YOMEDIA

ADSENSE
Quản trị khởi nghiệp hướng đến mục tiêu phát triển bền vững ngành du lịch vùng Đông Nam Bộ - thực trạng và giải pháp
17
lượt xem 6
download
lượt xem 6
download

Bài viết Quản trị khởi nghiệp hướng đến mục tiêu phát triển bền vững ngành du lịch vùng Đông Nam Bộ - thực trạng và giải pháp tập trung làm rõ hệ thống các khái niệm và thuật ngữ có liên quan đến khởi nghiệp và khởi nghiệp trong du lịch, làm cơ sở cho việc đề xuất hệ thống những giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác quản trị khởi nghiệp du lịch tại địa phương trong tương lai.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Quản trị khởi nghiệp hướng đến mục tiêu phát triển bền vững ngành du lịch vùng Đông Nam Bộ - thực trạng và giải pháp
- QUẢN TRỊ KHỞI NGHIỆP HƢỚNG ĐẾN MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH DU LỊCH VÙNG ĐÔNG NAM BỘ - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Trần Đình Thắng Khoa Kinh tế Trƣờng Đại học Thủ Dầu Một TÓM TẮT Phát triển bền vững hiện đang là một trong những mục tiêu được quan tâm hàng đầu của các quốc gia - trong đ c Việt Nam – nhằm hướng đến một nền kinh tế xanh, đảm bảo sự phát triển lâu dài cho thế hệ tương lai bắt đầu từ ý thức bảo vệ môi trường. Trong lĩnh vực du lịch, phát triển bền vững còn là cơ sở vững chắc cho việc cải thiện năng lực cạnh tranh, tăng cường mối liên kết vùng và góp phần nâng cao hiệu quả quản trị địa phương của các vùng kinh tế. Việc đẩy mạnh công tác quản trị khởi nghiệp đối với các dự án, các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, kể cả các doanh nghiệp lớn tại vùng Đông Nam ộ có thể được xem là một trong những giải pháp khả thi nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch vùng hướng đến mục tiêu chiến lược này. Thông qua việc thống kê và phân tích nguồn số liệu tổng hợp thực tế, bài viết đã đề xuất hệ thống những giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác quản trị khởi nghiệp trong du lịch tại địa phương trong thời gian tới. Từ khóa: quản trị khởi nghiệp, startup, du lịch, phát triển bền vững. 1. Giới thiệu Hội nghị thƣợng đỉnh phát triển bền vững của Liên hợp quốc diễn ra từ 25 - 27/9/2015 tại NewYork đã thông qua “Chương trình nghị sự phát triển bền vững đến năm 2030” (CTNS 2030) với sự đồng thuận của lãnh đạo 154 quốc gia thành viên. CTNS 2030 gồm 17 mục tiêu phát triển bền vững (Sustaintable Development Goals - SDGs) ( ảng 1)1. Trong đó, có rất nhiều mục tiêu liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến lĩnh vực du lịch. Nhằm cụ thể hóa hƣớng phát triển này, trong phiên họp cấp cao lần thứ 22 của UNWTO đƣợc tổ chức ở Thành Đô – Trung Quốc diễn ra từ ngày 13 – 16/9/2017, các quốc gia thành viên của UNWTO đã thông qua tuyên bố Thành Đô: “Du lịch và các mục tiêu phát triển bền vững: ành trình đến năm 2030” (UNWTO, 2017)2. Nội dung cơ bản của tuyên bố là những khuyến nghị với chính phủ các nƣớc, doanh nghiệp và các chủ thể liên quan cần xây dựng phƣơng pháp lồng ghép du lịch và các mục tiêu phát triển bền vững vào các chính sách, sáng kiến, dự án và nghiên cứu nhằm thúc đẩy vai trò của du lịch trong việc hoạch định chính sách bao trùm và toàn diện. Mặc dù một số SDGs có đặc trƣng về đóng góp của ngành du lịch nhƣ SDG8 (việc làm và tăng trƣởng kinh tế bền vững), SDG12 (đảm bảo các mô hình tiêu dùng và sản xuất bền 1 United Nations. 2015. Transforming our world: the 2030 agenda for sustainable development. 2 UNWTO. (2017). Chengdu Declaration on “Tourism and the Sustainable Development Goals”. 446
- vững) và SDG 14 (sử dụng bền vững các đại dƣơng, biển và các nguồn tài nguyên biển) nhƣng tuyên bố này xác định rằng du lịch có tiềm năng đóng góp vào tất cả 17 SDGs. Bảng 1. Mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 của Liên hợp quốc 17 MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐẾN NĂM 2030 CỦA LIÊN HIỆP QUỐC 1 Xóa nghèo dƣới mọi hình thức, ở mọi nơi. 2 Xóa đói, đảm bảo an ninh lƣơng thực và cải thiện dinh dƣỡng, phát triển nông nghiệp bền vững. 3 Đảm bảo cuộc sống khỏe mạnh và nâng cao phúc lợi cho tất cả mọi ngƣời ở mọi lứa tuổi. 4 Đảm bảo giáo dục chất lƣợng, rộng mở và công bằng và nâng cao cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi ngƣời. 