Nâng cao tính thanh khoản trên thị trường
lượt xem 67
download
Ra đời và chính thức đi vào hoạt động từ năm 2000, thị trường chứng khoán Việt nam đã có những bước tiến đáng kể cả về quy mô và chất lượng, đặc biệt trong những năm từ 2006 đến nay, thị trường đã trở thành một trong những kênh huy đôṇ g và phân phối vốn hiêụ quả cho nêǹ kinh tế nói chung cũng như các doanh nghiêp̣ noí riêng, đồng thời cũng là một sự lựa chọn cho các nhà đầu tư khi ra quyết định đầu tư bởi khả năng mang lại những khoản lợi nhuận hấp dẫn hơn so với các...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nâng cao tính thanh khoản trên thị trường
- Đề tài thảo luận Môn Thị trường chứng khoán Nâng cao tính thanh khoản trên thị trường UPCoM Nhóm thực hiện: Nhóm 7 Lớp: Thị trường chứng khoán 6 Lớp chuyên ngành: Ngân hàng 49B
- Danh sách thành viên nhóm 7 (Lớp Ngân hàng 49B) 1. Đỗ Việt Anh 2. Trịnh Tuấn Anh 3. Nguyễn Hoàng Ân 4. Vũ Ngọc Cường 5. Lê Thanh Hằng 6. Nguyễn Minh Hằng 7. Trương Mạnh Hùng 8. Nguyễn Thị Huyền 9. Phan Thị Lân 10. Trần Thị Thu Nga 11. Nguyễn Thu Ngân 12. Đỗ Thị Thảo 13. Lê Thị Quỳnh Trang 25
- Mục lục Mở đầu......................................................................................................................3 I. Thị trường UPCoM................................................................................................5 2.1.Giải pháp nâng cao tính thanh khoản của thị trường UPCOM........24 2.1.1.Về phía UBCK:....................................................................25 3.2. Các công ty chứng khoán:.....................................................27 3.3. Về phía các doanh nghiệp....................................................27 Mở đầu Ra đời và chính thức đi vào hoạt động từ năm 2000, thị trường chứng khoán Việt nam đã có những bước tiến đáng kể cả về quy mô và chất lượng, đặc biệt trong những năm từ 2006 đến nay, thị trường đã trở thanh môt trong ̀ ̣ những kênh huy đông và phân phối vốn hiêu quả cho nên kinh tế noi chung cũng ̣ ̣ ̀ ́ như các doanh nghiêp noi riêng, đồng thời cũng là một sự lựa chọn cho các nhà ̣ ́ đầu tư khi ra quyết định đầu tư bởi khả năng mang lại những khoản lợi nhuận hấp dẫn hơn so với các kênh đầu tư khác. Nhìn chung thị trường chứng khoán được phân chia thành các thị trường khác nhac tùy thuộc vào tiêu thức phân loại: 1. Cấu trúc hàng hóa - Thị trường trái phiếu - Thị trường cổ phiếu - Thị trường công cụ dẫn xuất (chứng khoán phái sinh) 2. Cấu trúc giao dịch - Thị trường giao ngay 25
- - Thị trường kì hạn 3. Cấu trúc luân chuyển vốn - Thị trường sơ cấp - Thị trường thứ cấp 4. Cấu trúc tổ chức - Sở giao dịch - Thị trường OTC - Thị trường thứ ba dành cho các chứng khoán đích danh và giao dịch khối - Thị trường Private Theo cách tổ chức thành Sở giao dịch chứng khoán (stock exchange), tại đây, người mua và người bán (hoặc đại lý, môi giới của họ) gặp nhau tại một địa điểm nhất định (chợ có tổ chức) để tiến hành giao dịch, mua bán, trao đổi chứng khoán. Chính vì vậy, người ta còn gọi Sở giao dịch chứng khoán là thị trường tập trung, nơi mua bán, trao đổi các chứng khoán của các công ty lớn, hoạt động có hiệu quả và đáp ứng các tiêu chuẩn niêm yết do Sàn giao dịch chứng khoán đặt ra. Sở giao dịch chứng khoán được quản lý bởi Ủy ban chứng khoán Nhà nước, các giao dịch chịu sự điều tiết của luật chứng khoán và thị trường chứng khoán. Sàn giao dịch chứng khoán thường được xem như là bộ phận quan trọng nhất, ảnh hưởng tới tất cả yếu tố còn lại của thị trường chứng khoán. Tuy nhiên không phải tất cả các giao dịch đều được thực hiện trên thị trường tập trung. Nếu nói Sàn giao dịch chứng khoán là một địa điểm họp chợ có tổ chức của các nhà buôn lớn với những hàng hóa “cao cấp” và đạt chuẩn thì thị trường OTC, với địa điểm giao dịch có thể là bất kì đâu (ngân hàng, công ty chứng khoán, các địa điểm thuận tiện cho bên mua và bán, internet) là nơi kinh doanh những hàng hóa đa dạng, “bình dân” và chưa đủ điều kiện tham gia trên Sàn giao dịch (song đáp ứng các yêu cầu cơ quan quản lý OTC). Điều này có nghĩa chứng khoán trên thị trường OTC có độ rủi ro cao hơn, đồng thời lợi nhuận mang lại cho nhà đầu tư cũng cao hơn. Đó là một trong những lí do khiến cho khối lượng giao dịch thực tế trên thị trường phi tập trung lớn hơn 25
