intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nâng cao năng lực số cho giáo viên phổ thông trong quá trình chuyển đổi số

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

11
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết với mục đích đưa ra quan điểm về năng lực số, cho thấy được những khó khăn mà giáo viên phổ thông tại Thành phố Hồ Chí Minh gặp phải trong quá trình thực hiện chuyển đổi số và cơ sở tham khảo khung năng lực số của UNESCO đề xuất những biện pháp nâng cao năng lực số cho giáo viên phổ thông trong giai đoạn hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nâng cao năng lực số cho giáo viên phổ thông trong quá trình chuyển đổi số

  1. TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ GIÁO DỤC SỐ ĐẶC BIỆT, THÁNG 5 – 2023 NÂNG CAO NĂNG LỰC SỐ CHO GIÁO VIÊN PHỔ THÔNG TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ DIGITAL CAPACITY BUILDING FOR HIGH SCHOOL TEACHERS IN THE DIGITAL TRANSFORMATION PROCESS NGUYỄN LONG GIAO Trường Trung học cơ sở Lý Thánh Tông, longgiao24@gmail.com THÔNG TIN TÓM TẮT Ngày nhận: 14/3/2023 Bài viết với mục đích đưa ra quan điểm về năng lực số, cho thấy Ngày nhận lại: 20/3/2023 được những khó khăn mà giáo viên phổ thông tại Thành phố Hồ Duyệt đăng: 24/4/2023 Chí Minh gặp phải trong quá trình thực hiện chuyển đổi số và Mã số: TCKH-SĐBT4-B08-2023 cơ sở tham khảo khung năng lực số của UNESCO đề xuất những ISSN: 2354 – 0788 biện pháp nâng cao năng lực số cho giáo viên phổ thông trong giai đoạn hiện nay. Từ khóa: ABSTRACT Năng lực số, giáo viên phổ thông, The article aims to give a perspective on digital competence, dạy học. shows the difficulties that high school teachers in Ho Chi Minh Key words: City face in the process of digital transformation and the Digital competence, high school reference base for the digital competency framework. teacher, teaching. UNESCO proposes measures to improve the digital capacity of high school teachers in the current period. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ lực số là một trong những năng lực cơ bản toàn Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công diện đến việc sử dụng công nghệ số một cách tự nghệ đã mang lại những cơ hội và thách thức to tin và có tư duy phản biện phục vụ cho học tập, lớn đối với giáo viên phổ thông trước yêu cầu giải trí, công tác và giao tiếp. Năng lực số gồm chuyển đổi số của ngành giáo dục và đào tạo. những kỹ năng cơ bản về công nghệ thông tin Điều này đòi hỏi giáo viên phổ thông cần có một như: Sử dụng máy tính để tìm kiếm, tiếp cận, nền tảng năng lực số phù hợp đáp ứng các yêu đánh giá, lưu trữ, tạo ra sản phẩm, trình bày và cầu dạy học trong kỷ nguyên số như hiện nay trao đổi thông tin cũng như giao tiếp và tham gia 2. NỘI DUNG vào các mạng lưới hợp tác thông qua Internet” 2.1. Khái niệm năng lực số [2]. Năm 2018, UNESCO đưa ra khái niệm: Năm 1997, học giả Gilster cho rằng: “năng “năng lực số là khả năng truy cập, quản trị, thấu lực số là khả năng hiểu và sử dụng thông tin dưới hiểu, kết hợp, giao tiếp, đánh giá và sáng tạo nhiều định dạng khác nhau từ nhiều nguồn khác thông tin một cách an toàn và phù hợp thông qua nhau, được hiển thị qua máy tính” [5]. Vào năm công nghệ số để phục vụ cho thị trường lao động 2006, Ủy ban châu Âu đưa ra quan điểm: “năng phổ thông, các công việc cao cấp và khởi nghiệp 44