5 Đạt đƣợc bình đẳng giới và trao quyền cho tất cả phụ nữ và trẻ em gái. 6 Đảm bảo sự sẵn có và quản lý bền vững nguồn nƣớc và cải thiện các điều kiện vệ sinh cho tất cả mọi ngƣời. 7 Đảm bảo việc tiếp cận năng lƣợng với giá cả hợp lý, tin cậy, bền vững và hiện đại cho tất cả mọi ngƣời. 8 Thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế dài hạn, rộng mở và bền vững, việc làm đầy đủ và năng suất và công việc tốt cho tất cả mọi ngƣời. 9 Xây dựng cơ sở hạ tầng vững chắc, đẩy mạnh công nghiệp hóa rộng mở và bền vững, khuyến khích đổi mới. 10 Giảm bất bình đẳng trong mỗi quốc gia và giữa các quốc gia. 11 Xây dựng các đô thị và các khu dân cƣ mở cửa cho tất cả mọi ngƣời, an toàn, vững chắc và bền vững. 12 Đảm bảo các mô hình tiêu dùng và sản xuất bền vững. 13 Có biện pháp khẩn cấp để chống lại biến đổi khí hậu và các tác động của nó. 14 Bảo tồn và sử dụng các đại dƣơng, biển và các nguồn tài nguyên biển cho phát triển bền vững. 15 Bảo vệ, tái tạo và khuyến khích sử dụng bền vững các hệ sinh thái trên cạn, quản lý tài nguyên rừng bền vững, chống sa mạc hóa, chống xói mòn đất và mất đa dạng sinh học. 16 Thúc đẩy xã hội hòa bình và rộng mở cho phát triển bền vững, mang công bằng đến với tất cả mọi ngƣời và xây dựng các thể chế hiệu quả, có trách nhiệm và rộng mở ở tất cả các cấp. 17 Đẩy mạnh cách thức thực hiện và đem lại sức sống mới cho quan hệ đối tác toàn cầu để phát triển bền vững. Nguồn: United Nations (2015) 447
- Tại Việt Nam, trên cơ sở 17 mục tiêu chung của CTNS 2030, căn cứ vào điều kiện thực tiễn, khả năng, ƣu tiên phát trong từng giai đoạn, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ đã phối hợp với các bộ, ngành, địa phƣơng xác định các mục tiêu, nhiệm vụ phù hợp và xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện CTNS 2030 vì sự phát triển bền vững. Kế hoạch này đã đƣợc Thủ tƣớng chính phủ ký quyết định ban hành vào ngày 10/5/2017. Trong một diễn biến khác, Luật Du lịch Việt Nam (2017) - vừa đƣợc quốc hội thông qua - cũng đã định nghĩa “Phát triển du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng đồng thời các yêu cầu về kinh tế - xã hội và môi trường, bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch, không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch trong tương lai”3. Từ những cơ sở nêu trên, có thể nhận định, một trong những yêu cầu cấp thiết của phát triển bền vững và gia tăng năng lực cạnh tranh trong hoạt động quản trị về du lịch chính là yêu cầu tiết giảm và sử dụng hữu hiệu các nguồn lực. Để đáp ứng đƣợc yêu cầu cấp thiết ấy, nhất thiết phải có những đổi mới, sáng tạo và đột phá trong cách thức kinh doanh và quản trị theo hƣớng tinh gọn và hiệu quả. Khu vực Đông Nam Bộ, với những lợi thế riêng có của mình, có thể chú trọng công tác quản trị các dự án khởi nghiệp (startup) trong du lịch nhƣ một giải pháp hữu hiệu nhằm cụ thể hóa mục tiêu phát triển bền vững của vùng. Dựa vào phƣơng pháp nghiên cứu định tính và phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu kết hợp phỏng vấn sâu các chuyên gia và những nhà quản trị dự án khởi nghiệp tại vùng kinh tế Đông Nam Bộ, bài viết sẽ tập trung làm rõ hệ thống các khái niệm và thuật ngữ có liên quan đến khởi nghiệp và khởi nghiệp trong du lịch, làm cơ sở cho việc đề xuất hệ thống những giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác quản trị khởi nghiệp du lịch tại địa phƣơng trong tƣơng lai. 2. Lý thuyết về khởi nghiệp và quản trị khởi nghiệp Trƣớc tiên, cần phân tích và hiểu rõ một số khái niệm và thuật ngữ liên quan đến khởi nghiệp. Đặc biệt, trong điều kiện đa phần các tài liệu nghiên cứu tiếng Việt đều dựa trên việc tham khảo hoặc dẫn nguồn từ nguyên bản tiếng Anh nhƣ hiện nay. Do vậy, cần thiết phải đạt đƣợc sự thống nhất và đồng thuận cao trong cách hiểu đối với nội hàm của các thuật ngữ tiếng Anh cơ bản. Hiện nay, đang có nhiều quan niệm và cách hiểu khác nhau về khởi nghiệp. Ngay tại Hoa Kỳ - nơi phát xuất và thịnh hành phong trào khởi nghiệp – khái niệm này vẫn chƣa đạt đƣợc một định nghĩa thống nhất. Theo E. Ries (2011, tr. 27), một trong những chuyên gia về khởi nghiệp nổi tiếng tại Hoa Kỳ, thì khởi nghiệp “là một thiết chế nhân sự được hình thành nhằm mục đích tạo ra những sản phẩm và dịch vụ mới trong các điều kiện cực kỳ không chắc chắn” 4. 3 Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. (2017). Luật du lịch. Hà Nội. 4 Ries, E. (2011). The Lean Startup. NewYork: Crown Business Publishing, trang 27. 448
