNG LỰC Nguồn vốn CẠNH TRANH Nguồn nhân ĐIỂM ĐẾN lực DU LỊCH Công nghệ Hình 1: Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tại thành phố Phú Quốc Nguồn: Đề xuất của tác giả, 2020 888
  5. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thang đo: Tất cả các thang đo được điều chỉnh từ các nghiên cứu trước để phù hợp với bối cảnh nghiên cứu tại Việt Nam. Chúng tôi thiết kế ba quy trình để tiến hành cuộc khảo sát. Đầu tiên, chúng tôi khảo sát bằng phương pháp chuyên gia trao đổi với các chuyên gia quản lý du lịch bao gồm mười người có ít nhất năm năm kinh nghiệm làm việc tại các cơ quan có liên quan đến ngành du lịch, là lãnh đạo các sở, cơ quan, ban ngành trên địa bàn thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang và nhóm 10 chuyên gia là quản lý doanh nghiệp du lịch, dịch vụ, nhà hàng, khách sạn, khu du lịch, cơ sở kinh doanh du lịch, đáp ứng các tiêu chuẩn lựa chọn đáp viên có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực du lịch. Sau đó, họ đề xuất một số điều chỉnh để đảm bảo bảng câu hỏi khảo sát phù hợp với ngành du lịch Việt Nam. Thứ hai, một cuộc khảo sát thí điểm với 20 người trả lời đang du lịch tại thành phố Phú Quốc với tư cách là du khách của điểm đến du lịch nhằm kiểm tra lại bảng câu hỏi khảo sát không có sai sót và nội dung phù hợp. Mẫu được chọn dựa trên mức độ sẵn sàng tham gia nghiên cứu của người trả lời. Thứ ba, Đối tượng khảo sát doanh nghiệp du lịch tác giả thu về 198 phiếu quan sát. Như vậy, cỡ mẫu cho nghiên cứu doanh nghiệp du lịch là phù hợp. Thứ tư, cách thức chọn mẫu, mục tiêu của việc chọn mẫu là đảm bảo chọn đúng quy trình nhằm chọn được số mẫu có thể đại diện cho đối tượng điều tra. Thứ năm, thang đo Likert năm khoảng cách bắt đầu từ “hoàn toàn không đồng ý” đến “hoàn toàn đồng ý” được sử dụng để đo lường tất cả biến quan sát. Thu thập và xử lý dữ liệu: đối tượng khảo sát được xác định là các doanh nghiệp du lịch tại thành phố Phú Quốc và với phương pháp chọn mẫu thuận tiện với 198 bảng câu hỏi khảo sát. Phân tích hồi qui tuyến tính được thực hiện theo quy trình bao gồm 3 bước: (i) Kiểm định độ tin cậy của thang đo (Reliability test of scale); (ii) Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis–EFA); và (iii) Phân tích hồi qui tuyến tính bội. 5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5.1. Thực trạng hoạt động du lịch ở thành phố Phú Quốc Trong những năm qua, trên cơ sở phát huy những tiềm năng và lợi thế về du lịch, thành phố Phú Quốc đã có những bước phát triển đáng ghi nhận trong nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch, từng bước phát triển để trở thành điểm đến du lịch đẳng cấp với trọng tâm là du lịch nghỉ dưỡng, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Kiên Giang. Năm 2020, thành phố Phú Quốc đón hơn 3.6 triệu lượt khách du lịch. Mặc dù, lượng khách du lịch giảm hơn so với 2019. Tổng số cơ sở lưu trú năm 2020 trên địa bàn thành phố Phú Quốc có gần 700 cơ sở lưu trú với hơn 20.000 phòng. Trong đó, có 325 cơ sở có thông báo hoạt động với 17.919 phòng. Hoạt động kinh doanh lữ hành từng bước phát triển. Đến nay toàn thành phố có hơn 55 doanh nghiệp hoạt động lữ hành du lịch. Trong đó, 26 doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, 16 doanh nghiệp có giấy phép lữ hành nội địa. Có 03 chi nhánh và văn phòng đại diện du lịch lữ hành quốc tế. Cùng với năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch, hạ tầng cơ sở vật chất ở thành phố Phú Quốc cũng phát triển nhanh chóng, cho đến nay sân bay quốc tế thành phố Phú Quốc đã vận hành khá hiệu quả và đảm bảo cho 80% lượng khách du lịch tiếp cận thành phố Phú Quốc. số lượng buồng khách sạn tăng gấp 3 lần trong vòng 5 năm, từ trên 6.000 buồng năm 2016 lên trên 18.000 buồng vào năm 2019, trong đó số buồng khách sạn đạt tiêu chuẩn 3-5 sao có tốc độ tăng trưởng cao, xấp xỉ 31,3%/năm. 889