- rất nhiều so với thị trường giao dịch tập trung. Để tăng tính thanh khoản trên thị trường OTC, các công ty chứng khoán thường đóng vai trò là các nhà tạo lập thị trường (market maker) cho các chứng khoán được giao dịch. Điều đó có nghĩa là họ luôn đưa ra cả hai mức giá: giá mua (bit price) (mức giá tại đó họ sẵn sàng mua) và giá bán (offer price) (mức giá tại đó họ sẵn sàng bán) nhằm đáp ứng lệnh từ các nhà đầu tư. Nếu không đủ khả năng bán/mua theo yêu cầu nhà đầu tư, Market Maker sẽ phải tìm đến 1 Market Maker khác để tìm 1 lệnh đối ứng với khối lượng chứng khoán mà khách hàng đặt ra. Trên thị trường OTC, giao dịch của nhà đầu tư được thực hiện thông qua cơ chế giao dịch thương lượng và thỏa thuận là chủ yếu, thời hạn thanh toán đa dạng với T+0, T+1, T+2, T+x. Vì vậy, lợi nhuận trên thị trường này là rất hấp dẫn. Mặt khác, cũng như Sở giao dịch chứng khoán, thị trường OTC cũng chịu sự quản lý và kiểm soát của nhà nước, hoạt động chịu sự chi phối của Luật chứng khoán và các văn bản pháp luật có liên quan. Bởi vậy, thị trường OTC không chỉ là một kênh huy đông vôn hiêu quả cho doanh nghiêp (đặc biệt là các doanh nghiệp ̣ ́ ̣ ̣ nhỏ và vừa, công ty công nghệ cao hoặc có tiềm năng phát triển) mà còn là môi trường đâu tư linh hoạt, thuận lợi cho công chung, hỗ trợ và thúc đẩy thị ̀ ́ trường chứng khoan tâp trung phát triển, hạn chế và thu hẹp thị trường tự do ́ ̣ không có tổ chức. Tuy vây, trên thực tế ở Viêt Nam chưa có những qui đinh phap luât rang ̣ ̣ ̣ ́ ̣ ̀ buôc đôi với cac công ty đai chung niêm yêt trên OTC cũng như quản lý về ̣ ́ ́ ̣ ́ ́ hoạt động giao dịch khiên cho thị trường nay có độ rui ro rât cao so với thị ́ ̀ ̉ ́ trường niêm yêt, gây tôn hai đên lợi ich chinh đang cua cac nhà đâu tư. Vì vây, ́ ̉ ̣ ́ ́ ́ ́ ̉ ́ ̀ ̣ xu hướng tập trung hóa, đặt thị trường OTC dưới sự quản lý của nhà nước để giảm thiểu rủi ro, tăng tính công bằng, mình bạch, đảm bảo quyền lợi của các chủ thể trên thị trường là tất yếu. Theo xu hướng đo, ngay 24/6/2009 thị trường UPCoM được đưa vao vân ́ ̀ ̀ ̣ hanh chính thức tai sở giao dich chứng khoan Hà Nôi. ̀ ̣ ̣ ́ ̣ I. Thị trường UPCoM 1. Khai niêm về thị trường UPCoM ́ ̣ 1.1 . UPCoM là gi? ̀ 25
- Thị trường UPCoM (Unlisted Public Company Market) là thị trường giao dich chứng khoan (cổ phiêu và trai phiêu chuyên đôi) cua cac công ty đai chung ̣ ́ ́ ́ ́ ̉ ̉ ̉ ́ ̣ ́ chưa niêm yêt, hoặc hủy niêm yết tại SGDCK TP.HCM hoặc SGDCK Hà ́ Nội. (Công ty đại chúng: là những công ty cổ phần đã phát hành chứng khoán ra công chúng. Sau khi phát hành chứng khoán ra công chúng, tổ chức phát hành trở thành công ty đại chúng (có đăng ký). Công ty đại chúng có nghĩa vụ phải công khai thông tin về hoạt động của mình theo quy định của pháp luật, Ủy ban Chứng khoán Nhà nuớc và Sở Giao dịch chứng khoán nhằm đảm bảo cho nhà đầu tư có đuợc thông tin đầy đủ về hoạt động thuờng xuyên cũng như những sự kiện bất thuờng của công ty.) Chứng khoán niêm yết trên UPCoM bao gồm chứng khoán của các công ty chưa niêm yết hoặc bị huỷ niêm yết tại HNX hoặc HSX, trái phiếu chuyển đổi của công ty đại chúng chưa niêm yết hoăc huỷ niêm yết. Theo lộ trình đăng ký, lưu ký cho các công ty đại chúng chưa niêm yết của Ủy ban chứng khoán nhà nước: Giai đoạn 1 (1-15/6/2009): đã có khoảng 18-20 công ty đại chúng đăng ký tham gia giao dịch và hoàn thiện hồ sơ. Giai đoạn 2 (15-6 đến 30-9-2009) đã có khoảng 186 công ty đại chúng ủy quyền cho công ty chứng khoán