- Các thiết chế khởi nghiệp đó có thể là các dự án mới với tốc độ tăng trƣởng cao, các doanh nghiệp nhỏ hay các dự án khởi nghiệp trong các doanh nghiệp lớn đã có bề dày hoạt động (internal startup). Cũng theo Ries, việc cách tân các sản phẩm hay dịch vụ giữ một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự thành công của các dự án khởi nghiệp. Sản phẩm đƣợc hiểu theo nghĩa rộng nhất. Bất cứ lợi ích hay giá trị nào khách hàng đƣợc nhận từ việc tƣơng tác với một công ty đều có thể xem là một phần của sản phẩm. Khởi nghiệp tạo ra cải tiến dƣới nhiều hình thức: những khám phá khoa học mới lạ, tái định hƣớng một công nghệ sẵn có cho một mục đích sử dụng mới, nảy sinh một mô hình kinh doanh mới nhiều tiềm năng, hay đơn giản chỉ là mang sản phẩm hay dịch vụ cho một thị trƣòng mới, đối tƣợng khách hàng mới. Khởi nghiệp không chỉ dừng lại ở việc đổi mới sản phẩm, đột phá công nghệ, hay ý tƣởng xuất sắc, vấn đề cốt lõi của hoạt động khởi nghiệp đó là một thiết chế nhân sự cực kỳ hiệu quả (E. Ries, 2011). Thiết chế nhân sự cực kỳ hiệu quả này, thực chất, là một hình thái quản trị mới đƣợc gọi là quản trị đổi mới sáng tạo hay quản trị khởi nghiệp – thuật ngữ tiếng Anh gọi là ―entrepreneurship‖. Hình thái quản trị ấy sẽ đƣợc cụ thể hóa thông qua những cá nhân đƣợc gọi là nhà khởi nghiệp hay doanh nhân khởi nghiệp – ―entrepreneur‖. Thuật ngữ ―entrepreneurship‖, đƣợc Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD định nghĩa “là hiện tượng liên quan đến hoạt động quản trị đổi mới sáng tạo, đ là nỗ lực của con người nhằm theo đuổi việc tạo ra giá trị, thông qua việc sáng tạo hoặc phát triển hoạt động kinh tế, bằng cách xác định và khai thác các sản phẩm, quy trình hoặc thị trường mới” (OECD, 2011, tr.3)5. Theo nhận định của nhà kinh tế học Peter Drucker (1909 - 2005), thuật ngữ nhà khởi nghiệp (entrepreneur) đã đƣợc Jean Baptiste Say (1767 – 1832) nêu ra đầu tiên – vào những năm 1800 – khi ông phát biểu “nhà khởi nghiệp dịch chuyển các tài nguyên kinh tế từ nơi c hiệu suất, sản lượng thấp sang nơi c hiệu suất, sản lượng cao” 6. Lý thuyết về khởi nghiệp bao gồm cả kinh tế lẫn xã hội. Nó nhìn nhận thay đổi nhƣ một tín hiệu lành mạnh. Thay vì làm tốt hơn những việc ngƣời ta đã làm trƣớc đó, quản trị khởi nghiệp coi vai trò của mình trong xã hội – và đặc biệt trong kinh tế – là tạo ra cái gì đó khác biệt (P. Drucker, 2002). Vào đầu thế kỷ XX, nhà kinh tế học Joseph Schumpeter (1853-1950) đã nghiên cứu tác động của việc cải tiến và phát minh nơi các doanh nhân khởi nghiệp trong việc tạo ra sự chuyển dịch và thay đổi. Schumpeter xem khả năng kinh doanh nhƣ là nguồn lực đƣa đến ―sự phá hủy mang tính sáng tạo‖. Nhà khởi nghiệp tiến hành những sự kết hợp mới, nhờ đó đã làm cho các ngành công nghiệp cũ trở nên lỗi thời. Các cách thức kinh doanh truyền thống xƣa cũ đã bị phá vỡ bởi việc xuất hiện các cách thức mới tốt hơn (P. Drucker, 2002). 5 Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD. (2011). Entrepreneurship at a Glance 2010, OECD Publishing, Paris, trang 3. 6 Drucker, P. F. (2002). Innovation and Entrepreneurship (E-Book Reader edition). Harper & Row, Publishers, Inc. 449
- Khởi nghiệp không bó hẹp trong khuôn khổ kinh tế mặc dù nó bắt nguồn từ kinh tế. Khởi nghiệp gắn liền với mọi hoạt động của con ngƣời, phục vụ từ nhu cầu sinh tồn tới nhu cầu xã hội. Và ở bất cứ nơi đâu khởi nghiệp cũng đều giống nhau. Nhà khởi nghiệp trong giáo dục và nhà khởi nghiệp trong chăm sóc sức khỏe có chung mục đích, sử dụng chung công cụ, và gặp phải cùng những thử thách nhƣ ngƣời khởi nghiệp trong kinh doanh hay trong các nghiệp đoàn. Có thể phân chia thành bốn loại hình thái khởi nghiệp cơ bản: khởi nghiệp ở các doanh nghiệp nhỏ (small business entrepreneurship), khởi nghiệp ở các dự án có tốc độ tăng trƣởng cao (scalable startup entrepreneurship), khởi nghiệp ở doanh nghiệp lớn (large company entrepreneurship) và khởi nghiệp ở các doanh nghiệp xã hội (social entrepreneurship). Các hình thái này thƣờng khác biệt về mức độ gánh chịu rủi ro, năng lực tài chính, cũng nhƣ tầm nhìn và mục tiêu phát triển (Steve Blank, 2014) ( ảng 2)7. Bảng 2. Các hình thái khởi nghiệp STT Loại hình doanh nghiệp Mức độ rủi ro Mục tiêu tài chính 1 Doanh nghiệp nhỏ Cao Nuôi sống bản thân và gia đình 2 Dự án có tốc độ tăng trưởng cao Cao Làm giàu - Hiện thực hóa tầm nhìn 3 Doanh nghiệp lớn Thấp Nuôi sống bản thân và gia đình – Mở rộng quy mô 4 Doanh nghiệp xã hội Tƣơng đối Thay đổi thế giới Nguồn: Steve lank (2014) Từ việc phân tích cơ sở lý thuyết liên quan đến khởi nghiệp, có thể rút ra một vài điểm đáng lƣu ý: Thứ nhất, cần phân định rõ về mặt nội hàm giữa hoạt động khởi nghiệp (start up an enterprise) với động thái lập nghiệp (set up a business). Khởi nghiệp đƣợc thiết kế để đối mặt với những tình huống vô cùng bất ổn. Trong khi lập nghiệp là các thức tạo dựng cơ nghiệp bằng cách thành lập một công ty mới hoàn toàn tƣơng tự với một công ty đang hoạt động, từ mô hình, chiến lƣợc, khách hàng mục tiêu, sản phẩm, và có thể dự báo tƣơng đối chuẩn xác về mức độ thành công của nó. Thứ hai, cần phân biệt rõ sự khác nhau giữa hai loại hình quản trị: quản trị đổi mới sáng tạo (entrepreneurship) và quản trị truyền thống (management). Khởi nghiệp dựa trên nền tảng quản trị đổi mới sáng tạo, trong khi lập nghiệp đa phần dựa trên nền tảng quản trị truyền thống. Việc phân định này là hết sức cần thiết trong hoạt động nghiên cứu. Bởi thực tế cho thấy, hiện có không ít cách nhìn nhận cho rằng entrepreneurship chính là lập nghiệp. 7 Blank, S. G. (2014). Holding a Cat by the Tail: Lessons from an Entrepreneurial Life. K&S Ranch Publishing LLC. 450
- Thứ ba, cần thống nhất một cách hiểu chung nhất về nhà khởi nghiệp hay doanh nhân khởi nghiệp (entrepreneur). Xét trên tiêu chí đổi mới sáng tạo, những nhà khởi nghiệp không chỉ gói gọn trong những cá nhân làm công tác quản trị và điều hành ở các dự án hay doanh nghiệp khởi nghiệp (startup). Nói một cách khác, ngoại diên của thuật ngữ nhà khởi nghiệp thực tế rộng hơn rất nhiều, Theo Eric Ries (2011, tr. 27), “bất kỳ ai đang tạo ra một sản phẩm hay một doanh nghiệp mới dưới điều kiện cực kỳ thiếu chắc chắn đều c thể coi là doanh nhân khởi nghiệp, cho dù họ c ý thức được việc này hay không, bất kể họ làm việc cho một tổ chức của chính phủ, một quỹ đầu tư, một tổ chức phi lợi nhuận, hay một doanh nghiệp vì lợi nhuận được bảo trợ bởi những nhà đầu tư tài chính”8. 3. Thực trạng công tác quản trị khởi nghiệp du lịch tại vùng Đông Nam Bộ Theo thống kê của ngành du lịch, năm 2016 doanh thu ngành đạt kỷ lục với 400 tỷ đồng tăng 18,4% so với cùng kỳ năm 2015. Trong bốn tháng đầu năm 2017, cả nƣớc đã đón 4.284.130 lƣợt khách tăng lên mức 30,3% so với cùng kỳ 2016. Lƣợng khách quốc tế tăng vƣợt trội hơn 34% so với cùng kỳ đạt 1.071.650 lƣợt. Dự kiến kế hoạch năm 2017, ngành du lịch mong muốn đạt 10 triệu khách trong mục tiêu phát triển ngành du lịch về đích trƣớc 3 năm (chỉ tiêu đề ra cho năm 2020) (TCDL, 2017). Những số liệu kể trên cho thấy, ngành công nghiệp du lịch ở nƣớc ta đang trong thời kì tăng trƣởng khả quan. Nhiều danh lam thắng cảnh ở nƣớc ta đặc biệt thu hút sự quan tâm của khách du lịch nƣớc ngoài với nhu cầu thám hiểm, chinh phục. Bên cạnh đó, các ngành liên quan mật thiết với du lịch cũng có lực đẩy tăng theo nhƣ: ngân hàng, vận tải, v.v… Vùng kinh tế Đông Nam Bộ bao gồm 06 tỉnh thành phố lớn ở phía Nam, đó là: Bình Dƣơng, Bình Phƣớc, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây Ninh và TP. Hồ Chí Minh. Với diện tích 23.590,7 km², có vị trí liền kề Đồng bằng sông Cửu Long – vựa lúa lớn nhất cả nƣớc - cửa ngõ phía tây nối với các nƣớc Campuchia, Thái Lan, Malaysia thông qua mạng đƣờng bộ xuyên Á; cửa ngõ phía đông có hệ thống cảng biển Sài Gòn, Bà Rịa - Vũng Tàu, Thị Vải, khu vực này hiện giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của cả nƣớc, đặc biệt là du lịch. Với sự kết hợp hài hòa giữa cảnh quan thiên nhiên, kiến trúc đô thị và công trình văn hóa, vùng Đông Nam Bộ là nơi tập trung nhiều điểm du lịch đặc sắc và ấn tƣợng nhƣ: bến cảng nhà Rồng, địa đạo Củ Chi, dinh Độc Lập, đền Quốc Tổ, dinh Xã Tây, Nhà hát lớn, Bƣu điện thành phố (TP. Hồ Chí Minh); núi Châu Thới, vƣờn cây ăn trái Lái Thiêu, làng gốm Tƣơng Bình Hiệp (Bình Dƣơng); núi Bà Đen - khu du lịch với hệ thống cáp treo đầu tiên ở Việt Nam, vƣờn quốc gia Lò Gò - Xa Mát – nơi có hệ động thực vật phong phú, đặc biệt là hệ chim nƣớc quý hiếm, hồ Dầu Tiếng – một trong những hồ nƣớc nhân tạo lớn nhất Việt Nam và Đông Nam Á (Tây Ninh); thác Mơ, núi Bà Rá, trảng cỏ Bàu Lạch (Bình Phƣớc); núi Dinh, Côn Đảo, bãi tắm Long Hải, bãi 8 Ries, E. (2011). Tlđd, trang 27. 451