  2. NGUYỄN LONG GIAO kinh doanh. Bao gồm các năng lực thường được trường lao động phổ thông, các công việc cao biết đến như năng lực sử dụng máy tính, năng cấp và khởi nghiệp kinh doanh” [4, tr.12-21]. lực công nghệ thông tin, năng lực thông tin hay Như vậy, năng lực số là những kỹ năng tìm năng lực truyền thông” [1]. kiếm và sử dụng thông tin, giao tiếp và hợp tác Nguyễn Tấn Đại và Marquet Pascal (2018) nhằm giải quyết vấn đề với sự thấu cảm, tư duy dựa trên khái niệm năng lực số của Ủy ban châu phản biện, đổi mới sáng tạo đảm bảo an toàn Âu thì cho rằng: “Năng lực số là khả năng sử thông tin cho các cá nhân và tổ chức đó trong dụng vững vàng và có ý thức các công cụ của xã môi trường số. hội thông tin trong công việc, giải trí và giao 2.2. Cấu trúc khung năng lực số của UNESCO tiếp. Điều kiện tiên quyết là khả năng làm chủ Sau khi tiến hành nghiên cứu và đối sánh các phương tiện công nghệ thông tin và truyền hơn 47 khung năng lực số của các quốc gia, khu thông: Sử dụng máy tính để tìm kiếm, đánh giá, vực khác nhau; trong đó có kế thừa trực tiếp 5 lưu trữ, tạo lập, giới thiệu và trao đổi thông tin miền năng lực của Ủy ban châu Âu, UNESCO cũng như để giao tiếp và tham gia các mạng lưới đã đề xuất khung năng lực toàn cầu về năng lực hợp tác thông qua Internet” [3, tr.23-39]. Trong số; trong đó UNESCO đề xuất thêm 2 lĩnh vực khi đó, Trần Đức Hòa và Đỗ Văn Hùng (2021) năng lực đặt tên là nhóm O. Vận hành thiết bị số dựa trên khái niệm năng lực số của UNESCO và nhóm 6. Năng lực định hướng nghề nghiệp đưa ra quan điểm: “năng lực số là khả năng truy liên quan. Như vậy, từ khung năng lực do cập, quản trị, thấu hiểu, kết hợp, giao tiếp, đánh UNESCO vận dụng vào trong dạy học, chúng ta giá và sáng tạo thông tin một cách an toàn và phù có khung năng lực số của giáo viên tại Bảng 1 hợp thông qua công nghệ số để phục vụ cho thị như sau: Bảng 1. Khung năng lực do UNESCO vận dụng vào trong dạy học STT Nhóm năng lực Năng lực cụ thể - Vận hành thiết bị số: Nhận biết và sử dụng các chức năng và tính năng của công cụ phần cứng và công nghệ cho hoạt động dạy học. Vận hành thiết 1 - Vận hành phần mềm trên thiết bị số: Nhận biết và hiểu được dữ liệu, thông bị và phần mềm tin và/hoặc nội dung số cần thiết để vận hành công cụ phần mềm và công nghệ cho hoạt động dạy học. - Đọc lướt, tìm kiếm và lọc dữ liệu, thông tin và các nội dung số: Làm rõ nhu cầu thông tin, tìm kiếm được dữ liệu, thông tin và nội dung trong môi trường số, truy cập đến các nội dung này và nắm được mối quan hệ giữa chúng, tạo lập và làm mới tìm kiếm cá nhân. Năng lực thông - Đánh giá dữ liệu, thông tin và các nội dung số: Phân tích, so sánh và đánh giá 2 tin và dữ liệu một cách nghiêm túc độ tin cậy và tính xác thực của dữ liệu, thông tin và nội dung số; phân tích, diễn giải và đánh giá dữ liệu, thông tin và nội dung số. - Quản lý dữ liệu, thông tin và các nội dung số: Tổ chức, lưu trữ và truy cập dữ liệu, thông tin và nội dung trong môi trường số; tổ chức và xử lý các nội dung trên trong một hệ thống có tính cấu trúc. 45