quản lý sổ cổ đông tham gia giao dịch. Giai đoạn 3 (30-9 đến 31-12-2009): các công ty đại chúng còn lại trong khoảng 1000 công ty đã đăng ký với UBCKNN sẽ tham gia giao dịch. Như vậy việc đưa các chứng khoán chưa niêm yết vào niêm yết và giao dịch theo một hệ thống thống nhất sẽ được thực hiện dứt điểm trong năm 2009. Việc vận hành thị trường UPCoM nhằm mục đích thu hẹp thị trường tụ do, mở rộng thị trường có tổ chức, do đó trên cơ sở phát triển của thị trường, cơ quan quản lý sẽ có những chính sách kịp thời làm tăng độ mở của thị trường, nâng cao vai trò các công ty chứng khoán như những nhà tạo lập thị trường, hướng tới xây dựng một thị trường OTC hiện đại. 25
- ̀ ̣ ̣ 1.2. Điêu kiên tham gia giao dich: - Công ty đai chung có vôn điêu lệ đã gop từ 10 tỷ đông trở lên và tôi ̣ ́ ́ ̀ ́ ̀ ́ thiêu có 100 cổ đông sở hữu không kể nhà đâu tư chứng khoan chuyên ̉ ̀ ́ nghiêp( điêu 25 Luât Chứng khoan). ̣ ̀ ̣ ́ - Đã thực hiên lưu ký tai trung tâm lưu ký chứng khoan. ̣ ̣ ́ - Được 01 công ty chứng khoan là thanh viên cua Sở giao chứng ́ ̀ ̉ khoan Hà Nôi cam kêt hỗ trợ. ́ ̣ ́ 1.3. Trinh tư đăng ký giao dich: ̀ ̣ A. Đôi với tổ chức phat hanh (công ty đai chung) ́ ́ ̀ ̣ ́ - Công ty chứng khoan cam kêt hỗ trợ ́ ́ - Công ty chứng khoan thực hiên ́ ̣ + Đăng ky, lưu ký chứng khoan cua công ty đai chung với Trung tâm lưu ́ ́ ̉ ̣ ́ ký chứng khoán. + Đăng ký giao dich chứng khoan cua công ty đai chung với Sở giao dich ̣ ́ ̉ ̣ ́ ̣ chứng khoan Hà Nôi. ́ ̣ + Hoan tât hồ sơ ̀ ́ - Công bố thông tin về viêc giao dich chinh thức ̣ ̣ ́ 25
- 25
- B. Đôi với nhà đâu tư cá nhân: ́ ̀ - Mở tai khoan tai công ty chứng khoan ̀ ̉ ̣ ́ - Công ty chứng khoan tiên hanh lưu ký chứng khoan ́ ́ ̀ ́ - Giao dich thông qua công ty chứng khoan ̣ ́ 1.4. Phương thức giao dich: ̣ - Thời gian giao dich: từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần trừ các ngày nghỉ ̣ theo Luật lao động. Thời gian giao dịch là từ 10h đến 15h (nghỉ giữa phiên từ 11h30 đến 13h30). 25
- - Biên độ giao động giá là ±10% và có thể thay đổi. - Phương thức giao dịch là thoả thuận, bao gồm hai hình thức: + Thoả thuận thông thường: là hình thức mà bên mua và bên bán tự thoả thuận với nhau, được đại diện giao dịch nhập thông tin vào hệ thống đăng kí giao dịch để xác nhận giao dịch này. Nếu nhà đầu tư tự tìm được đối tác chuyển nhượng, hay chuyển nhượng trực tiếp với công ty chứng khoán thì sau khi thỏa thuận xong giá và khối lượng, công ty chứng khoán sẽ nhập kết quả giao dịch vào hệ thống của HNX. + Thoả thuận điện tử: là hình thức đại diện giao dịch nhập lệnh với các điều kiện đã được xác định và lựa chọn lệnh đối ứng phù hợp để thực hiện giao dịch. Trong trường hợp công ty chứng khoán không đáp ứng được ngay nhu cầu chào mua hay chào bán của khách hàng thì công ty chứng khoán sẽ nhập lệnh yêu cầu của khách hàng vào hệ thống của HNX. Đồng thời công ty chứng khoán cũng theo dõi các lệnh chào mua, chào bán có trên hệ thống (do công ty chứng khoán khác nhập vào) để lựa chọn lệnh phù hợp và thực hiện lệnh giao dịch cho khách hàng. (Đây chính là đặc điểm ban đầu thể hiện vai trò nhà tạo lập thị trường của các công ty chứng khoán) - Khối lượng giao dịch tối thiểu là 10 cổ phiếu hoặc 10 trái phiếu. - Đơn vị yết giá là 100 đông đối với cổ phiếu, không qui định đối với ̀ trái phiếu. - Mệnh giá 10 000đ/cổ phiếu và 100 000đ/trái phiếu. - Nhà đầu tư không được mua bán cùng một loai cổ phiếu, không được vùa mua vừa bán trong một phiên giao dịch. Để có thể mua bán chứng khoán trên UPCoM, nhà đấu tư cần mở một tài khoản giao dịch chứng khoán tại 1 công ty chứng khoán. Nếu nhà đầu tư đã có tài khoản giao dịch chứng khoán trên thị trường niêm yết thì không cần mở thêm tài khoản mới mà sử dụng luôn tài khoản đó để giao dịch. - Nếu phát sinh lỗi, giao dịch sẽ bị huỷ bỏ mà không được phép sửa lỗi sau giao dịch. 25