  6. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới Thu nhập từ du lịch có tốc độ phát triển khá cao, theo đó tăng trưởng trung bình giai đoạn 2016 - 2019 là 21,4%/năm. Năm 2019 thu nhập từ hoạt động du lịch đã trên 14.500 tỷ đã có đóng góp tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. 5.2. Đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch thành phố Phú Quốc 5.2.1 Đánh giá sơ bộ thang đo bằng hệ số quả Cronbach Alpha Các thang đo được đánh giá sơ bộ thông qua hệ số tin cậy Cronbach Alpha và phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA. Kết quả đánh giá sơ bộ được trình bày qua kết quả Cronbach Alpha và EFA dưới đây. Kết quả phân tích cho thấy, các khái niệm đạt được độ tin cậy cao sau khi đã loại đi các biến “rác” (biến có hệ số tương quan với tổng nhỏ hơn 0,3). Các biến còn lại của các khái niệm đủ điều kiện để tiến hành phân tích nhân tố khám phá ở phần tiếp theo. Bảng 2: Hệ số tin cậy Cronbach Alpha của các khái niệm Trung bình Trung bình Tương quan Cronbach's Biến quan thang đo nếu phương sai nếu giữa biến – Alpha nếu xóa sát xóa biến xóa biến tổng biến Thương hiệu (TH): Alpha = 0,831 TH1 7,16 3,917 0,714 0,743 TH2 7,42 3,966 0,704 0,753 TH3 7,34 4,621 0,661 0,798 Marketing (MK): Alpha = 0,782 MK1 7,41 4,155 0,610 0,715 MK2 7,53 4,264 0,596 0,730 MK3 7,44 3,904 0,653 0,667 Nguồn vốn (NV): Alpha = 0,880 NV1 7,27 3,177 0,738 0,856 NV2 7,23 3,098 0,767 0,831 NV3 7,20 2,910 0,799 0,801 Nguồn nhân lực (NL): Alpha = 0,788 NL1 7,44 1,133 0,644 0,695 NL2 7,43 1,259 0,586 0,756 NL3 7,45 1,211 0,656 0,682 Công nghệ (CN): Alpha = 0,890 CN1 11,84 2,236 0,752 0,872 CN2 11,78 2,530 0,805 0,842 CN3 11,87 2,524 0,761 0,857 CN4 11,83 2,869 0,768 0,865 Năng lực cạnh tranh (NLCT): Alpha = 0,898 NLCT1 7,56 4,388 0,783 0,868 NLCT2 7,54 4,402 0,818 0,839 NLCT3 7,51 4,239 0,796 0,857 Nguồn: Kết quả phân tích từ số liệu khảo sát, 2020 890
  7. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới 5.2.2 Kết quả EFA các nhóm biến độc lập Bảng 3: Kết quả EFA thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh Tên biến Nhân tố F1 F2 F3 F4 F5 CN2 0,901 CN1 0,856 CN3 0,855 CN4 0,843 NV3 0,918 NV2 0,882 NV1 0,851 TH2 0,872 TH1 0,855 TH3 0,778 NL3 0,842 NL2 0,811 NL1 0,809 MK3 0,852 MK2 0,802 MK1 0,723 Hệ số KMO = 0,751 Tổng phương sai trích = 75,296% Mức ý nghĩa kiểm định Bartlett = 0,00 Nguồn: Kết quả phân tích từ số liệu khảo sát, 2020 Kết quả phân tích cho thấy, có 05 nhóm nhân tố được tạo thành phản ánh các yếu tố có ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch, kết quả phân tích nhân tố khám phá với các kiểm định được đảm bảo như sau: (1) Độ tin cậy của các biến quan sát (Factor loading > 0,5); (2) Kiểm định tính thích hợp của mô hình (0,5 < KMO = 0.751 < 1); (3) Kiểm định Bartlett về tương quan của các biến quan sát (Sig. = 0.00 < 0.05); (4) Kiểm định phương sai cộng dồn = 75.296% > 50%. Bên cạnh đó, các nhân tố được trích lại không có sự xáo trộn và thay đổi các biến quan sát, nên các biến sẽ được giữ nguyên để phục vụ phân tích hồi quy ở bước tiếp theo. 5.2.3 Kết quả nhân tố thang đo năng lực cạnh tranh Thang đo “Năng lực cạnh tranh” bao gồm 03 biến quan sát được đo lường và được đưa vào thực hiện phân tích nhân tố khám phá, được thực hiện với phương pháp Principal Components và phép xoay Varimax. Kết quả phân tích nhân tố khám