- Sau, bãi Dứa, suối khoáng nóng Bình Châu (Bà Rịa – Vũng Tàu); vƣờn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai) - một trong 8 khu dự trữ sinh quyển của Việt Nam đƣợc UNESCO công nhận, nơi lƣu trữ một trong 5 khu đất ngập nƣớc Ramsar của Việt Nam (Bàu Sấu), v.v… Bên cạnh đó, các di tích lịch sử, văn hóa cũng là một nét hấp dẫn thu hút du khách đến Đông Nam Bộ, điển hình nhƣ tƣợng chúa Jesus, Bạch Dinh (Bà Rịa – Vũng Tàu); chùa Bà, chùa Hội Khánh (Bình Dƣơng); di tích Bù Đăng - Bù Đốp, Sóc Bom Bo, căn cứ Tà Thiết (Bình Phƣớc); khu mộ cổ Hàng Gòn, di chỉ khảo cổ Óc Eo (Đồng Nai); tòa thánh cao đài Tây Ninh, di tích cách mạng Trung ƣơng Cục miền Nam (Tây Ninh), v.v… Với sự góp mặt của Thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dƣơng – những địc phƣơng dẫn đầu về kinh tế của cả nƣớc, vùng Đông Nam Bộ hội tụ đầy đủ các điều kiện tự nhiên và nhân văn để phát triển các loại hình du lịch về nguồn, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dƣỡng, du lịch biển, v.v… Những lợi thế kể trên là những tiền đề vững chắc cho hoạt động khởi nghiệp và quản trị khởi nghiệp trong du lịch. Có thể nhận định, đây là một lợi thế đầy tiềm năng đối với các dự án và doanh nghiệp khởi nghiệp tại vùng này. Thực tế cho thấy, vùng Đông Nam Bộ cũng là địa phƣơng có mật độ và tần suất xuất hiện cao nhất các dự án khởi nghiệp trong lĩnh vực du lịch góp phần khẳng định những triển vọng khả quan cho hƣớng phát triển này. Trong năm 2017, Quỹ sáng kiến hỗ trợ khởi nghiệp du lịch vùng Mekong đã tổ chức cuộc thi dành cho các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực du lịch ở bốn nƣớc thành viên - Myanmar, Lào, Campuchia và Việt Nam - với tổng giải thƣởng trị giá 31.000USD. Kết quả cuối cùng, Việt Nam có 5 trong số 12 dự án khởi nghiệp lọt vào vòng chung kết. Trong đó có một dự án đƣợc chọn vào nhóm 4 dự án xét trao giải thƣởng Đổi mới của Vƣờn ƣơm khởi nghiệp Mekong. Dự án đoạt giải mang tên “Cameleon City - dịch vụ hỏi đáp qua tin nhắn 24/7” cung cấp thông tin du lịch từ các chuyên gia bản địa. Dự án này hiện đang đƣợc triển khai bƣớc đầu tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Hầu hết các dự án khởi nghiệp du lịch đều đƣợc đăng ký kinh doanh hoặc triển khai hoạt động tại khu vực này. Từ thực tiễn - dựa trên tiêu chí thống kê về số lƣợt truy cập, số lần tƣơng tác và thâm niên tồn tại của các dự án - có thể điểm tên một số dự án khởi nghiệp đã đạt đƣợc những thành công bƣớc đầu trong các lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính về du lịch, cụ thể: Thứ nhất, sự thành công của một số diễn đàn du lịch. Cụ thể nhƣ: - Phuot.vn - hiện là diễn đàn du lịch lớn nhất Việt Nam hiện nay, với thâm niên hoạt động gần 10 năm. 452
- - Toidi.net - trang blog với các bài viết khá đầy đủ và chi tiết giới thiệu về các tuyến điểm du lịch trong nƣớc và quốc tế - Dulichbui.org - một trong những trang blog du lịch đầu tiên ở Việt Nam, sau đó chuyển hƣớng hoạt động thành cổng thông tin hƣớng dẫn du lịch. - Baynhe.vn - trang blog chia sẻ kinh nghiệm săn vé máy bay và những thứ liên quan đến máy bay (gần đây có thêm một số nội dung về du lịch). - Atadi.vn - website đặt vé máy bay đa dạng về thông tin ở Việt Nam hiện nay. - Gotadi.com – đây là một sản phẩm của HG Travel – một trong những công ty du lịch lớn nhất Việt Nam (đại lý phân phối chính thức của khá nhiều hãng hàng không quốc tế tại Việt Nam). - Một số website khác nhƣ: Abay.vn, Vivavivu.com, Alotrip, v.v... Thứ hai, các dự án hoạt động kinh doanh khách sạn – nhà hàng, có thể kể đến: - Vntrip.vn – trang web