- - Thông tin về các giao dịch chứng khoán và công ty đại chúng được tổng hợp và công bố công khai trên các phương tiện công bố thông tin Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và các công ty chứng khoán. - Chỉ số giá chứng khoán trên UPCoM là UPCoM index( được tinh ́ giông như chỉ số HNX index) ́ - Giá tham chiếu là bình quân gia quyền của các giá giao dịch thoả thuận điện tử của ngày giao dịch gần nhất. - Phương thức thanh toan : Bù trừ đa phương T+3, với giao dich lô ́ ̣ lớn trên 100 ngan cổ phiêu áp dụng T+1. ̀ ́ 2. So sánh thị trường UPCoM và thị trường OTC, Sở giao dịch chứng khoán: 2.1. UPCoM và OTC. Sư cần thiết của UPCoM: Thị trường OTC mà thực tế nhà đầu tư thường gọi là thị trường chợ đen, thị trường xám. Trên thị trường này, giao dịch tự phát, không được thanh toán tập trung, chứng khoán không được lưu ký, việc mua bán chứng khoán thông qua các nhà môi giới tự do, không được cấp phép… nên có nhiều yếu tố rủi ro mà tổ chức phát hành, công ty chứng khoán tổ chức hoạt động giao dịch không chịu trách nhiệm với nhà đầu tư. Với phương thức hoạt động của thị trường cổ phiếu OTC tại Việt Nam hiện nay, không chỉ có tỉ lệ kết quả giao dịch thành công không được đảm bảo, mà nhà đầu tư còn có thể bị lừa bằng nhiều hình thức khác nhau. Bên cạnh những chiêu thức làm giá của người mua bán OTC như tung tin lên các diễn đàn của hàng trăm website, nâng giá, ép giá… nhằm thao túng thị trường, Trên thị trường OTC còn tồn tại 6 dạng rủi ro chính ảnh hưởng lớn đến hoạt động đầu tư cũng như lợi nhuận của nhà đầu tư: Một là, tranh chấp hay thiệt hại về quyền mua cổ phiếu mới tăng vốn. Một trong những kỳ vọng lớn nhất về lợi ích của người mua cổ phiếu là quyền mua cổ phiếu phát hành tăng vốn. Đây là một khoản thu nhập, một khoản lợi lớn của người sở hữu cổ phiếu. Tuy nhiên, thông thường trước khi 25
- phát hành cổ phiếu tăng vốn, công ty tiến hành chốt danh sách cổ đông. Tại thời điểm đó, những ai sở hữu cổ phiếu nằm trong danh sách cổ đông của HĐQT sẽ được mua thêm cổ phiếu mới theo tỷ lệ được ấn định dựa trên số cổ phiếu đang sở hữu. Với những nhà đầu tư mới, người mua cổ phiếu mới trong giai đoạn giao thời, hoặc khi danh sách cổ đông đã được chốt, nếu không biết, tiền đã thanh toán cho người chuyển nhượng, mặc dù cổ phiếu mình đã nắm giữ, nhưng chưa làm xong thủ tục chuyển nhượng, nên mất quyền mua. Quyền mua cổ phiếu mới vẫn thuộc về người chuyển nhượng, trong khi người chuyển nhượng đã bán cổ phiếu của mình đi rồi theo giá thị trường tại thời điểm đó. Như vậy, các nhà đầu tư cổ phiếu trên thị trường OTC cần chú ý luôn luôn thỏa thuận bằng giấy, bằng hợp đồng chuyển nhượng với người chuyển nhượng cổ phiếu, ghi rõ ràng quyền lợi mua cổ phiếu mới tăng vốn thuộc về ai. Loại rủi ro nói trên xảy ra phổ biến nhất trên thị trường OTC trong thời gian qua. Hai là, tranh chấp hay thiệt hại về cổ tức. Cổ tức của công ty được chia cho cổ đông dựa trên số lượng cổ phần cổ đông đang nắm giữ. Rủi ro là ở chỗ, khi mua cổ phiếu, người được chuyển nhượng không nắm bắt được thông tin, không thỏa thuận rõ ràng trong hợp đồng chuyển nhượng. Do đó người mua mặc dù nắm giữ cổ phiếu đúng tên mình rồi, nhưng không nhận được cổ tức. Nhà đầu tư L.V.B tại Hà Nội, trong giao dịch mua bán cổ phiếu của Techcombank với một người khác là V.T.H, cán bộ một ngân hàng thời điểm đầu năm 2006, đã xẩy ra tranh chấp quyền lợi về quyền chia cổ tức trị giá hàng trăm triệu đồng, đang phải nhờ đến cơ quan quản lý can thiệp và dự kiến phải đưa ra cơ quan bảo vệ pháp luật để phân xử. Ba là, rủi ro trong mua bán cổ phiếu chưa được chuyển nhượng. Có cổ phiếu theo quy định nội bộ công ty sau 1 năm mới được chuyển nhượng, nhưng nhiều nhà đầu tư không nắm được thông tin, mua loại cổ phiếu đó từ người đứng tên sở hữu cổ phiếu. Và trong thời hạn 1 năm chưa làm được thủ tục chuyển nhượng, thì các quyền lợi về quyền mua thêm cổ phiếu tăng vốn, chia cổ tức…, vẫn thuộc về 25