  3. TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ GIÁO DỤC SỐ ĐẶC BIỆT, THÁNG 5 – 2023 STT Nhóm năng lực Năng lực cụ thể - Tương tác thông qua công nghệ số: Tương tác thông qua các công nghệ số khác nhau; hiểu các công cụ giao tiếp số thích hợp với bối cảnh nhất định. - Chia sẻ thông qua công nghệ số: Chia sẻ dữ liệu, thông tin và nội dung số với người khác thông qua các công cụ số phù hợp; đóng vai trò trung gian, hiểu các nguyên tắc về trích dẫn, tham khảo và chỉ chỗ. - Thực hành thông qua công nghệ số: Tương tác thông qua việc sử dụng các dịch vụ số công cộng cũng như cá nhân; tìm kiếm cơ hội cho việc tự nâng cao Giao tiếp và hợp năng lực và thực hành qua các công nghệ số phù hợp. 3 tác trong môi - Cộng tác trong công việc thông qua công nghệ số: Sử dụng công cụ và công trường số nghệ số để hợp tác, cùng thiết kế, tạo lập các nguồn tin và tri thức. - Giao tiếp qua mạng Internet: Nhận thức được các chuẩn mực hành vi và kinh nghiệm khi sử dụng công nghệ số và tương tác trong môi trường số; áp dụng các chiến lược giao tiếp với từng nhóm mục tiêu riêng; Nhận thức được sự đa dạng về văn hóa và thế hệ trong môi trường số. - Quản lý định danh số: Tạo lập và quản trị định danh số của cá nhân hay nhóm; bảo vệ uy tín số; quản trị những dữ liệu thông qua nhiều công cụ, dịch vụ hay môi trường số. - Phát triển nội dung số: Tạo lập và biên tập nội dung số ở các định dạng khác nhau, nhằm biểu đạt bản thân qua các công cụ số. - Kết hợp và tái tạo nội dung số: Sửa đổi, tinh chỉnh, nâng cấp và kết hợp thông tin và nội dung số vào vốn tri thức sẵn có nhằm tạo ra các nội dung và Sáng tạo nội tri thức mới, nguyên bản và phù hợp. 4 dung số - Các giấy phép và bản quyền: Hiểu rõ cách áp dụng các giấy phép và bản quyền đối với dữ liệu, thông tin và nội dung số. - Lập trình: Thiết kế và phát triển một chuỗi lệnh dễ hiểu cho hệ thống máy tính để giải quyết một vấn đề nhất định hay một nhiệm vụ cụ thể trong hoạt động dạy học. - Bảo quản các thiết bị: Bảo vệ các thiết bị và nội dung số; hiểu rõ nguy cơ và thách thức trong môi trường số; hiểu về các biện pháp an toàn và an ninh, quan tâm đến độ tin cậy và quyền riêng tư. - Bảo vệ dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư: Bảo vệ dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư trong môi trường số; biết cách sử dụng và chia sẻ thông tin định danh cá nhân đồng thời biết bảo vệ chính mình và người khác; hiểu chính sách An ninh và an quyền riêng tư của các dịch vụ số và cách sử dụng dữ liệu cá nhân. 5 toàn trên không - Bảo vệ sức khỏe và tinh thần: Có khả năng tránh khỏi những rủi ro về sức gian mạng khỏe và nguy cơ đối với trạng thái hạnh phúc về cả thể chất và tinh thần khi sử dụng công nghệ số; có khả năng bảo vệ bản thân và người khác khỏi những nguy cơ trong môi trường số (ví dụ: bắt nạt trên mạng); nhận thức về tác động của công nghệ số đối với hạnh phúc xã hội và hòa nhập xã hội. - Bảo vệ môi trường: Nhận thức về ảnh hưởng của công nghệ số và việc sử dụng chúng đối với môi trường. 46
  4. NGUYỄN LONG GIAO STT Nhóm năng lực Năng lực cụ thể - Nắm bắt xu thế dạy học trực tuyến. Học tập và phát - Sử dụng công cụ và phương pháp dạy và học trong môi trường số. 6 triển kỹ năng số - Lập kế hoạch, kiểm soát tiến độ dạy học trong môi trường số. - Đánh giá quá trình dạy học trong môi trường số. - Vận hành các công nghệ số đặc thù: Nhận diện và sử dụng các công cụ và Năng lực số công nghệ số đặc thù cho hoạt động dạy học. 7 liên quan đến - Hiểu, phân tích và đánh giá dữ liệu thông tin và nội dung số: Kết hợp