đặt phòng khách sạn của ngƣời Việt. Điểm khác biệt của dự án này là áp dụng những đột phá công nghệ để mang đến giải pháp đặt phòng toàn diện trên cả website và ứng dụng di động, thông qua hệ điều hành Android và iOS. Mới đây, ông John Wu - cựu Giám đốc công nghệ của tập đoàn Alibaba (Trung Quốc) - đã đồng ý rót 3 triệu USD vào startup Việt này, ngay lần gọi vốn đầu tiên. Số tiền góp phần giúp Vntrip.vn mở rộng dịch vụ cung cấp ôtô đón miễn phí từ sân bay về khách sạn cho tất cả khách hàng đặt phòng qua hệ thống trực tuyến của doanh nghiệp. Ngoài ra, công ty dùng một phần cho các chƣơng trình trợ giá phòng khách sạn, tặng đêm nghỉ miễn phí cho những thành viên của mình. - BitDealo.vn - là một startup thành lập đầu năm 2015 bởi đội ngũ các nhà nghiên cứu và kỹ sƣ Việt Nam tốt nghiệp tại các trung tâm nghiên cứu và phát triển hàng đầu trên thế giới. BitDealo sử dụng các thuật toán tìm kiếm và khai phá thông tin tiên tiến trên cơ sở dữ liệu lớn nhất về các khách sạn tại Việt Nam với hơn 20.000 khách sạn. Các chức năng chính của tráng web này là: tìm kiếm khách sạn, tìm hiểu thông tin về khách sạn, so sánh giá phòng khách sạn, v.v… Thứ ba, các dự án về lĩnh vực lữ hành nhƣ: - Triip.me - dự án này làm thay đổi khái niệm về cách hƣớng dẫn du lịch. Nền tảng du lịch này giúp ngƣời dùng tìm hiểu sâu hơn về địa điểm và con ngƣời nơi họ muốn đến, đồng thời giúp họ kết nối với ngƣời dân địa phƣơng trên toàn thế giới. Không chỉ giới hạn tại Việt Nam, hiện Triip.me đã mở rộng phạm vi ra 86 quốc gia trên toàn thế giới. Đặc biệt, dự án khởi nghiệp này cũng đã gọi đƣợc 500.000USD vốn đầu tƣ từ quỹ đầu tƣ tài chính Gobi Partners, đánh dấu thỏa thuận đầu tiên của quỹ đầu tƣ này tại thị trƣờng Việt Nam. 453
- - Trippy.vn - là một sản phẩm của Trung tâm lữ hành quốc tế Trippy – một chi nhánh của công ty TNHH Du lịch Thiên Niên Kỷ (TNK Travel). Hoạt động của Trippy.vn tạm hiểu nhƣ là một đại lý du lịch (Tour Agent - TA) kết hợp đại lý du lịch trực tuyến (Online Travel Agent - OTA) nhằm giúp du khách tìm ra đƣợc dịch vụ du lịch phù hợp với mình nhất (về thời gian, tiền bạc, nhu cầu, sở thích, v.v...) với mức giá tốt nhất. Có thể xem đây là một dạng sàn giao dịch du lịch trực tuyến đầu tiên ở Việt Nam. - Tugo.com.vn - tƣơng tự nhƣ Trippy.vn, Tugo.com.vn là website của Trung tâm lữ hành quốc tế Tugo, trực thuộc công ty du lịch Vietnam Adventure. Tugo.com.vn cũng hƣớng đến mảng tour với chiến lƣợc giá thấp đang đƣợc triển khai khá thành công. - Divui.com - bán vé tham quan, vé show, tour trong ngày, v.v... (Nguồn: Bộ Văn h a, Thể thao và Du lịch, 2016, và tổng hợp của tác giả) Từ những thành công bƣớc đầu của các dự án khởi nghiệp trong ngành du lịch, có thể rút ra một số nhận định sau: Trước tiên, du lịch là ngành dịch vụ đặc thù, nơi khách hàng thƣờng dùng định kiến để đánh giá, nhƣng đồng thời cũng dễ dàng thay đổi quyết định lựa chọn dịch vụ khi không đƣợc thỏa mãn nhu cầu. Do vậy, hầu hết các dự án khởi nghiệp du lịch thành công đều bắt nguồn từ những ý tƣởng gần gũi đáp ứng đƣợc những nhu cầu cực kỳ thiết thực của du khách. Đó có thể là cách tiếp cận hoàn toàn sáng tạo từ những dịch vụ thiết yếu nhƣ: bán vé du lịch, cho thuê phƣơng tiện đi lại, kinh doanh vận chuyển, giới thiệu ẩm thực, trải nghiệm du lịch cộng đồng (homestay) theo phong cách mới. v.v… Thứ hai, hầu hết các dự án thành công về khởi nghiệp du lịch đều cần phải sử dụng công nghệ để thúc đẩy các dịch vụ đổi mới sáng tạo hƣớng đến khách hàng. Việc tích hợp các phần mềm quản lý và các ứng dụng di động trên các điện thoại thông minh góp phần đấy nhanh tốc độ giới thiệu sản phẩm và dịch dụ du lịch dến với khách hàng một cách nhanh chóng. Tuy vậy, vẫn cần phải nhìn nhận một cách khách quan, công nghệ chỉ là phƣơng tiện hay công cụ hỗ trợ chứ không phải là đích đến của trong đa phần các dự án khởi nghiệp du lịch. Thứ ba, với quan điểm hiện đại, sản phẩm trong du lịch không chỉ đơn thuần là những hàng hóa hay dịch vụ thông thƣờng, mà sâu xa hơn chúng là những ―trải nghiệm‖ (experiences) (Kotler, 2014). Theo Middleton và cộng sự (2009, tr.120), “sản phẩm du lịch bao gồm những trải nghiệm trọn vẹn của một du khách kể từ lúc người ấy rời khỏi cho đến khi họ quay về lại ngôi nhà của mình”. Do những đặc tính riêng có của sản phẩm du lịch - đó là: tính tƣơng tác rất cao giữa ngƣời tiêu dùng và ngƣời tạo ra sản phẩm, quá trình sản xuất và tiêu dùng diễn ra gần nhƣ đồng thời với nhau, và sản phẩm du lịch đa phần đƣợc tạo ra và tiêu dùng ngay tại chỗ - cho nên yếu tố con 454