- người đứng tên sở hữu cổ phiếu, còn người đã bỏ tiền ra mua, đang nắm giữ cổ phiếu thì bị chiếm đoạt mất quyền lợi. Thực tế tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần E, có trụ sở chính tại Tp.HCM, thời gian qua đã xẩy ra khá nhiều tranh chấp quyền lợi này. Nhiều người đang nhờ đến sự can thiệp của Ngân hàng Nhà nước, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động ngân hàng. Bốn là, rủi ro trong mua bán cổ phiếu ở thời điểm phát hành. Loại cổ phiếu này trong giới mua bán trên thị trường OTC còn gọi là cổ phiếu cũ và cổ phiếu mới, tức là thời điểm phát hành, kèm theo đó là quyền lợi mà nhà đầu tư có được: cổ tức, cổ phiếu thưởng, quyền mua cổ phiếu. Bởi vì, thông thường các công ty căn cứ vào năm phát hành cổ phiếu để phân phối quyền lợi cho cổ đông. Người sở hữu cổ phiếu chỉ được hưởng lợi ích tương ứng với số tháng mà cổ phiếu đó đã phát hành. Bởi vậy bỏ tiền ra mua cổ phiếu cùng với giá mua như nhau, nhưng quyền lợi giữa cổ phiếu cũ và cổ phiếu mới là khác nhau. Nhà đầu tư cần hết sức chú ý chi tiết này. Năm là, rủi ro trong mua bán cổ phiếu khi biến động giá. Thông thường để chắc ăn và “nắm đằng chuôi”, người bán luôn yêu cầu người mua cổ phiếu phải đặt cọc tiền một tỷ lệ nào đó. Khi đó nếu giá cổ phiếu giảm, buộc người mua phải mua số cổ phiếu với giá đã cam kết, nếu không bị mất tiền đặt cọc. Ngược lại, khi giá lên, người bán có xu hướng đánh tháo và dễ dàng đánh tháo, còn số tiền đã đặt cọc không phải lúc nào và trường hợp nào cũng lấy lại ngay được. Sáu là, rủi ro trong giao dịch nhận chuyển nhượng quyền mua. Trong các đợt phát hành thêm cổ phiếu mới để tăng vốn, cổ đông hiện hữu, cổ đông chiến lược, hay cán bộ nhân viên công ty được quyền mua cổ phiếu. Khi đó, nhiều người do không huy động được tiền hoặc vì nhiều lý do khác, bán quyền mua cổ phiếu của mình. Giá bán quyền mua thường thấp hơn giá thị trường OTC thời điểm đó. Nhà đầu tư mới thấy giá thấp, hấp dẫn thường chấp nhận mua. 25
- Nhưng từ khi nộp tiền để mua cổ phiếu cho đến khi nhận được cổ phiếu là cả một khoảng thời gian khá dài, nên đến khi nhận được cổ phiếu thì cổ phiếu vẫn đứng tên chủ sở hữu là người chuyển nhượng. Khi đó, nếu giá cổ phiếu đứng nguyên, giảm, hay gặp phải người nghiêm túc, đứng đắn, thì công việc làm thủ tục chuyển nhượng không vấn đề gì. Trong trường hợp gặp phải người không trọng chữ tín, dễ dàng bị đánh tháo và hứa hẹn trả lại số tiền trước kia đã nhận kèm với lãi suất tiền gửi ngân hàng Chính vì những rủi ro này nên thị trường OTC được ví như chợ trời, chợ đen. Xét về khía cạnh pháp lý, chỉ có Sở giao dịch chứng khoán mới có quyền tổ chức giao dịch chứng khoán, do đó việc mua bán chứng khoán tự do trên thị trường OTC được chấp nhận rộng rãi. Mặt khác, trên thị trường chợ đen này không có sự minh bạch về thông tin doanh nghiệp cũng như thông tin về giá cả. Ngược lại, thị trường UPCOM là thị trường có tổ chức, có sự quản lý của nhà nước, minh bạch thông tin, minh bạch giá cả, thanh toán tập trung và chứng khoán được lưu ký tập trung tại TT lưu ký chứng khoán trước khi giao dịch. Có thể thấy những điểm khác biệt tương đối giữa UPCoM và OTC như sau: - Theo quy định, chứng khoán của các công ty đại chúng phải được đăng ký tập trung tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán (Luật Chứng khoán, điều 52) và phải lưu ký tập trung tại TTLKCK trước khi thực hiện giao dịch (Luật CK điều 53). Việc giao dịch mua bán chứng khoán của công ty đại chúng chưa niêm yết được thực hiện tại công ty chứng khoán, kết quả giao dịch được chuyển đến TTLKCK thông qua hệ thống giao dịch của SGDCK Hà Nội (QĐ 87/2007/QĐ-BTC). Như vậy, doanh nghiệp phải đăng ký lưu ký tại trung tâm Lưu ký và khi đã đăng ký thì cổ phiếu của doanh nghiệp đó không thể giao dịch tại sàn otc tự do được vì mọi chuyển nhượng quyền sở hữu đều phải thực hiện qua trung tâm lưu ký. - Doanh nghiệp tham gia UPCoM phải có một hệ thống báo cáo tài chính minh bạch để kiểm toán được. Các công ty này còn phải công bố thông tin về giao dịch cổ phiếu quỹ, giao dịch của thành viên hội đồng quản trị, ban giám 25