và vận nghề nghiệp dụng dữ liệu, thông tin và nội dung hoạt động dạy học. 2.3. Một số khó khăn của giáo viên phổ thông tất yếu khách quan của sự chuyển đổi phương tại Thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình thức dạy học trong môi trường công nghệ, do ý chuyển đổi số thức thiếu tích cực của cả giáo viên và học sinh, Giáo viên chưa được trang bị năng lực số thiếu động cơ tích cực nên năng lực số của đội cần thiết để giảng dạy trực tuyến có sử dụng ngũ vốn đã yếu lại có nhiều lực cản trong quá công nghệ số. Đại dịch Covid đã khiến giáo viên trình phát triển. không có sự lựa chọn, họ bắt buộc phải sử dụng Về năng lực giao tiếp và hợp tác trên môi công nghệ để giảng dạy ở tâm thế thụ động, điều trường công nghệ số của giáo viên. Sự phát triển này đã bộc lộ nhiều hạn chế. Tất cả những kỹ của công nghệ thông tin đem lại không gian rộng năng họ có đến thời điểm hiện tại, phần lớn là mở trong giao tiếp, các mối quan hệ thầy - trò, tích lũy kinh nghiệm cá nhân, họ ít có cơ hội đồng nghiệp giới chuyên môn có nhiều điều kiện tham gia các khóa học đào tạo bài bản về giảng để thiết lập, phát huy. Không ít giáo viên thiếu dạy trực tuyến. Các khó khăn mà họ gặp phải có tích cực khi trao đổi, hợp tác chuyên môn với thể kể đến là: đồng nghiệp. Do tâm lý e ngại, sự ích kỷ về tri Về kiến thức và kỹ năng ứng dụng công thức, không muốn chia sẻ với đồng nghiệp; sự nghệ của đội ngũ giáo viên còn nhiều bất kết nối lỏng lẻo, hạn chế của đội ngũ giáo viên cập. Mặt bằng trình độ công nghệ thông tin của giữa các cơ sở giáo dục, giữa giáo viên với các đội ngũ không đồng đều. Nhiều giáo viên giỏi tổ chức liên quan đến lĩnh vực đào tạo của nhà chuyên môn nhưng khả năng sử dụng công nghệ trường, giữa giáo viên với học sinh… thể hiện chưa cao, kỹ năng thiết kế bài giảng, khóa học những hạn chế về năng lực giao tiếp trên nền trên nền tảng kỹ thuật số chưa thành thạo. Việc tảng số của đội ngũ này. thiết kế kịch bản dạy học, xây dựng hình ảnh, Chưa được trang bị kỹ năng và phương thức video clip, tích hợp các trang màn hình… đối với giảng dạy trên môi trường số trực tuyến. Trong nhiều giáo viên còn là mới lạ. đào tạo trực tuyến, trang thiết bị và công nghệ Tư duy, phong cách giảng dạy ít thay đổi đóng vai trò quan trọng nhưng phương pháp mới trong điều kiện chuyển đổi số. Nhiều giáo viên đóng vai trò then chốt. Hiện nay, người dạy vẫn còn ỳ trệ, thụ động, ngại thay đổi hoặc dạy học chưa ứng dụng nhiều công cụ để tương tác và trên nền tảng số một cách đối phó, tính sáng tạo cách thức chuyển tải nội dung bài giảng bằng mờ nhạt. Thậm chí, nhiều bài giảng không khác công nghệ. Không có kịch bản cho giảng dạy bài giảng truyền thống dù có hỗ trợ của công trực tuyến, thường lấy nguyên bài giảng trên lớp nghệ hiện đại. Do nhận thức chưa đầy đủ về tính trực tiếp sang lớp trực tuyến để giảng dạy. Kỹ 47