phá cho thang đo “Năng lực cạnh tranh” được thể hiện ở Bảng 4. Bảng 4: Kết quả phân tích nhân tố thang đo năng lực cạnh tranh STT Kiểm định Giá trị 1 KMO 0,750 2 Bartlett’s test 0,000 3 Tổng phương sai trích 83,137% Nguồn: Kết quả phân tích từ số liệu khảo sát, 2020 Theo kết quả thể hiện, giá trị kiểm định KMO là 0,750 thuộc khoảng từ 0,5 đến 1, cho nên phân tích nhân tố khám phá là phù hợp. Mặt khác, giá trị kiểm định Bartlett’s là 0,000 nhỏ hơn mức ý nghĩa 0,05 do đó, nghiên cứu có thể suy rộng ra cho tổng thể. Tổng phương sai trích có giá trị là 83.137% cho thấy, 03 biến quan sát giải thích cho “Năng lực cạnh tranh” là 83.137% 891
  8. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới và giá trị này lớn hơn 50%. Bên cạnh đó, chỉ có 01 nhóm nhân tố được rút trích từ 03 biến quan sát đo lường cho “Năng lực cạnh tranh”. 5.2.5 Phân tích các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh Mô hình phân tích mức độ tác động của các nhân tố đến năng lực cạnh tranh được xác định là: Y (NLCT) = f (F1, F2, F3, F4, F5) Với Y(NLCT) là biến phụ thuộc, trong khi đó các nhân tố F1, F2, F3, F4, F5 là các biến độc lập. Cả biến phụ thuộc và độc lập được xác định bằng cách lấy hệ số điểm nhân tố sau khi phân tích nhân tố của các nhóm nhân tố đó. Trước khi kiểm định mô hình, tác giả thực hiện một số kiểm định thăm dò vi phạm mô hình hồi qui thông qua chỉ số VIF. Độ phóng đại phương sai (VIF) của các biến trong mô hình nhỏ hơn nhiều so với 10 nên ta kết luận các biến đưa vào mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Hệ số Durbin-Watson của mô hình là 1,615 nằm trong khoản từ 1,5 đến 2,5 nên mô hình không có hiệu tượng tự tương quan (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Theo kết quả phân tích cho thấy, mức ý nghĩa của mô hình (hệ số Sig.F = 0,00) nhỏ hơn rất nhiều so với mức α = 5% nên mô hình hồi quy được thiết lập có ý nghĩa có ít nhất một biến độc lập có ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp dịch vụ tại Phú Quốc. Hệ số R2 hiệu chỉnh = 70,8% có nghĩa là 70,8% sự biến thiên của năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp dịch vụ tại Phú Quốc được giải thích bởi các yếu tố được đưa vào mô hình. Bảng 6: Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính Độ lệch Hệ số hồi quy Giá trị Mức ý Hệ số Tên biến Hệ số hồi quy chuẩn chuẩn hóa kiểm định t nghĩa VIF Hằng số -.001 .043 -.033 .973 F1: Công nghệ -.064 .043 -.064 -1.469 .144 1.000 F2: Nguồn vốn .101 .043 .101 2.325 .021 1.000 F3: Thương hiệu .618 .043 .616 14.245 .000 1.000 F4: Nguồn lực .051 .043 .051 1.175 .242 1.000 F5: Marketing .569 .043 .567 13.118 .000 1.000 Mức ý nghĩa = 0.000 Hệ số Durbin-Watson = 1.615 Hệ số R2 hiệu chỉnh = 0.708 Nguồn: Kết quả phân tích từ số liệu khảo sát, 2020 Theo kết quả phân tích tại bảng 6, trong 5 biến độc lập đưa vào mô hình thì có 2 biến không có ý nghĩa thống kê tại mức 10% bao gồm: yếu tố công nghệ và yếu tố nguồn lực. Ngược lại có 3 yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp dịch vụ tại thành phố Phú Quốc bao gồm: yếu tố thương hiệu và marketing tại mức ý nghĩa 1%, và yếu tố nguồn vốn tại mức ý nghĩa 5%. Trong đó, nhân tố thương hiệu có tác động lớn nhất đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp dịch vụ du lịch tại thành phố Phú Quốc. 6. THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ Qua phân tích thực trang phát triển và nghiên cứu năng lực cạnh tranh của các điểm đến du lịch thành phố Phú Quốc, từ đó đề xuất một số hàm ý quản trị nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phát triển du lịch thành phố Phú Quốc trong thời gian tới được đề xuất như sau: 892