- đốc, ban kiểm soát và những người có liên quan…Một khi đã đăng ký trên UPCoM, có thông tin bất thường là doanh nghiệp phải công bố và giải trình theo yêu cầu của HNX, trong khi đó thị trường OTC không đòi hỏi việc công bố báo cáo tài chính hàng quý cũng như những thông tin bất thường của doanh nghiệp, do đó các doanh nghiệp OTC vẫn ngần ngại với UPCoM, đặc biệt trong tình hình khủng hoảng kinh tế như hiện nay. - UPCoM chỉ chấp nhận duy nhất hình thức thanh toán bù trừ đa phương, thời gian thanh toán là T+3 (giống như trên thị trường niêm yết hiện nay), trong khi đó giao dịch trên các chợ OTC tự do hiện nay đang thực hiện với thời gian T+0, một yếu tố hấp dẫn nhà đầu tư hơn rất nhiều. 2.2. UPCoM và Sở giao dịch chứng khoán: Thị trường UPCOM khác với thị trường giao dịch chứng khoán niêm yết (Sở giao dịch chứng khoán) tại một số điểm chính như sau: - Chứng khoán giao dịch trên thị trường là cổ phiếu và trái phiếu chuyển đổi của các công ty đại chúng chưa niêm yết. Trong khi đó, chứng khoán niêm yết tại các Sở giao dịch chứng khoán phải đáp ứng các điều kiện niêm yết của Sở giao dịch chứng khoán. - Theo quy định 108/2008 ngày 20-11-2008 điều kiện để một công ty đại chúng tham gia giao dịch Upcom không quy định hoạt động sản xuất kinh doanh của năm liền kề năm đăng ký giao dịch phải có lãi, do vậy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty năm 2008 bị lỗ vẫn có thể đăng ký tham gia giao dịch Upcom. Tuy nhiên công ty phải thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính của năm 2008 bởi một tổ chức kiểm toán độc lập được bộ tài chính chấp thuận và công bố thông tin đầy đủ cho công chúng đầu tư. - Về phương thức giao dịch trên thị trường UPCOM: Áp dụng duy nhất phương thức giao dịch thỏa thuận (không áp dụng phương thức giao dịch khớp lệnh). Nhà đầu tư có thể giao dịch thỏa thuận đối với chứng khoán trên thị trường UPCOM vào bất kỳ thời gian nào tại các công ty chứng khoán. Các 25
- công ty chứng khoán nhập kết quả giao dịch vào hệ thống giao dịch của SGDCK Hà Nội từ 10h đến 15h hàng ngày để thực hiện thanh toán. - UPCoM có chỉ số tổng hợp, được công bố tương tự như VN-Index, HNX-Index. Trên UPCoM, biên độ giao động giá là +/- 10% trong khi tại sàn Hà Nội là +/- 7%, sàn TP.HCM là +/-5%. - Phí giao dịch trên thị trường Upcom cũng thấp hơn của 2 thị trường niêm yết. HNX cho biết sẽ không thu phí thành viên UPCoM và phí đăng ký giao dịch đối với doanh nghiệp. - Điểm khác biệt lớn nhất giữa UPCoM và Sở giao dịch chứng khoán là khi thiết kế thị trường UPCoM, cơ quan quản lý muốn nhấn mạnh đến việc áp dụng cơ chế nhà tạo lập thị trường (maket maker), muốn tạo ra một thị trường mà Công ty chứng khoán là người đóng vai trò chính, kết hợp môi giới và tự doanh. 25
- II. Thưc trạng và giải pháp phát triển thị trường UPCoM: 1. Tổng hợp diễn biến thị trường UPCOM: Ngày 24/7, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa tổng kết lại giao dịch trên sàn UPCoM sau một tháng đi vào hoạt động (phiên đầu tiên vào ngày 24/6/2009). Sau 10 cổ phiếu tham gia đợt đầu tiên, đến ngày 24-7 UPCOM đã có 11 cổ phiếu với tổng giá trị đăng ký giao dịch là 1.580 tỷ đồng. Dự kiến trong thời gian ngắn tới sẽ tiếp tục có thêm một số doanh nghiệp đăng ký tham gia. Theo HNX, sau một tháng triển khai “hệ thống giao dịch UPCOM được đánh giá là hoạt động ổn định, suôn sẻ, an toàn”. Tổng giá trị thị trường của các cổ phiếu đăng ký giao dịch trên thị trường UPCOM tính đến phiên giao dịch ngày 24/7/2009 đạt 2.760 tỷ đồng. Trong đó, các cổ phiếu có mức vốn hóa lớn nhất là ABI của công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp (938,6 tỷ đồng, chiếm 34% tổng mức vốn hóa toàn thị trường), kế đến là VDS của công ty cổ phần chứng khoán Rồng Việt (429 tỷ đồng, chiếm 15,54%). Tổng khối lượng giao dịch thị trường UPCOM đạt hơn 8 triệu cổ phiếu tương ứng với giá trị giao dịch đạt 112, 24 tỷ đồng; trong đó khối lượng giao dịch theo hình thức thỏa thuận điện tử là 7.452.070 cổ phiếu ( chiếm 93,06%) 25