  5. TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ GIÁO DỤC SỐ ĐẶC BIỆT, THÁNG 5 – 2023 năng sử dụng phần mềm và trang thiết bị số còn trực tuyến, chứ chưa phải tham gia đào tạo trực hạn chế, phần lớn mới chỉ sử dụng tính năng cơ tuyến một cách chuyên nghiệp. bản của phần mềm giảng dạy; chưa tự xử lý được 2.4. Một số khuyến nghị nhằm nâng cao năng các vấn đề cơ bản phát sinh trong quá trình sử lực số cho giáo viên phổ thông đáp ứng yêu cầu dụng thiết bị. chuyển đổi số trong giai đoạn hiện nay Chưa sử dụng đa dạng các ứng dụng đa Nâng cao năng lực vận hành thiết bị và phương tiện để tạo lập bài giảng, mới chỉ dừng phần mềm công nghệ đòi hỏi giáo viên phải khai lại ở các ứng dụng văn phòng như MS Word và thác, sử dụng thành thạo các thiết bị công nghệ MS Powerpoint. Các bài giảng còn đơn điệu về theo yêu cầu công việc. Trước hết là việc nhận cách thể hiện, chưa tích hợp đa dạng các định biết chức năng và tính năng của công nghệ, lựa dạng khác nhau như video, audio, text, hình ảnh, chọn các phần mềm công nghệ hỗ trợ hiệu quả trình chiếu trực quan. Chưa tận dụng thế mạnh cho yêu cầu công việc, kế đến là thể hiện ở khả của công nghệ để chuyển tải sinh động nội dung năng vận hành thiết bị công nghệ, kỹ năng sử bài giảng, điều mà trước kia bảng đen và sách dụng các phần mềm công nghệ, đáp ứng yêu cầu giáo trình truyền thống không làm được. Nguồn công việc. Đối với giáo viên phổ thông, việc sử học liệu số hỗ trợ cho hoạt động giảng dạy còn dụng thành thạo các tính năng tiếp cận, khai thác rất hạn chế. Nhà trường không cung cấp đầy đủ và chuyển tải thông tin là điều kiện để thực hiện học liệu số, về phía người dạy thì chưa được nhiệm vụ giảng dạy trong bối cảnh chuyển đổi trang bị tốt các kỹ năng tìm kiếm, tổ chức và số diễn ra trong các trường phổ thông hiện nay. đánh giá thông tin nên chưa tìm được các nguồn Nâng cao năng lực xử lý dữ liệu và sáng tạo học liệu hay để hỗ trợ cho hoạt động giảng dạy. mà trước hết là khả năng nhận biết nhu cầu thông Cũng chưa được đào tạo một cách bài bản các tin của giáo viên để tìm kiếm, truy cập và khai kỹ năng để tạo lập bài giảng điện tử. thác dữ liệu trên nền tảng số. Bên cạnh đó, giáo Một điểm hạn chế nữa là nhận thức chưa viên viên cần đánh giá được nguồn tin, độ tin cậy đầy đủ của người dạy về đào tạo trực tuyến. Điều của thông tin, nắm bắt và tuân thủ tốt vấn đề bản này ảnh hưởng đến việc họ lựa chọn công cụ và quyền trên không gian mạng. Giáo viên xử lý phương pháp để triển khai giảng dạy. Có người thông tin một cách hiệu quả với sự hỗ trợ của dạy cho rằng, đào tạo trực tuyến là lên lớp giảng công nghệ, đồng thời lưu trữ, bảo quản, khai thác bài trực tuyến. Chính vì vậy, họ chỉ sử dụng các và sử dụng hiệu quả nhờ sử dụng các tính năng công cụ video thời gian thực, ví dụ như Zoom, hiện đại của thiết bị, công nghệ số phục vụ cho để giảng bài. Trong khi đó, đào tạo trực tuyến quá trình giảng dạy. Năng lực sáng tạo của giáo cần một hệ thống hỗ trợ cả người dạy và người viên không chỉ thể hiện ở nội dung bài giảng dạy học trước, trong và sau giờ học. Đây chính là hệ giàu tri thức mà còn ở hình thức, phương pháp thống LMS. Dựa trên hệ thống này, cả người dạy dạy học linh hoạt và phong phú trong dạy học và người học đều tiếp cận được mục tiêu học tập, của người giao viên. lịch trình chi tiết, các tài liệu tham khảo, phương Nâng cao năng lực giao tiếp, hợp tác thể thức đánh giá, kết nối trao đổi sau giờ học, xem hiện ở khả năng liên kết giữa đội ngũ giáo viên lại các bản giảng, giảng bài trực tuyến... Việc tổ giữa người dạy và người học… năng lực này chức nội dung và hoạt động học tập trên hệ thống không chỉ được thể hiện qua mối quan hệ các LMS cần nhiều kỹ năng, cần nhiều thời gian và thành viên trong một đơn vị, một trường mà là tâm sức, chính vì vậy mà họ có tư tưởng né tránh mối quan hệ ở ngoài xã hội. Khả năng tương tác, không dùng. Có thể nói, chúng ta mới giảng bài giao tiếp và hợp tác thông qua công nghệ số thể hiện ở mức độ nhận thức của giáo viên về trách 48