  9. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới Một là, về nguồn vốn: Để nâng cao được năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ tại thành phố Phú Quốc, các doanh nghiệp du lịch cần sử dụng nguồn vốn tăng cường đầu tư vào cơ sở vật chất, luôn đổi mới hoạt động vui chơi giải trí để du khách có thể cảm nhận tốt hơn, hài lòng hơn đối với các doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ tại thành phố Phú Quốc, từ đó góp phần nâng cao doanh thu, nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Hai là, về thương hiệu: Để nâng cao được năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ tại thành phố Phú Quốc, các doanh nghiệp du lịch cần tăng cường hoạt động giới thiệu nhãn hiệu dịch vụ, hỗ trợ du khách biết đến nhãn hiệu du lịch của mình và tăng cường quảng bá về thương hiệu các dịch vụ của doanh nghiệp chỉ có ở thành phố Phú Quốc, từ đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp du lịch trong thời gian tới. Ba là, về marketing: Để nâng cao được năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ tại thành phố Phú Quốc, các doanh nghiệp du lịch cần đẩy mạnh các hoạt động marketing thông qua việc liên tục đổi mới chiến lược sản phẩm, dịch vụ đưa những sản phẩm, dịch vụ mới đến du khách, nâng cao chất lượng dịch vụ đi kèm với cải thiện giá cả, và tăng cường hoạt động quảng bá hình ảnh, quảng cáo các dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp, từ đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp du lịch trong thời gian tới. Ngoài ra, tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ ảnh hưởng đáng kể đến nội dung sản phẩm, dịch vụ du lịch, đến cách tiếp cận và phương thức thực hiện hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch. Phát triển du lịch thành phố Phú Quốc cũng không phải là ngoại lệ và cần có sự thích ứng để không bị “lạc lõng” trong hoạt động phát triển du lịch. 7. KẾT LUẬN Từ việc đánh giá tài nguyên du lịch cho thấy, thành phố Phú Quốc rất có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, không chỉ tài nguyên du lịch tự nhiên mà còn cả tài nguyên du lịch nhân văn. Bên cạnh đó, việc phân tích tình hình hoạt động kinh doanh du lịch các doanh nghiệp của thành phố Phú Quốc trong những năm qua, cho thấy hoạt động du lịch tại thành phố Phú Quốc đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, các chỉ tiêu liên tục tăng qua các năm. Do đó, thành phố Phú Quốc có tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch. Tuy nhiên, để thực hiện được điều này trước hết ngành du lịch thành phố Phú Quốc cần phải nhanh chóng khắc phục những yếu kém vẫn đang còn tồn tại như: Những khu vực nào được ưu tiên phát triển, khu vực nào bị hạn chế phát triển đang làm đau đầu các nhà đầu từ hiện nay tại thành phố Phú Quốc, thực trạng ô nhiễm môi trường đặc biệt là ô nhiễm rác thải sinh hoạt vẫn còn là một vấn đề nóng và bức xúc, các di tích lịch sử tại địa phương thường là loại nhỏ nằm rải rác ở nhiều nơi, nhiều tuyến đường trên thành phố chưa được đầu tư xây dựng đúng mức gây khó khăn trong đi lại và trao đổi mua bán hàng hóa. Bên cạnh đó, đầu tư xây dựng thêm các khu vui chơi thể thao trên các bãi biển như sân bóng chuyền, bóng đá. Các trò chơi dưới nước như chèo thuyền, lướt sóng, để tạo ra sức hấp dẫn thu hút thêm nhiều du khách đến đây du lịch và giữ chân du khách đến với thành phố Phú Quốc. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Adeya, C.N. (2003). Sources of Training in African Clusters and Awareness of ICTs: A study of Kenya and Ghana. INTECH Discussion Paper No.6, United Nations University: Maastricht. 2. Ayyagari, Meghana, Demirguc-Kunt, Asli & Maksimovic Vojislav. (2006). How important are financing constraints? The Role of Finance in the Business Environment. World Bank Policy Research Working Paper No.3820. 3. Baloglu, S., & McCleary K.W. (1999). A model of Destination Image Formation. 893