- và theo hình thức thỏa thuận thông thường là 555.556 cổ phiếu ( chiếm 6.94%). Khối lượng giao dịch bình quân phiên đạt 333.651 cổ phiếu và giá trị giao dịch bình quân phiên là 4,68 tỷ đồng. Phiên giao dịch có khối lượng lớn nhất là ngày đầu tiên ( 24/6) với 1.103.853 CME với tổng khối lượng đạt 3.146.720 cổ phiếu ( chiếm 39,3% tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường ). Tiếp đến là APS của công ty cổ phần chứng khoán châu Á – Thái Bình Dương với khối lượng đạt 2.128.724 cổ phiếu ( 26,6%). Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện giao dịch đối với các cổ phiếu ABI, ASP và SME. Trong đó, họ quan tâm mạnh tới cổ phiếu SME với khối lượng giao dịch đạt 18.500 cổ phiếu. Giao dịch của khối ngoại đối với các cổ phiếu này đều là mua ròng ( trừ SME), với tổng khối lượng mua ròng là 8.200 cổ phiếu, tương đương với giá trị mua ròng là gần 192 triệu đồng. Trong khi thị trường niêm yết ở cả hai sàn và thị trường OTC rất sôi động thì những mã cổ phiếu đang niêm yết trên UPCOM tỏ ra không được các nhà đầu tư mặn mà. Thị trường Upcom đi vào hoạt động vốn được đánh giá là một sự kiện quan trọng đối với thị trường chứng khoán Việt Nam khi vận hành đầy đủ hai loại thị trường thứ cấp chính thức cho các công ty đại chúng với tính minh bạch cao và chuyên nghiệp. Nhưng thị trường liên tục chịu nhiều phiên giảm điểm liên tiếp do thiếu vắng hàng hóa tốt, không thu hút được các nhà đầu tư quan tâm. Thị trường UPCOM đã trải qua những phiên giao dịch đầu tiên tương đối thành công , tuy nhiên, tính thanh khoản vẫn là điểm yếu nhất của sàn này. Có mốc khởi điểm được mặc định ban đầu là 100 điểm, nhưng chỉ sau 3 phiên giao dịch chỉ số UPCOM Index đã mất gần 13%, chỉ còn 87,89 điểm, giảm 12,11 điểm so với điểm xuất phát. Lượng giao dịch tại thị trường UPCOM cũng khá khiêm tốn , bình quân mỗi phiên chỉ có khoảng 300.000 cổ phiếu được giao dịch, với khoảng hơn 4 tỷ đồng tính về giá trị giao dịch. Đi vào hoạt dộng được 1 tháng, việc khối lượng và giá trị giao dịch tại sàn UPCOM đạt thấp một phần có thể do số lượng doanh nghiệp giao dịch trên sàn còn ít, mới có 11 doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu so sánh với 2 sàn chính thức là sàn Hà Nội và sàn TP.HCM thì có thể thấy rõ, khối lượng giao dịch 25
- bình quân trên mỗi cổ phiếu của sàn UPCOM cũng thấp hơn nhiều so với 2 sàn này. Cụ thể là, hiện số lượng cổ phiếu niêm yết trên sàn TP.HCM chỉ nhiều gấp khoảng gần 17 lần so với sàn UPCOM, nhưng khối lượng giao dịch bình quân tại đây đạt khoảng 40 triệu cổ phiếu mỗi phiên, gấp tới 130 lần khối lượng bình quân của sàn UPCOM. Nếu xét về giá trị thì giá trị giao dịch mỗi phiên tại sàn TP.HCM đạt khoảng 1.500 tỷ đồng, tức khoảng 300 lần so với giá trị giá trị giao dịch bình quân trên sàn UPCOM. Mặc dù quy mô vốn bình quân của các doanh nghiệp đăng ký giao dịch trên sàn UPCOM nhỏ hơn so với các sàn chính thức cũng có thể lý giải cho thực tế nêu trên, nhưng chênh lệch này thực chất cũng không phải là quá lớn. Trong số các doanh nghiệp đăng ký giao dịch tại UPCOM, có tới ½ số doanh nghiệp có vốn điều lệ trên 100 tỷ đồng . Cụ thể, vốn của Công ty Chứng khoán châu Á – Thái Bình Dương lên tới 260 tỷ đồng. Tập đoàn HIPC hơn 150 tỷ đồng, công ty chứng khoán SME là 150 tỷ đồng, công ty Trường Phú 100 tỷ đồng, chứng khoán Rồng Việt 330 tỷ đồng. Với những công ty có vốn điều lệ lên tới hàng trăm tỷ đồng ,cũng khó có thể nói rằng, đó là những doanh