- ngƣời đóng một vai trò quyết định đến chất lƣợng sản phẩm, cũng nhƣ cảm nhận của khách hàng. Có thể nói, yếu tố con ngƣời với khả năng đổi mới sáng tạo mới quyết định đến sức tăng trƣởng của các doanh nghiệp khởi nghiệp trong ngành du lịch. Xuất phát từ đặc tính này nên có thể thấy các doanh nghiệp khởi nghiệp du lịch thƣờng có thiên hƣớng gần với mô hình doanh nghiệp xã hội. Một trong những hƣớng phát triển khả thi vì mục tiêu phát triển bền vững, góp phần bảo tồn và phát huy nền tảng văn hóa, đồng thời, cung cấp các giải pháp cho các vấn đề xã hội. Thứ tư, việc khởi nghiệp trong du lịch không chỉ thành công ở những dự án đơn lẻ do một hoặc một nhóm cá nhân chung tay tạo dựng nên một doanh nghiệp hoàn toàn mới. Các doanh nghiệp lâu năm hoặc các công ty lớn cũng có thể tham gia khởi nghiệp thông qua việc hình thành và phát triển các dự án đổi mới, sáng tạo ngay trong lòng doanh nghiệp của mình. Đây chính là hình thức khởi nghiệp nội bộ (intrapreneurship). Sự thành công của công ty TNHH du lịch Thiên Niên Kỷ với dự án Trippy.vn hay của công ty du lịch Vietnam Adventure với dự án Tugo.com.vn là những minh chứng. Sau cùng, các dự án khởi nghiệp muốn thành công cần đảm bảo khả năng tiếp cận thị trƣờng vốn hay gọi vốn từ các nhà đầu tƣ. Đa phần nguồn vốn dành cho khởi nghiệp tại Việt Nam là nguồn vốn tự có, từ gia đình hoặc từ vay mƣợn. Việc khó tiếp cận các nguồn vốn khác sẽ gây nên rất nhiều khó khăn cho các cá nhân và doanh nghiệp khởi nghiệp. 4. Một số giải pháp Sau đây là một số đề xuất nhằm tạo điều kiện thuận lợi phát huy tối đa thế mạnh, qua đó, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp và dự án khởi nghiệp ngành du lịch tại vùng Đông Nam Bộ: Thứ nhất, về phía quản lý nhà nƣớc, cần thiết lập một hành lang pháp lý rõ ràng, chi tiết về doanh nghiệp khởi nghiệp và dự án khởi nghiệp nhằm tạo sự đồng thuận và thống nhất cao trong cách hiểu và cách thực hiện các hoạt động này. Tích cực hơn nữa trong việc ban hành các quy định, hƣớng dẫn nhằm cụ thể hóa đề án ―Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025‖. Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý nhà nƣớc cụ thể là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần có những chính sách thiết thực hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp khởi nghiệp và doanh nhân khởi nghiệp. Cụ thể nhƣ, các giải pháp nhằm giúp ngƣời khởi nghiệp tiến cận với thị trƣờng vốn, gọi vốn, thành lập và kêu gọi thành lập các quỹ đầu tƣ mạo hiểm, v.v…nhằm giúp họ có thể yên tâm sáng tạo đổi mới, gia tăng tỷ lệ khởi nghiệp thành công, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế du lịch. Thứ hai, đối với chính quyền địa phƣơng thuộc vùng, cần ban hành nhiều chính sách thiết thực nhằm khuyến khích và hỗ trợ khởi nghiệp; tinh gọn các thủ tục hành chính; phát triển cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ cho hoạt động khởi nghiệp đổi mới sang tạo; đƣa nội dung đào tạo về các phƣơng pháp quản trị đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp vào nội dung giảng dạy tại các trƣờng đại học, cao đẳng, trƣờng phổ thông trên 455
- địa bàn; tích cực làm cầu nối giữa các dự án khởi nghiệp với các quỹ đầu tƣ mạo hiểm. Thực tế cho thấy, một số địa phƣơng trực thuộc vùng đã có những động thái tích cực trong hƣớng đi này, tiêu biểu nhƣ tỉnh Bình Dƣơng với quyết định số 2513/QĐ-UBND ban hành ngày 20/09/2017 về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án ―Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025‖ trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng giai đoạn 2017 - 2020. Thứ ba, về phía doanh nghiệp, các doanh nghiệp khởi nghiệp cần không ngừng tìm tòi, sáng tạo, phát hiện ra những thị trƣờng tiềm năng của ngành du lịch, luôn chủ động trong việc kết nối các nguồn lực nhƣ: cộng đồng cƣ dân địa phƣơng, các tuyến điểm du lịch, các