  6. NGUYỄN LONG GIAO nhiệm của mình trong các mối quan hệ được tạo tác và thành viên tham gia. Bên cạnh hoạt động lập từ môi trường số hóa; thể hiện ở việc nắm bắt của các cơ quan hữu quan về bảo đảm an ninh, các đặc điểm tâm lý, văn hóa, chính trị… đa an toàn cho các cá nhân tham gia hoạt động dạng của đối tượng giao tiếp trên không gian trong môi trường số, mỗi giáo viên cần có khả mạng. Sự nhận thức này là cơ sở để giáo viên năng tự bảo vệ mình và bảo vệ đối tác. Năng lực xác định chuẩn mực hành vi giao tiếp. Năng lực an ninh, an toàn của giáo viên biểu hiện ở mức này còn thể hiện ở kỹ năng lựa chọn, sử dụng độ nhận thức về các nguy cơ có thể xảy ra, hiểu những công cụ giao tiếp hợp lý cho từng đối về các biện pháp an toàn và an ninh, biết chia sẻ tượng, trong từng hoàn cảnh để đạt hiệu quả cao và sử dụng thông tin trên môi trường số không nhất trong mối quan hệ tương tác. trái với các quy định hiện hành góp phần xây Nâng cao năng lực đảm bảo an ninh, an dựng môi trường số lành mạnh, an toàn, xây toàn trên không gian mạng. Như chúng ta được dựng văn hóa giao tiếp, tương tác trên môi biết sự phát triển của công nghệ thông tin tạo nên trường số cho xã hội. môi trường không gian mở, sự lưu chuyển thông 3. KẾT LUẬN tin mang tính đa chiều, tốc độ truyền tin Để đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong nhanh…. Song, cũng đặt ra những vấn đề cấp giáo dục đang diễn ra mạnh mẽ, việc nâng cao bách về bảo đảm tính bảo mật của thông tin, về năng lực số của giáo viên cần phải dựa trên một an ninh, an toàn, quyền cá nhân và tổ chức khi khung năng lực cụ thể, xác định rõ từng tiêu chí, tham gia vào môi trường xã hội số. Làm việc đồng thời đánh giá đúng năng lực số của giáo trong môi trường số hóa thì nguy cơ bị tổn viên có vai trò quan trọng nhằm định hướng cho thương về sức khỏe tinh thần, sự xâm hại sản mục tiêu, lên kế hoạch bồi dưỡng và phát triển phẩm trí tuệ dễ nảy sinh khi chủ thể tham gia năng lực số cho đội ngũ giáo viên một cách hiệu thiếu năng lực tự bảo vệ. Trong khi thực hiện quả, góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở các nhiệm vụ, giáo viên viên cần hiểu rõ những tác trường phổ thông. động của công nghệ số đối với bản thân, các đối TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Law, N., Woo, D., & Wong, G. (2018), A Global Framework of Reference on Digital Literacy Skills for Indicator 4.4.2. UNESCO Institute for Statistics. [2] Lê Anh Vinh, Bùi Diệu Quỳnh, Đỗ Đức Lân, Đào Thái Lai, Tạ Ngọc Trí (2021), Xây dựng khung năng lực số cho học sinh phổ thông Việt Nam, Tạp chí Khoa học giáo dục Việt Nam. [3] Nguyễn Tấn Đại, Marquet Pascal (2018), Năng lực công nghệ số đáp ứng nhu cầu xã hội: Các mô hình quốc tế và hướng tiếp cận ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, 244(12). [4] Trần Đức Hòa, Đỗ Văn Hùng (2021), Khung năng lực số cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh chuyển đổi số, Tạp chí Thông tin và Tư liệu. [5] Gilster, P. (1997), Digital literacy, New York: Wiley Computer Pub. 49
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2