  10. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới 4. Beerli, A. & Martin, J.D. (2004). Factors influencing destination image. Annals of Tourism Research, 31(3), 657-681. 5. Beh Yean Shan & Joel Tham Kah Marn. (2013). Perceived critical success factors (CSFS) for the tourism industry of Penang Island: A supply perspective. Interdisciplinary Journal of contemporary Research in Business, 4(9), 495-510. 6. Crouch và Ritchie (1999). Tourism, Competitiveness and Societal Prosperity, Journal of Business Research, 44 (3): 137-152 7. Chao A.D., Gonzalez J.S., & Sellens, J.T. (2015). The competitiveness of small network - firm: A practical tool. Journal of Business Research. 8. Cheng-Lung Wu & Hsiao-Ming Chang. (2013). Island Marine Tourism Development Critical Success Factors – Case by Wangan in Taiwan. The Journal of Global Business Management, 9(3), 126-135. 9. Crouch, I., & Ritchie, B. (1999). Tourism, competitiveness and societal prosperity. Journal of Business Research, 44(3), 137-152. 10. Dang Hoang Sa & Ying-Fang Huang. (2014). The study on customer service quality of VietNam’s island tourism. European journal of Business and Social Sciences, 3(8), 121-139. 11. Day, G.S. (1994). The capabilities of market-driven organizations. Journal of Marketing, 58(4), 37-53. 12. Humphrey, J., Shmitz, H. (2002). Developing country firms in the world economy. Governance and upgrading in global value chains, INEF Report, 61, Duiburg. 13. Lichtenthaler, U. (2011). Open innovation: Past research, current debates, and future directions. Academy of Managenment Perspectives, 25(1), 75-93. 14. Martin, Beth Ann & Martin, James H. (2005). Building a Market-Oriented Organizational Enviroment: An Implementation Framework for Small Organizations. Mid-Ameriacan Journal of Business, 20(2), 45-58. 15. Panigyrakis, G.G. & Theodoridis, K.P. (2007). Market orientation and performance: An empirical investigation in the retail industry in Greece. Journal of Retailing and Consumer Services, 14 (2), 137-149. 16. Zhao, Z.Y, Zou, J., Wu, P. H., Yan, H., Zillante G. (2016). Competitiveness assessment of the biomass power generation industry in China: A five forces model study. Renewable Energy, 89, 144-153. --- Thông tin tác giả: Tiến sĩ. Phan Văn Phùng. Đơn vị: Khoa QTKD, ĐH Cửu Long; Địa chỉ: QL1A, Phú Quới, Long Hồ, Vĩnh Long Email: phungdhcl@gmail.com Số điện thoại: 0918688653 Lĩnh vực nghiên cứu: Quản trị kinh doanh; Quản trị du lịch và kinh tế phát triển. PGS.TS. Lưu Thanh Đức Hải. Đơn vị: Khoa kinh tế, ĐH Cần Thơ; Địa chỉ: Khu 2, đường 3/2, Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ Email: ltdhai@ctu.edu.vn Số điện thoại: 0913136026 Lĩnh vực nghiên cứu: Quản trị kinh doanh; Quản trị Marketing Thạc sĩ. Nguyễn Văn Thanh; Đơn vị: Văn phong Hội đồng trường, ĐH Cửu Long; Địa chỉ: QL1A, Phú Quới, Long Hồ, Vĩnh Long Email: nguyenvanthanhvl@gmail.com Số điện thoại: 0913889215 Lĩnh vực nghiên cứu: Kinh tế nông nhiệp Thạc sĩ. Nguyễn Nguyễn Minh Lầu. Đơn vị: Khoa QTKD, ĐH Cửu Long; Địa chỉ: QL1A, Phú Quới, Long Hồ, Vĩnh Long Email: nguyenminhlau@mku.edu.vn Số điện thoại: 0908807041 Lĩnh vực nghiên cứu: Quản trị kinh doanh; Kinh doanh thương mại 894
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1