nhà cung cấp, các doanh nghiệp du lịch đã có kinh nghiệm trên thị trƣờng, các nhà đầu tƣ, v.v... Bản thân những ngƣời khởi nghiệp cần tích cực học hỏi, trao dồi kiến thức, hoàn thiện khả năng quản trị đổi mới sáng tạo và luôn thích nghi tốt với những đổi thay vốn thƣờng xuyên diễn ra của thị trƣờng du lịch. Doanh nhân khởi nghiệp về du lịch cần rèn luyện cho mình bản lĩnh trƣớc những khó khăn và văn hóa ứng xử trƣớc những thất bại. Thứ tư, đối với các cơ sở đào tạo chuyên ngành du lịch, cần trang bị đầy đủ các kiến thức và kỹ năng cần thiết về khởi nghiệp cho sinh viên; tích hợp các nội dung khởi nghiệp vào chƣơng trình đào tạo chuyên ngành theo định hƣớng nghề nghiệp ứng dụng – hình thành liên kết đào tạo giữa nhà trƣờng và các doanh nghiệp du lịch; quan tâm đến việc định hƣớng và khuyến khích sinh viên đổi mới trong cách thức tiếp cận nghề nghiệp và sáng tạo trong phát triển sản phẩm - dịch vụ du lịch. Thông qua đó, phát hiện và bồi dƣỡng những nhân tố có tiềm năng và tố chất khởi nghiệp trong sinh viên, giúp họ nuôi dƣỡng ý tƣởng cũng nhƣ chuẩn bị đầy đủ các tiền đề cần thiết nhằm sẵn sàng khởi nghiệp khi thời cơ đến. 5. Kết luận Phát triển bền vững là mối quan tâm hàng đầu của các nền kinh tế và xu thế tất yếu của xã hội. Ngành du lịch, vì thế, cũng không nằm ngoài xu thế đó. Có rất nhiều nhân tố và giải pháp cần đƣợc quan tâm nhằm đảm bảo tiến trình phát triển bền vững về du lịch. Tại khu vực Đông Nam Bộ, một trong những giải pháp đóng vai trò nổi bật trong thực tiễn chính là việc hình thành và phát triển các dự án hay doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực này. Những doanh nghiệp với mô hình quản trị tinh gọn, năng động, sáng tạo góp phần không nhỏ vào việc đa dạng hóa, đặc trƣng hóa sản phẩm du lịch, thân thiện với môi trƣờng, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các nguồn tài nguyên. Từ đó góp phần vào việc đảm bảo sự phát triển bền vững cho kinh tế du lịch. Trong điều kiện giới hạn, nội dung nghiên cứu của báo cáo mới chỉ dừng lại ở phân tích định tính và nghiên cứu tài liệu nên chắc chắc vẫn còn nhiều hạn chế, nhất là về mặt thực tiễn. Do vậy, để có thể nâng cao hiệu quả công tác quản trị trong lĩnh vực du lịch, nhất thiết cần có những nghiên cứu, khảo sát sâu hơn về mặt định lƣợng nhằm xác định rõ những yếu tố có ảnh hƣởng đến ý định khởi nghiệp, đảm bảo sự thành công và gia tăng mức độ hợp tác giữa các dự án, các doanh nghiệp khởi nghiệp ở các tỉnh và thành phố nội vùng. Đây chính là những tiền đề góp phần đặt ra những mục 456
- tiêu nghiên cứu chuyên sâu, đồng bộ và hiệu quả hơn đối với tác giả trong thời gian tới./. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tiếng Việt Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. (2016). Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Hà Nội. Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. (2017). Luật du lịch. Hà Nội. Thủ tƣớng chính phủ. (2014). Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Đông Nam ộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Hà Nội. Tổng cục Du lịch. Số liệu thống kê du lịch năm 2016 và 2017. 2. Tiếng nƣớc ngoài Blank, S. G. (2014). Holding a Cat by the Tail: Lessons from an Entrepreneurial Life. K&S Ranch Publishing LLC. Drucker, P. F. (2002). Innovation and Entrepreneurship (E-Book Reader edition). Harper & Row, Publishers, Inc. Kotler, P., Bowen, J. and Makens J. (2014). Marketing for hospitality and tourism. Sixth Edition. New Jersey: Pearson Education. Middleton, V., Fyall, A., Morgan, M. and Ranchhod, A. (2009). Marketing in travel and tourism. Fourth Edition. Oxford: Elsevier Publisher. OECD. (2011). Entrepreneurship at a Glance 2010, OECD Publishing, Paris. Ries, E. (2011). The Lean Startup. NewYork: Crown Business Publishing. United Nations. (2015). Transforming our world: the 2030 agenda for sustainable development. UNWTO. (2017). Chengdu Declaration on “Tourism and the Sustainable Development Goals”. WCED. (1987). Report of the World Commission on Environment and Development: Our Common Future. 457

ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:

Báo xấu

LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