nghiệp quá nhỏ. Trong những phiên vừa qua, nhà đầu tư cá nhân vẫn chưa tham gia đáng kể các giao dịch trên sàn UPCOM mà đối tượng giao dịch tích cực nhất vẫn là các công ty chứng khoán. Tháng 10/2009, thị trường UPCoM đón nhận thêm 4 cổ phiếu ĐKGD mới là API, GTH, TNM và VPC, với tổng khối lượng ĐKGD mới là 37,73 triệu cổ phiếu, nâng quy mô thị trường UPCoM lên 21 cổ phiếu, với tổng khối lượng ĐKGD là 238,3 triệu cổ phiếu, giá trị cổ phiếu ĐKGD theo mệnh giá tương ứng là 2.383 tỷ đồng. KLGD thị trường UPCoM đạt 8,9 triệu cổ phiếu, GTGD tương ứng là 129 tỷ đồng, tăng 14,65% về KLGD và 20,51% về GTGD so với tháng 9/2009. UPCoM - Index đóng cửa ở mức 72,72 điểm, tăng 6,05 điểm (9,07%) so với tháng trước. Các cổ phiếu được thị trường quan tâm nhiều nhất trên thị trường UPCoM là cổ phiếu của các công ty chứng khoán. Trong đó, cổ phiếu có KLGD lớn nhất là APS với tổng KLGD đạt 4,16 triệu cổ phiếu (chiếm 46,83% tổng KLGD toàn thị trường). Tiếp theo là TAS với tổng KLGD đạt 25
- 1,13 triệu cổ phiếu (12,7% tổng KLGD toàn thị trường), VDS đứng thứ 3 với KLGD 0,91 triệu cổ phiếu (10,24% tổng KLGD toàn thị trường). Đây cũng là 3 cổ phiếu có GTGD lớn nhất trên thị trường, với GTGD tương ứng là 51,9 (40,24%), 16,55 (12,83%) và 15,46 (11,99%) tỷ đồng. Về giá giao dịch, toàn thị trường có 11 cổ phiếu tăng giá, 5 cổ phiếu giảm giá. Cổ phiếu có giá giao dịch bình quân tăng mạnh nhất trong tháng 10 là BTC với tỷ lệ tăng giá 57,64% tương đương mức tăng 18.100 đồng/CP. Tăng giá mạnh tiếp theo là CFC với mức tăng 53,85% (14.000 đồng/CP) và MAS tăng 53,44% (10.100 đồng/CP). Trong nhóm cổ phiếu giảm giá, cổ phiếu giảm mạnh nhất là ABI với tỷ lệ giảm 11,11% (-1.600 đồng/CP), tiếp theo là DNT giảm 9,57% (-1.100 đồng/CP), SVS giảm 4,92% (-600 đồng/CP). Trong tháng 11, cổ phiếu của CTCP Đầu tư và Xây dựng Công trình 3 (thành viên của Tổng Công ty Đường Sắt Việt Nam) (UPCoM: CT3) chính thức được đưa vào giao dịch trên thị trường UPCoM và trở thành cổ phiếu thứ 25 đăng ký giao dịch trên thị trường với khối lượng đăng ký giao dich ̣ 2,181,209 cổ phiếu, nâng tổng khối lượng ĐKGD trên thị trường UPCoM lên gần 269.6 triệu cổ phiếu, tổng giá trị đăng ký giao dich theo mệnh giá tương ̣ ứng là 2,696 tỷ đồng. Vào ngày 18/11, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam và Công ty cổ phần chứng khoán thương mại và công nghiệp Việt Nam (VICS) đã ký kết hợp đồng tư vấn đăng ký UPCoM tại HNX và lộ trình triển khai đăng ký giao dịch cho 6 doanh nghiệp. Việc làm này nhằm thúc đẩy hoạt động trên thị trường giao dịch cổ phiếu của các công ty đại chúng chưa niêm yết. Theo đó, các doanh nghiệp gồm: Công ty cổ phần Ắc quy Tia sáng, Công ty cổ phần Pin Ắc quy Vĩnh Phú, Công ty cổ phần Lương thực Đông Bắc, Công ty cổ phần Diêm Thống Nhất, Công ty cổ phần Hóa chất Hưng Phát Hà Bắc, Công ty cổ phần Giấy Việt Trì sẽ được hỗ trợ việc đăng ký lưu ký tại VSD, xây dựng lộ trình đăng ký giao dịch tại HNX. 2. Nguyên nhân dẫn đến tính thanh khoản kém của thị trường UPCOM: Việc đưa ra mô hình quản lý như UPCOM là hoàn toàn phù hợp với yêu cầu bức thiết nhất hiện nay khi những giao dịch trên OTC chứa đựng quá nhiều rủi ro, nhưng làm sao để quản lý hiệu quả là nhiệm vụ không hề đơn 25
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Niêm yết cổ phiếu tại thị trường chứng khoán Mỹ
9 p | 174 | 26
-
Đánh giá các giải pháp bình ổn giá trường vàng của NHNN Việt Nam
25 p | 113 | 19
-
GIÚP NHÀ ĐẦU TƯ KIẾM TIỀN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
7 p | 102 | 15
-
Một số kỹ thuật phân tích dùng trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ
18 p | 84 | 14
-
Giáo trình phân tích khả năng sử dụng đáo hạn nguồn vốn trong quy trình đầu tư của từng nguồn vốn p5
5 p | 66 | 8
-
Chứng khoán ảm đạm dù áp dụng một loạt chính sách mới
4 p | 74 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn