PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG<br />
KỶ YẾU HỘI THẢO<br />
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NÂNG CẤP CHUỖI GIÁ TRỊ DU LỊCH BẠC LIÊU<br />
GẮN VỚI ĐỊNH HƯỚNG LIÊN KẾT NGÀNH VÀ LIÊN KẾT VÙNG<br />
<br />
<br />
PGS.TS. Nguyễn Xuân Hương <br />
<br />
TS. Tạ Duy Linh <br />
<br />
Th.S – NCS. Dương Đức Minh <br />
<br />
HVCH. Nguyễn Thái Ngọc Hà<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Du lịch là ngành kinh tế dịch vụ vừa có tính tổng hợp vừa có tính xã hội<br />
hóa. Vì vậy, để có được chuỗi giá trị du lịch hoàn chỉnh và tiệm cận với giá trị<br />
tối ưu, việc tham gia của nhiều ngành (nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp,<br />
công nghiệp, dịch vụ...) cũng như sự hợp tác giữa các địa phương (nội tỉnh, nội<br />
vùng và liên vùng) là điều rất cần thiết.<br />
Xuất phát từ quan điểm tiếp cận trên, từ thực tiễn tìm hiểu và định vị đặc<br />
điểm của lãnh thổ du lịch Bạc Liêu thông qua quá trình khảo sát thực địa,<br />
phỏng vấn sâu các bên liên quan (cơ quan nhà nước quản lý về mặt du lịch,<br />
doanh nghiệp du lịch, du khách, người dân có nguyện vọng tham gia vào các dự<br />
án phát triển du lịch, ...) từ tháng 07/2017 – 03/2018, bài viết đề xuất chính<br />
sách phát triển du lịch gắn với định hướng liên kết ngành và liên kết vùng nhằm<br />
nâng cấp chuỗi giá trị du lịch của tỉnh Bạc Liêu.<br />
<br />
<br />
1. Cơ sở lý luận về chuỗi giá trị du lịch<br />
Khái niệm chuỗi giá trị (the value chain) được đề xuất và sử dụng rộng<br />
rãi trong lĩnh vực kinh doanh. Micheal Porter 1 mô tả và phổ cập lần đầu tiên<br />
<br />
<br />
<br />
PGS.TS, Phó chủ tịch Hội đồng Khoa học - Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế và Du lịch.<br />
<br />
TS, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế và Du lịch.<br />
<br />
HVCH ngành Dân tộc học – Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia<br />
Tp.HCM, Nghiên cứu viên Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học An Giang.<br />
1<br />
Michael Porter là một trong những Giáo sư lỗi lạc nhất trong lịch sử của Đại học Harvard.<br />
Những tác phẩm kinh điển như "Chiến lược cạnh tranh" (competitive strategy), "Lợi thế cạnh<br />
tranh" (competitive advantage) và "Lợi thế cạnh tranh quốc gia" (competitive advantage of nations)<br />
<br />
<br />
391<br />
vào năm 1985 trong một cuốn sách về phân tích lợi thế cạnh tranh của ông. Cụ<br />
thể chuỗi giá trị do Micheal Porter đề xuất xoay quanh nội dung chính là:<br />
“Chuỗi giá trị của doanh nghiệp là một chuỗi hoạt động chuyển hóa các yếu tố<br />
đầu vào thành đầu ra. Khách hàng sẽ nhìn nhận và đánh giá giá trị các sản<br />
phẩm (đầu ra) của doanh nghiệp theo quan điểm của họ. Khách hàng sẽ sẵn<br />
sàng trả mức cao hơn cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp nếu như họ<br />
đánh giá cao và ngược lại, nếu họ đánh giá thấp họ sẽ trả mức giá thấp. Do đó<br />
hoạt động của doanh nghiệp là các hoạt động chuyển hóa làm gia tăng giá trị<br />
sản phẩm” [Micheal Porter, 1985].<br />
Chuỗi giá trị do Porter đề xuất là chuỗi giá trị trong sản xuất hàng hóa.<br />
Các mắt xích quan trọng trong một chuỗi giá trị hàng hóa được sơ đồ hóa như<br />
sau:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Các mắt xích quan trọng trong một chuỗi giá trị hàng hóa.<br />
Nguồn: Raphael Kaplinsky và Mike Morris, Chương trình Giảng dạy Kinh tế<br />
Fulbright Niên khóa 2011-2013.<br />
Mục đích của việc thực hiện chuỗi giá trị là gia tăng giá trị cho hàng hóa.<br />
Đặc biệt khi quá trình toàn cầu hóa diễn ra ngày càng nhanh chóng và việc<br />
thông thương giao lưu giữa các quốc gia trên thế giới diễn ra ngày càng phổ<br />
biến thì việc gia tăng giá trị cho hàng hóa không còn bó hẹp trong nội bộ một<br />
quốc gia. Hay nói cách khác, với mục tiêu gia tăng giá trị cho hàng hóa thì<br />
<br />
<br />
được xem như là sách gối đầu giường của giới quản trị kinh doanh và các nhà hoạch định chính sách<br />
vĩ mô trên khắp thế giới trong suốt gần 30 năm qua.<br />
<br />
<br />
<br />
392<br />
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG<br />
KỶ YẾU HỘI THẢO<br />
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
chuỗi giá trị hàng hóa được thực hiện xuyên quốc gia từ khâu ra ý tưởng đến<br />
các công đoạn hoàn thiện sản phẩm (lựa chọn nguyên liệu đầu vào, sử dụng lao<br />
động để gia công sản phẩm hàng, lưu trữ và vận chuyển, tiếp thị và tiêu thụ<br />
hóa,…). Tính đa quốc gia được kết tinh trong một sản phẩm hàng hóa hữu hình<br />
rất dễ được hình thành. Bởi lẽ, các yếu tố cấu thành nên sản phẩm có thể tồn tại<br />
từ nhiều nơi khác nhau. Vấn đề là các nhà kinh doanh sẽ tính toán làm sao cho<br />
quy trình sản xuất hàng hóa được hợp lý nhằm làm gia tăng giá trị cho sản<br />
phẩm cuối cùng để đem lại hiệu quả kinh tế lớn nhất.<br />
Từ những đề xuất về nội hàm chuỗi giá trị của Micheal Porter, nhiều tác<br />
giả đã ứng dụng việc phân tích chuỗi giá trị trong nhiều lĩnh vực của đời sống<br />
như nông nghiệp, thủy sản và giáo dục. Trong đó việc nghiên cứu chuỗi giá trị<br />
trong lĩnh vực du lịch đã được hình thành.<br />
Đến năm 2012, đã xuất hiện định nghĩa chuỗi giá trị du lịch do tổ chức<br />
Lao động Quốc tế công bố, cụ thể: “Nghiên cứu Chuỗi giá trị là nghiên cứu đến<br />
chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch. Trong đó chuỗi cung ứng là một hệ thống các<br />
tổ chức, con người, công nghệ, hoạt động, thông tin và nguồn lực tham gia vào<br />
việc di chuyển một sản phẩm hay dịch vụ từ người cung cấp đến người tiêu<br />
dùng. Trong trường hợp du lịch, điều này có nghĩa là tất cả các công ty và mọi<br />
người tham gia vào làm nên một trải nghiệm trong kỳ nghỉ.” 1 Theo tổ chức này,<br />
ngành du lịch bao gồm tất cả các doanh nghiệp và các tổ chức tham gia cung<br />
cấp “trải nghiệm” du lịch. Trải nghiệm du lịch gồm: attractions (các điểm tham<br />
quan du lịch) (ví dụ thiên nhiên hoặc văn hoá); activities (các hoạt động) (ví dụ<br />
đi bộ đường dài hay mua sắm); accommodation (lưu trú) (ví dụ khách sạn, nhà<br />
nghỉ hay khu cắm trại); amenities (tiện nghi) (ví dụ cửa hàng hoặc nhà hàng);<br />
access (tiếp cận) (ví dụ khoảng cách, phương tiện phù hợp để đến đó như<br />
đường không và đường bộ).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), Bộ công cụ Hướng dẫn Giảm nghèo thông qua Du lịch,<br />
Bản tiếng Việt, ISBN 798 - 604 - 0469 – 6, Hà Nội, 2012.<br />
<br />
<br />
393<br />
Hình 2. Khái quát chuỗi giá trị du lịch<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguồn: Tổ chức Lao động Quốc tế, 2012<br />
Qua sơ đồ trên có thể hình dung chuỗi giá trị trong phát triển du lịch là<br />
một hình thức của chuỗi giá trị dịch vụ. Sản phẩm du lịch vừa có tính vô hình<br />
và hữu hình, nên chuỗi giá trị du lịch là chuỗi tích hợp giữa chuỗi hàng hóa đã<br />
được dịch vụ hóa hoặc chuỗi dịch vụ cung ứng du lịch thuần túy. Như vậy, yếu<br />
tố dịch vụ là yếu tố nền tảng và cốt lõi để duy trì và thực hiện chuỗi giá trị du<br />
lịch. Chuỗi dịch vụ còn đóng vai trò rất quan trọng trong việc phóng to giá trị<br />
kinh tế cho ngành du lịch. Muốn thực hiện được dịch vụ đòi hỏi phải có yếu tố<br />
con người. Các vai xã hội xuất hiện khá đa dạng khi bàn về con người trong<br />
phát triển du lịch: cộng đồng địa phương, du khách, đội ngũ cán bộ nhân viên<br />
cung ứng dịch vụ du lịch, đội ngũ cán bộ nhân viên quản lý về mặt nhà nước,<br />
người quản lý khu di tích, cơ sở thờ tự và các điểm tham quan du lịch…<br />
Như vậy, chính tính chất dịch vụ của ngành kinh tế du lịch đã dẫn đến<br />
đặc điểm chuỗi giá trị du lịch có những khác biệt rõ nét với với chuỗi du lịch<br />
hàng hóa thông thường.<br />
<br />
<br />
2. Vai trò của liên kết ngành và liên kết vùng trong phát triển du lịch<br />
Vấn đề nghiên cứu liên kết và phát triển du lịch đã được đẩy mạnh và<br />
quan tâm nghiên cứu trên nhiều vùng và lãnh thổ du lịch tại Việt Nam. Gần đây<br />
có thể nhắc đến các công trình nổi bật như sau:<br />
Theo Nguyễn Quốc Thành (2013) qua bài viết Du lịch duyên hải miền<br />
Trung đi tìm sản phẩm chủ điểm kết nối giữa các điểm đến trong toàn vùng đã<br />
trình bày quan điểm du lịch có tính đặc thù liên ngành, liên vùng. Bản thân<br />
<br />
<br />
394<br />
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG<br />
KỶ YẾU HỘI THẢO<br />
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
ngành du lịch không thể hoạt động hoàn chỉnh nếu thiếu sự hợp tác của những<br />
ngành khác. Vì vậy, sự liên kết trong du lịch, đặc biệt là liên kết vùng miền tạo<br />
nên một điểm nhấn trong từng thời điểm cụ thể là vô cùng quan trọng trong quá<br />
trình phát triển. Thời gian qua việc quản lý, khai thác dịch vụ du lịch tại nhiều<br />
địa phương đang bộc lộ nhiều khiếm khuyết. Đặc biệt, tiềm năng, chính sách ưu<br />
tiên phát triển cho du lịch của các địa phương trong Vùng khá tương đồng nên<br />
sản phẩm du lịch trùng lặp, đơn điệu, thiếu các dịch vụ vui chơi giải trí bổ trợ,<br />
dẫn tới hiện tượng xung đột lợi ích giữa các khu du lịch trong cùng địa phương<br />
và giữa các địa phương, gây khó khăn cho việc xây dựng các chuỗi sản phẩm<br />
du lịch xuyên suốt cho toàn Vùng. Như vậy, có sự giống nhau, na ná nhau giữa<br />
các chương trình du lịch được xây dựng đơn điệu của du lịch các tỉnh/thành phố<br />
rõ ràng đã không thể hấp dẫn du khách. Từ đó, tác giả đề xuất các địa phương<br />
phải tìm sự liên kết để nối nhau thành một chuỗi giá trị thương hiệu du lịch<br />
miền Trung.<br />
Tiếp đến Phạm Trung Lương (2015) với bài viết Định hướng và giải<br />
pháp phát triển các sản phẩm du lịch liên vùng duyên hải Nam Trung bộ, Đông<br />
Nam bộ, Tây Nguyên, Nam Lào và Đông Bắc Campuchia, đã nhấn mạnh việc<br />
liên kết phát triển du lịch nói chung và phát triển các loại hình, sản phẩm du<br />
lịch liên vùng nói riêng giữa các lãnh thổ khác nhau cho phép khai thác những<br />
lợi thế tương đối của nhau về tài nguyên du lịch, về vị trí trong giao thương, về<br />
hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật và các nguồn lực khác cho phát triển du lịch.<br />
Từ quan điểm trên tác giả nhận định thế mạnh về mặt tài nguyên của địa bàn<br />
Tây Nguyên trong việc phát triển du lịch là nơi tài nguyên du lịch nổi trội là<br />
cảnh quan sinh thái cao nguyên với hệ sinh thái rừng khô hạn (rừng khộp) rất<br />
đặc trưng chỉ có ở Đông Nam Á, nơi còn bảo tồn nhiều loài thú lớn quý hiếm<br />
với số quần thể lớn và tập trung. Đây cũng là nơi duy nhất của Việt Nam có thể<br />
gặp 3 loài bò rừng. Một trong nhữg giá trị tiêu biểu đặc sắc về mặt tài nguyên<br />
du lịch nhân văn tại địa bàn Tây Nguyên là không gian văn hóa cồng chiêng<br />
Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại<br />
diện của nhân loại. Chính các giá trị đặc sắc này là nền tảng tạo nên sự khác<br />
biệt cũng như tạo tiền đề liên kết phát triển du lịch Tây Nguyên với các địa<br />
phương khác trong phát triển du lịch.<br />
Theo hướng nghiên cứu liên kết vùng trong phát triển du lịch còn có Đỗ<br />
Cẩm Thơ (2015) với công trình Phát triển thương hiệu du lịch vùng du lịch<br />
duyên hải Nam Trung bộ, vùng Tây Nguyên và vùng Đông Nam bộ tạo sức<br />
<br />
<br />
395<br />
cạnh tranh và thế mạnh trong liên kết phát triển. Tác giả khái luận rằng vùng<br />
duyên hải Nam Trung bộ, vùng Tây Nguyên và vùng Đông Nam bộ là các vùng<br />
du lịch quan trọng của Việt Nam, có những đặc điểm tài nguyên độc đáo, tiêu<br />
biểu, hấp dẫn khách du lịch. Đẩy mạnh phát triển thương hiệu du lịch các vùng<br />
này để làm nổi rõ các giá trị tiêu biểu không những có khả năng tạo ra sự gắn<br />
kết chặt chẽ trong mỗi vùng, tạo sức cạnh tranh cao mà còn tạo ra những thế<br />
mạnh và cân bằng trong mối liên kết liên vùng, từng bước thúc đẩy sự phát<br />
triển nhanh chóng và hiệu quả của du lịch Việt Nam.<br />
Bên cạnh liên kết vùng, liên kết ngành là chiến lược quan trọng trong<br />
phát triển du lịch, đề cập vấn đề này có nhà nghiên cứu Lê Hiền (2016) với bài<br />
viết Liên kết phát triển du lịch vùng Bắc - Nam Trung bộ. Bài viết tập trung<br />
phân tích các thế mạnh sẵn có của vùng du lịch Bắc Trung bộ và Nam Trung<br />
bộ. Từ đó, tác giả nhấn mạnh các nhiệm vụ liên kết trong phát triển du lịch<br />
xoay quanh hai nội dung trọng tâm là liên kết vùng và liên kết ngành.<br />
Như vậy, các tác giả nói trên đã nhấn mạnh xu hướng liên kết trong phát<br />
triển du lịch (bao gồm cả liên kết ngành và liên kết vùng) là xu hướng tất yếu.<br />
Rõ ràng liên kết ngành và liên kết vùng có vai trò quan trọng trong việc<br />
phát triển du lịch trong bối cảnh kinh tế Việt Nam hiện nay.<br />
Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp và kế thừa thành quả của nhiều hoạt<br />
động sản xuất khác nhau, trong đó có ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư<br />
nghiệp, công nghiệp và các ngành dịch vụ khác.<br />
Các giá trị từ ngành nông nghiệp được sử dụng trong lĩnh vực du lịch ở<br />
nhiều khía cạnh khác nhau như: cung ứng dịch vụ ẩm thực có tính bản địa độc<br />
đáo hướng đến việc hình thành ký ức sâu sắc cho du khách, kiến tạo các cảnh<br />
quan sinh thái đặc trưng của vùng nông thôn đáp ứng nhu cầu tham quan của du<br />
khách, tạo cơ hội cho du khách trải nghiệm tìm hiểu các hoạt động sinh kế và<br />
tập quán của người nông dân... Từ đó, loại hình du lịch nông nghiệp được nảy<br />
sinh nhằm khai thác hiệu quả các giá trị từ nông nghiệp phục vụ cho lĩnh vực<br />
du lịch. Bên cạnh đó, việc khai thác loại hình du lịch nông nghiệp còn góp phần<br />
nâng cao năng lực cho cộng đồng địa phương, bảo tồn các giá trị tài nguyên,<br />
đặc thù hóa và đa dạng hóa sản phẩm du lịch cho địa phương. Trong bối cảnh<br />
hiện nay, vì tốc độ đô thị hóa ngày càng cao nên xu hướng du lịch đến các khu<br />
vực có cảnh quan sinh thái tự nhiên và nông nghiệp đang được gia tăng ở nhiều<br />
quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Như vậy, ngành nông nghiệp vừa<br />
<br />
<br />
396<br />
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG<br />
KỶ YẾU HỘI THẢO<br />
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
cung ứng nguyên vật liệu và vừa là nền tảng cho sự kiến tạo hàng loạt các dịch<br />
vụ và sản phẩm du lịch gắn với loại hình du lịch nông thôn phục vụ cho du<br />
khách.<br />
Còn các ngành kinh tế khác như công nghiệp và dịch vụ đóng vai trò sản<br />
xuất và cung ứng các nền tảng về cơ sở vật chất gắn với hạ tầng lưu trú, giao<br />
thông, công nghệ thông tin liên lạc, dịch vụ bổ sung (vui chơi, giải trí), các mặt<br />
hàng mua sắm để phục vụ cho du khách. Chính du lịch kích thích tốt ngành sản<br />
xuất của địa phương và các ngành kinh tế khác góp phần gia tăng sự hoàn thiện<br />
về dịch vụ và tạo ấn tượng tốt đẹp cho du khách thưởng lãm tham quan và thực<br />
hành các hoạt động du lịch khác tại điểm đến như du lịch MICE, du lịch nghĩ<br />
dưỡng, du lịch sức khỏe, du lịch thể thao, du lịch mua sắm,...<br />
Hay nói cách khác chính liên kết ngành gắn với phát triển du lịch tạo nên<br />
hệ thống đồng bộ và liên hoàn nhằm giúp cho du khách có được cơ hội vừa thỏa<br />
mãn các nhu cầu cơ bản vừa thụ hưởng được các giá trị về mặt tự nhiên cũng<br />
như văn hóa khi đến với một lãnh thổ du lịch nào đó.<br />
Hình 3. Chuỗi dịch vụ du lịch cơ bản phục vụ du khách<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguồn: Nhóm tác giả<br />
Bàn về nội dung liên kết vùng trong phát triển du lịch có thể tạm phân<br />
chia thành các cấp bậc (1) liên kết nội vùng (2) liên kết giữa các vùng và (3)<br />
liên kết xuyên quốc gia.<br />
Việc liên kết phát triển du lịch thường diễn ra giữa thị trường gửi khách<br />
<br />
<br />
<br />
397<br />
và các thị trường nhận khách. Trong bối cảnh phát triển du lịch hiện nay, không<br />
thể có các địa phương có mức độ phát triển du lịch giống nhau mà sẽ tồn tại sự<br />
phân hóa khác nhau về mức độ phát triển du lịch.<br />
Theo Perroux F. (1955) tăng trưởng và phát triển không thể xuất hiện<br />
đồng đều ở mọi nơi với một nguồn lực tới hạn mà trước hết tập trung ở một số<br />
điểm có lợi thế phát triển hơn và sau đó sẽ lan tỏa qua các kênh khác nhau với<br />
những hiệu ứng khác nhau đối với nền kinh tế.<br />
Nhà nghiên cứu Hirschman (1958) lại đưa ra khái niệm tăng trưởng bất<br />
cân bằng. Tác giả này cũng đề cập đến việc xuất hiện các trung tâm tăng<br />
trưởng.<br />
Các trung tâm tăng trưởng thường gắn với các thành phố hoặc các khu<br />
vực đô thị. Theo Fox (1966) 1 khái luận trung tâm tăng trưởng là “Một vị trí đô<br />
thị có thể hoạt động như một tâm điểm cho việc xây dựng kế hoạch phát triển”.<br />
Không chỉ bàn đến lãnh thổ kinh tế là những trung tâm tăng trưởng,<br />
Friedmann (1968) còn sử dụng khái niệm trung tâm - ngoại vi. Khái niệm này<br />
sau đó được phát biểu hiện bằng những cách hiểu như cực trọng điểm - cực đối<br />
trọng của các lãnh thổ trong phát triển kinh tế.<br />
Đối với ngành địa lý du lịch các nhà nghiên cứu thường dùng khái niệm<br />
“hạt nhân du lịch” để diễn đạt cho các lãnh thổ đóng vai trò rất quan trọng<br />
trong việc thu hút du khách và thúc đẩy sự phát triển du lịch của cả vùng hoặc<br />
quốc gia trong việc khai thác và phát triển du lịch. Cụ thể, theo M.Buchvarov<br />
ông phân chia lãnh thổ du lịch thành các cấp: điểm du lịch - hạt nhân du lịch -<br />
tiểu vùng - á vùng - vùng du lịch 2.<br />
Hạt nhân du lịch được hiểu là nơi có sự kết hợp lãnh thổ của các điểm du<br />
lịch cùng loại hay khác loại. Mật độ điểm du lịch trên lãnh thổ tương đối dày<br />
đặc. Mặt khác, trung tâm du lịch gồm các điểm du lịch chức năng được đặc<br />
trưng bởi sự gắn kết lãnh thổ về mặt kinh tế - kỹ thuật và tổ chức. Nó có khả<br />
năng và sức thu hút khách du lịch rất lớn.<br />
Đồng thời tại hạt nhân du lịch nguồn tài nguyên du lịch tương đối tập<br />
trung và được khai thác một cách cao độ. Có thể nguồn tài nguyên không thật<br />
đa dạng (về loại hình), song điều kiện cần thiết là phải tập trung và có khả năng<br />
<br />
1<br />
Dẫn theo Hà Hữu Nga, 2007<br />
2<br />
Dẫn theo Nguyễn Minh Tuệ, 2013<br />
<br />
<br />
<br />
398<br />
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG<br />
KỶ YẾU HỘI THẢO<br />
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
lôi cuốn khách du lịch. Có cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối<br />
phong phú đủ để đón, phục vụ và giữ chân du khách.<br />
Về cơ bản, trung tâm du lịch là một hệ thống lãnh thổ du lịch đặc biệt, là<br />
hạt nhân của vùng du lịch. Chính nó đã tạo nên bộ khung để cho vùng du lịch<br />
hình thành và phát triển. Nói cách khác, đây là “cực” để hút các lãnh thổ lân<br />
cận vào phạm vi tác động của vùng. Có 2 loại trung trung tâm du lịch: trung<br />
tâm có ý nghĩa quốc gia, trung tâm có ý nghĩa địa phương. Chính các trung tâm<br />
này sẽ là các đầu mối quan trọng cho việc hình thành các trục liên kết phát triển<br />
du lịch. Tại khu vực Nam bộ có thể hình dung các trung tâm lớn này là thành<br />
phố Hồ Chí Minh, thành phố Cần Thơ, Châu Đốc - An Giang, Phú Quốc - Kiên<br />
Giang, ...<br />
Việc liên kết vùng sẽ tạo cơ hội cho các địa phương vừa “nương nhau”<br />
vừa “nhường nhau” vừa góp phần “đa dạng hóa” và tạo nên “sự hấp dẫn riêng<br />
có” trong sự phát triển du lịch giữa các địa phương.<br />
<br />
<br />
3. Đặc điểm ngành kinh tế du lịch Bạc Liêu<br />
Bạc Liêu là tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long có diện tích 2.570<br />
km2 , dân số 885.550 người (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bạc Liêu,<br />
2017, trang 1), phía Bắc giáp các tỉnh Hậu Giang và Kiên Giang, Đông và Đông<br />
bắc giáp tỉnh Sóc Trăng, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Cà Mau, Đông và Đông<br />
Nam giáp biển đông. Được thiên nhiên ưu đãi, tỉnh Bạc Liêu có khá nhiều tài<br />
nguyên du lịch tự nhiên có thể khai thác và phát triển thành các sản phẩm du<br />
lịch hấp dẫn như hệ sinh thái rừng ngập mặn trải dài 56 km bờ biển từ thành<br />
phố Bạc Liêu đến cửa biển Gành Hào, hệ thống các vườn chim tự nhiên (với<br />
hàng trăm loại chim khác nhau, trong đó có nhiều loài quý hiếm), vườn nhãn cổ<br />
hơn 100 tuổi,...; bên cạnh đó, Bạc Liêu còn là nơi giàu tài nguyên du lịch nhân<br />
văn và tài nguyên du lịch tâm linh có khả năng phát triển thành các sản phẩm<br />
du lịch đặc thù, bởi nơi đây bắt nguồn giai thoại về Công tử Bạc Liêu (những<br />
giai thoại liên quan đến ông rất thu hút sự quan tâm của du khách), là cái nôi<br />
của Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ (được UNESCO công nhận là Di sản văn<br />
hóa phi vật thể của nhân loại vào năm 2013) gắn liền với giá trị nghệ thuật của<br />
bản Dạ cổ hoài lang, cuộc đời và sự nghiệp của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu, là nơi<br />
có các điểm hành hương nổi tiếng như Nhà thờ Tắc Sậy, Quán Âm Phật Đài,<br />
thu hút hàng ngàn khách hành hương đến viếng mỗi năm; Ngoài ra, Bạc Liêu<br />
<br />
<br />
399<br />
còn là tỉnh đa tộc người với 3 dân tộc Kinh, Hoa, Khmer cùng chung sống đã<br />
tạo ra những giá trị văn hóa dân tộc vô cùng đặc sắc như các lễ hội, các công<br />
trình kiến trúc độc đáo,.... Với tiềm năng phát triển du lịch, Bạc Liêu xác định<br />
đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, là khâu đột phá, tạo động lực<br />
thúc đẩy kinh tế - xã hội.<br />
Nền kinh tế du lịch tỉnh Bạc Liêu đã có những bước phát triển thể hiện<br />
qua lượng khách du lịch đến Bạc Liêu tăng đều qua các năm.<br />
Bảng 1. Hiện trạng khách du lịch đến Bạc Liêu<br />
Đơn vị: Lượt khách<br />
<br />
Năm Khách quốc tế Khách nội địa Tổng<br />
lượng<br />
khách<br />
Số lượt Tỷ trọng Số lượt Tỷ trọng<br />
2007 9.000 4.31 200.000 95.69 209.000<br />
2008 10.000 3.57 270.000 96.43 280.000<br />
2009 12.000 3.43 338.000 96.57 350.000<br />
2010 15.000 3.75 385.000 96.25 400.000<br />
2011 17.000 3.21 512.000 96.79 529.000<br />
2012 20.000 3.15 615.000 96.85 635.000<br />
2013 25.000 3.29 735.000 96.71 760.000<br />
2014 25.000 2.57 948.000 97.43 973.000<br />
2015 25.000 2.50 975.000 97.50 1.000.000<br />
2016 38.000 3.06 1.202.000 96.94 1.240.000<br />
2017 40.000 2.67 1.460.000 97.33 1.500.000<br />
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bạc Liêu<br />
Qua số liệu thống kê cho thấy, năm 2017 số lượt khách du lịch là<br />
1.500.000, tăng gấp 2,36 lần so với năm 2012 và tăng gấp 7,2 lần so với năm<br />
2007. Tuy nhiên, khách đến với Bạc Liêu đa phần là khách nội địa. Tỷ trọng<br />
khách quốc tế có xu hướng giảm từ 4,31% (năm 2007) xuống còn 2,67% (năm<br />
2017), trong khi tỷ trọng khách nội địa có xu hướng ngược lại, tăng từ 95,69%<br />
(năm 2007) lên 97,33% (năm 2017), thậm chí năm 2015, khách nội địa đạt tỷ<br />
trọng cao nhất 97,5%.<br />
So với toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), năm 2017 Bạc<br />
<br />
<br />
<br />
400<br />
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG<br />
KỶ YẾU HỘI THẢO<br />
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Liêu đứng thứ 5/13 tỉnh thành. Nhưng số liệu tuyệt đối của Bạc Liêu so với<br />
nhóm các tỉnh/thành ở các vị trí từ 1 đến 4 (An Giang, Cần Thơ, Kiên Giang và<br />
Đồng Tháp) còn khá thấp.<br />
Biểu đồ 1: Khách du lịch nội địa đến ĐBSCL năm 2017 1. Đơn vị tính:<br />
lượt khách<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Riêng với số lượng khách khách quốc tế đến ĐBSCL trong năm 2017,<br />
Bạc Liêu đứng thứ 8/13 và số lượng khách còn rất thấp so với các tỉnh/thành<br />
khác tại ĐBSCL.<br />
Biểu đồ 2: Khách du lịch quốc tế đến các tỉnh ĐBSCL năm 2017. Đơn vị<br />
tính: lượt khách 2<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
T<br />
Theo báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bạc Liêu (2017, trang<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
Tổng hợp các báo cáo tình hình hoạt động du lịch năm 2017 của các Sở Văn hóa Thể thao<br />
và Du lịch, Sở Du lịch tại ĐBSCL<br />
2<br />
Tổng hợp các báo cáo tình hình hoạt động du lịch năm 2017 của các Sở Văn hóa Thể thao<br />
và Du lịch, Sở Du lịch tại ĐBSCL<br />
<br />
<br />
<br />
401<br />
17), mặc dù số lượng khách du lịch đến Bạc Liêu tăng trưởng ổn định, nhất là<br />
khách nội địa. Thế nhưng tỷ trọng khách lưu trú so với tổng lượng khách có xu<br />
hướng giảm, ngày lưu trú bình quân của một khách du lịch chỉ đạt 1,26 ngày,<br />
tức là đại đa số khách du lịch chỉ đến Bạc Liêu trong ngày, không có nhu cầu<br />
lưu trú để tham gia các hoạt động du lịch tại địa phương. Khách đến chỉ vì kết<br />
hợp công việc (nội địa) hoặc thăm thân nhân (quốc tế) là chính, lượng du khách<br />
có nhu cầu lưu trú qua đêm chiếm tỷ lệ không đáng kể.<br />
Lượng khách du lịch đến Bạc Liêu trong những năm gần đây khá cao, tuy<br />
nhiên tập trung ở hai điểm du lịch Nhà thờ Tắc Sậy và Quán Âm Phật Đài gây<br />
ra vấn nạn ùn tắc giao thông, vừa xử lý xong tình trạng ùn tắc ở điểm này lại<br />
đến điểm khác ùn tắc, nhất là vào các dịp lễ hội, chưa kể phải huy động lực<br />
lượng để xử lý rác thải. Từ vấn nạn trên, địa phương không cần quá nhiều<br />
khách du lịch mà chỉ cần quản lý tốt số lượng khách cho mỗi điểm tham quan,<br />
nhất là vào mùa cao điểm. Điển hình như khu Quán Âm Phật Đài, Bạc Liêu<br />
không quan tâm lượng khách nhiều hay ít mà chỉ cần phân loại khách (khách du<br />
lịch và khách hành hương) để có hướng phục vụ hiệu quả 1.<br />
Với sự gia tăng lượng khách đã dẫn đến tình trạng quá tải, đặc biệt vào<br />
các tháng cao điểm, điều này làm phương hại đến môi trường sống. Đồng thời,<br />
làm xáo trộn đời sống của người dân địa phương. Do đó, lãnh đạo Sở Văn hóa,<br />
Thể thao và Du lịch tỉnh Bạc Liêu mong muốn phát triển du lịch theo hướng du<br />
lịch bền vững, tức là vừa đảm bảo có đóng góp về kinh tế cho cộng đồng, vừa<br />
thân thiện với môi trường, đồng thời tôn trọng văn hóa và truyền thống của địa<br />
phương, tối đa hóa lợi ích do du lịch mang lại cho môi trường tự nhiên và cộng<br />
đồng, không làm phương hại đến các nguồn lợi mà nó phụ thuộc. Để làm được<br />
điều đó, tỉnh Bạc Liêu cần tìm hướng đi mới cho ngành du lịch, thay vì tập<br />
trung đầu tư khai thác, phát triển các khu, điểm du lịch ở trung tâm thành phố<br />
Bạc Liêu thì cần có hướng khai thác, phát triển các khu, điểm du lịch ở các<br />
vùng ven đô thành phố Bạc Liêu, tạo nên sự kết nối giữa khu vực trung tâm<br />
thành phố (cực trọng điểm) với các khu vực phụ cận (cực đối trọng) vừa giảm<br />
tải lượng khách ở trung tâm thành phố vừa tạo nên nhiều sản phẩm du lịch đủ<br />
sức hấp dẫn để giữ chân du khách.<br />
Qua khảo sát thực địa chúng tôi nhận thấy, giữa các điểm du lịch trên địa<br />
bàn tỉnh chưa có sự kết nối, nhất là giữa khu vực trung tâm thành phố Bạc Liêu<br />
<br />
1<br />
Kết quả phỏng vấn sâu Lãnh đạo Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Bạc Liêu, 29/3/2018<br />
<br />
<br />
<br />
402<br />
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG<br />
KỶ YẾU HỘI THẢO<br />
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
với các khu vực ven đô, chưa tạo thành các chuỗi sản phẩm du lịch có tính liên<br />
kết để khai thác được hết các lớp giá trị của tài nguyên du lịch. Hiện tại, chỉ có<br />
các khu điểm du lịch ở trung tâm thành phố Bạc Liêu được đầu tư phát triển và<br />
thu hút khách du lịch.<br />
Bảng 2. Các giá trị thu hút khách ở cực trọng điểm du lịch thành phố<br />
Bạc Liêu<br />
<br />
<br />
Giá trị<br />
TT Điểm đến Thông tin khái quát Địa chỉ<br />
du lịch<br />
<br />
<br />
Đây là một trong những điểm hành Phường<br />
hương nổi tiếng ở khu vực Đồng Nhà<br />
Văn bằng Sông Cửu Long, thu hút hàng Mát,<br />
hóa Khu Quán Âm vạn lượt khách, đặc biệt trong các thành<br />
1<br />
tâm Phật Đài dịp lễ hội (diễn ra từ ngày 21 – 23/3 phố Bạc<br />
linh âm lịch). Phật Bà Nam Hải được xem Liêu<br />
là người phù hộ và mang lại sự bình<br />
yên cho ngư dân vùng biển.<br />
<br />
Đầu thế kỷ XX, đây được xem là<br />
31 Điện<br />
ngôi nhà thuộc hàng bề thế nhất ở xứ<br />
Biên<br />
Nam Kỳ lục tỉnh, xây dựng theo lối<br />
Di tích nhà Phủ,<br />
kiến trúc phương Tây. Ngôi nhà gắn<br />
Công tử Bạc phường<br />
liền với các giai thoại về Công tử<br />
Liêu 3, thành<br />
Bạc Liêu – mỗi một giai thoại về ông<br />
phố Bạc<br />
Văn đều thu hút sự quan tâm của du<br />
Liêu<br />
2 hóa khách<br />
lịch sử<br />
Điểm nhấn trong Quảng trường là<br />
cây đờn kìm được đặt trên đóa sen<br />
Phường<br />
cách điệu thể hiện sự trường tồn và<br />
Quảng trường 1, thành<br />
phát triển của Nghệ thuật Đờn ca tài<br />
Hùng Vương phố Bạc<br />
tử Nam Bộ. Cây đờn kìm được Tổ<br />
Liêu<br />
chức kỷ lục Việt Nam công nhận là<br />
đờn kìm lớn nhất Việt Nam. Trong<br />
<br />
<br />
403<br />
khuôn viên Quảng trường còn có<br />
Trung tâm triển lãm văn hóa – nghệ<br />
thuật và nhà hát Cao Văn Lầu được<br />
thiết kế theo hình dáng 3 chiến nón<br />
lá và một số công trình khác thể hiện<br />
tinh thần yêu nước, mang gía trị lịch<br />
sử sâu sắc. Quảng trường là nơi tổ<br />
chức các cuộc mitinh, những sự kiện<br />
lớn trong năm.<br />
<br />
Trong khu lưu niệm có nhà trưng bày<br />
Đờn ca tài tử và nhà trưng bày thân<br />
thế, sự nghiệp của cố nhạc sỹ Cao<br />
Khu lưu niệm Văn Lầu. Nơi đây thu hút rất đông<br />
Phường<br />
Nghệ thuật Đờn khách du lịch đến tham quan, tìm<br />
2, thành<br />
ca tài tử Nam hiểu về Dạ cổ Hoài Lang và Nghệ<br />
phố Bạc<br />
bộ và nhạc sĩ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ. Lễ hội<br />
Liêu<br />
Cao Văn Lầu Dạ cổ hoài lang được diễn ra từ<br />
ngày 13 – 15/08 âm lịch được xem là<br />
một trong những sự kiện văn hóa<br />
quan trọng của Bạc Liêu.<br />
<br />
Khu bảo tồn thiên nhiên vườn chim<br />
Bạc Liêu có tổng diện tích 385 ha,<br />
trong đó có 19 ha rừng nguyên sinh<br />
với 46 loài chim và đa dạng các loại<br />
Xã Hiệp<br />
Khu bảo tồn động, thực vật hợp thành một quần<br />
Sinh Thành,<br />
thiên nhiên thể động thực vật phong phú. Vườn<br />
3 thái tự thành<br />
vườn chim Bạc chim có cảnh quan thiên nhiên đẹp<br />
nhiên phố Bạc<br />
Liêu cùng với hệ thống cơ sở vật chất<br />
Liêu<br />
được đầu tư khang trang là điểm<br />
tham quan, nghiên cứu khoa học lý<br />
tưởng, thu hút khá đông khách du<br />
lịch.<br />
<br />
Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp thông qua quá trình khảo sát thực địa từ<br />
7/2017 – 3/2018.<br />
<br />
<br />
404<br />
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG<br />
KỶ YẾU HỘI THẢO<br />
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Điểm qua các tuyến du lịch mang tính chất liên vùng do các công ty du<br />
lịch lữ hành phát triển và khai thác để thấy rằng tỉnh Bạc Liêu chưa phải là một<br />
điểm đến quan trọng trên các tuyến đó. Khách được thiết kế tham quan một vài<br />
điểm du lịch nổi tiếng ở trung tâm thành phố Bạc Liêu như nhà Công tử Bạc<br />
Liêu, Quán Âm Phật Đài hay Khu lưu niệm Đờn ca tài tử Nam bộ và nhạc sĩ<br />
Cao Văn Lầu, … lại tiếp tục đến với điểm tham quan ở các tỉnh khác. Qua đó,<br />
có thể thấy, mặc dù tỉnh Bạc Liêu vốn giàu tài nguyên du lịch thế nhưng vẫn<br />
chưa thể phát huy hết tiềm năng.<br />
Với tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú, tỉnh Bạc Liêu hoàn toàn có<br />
thể tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo và góp phần thu hút du khách nhằm<br />
giảm tải sức ép cho các điểm đến đang có truyền thống đón khách với số lượng<br />
rất lớn hiện nay. Trong giới hạn bài viết, nhóm nghiên cứu giới thiệu hai điểm<br />
đến có thể kiến tạo để kết nối với các điểm du lịch ở trung tâm thành phố Bạc<br />
Liêu nhằm nâng cấp chuỗi giá trị du lịch của tỉnh, qua đó mang lại sức sống<br />
mới cho ngành du lịch đó là (1) khu vực nhãn cổ Bạc Liêu và (2) vườn chim<br />
Lập Điền.<br />
Điểm tham quan thuộc ấp Giồng Nhãn, xã Hiệp Thành và ấp Biển Tây B,<br />
xã Vĩnh Trạch Đông, cách trung tâm thành phố Bạc Liêu khoảng 6 km, trải dài<br />
gần 7 km theo tuyến đường ven biển từ phường Nhà Mát đến xã Vĩnh Trạch<br />
Đông (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bạc Liêu, 2017, trang 12), tại điểm<br />
có 339 cây nhãn cổ thuộc 5 hộ quản lý với tổng diện tích là 29.130m 2 được<br />
phân bố thành 3 cụm: (1) Cụm Trung tâm điều dưỡng (diện tích 15.000m 2 ); (2)<br />
Cụm đối diện Ủy ban Nhân dân xã Hiệp Thành (diện tích 10.130m 2 ); (3) Cụm<br />
cây xoài 300 năm (diện tích 4.000m2 ).<br />
Vườn nhãn với nhiều gốc nhãn cổ thụ, có cây lên đến hàng trăm năm tuổi<br />
được đặt trong một không gian sinh thái nông nghiệp có thể tổ chức các hoạt<br />
động du lịch hấp dẫn. Hiện Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bạc Liêu<br />
đang xây dựng lại Đề án bảo tồn vườn nhãn cổ (theo Công văn số 1010/UBND-<br />
KGVX ban hành ngày 21 tháng 03 năm 2018 về việc bảo tồn vườn nhãn cổ gắn<br />
với phát triển du lịch), dự kiến hình thành khu du lịch sinh thái nông nghiệp tại<br />
khu vực giồng nhãn.<br />
Thực tế hiện nay, vườn nhãn thuộc sự quản lý của các hộ dân dường như<br />
bị bỏ phế vì họ không thấy được giá trị kinh tế của các gốc nhãn cổ mang lại,<br />
người dân chỉ chuyên kinh doanh các loại cây ăn trái khác. Nếu vườn nhãn<br />
<br />
<br />
<br />
405<br />
được kiến tạo dự kiến sẽ có nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn mang lại giá trị<br />
kinh tế cho ngành du lịch. Đến với giồng nhãn du khách không chỉ được tham<br />
quan các gốc nhãn cổ thụ, thưởng thức vị ngọt đặc trưng của nhãn biển Bạc<br />
Liêu, thưởng thức rượu nhãn, thưởng thức các món ăn dân dã mang đậm nét<br />
đặc trưng của vùng biển, thưởng thức Đờn ca tài tử mà còn được tìm hiểu văn<br />
hóa ẩm thực, phong tục, tập quán của người Kinh, Hoa, Khmer bởi nơi đây có<br />
sự cộng cư hàng trăm năm của ba dân tộc. Người Hoa sống ở giồng đất cao,<br />
người Khmer ở đối diện, sống ở giồng đất thấp. Trẻ em ở địa phương biết sử<br />
dụng cả 3 ngôn ngữ Việt, Hoa, Khmer. Chính sự cộng cư lâu đời của 3 dân tộc<br />
đã tạo nên nét văn hóa rất riêng của tỉnh Bạc Liêu, mặc dù giữa các dân tộc có<br />
sự giao lưu, tiếp biến văn hóa song vẫn giữ được cái hồn của tộc người, ví dụ<br />
cùng một món bánh xèo, bánh xèo A Mật giòn là của người Hoa, bánh xèo mềm<br />
của người Kinh, bánh xèo lai ngoài giòn trong mềm,… Bên cạnh đó, đến với<br />
vườn nhãn, du khách có thể trải nghiệm nghề trồng rẫy của người dân đồng thời<br />
được tham quan các cơ sở tôn giáo của các dân tộc như chùa ông Bổn của<br />
người Hoa, chùa Xiêm Cán của người Khmer (đây là một trong những công<br />
trình kiến trúc nghệ thuật cổ đặc sắc của người Khmer Bạc Liêu được xây dựng<br />
gần 130 năm).<br />
Bên cạnh vườn nhãn có cây xoài 300 năm (Cây di sản Việt Nam). Đây là<br />
cây xoài cổ thụ có tuổi thọ cao nhất tỉnh Bạc Liêu đang được Ủy ban Nhân dân<br />
tỉnh bảo tồn phục vụ khách du lịch đến tham quan, nghiên cứu. Cây xoài có<br />
chiều cao 15m, với chu vi thân cây là 6,05m, đường kính 1,92m. Mặc dù tại đây<br />
là vùng ven biển nước mặn quanh năm nhưng ở dưới gốc xoài lại có nước ngọt<br />
giúp cho cây tươi tốt, đây cũng là nguồn nước ngọt duy nhất được người dân<br />
địa phương đào hố sử dụng khi sinh hoạt. Cây xoài gắn liền với tín ngưỡng dân<br />
gian thờ thần Hổ vào ngày 28 tháng 7 âm lịch hàng năm. Các hoạt động cúng tế<br />
đều được thực hiện gần gốc cây xoài.<br />
Vườn chim Lập Điền thuộc xã Long Điền Tây, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc<br />
Liêu là vườn chim tư nhân lớn có tổng diện tích 21 ha (diện tích lớn thứ hai sau<br />
Vườn chim Bạc Liêu 160 ha). Trong vườn có khoảng 30 loại chim, cò với hàng<br />
trăm ngàn con, trong đó có nhiều loài quý hiếm (như điên điển, diệc xám, cò,<br />
vạc,..), được bao quanh bởi hệ thống rừng đước tự nhiên hợp thành một quần<br />
thể động thực vật phong phú. Theo ông Thái Văn Sỹ (chủ vườn chim), từ năm<br />
1994, chim cò bay về làm tổ, mặc dù làm tổn hại nguồn lợi thủy sản của gia<br />
đình, thế nhưng gia đình ông vẫn quyết tâm bảo vệ rừng, bảo vệ vườn chim.<br />
<br />
<br />
406<br />
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG<br />
KỶ YẾU HỘI THẢO<br />
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Vườn chim có cảnh quan thiên nhiên đẹp với hệ sinh thái rừng ngập mặn<br />
tạo nên giá trị độc đáo về cảnh quan, môi trường có khả năng phát triển thành<br />
khu du lịch sinh thái hấp dẫn với các hoạt động như ngắm chim cò kết hợp<br />
tham quan rừng ngập mặn, trải nghiệm văn hóa và cuộc sống của cư dân vùng<br />
biển như bơi xuồng len lách trong những cánh rừng phòng hộ, câu cá, đổ đó,<br />
bắt tôm, soi ba khía, trải nghiệm nông dân làm muối (muối của xã Long Điền<br />
có tỷ lệ Mg thấp nên vị muối ngon, đây là vựa muối lớn nhất của thành phố Bạc<br />
Liêu, thường xuất khẩu sang Nhật Bản), tham gia các trò chơi dân gian, về đêm<br />
du khách có thể nhâm nhi vài chén rượu do chính chủ vườn tự ngâm như rượu<br />
nếp, rượu chanh… Ngoài ra, đến thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải, khách du<br />
lịch có thể tìm hiểu thêm về tục thờ Cá Ông của cư dân sống ở khu vực ven<br />
biển. Trong Lăng Cá Ông vẫn còn lưu giữ nhiều bộ xương cá trăm năm tuổi.<br />
Đặc biệt có một xác Cá Ông dài 9,7m, nặng khoảng 13 tấn đã được thuộc da,<br />
đây là bộ da Cá Ông lớn nhất Việt Nam. Hằng năm, đến ngày lễ hội Nghinh<br />
Ông Gành Hào (10/3 âm lịch) có rất nhiều khách đến tham dự. Mặc dù có nhiều<br />
tiềm năng để phát triển du lịch thế nhưng vườn chim Lập Điền vẫn chưa được<br />
nhiều du khách biết đến do điểm tham quan ở vị trí khá xa so với đất liền, hệ<br />
thống đường giao thông nông thôn chưa đáp ứng cho yêu cầu phát triển du lịch.<br />
Vườn chim rất có giá trị tham quan, nghiên cứu khoa học, nếu được kiến tạo<br />
hứa hẹn là điểm đến hấp dẫn khách du lịch.<br />
Như vậy, hiện nay thế mạnh chính của tỉnh Bạc Liêu trong phát triển du<br />
lịch hiện nay là loại hình du lịch văn hóa ở khu vực trung tâm của tỉnh, còn các<br />
thế mạnh về sinh thái tự nhiên ở các vùng phụ cận chưa được khai thác và phát<br />
huy một cách tương xứng với tiềm năng. Để có thể nâng cấp chuỗi giá trị du<br />
lịch cho Bạc Liêu trong tương lai thì định hướng liên kết trong phát triển du<br />
lịch là hướng đi cần thiết và cần được nhanh chóng xúc tiến.<br />
<br />
<br />
4. Định hướng liên kết ngành và liên kết vùng gắn với phát triển du<br />
lịch Bạc Liêu<br />
Đề án phát triển du lịch Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 đề cập<br />
đến việc tổ chức không gian du lịch của vùng như sau: “phân vùng lãnh thổ du<br />
lịch Đồng bằng sông Cửu Long được chia thành 4 cụm du lịch:<br />
- Cụm trung tâm: gồm thành phố Cần Thơ và các tỉnh An Giang, Kiên Giang và<br />
Hậu Giang với sản phẩm nổi trội của vùng là du lịch tham quan sông nước, du lịch với<br />
<br />
<br />
407<br />
mục đích thương mại, du lịch lễ hội và du lịch nghỉ dưỡng biển cao cấp.<br />
- Cụm bán đảo Cà Mau: gồm các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu và Sóc Trăng với các sản<br />
phẩm du lịch quan trọng là tham quan điểm cực Nam của Tổ quốc, du lịch sinh thái tại<br />
các khu rừng ngập mặn và du lịch văn hóa, lễ hội gắn với văn hóa dân tộc Khmer tại Sóc<br />
Trăng.<br />
- Cụm duyên hải phía Đông: gồm các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long và Trà<br />
Vinh với các sản phẩm chủ đạo là du lịch sông nước, miệt vườn, nghỉ tại nhà dân, tham<br />
quan làng nghề, di tích lịch sử cách mạng.<br />
- Cụm Đồng Tháp Mười: gồm 2 tỉnh Long An và Đồng Tháp với sản phẩm chủ đạo<br />
là du lịch sinh thái tại các khu rừng đặc dụng ngập nước nội địa Đồng Tháp Mười.” [Bộ<br />
văn hóa thể thao và du lịch, 2010].<br />
Như vậy, tỉnh Bạc Liêu thuộc cụm bán đảo Cà Mau. Ở Bạc Liêu có<br />
những giá trị nổi bật so với toàn vùng ĐBSCL là du lịch văn hóa tâm linh và du<br />
lịch tìm hiểu các giá trị văn hóa nghệ thuật đặc sắc.Theo Ông Nguyễn Quang<br />
Dương - Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bạc Liêu đã trình bày khái quát 4 trụ cột phát triển<br />
kinh tế của tỉnh Bạc Liêu (1) Phát triển nông nghiệp chú trọng ngành nuôi tôm,<br />
trọng tâm là khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; sản xuất, bao tiêu lúa<br />
gạo và nâng cao giá trị nông sản, tăng cường chế biến sâu để nâng cao cạnh<br />
tranh và tỷ suất lợi nhuận; (2) Khai thác và phát huy tiềm năng, thế mạnh về<br />
năng lượng tái tạo để phát huy các nhà máy điện gió, điện mặt trời; (3) Phát<br />
triển du lịch với định hướng trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, xây<br />
dựng hạ tầng du lịch, hệ sinh thái du lịch sống động, đa sản phẩm, kết nối với<br />
các trung tâm du lịch lớn; (4) Phát triển có trọng tâm các lĩnh vực thương mại<br />
dịch vụ giáo dục đào tạo y tế chất lượng cao. Tỉnh Bạc Liêu đang quyết tâm<br />
hiện thực hóa mong muốn của Thủ tướng, là đưa Bạc Liêu trở thành “viên ngọc<br />
xanh bên bờ biển Tây Nam của Tổ quốc” 1.<br />
Xét về mặt tự nhiên tỉnh Bạc Liêu nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa tiểu<br />
vùng sinh thái giồng duyên hải và bán đảo ngập mặn Cà Mau của ĐBSCL.<br />
Chính vị trí thuận lợi này giúp Bạc Liêu hội tựu nhiều giá trị cảnh quan sinh<br />
thái tự nhiên đặc sắc, tiêu biểu là hệ sinh thái nhãn cổ và vườn chim Lập Điền<br />
đã trình bày ở trên.<br />
Bên cạnh đó, Bạc Liêu nằm trên hành trình tham quan về với cực Nam<br />
<br />
1<br />
https://baomoi.com/bac-lieu-xac-dinh-4-tru-cot-de-phat-trien-kinh-te/c/25247698.epi<br />
<br />
<br />
<br />
408<br />
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG<br />
KỶ YẾU HỘI THẢO<br />
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
của đất nước (thành phố Hồ Chí Minh – Cần Thơ - Sóc Trăng – Bạc Liêu – Cà<br />
Mau) là cơ hội rất tốt để tiếp nhận các dòng du khách từ thành phố Hồ Chí<br />
Minh, Cần Thơ đến bán đảo Cà Mau. Vị trí địa lý tuy xa với thành phố Hồ Chí<br />
Minh (cách khoảng 270 km) nhưng Bạc Liêu hội tựu nhiều giá trị tự nhiên và<br />
nhân văn đặc sắc là nền tảng rất quan trọng để gia tăng các luồn du khách đến<br />
Bạc Liêu.<br />
Vậy khi khách đến Bạc Liêu cần phải “đa dạng hóa” và “đặc thù hóa” sản<br />
phẩm du lịch nhằm giữ chân du khách. Liên kết ngành sẽ góp phần giải quyết<br />
được điều này. Việc tích hợp các giá trị từ ngành kinh tế nông nghiệp, ngư<br />
nghiệp, nghề làm muối… là cách thức xây dựng chuỗi hàng hóa lưu niệm, đặc<br />
sản để kích thích sản xuất của địa phương. Đồng thời trong liên kết ngành cần<br />
chú ý khuyến khích xây dựng “tinh thần khởi nghiệp” từ việc khai thác các thế<br />
mạnh từ nông nghiệp, ngư nghiệp, nghề làm muối…<br />
Việc kiến tạo các sản phẩm/dịch vụ/hàng hóa phục vụ cho du khách cần<br />
được khai thác từ khía cạnh tận dụng sức mạnh công nghệ nhằm mã hóa sản<br />
phẩm, thiết kế bộ tư liệu thuyết minh du lịch số nhằm giúp du khách dễ dàng<br />
truy cập tìm hiểu khi mua sản phẩm (truy nguyên nguồn gốc địa lý, tìm hiểu<br />
các câu chuyện lịch sử - văn hóa - kinh tế gắn với sản phẩm). Đồng thời cần<br />
chú ý xu hướng “du lịch cá nhân” để có cách thức đóng gói sản phẩm cung ứng<br />
phù hợp cho du khách (nhỏ, gọn, thẩm mỹ cao, tránh lãng phí khi tiêu dùng, sản<br />
phẩm đóng gói thân thiện với môi trường).<br />
Hiện nay, xu thế “du lịch chậm” đang được ủng hộ. Xác định được xu thế<br />
này, Bạc Liêu cần chú ý chọn lọc và tổ chức các không gian trải nghiệm cho du<br />
khách cùng thực hành chế tác các mặt hàng nông nghiệp, thủ công mỹ nghệ,<br />
sản phẩm ẩm thực đặc sản có thể đóng gói và bảo quản lâu ngày để giúp du<br />
khách tìm hiểu rõ nét đời sống sản xuất kinh tế của địa phương. Đồng thời, cần<br />
chú ý việc khai thác và xây dựng sản phẩm du lịch gắn với nông nghiệp theo<br />
tiêu chí sản xuất an toàn và tạo thêm các tiểu cảnh sinh thái nông nghiệp có<br />
tính thẩm mỹ cao cho du khách chụp hình và nhìn ngắm.<br />
Gắn với liên kết vùng, Bạc Liêu cần chú trọng việc xây dựng phương án<br />
liên kết nội tỉnh, nội vùng và liên vùng trong phát triển du lịch.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
409<br />
Hình 4. Định hướng liên kết vùng trong phát triển du lịch tại Bạc Liêu<br />
Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Bạc Liêu, 2017<br />
(1) Liên kết nội tỉnh: ngoài các cực trọng điểm về du lịch hiện nay bao<br />
gồm: nhà công tử Bạc Liêu - quảng trường Hùng Vương; Khu lưu niệm nghệ sĩ<br />
Cao Văn Lầu và nghệ thuật Đờn ca Tài tử; Quán Âm Phật Đài – Chùa Hưng<br />
Thiện; Nhà thờ Tắc Sậy. Bạc Liêu cần chú ý việc hoàn thiện hệ thống giao<br />
thông, kiến tạo không gian tham quan du lịch gắn với các khu vực vệ tinh có<br />
giá trị tự nhiên và văn hóa đặc sắc tiêu biểu là 2 điểm đến vườn Nhãn Cổ và<br />
vườn Chim Lập Điền.<br />
(2) Liên kết nội vùng: Từ vị trí địa lý hiện nay, tính tương đồng và giao<br />
thoa về tính chất sinh thái (tự nhiên và nhân văn) cùng với hệ thống hạ tầng<br />
giao thông hiện nay. Các hướng liên kết chính nội vùng giữa Bạc Liêu và<br />
ĐBSCL bao gồm: (1) Trục giồng duyên hải: Bạc Liêu – Sóc Trăng – Trà Vinh<br />
(điểm nhấn tìm hiểu không gian văn hóa Khmer điển hình của khu vực Tây<br />
Nam bộ) (2) Trục bán đảo Cà Mau: Bạc Liêu – Cà Mau – Kiên Giang (tìm hiểu<br />
quy luật diễn thế gắn với hành trình từ sông ra biển) (3) Trục kết nối các tiểu<br />
vùng sinh thái của ĐBSCL: Đồng Tháp – An Giang – Cần Thơ – Bạc Liêu<br />
(hành trình tìm hiểu văn hóa tâm linh, văn hóa nghệ thuật, văn hóa ẩm thực)<br />
(3) Liên kết liên vùng: thành phố Hồ Chí Minh - Bạc Liêu là trục quan<br />
trọng nhất. Hay nói cách khác việc thu hút du khách từ thị trường gửi khách<br />
năng động nhất Việt Nam là việc làm cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Bạc<br />
Liêu cần chú ý tính kết nối giao thông ngày càng thuận lợi và đồng bộ giữa<br />
thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh ĐBSCL trong tương lai. Vì thế, vấn đề xúc<br />
<br />
<br />
410<br />
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG<br />
KỶ YẾU HỘI THẢO<br />
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
tiến và quảng bá sản phẩm, kiến tạo dịch vụ du lịch hấp dẫn, tìm kiếm các nhà<br />
đầu tư động lực là việc làm cấp bách để tỉnh Bạc Liêu có thêm nguồn khách từ<br />
thị trường thành phố Hồ Chí Minh.<br />
Một vấn đề rất quan trọng nữa trong bối cảnh phát triển du lịch theo định<br />
hướng liên kết hiện nay của tỉnh Bạc Liêu là cần chú ý đến việc tạo dựng nét<br />
riêng của Bạc Liêu trong tư thế vừa “cạnh tranh” vừa “hợp tác” trong liên kết.<br />
Liên kết để thu hút và giữ chân du khách nhưng cũng cần tính đến “sức tải” của<br />
các điểm đến và đưa ra các quy định này nhằm định hướng phát triển du lịch<br />
theo hướng hiện đại, bền vững và chuyên nghiệp.<br />
<br />
<br />
5. Kết luận<br />
Nhìn chung, du lịch tỉnh Bạc Liêu có thuận lợi về mặt giao thông trong<br />
điều kiện liên kết với các tỉnh thành, là tỉnh giàu tài nguyên và được chính<br />
quyền chú trọng thúc đẩy đầu tư, tuy vậy, hoạt động du lịch tại tỉnh Bạc Liêu<br />
còn chậm phát triển, chưa phát huy được thế mạnh và sự năng động của mình<br />
trong các hoạt động liên quan đến dịch vụ du lịch. Nhận định về điều này, có<br />
thể kể đến một số nguyên nhân như kinh phí để cải thiện và đầu tư các cơ sở<br />
vật chất - kỹ thuật hạ tầng; kinh nghiệm về tổ chức, quản lý và đầu tư, khai<br />
thác; sản phẩm du lịch chưa mang tính riêng biệt và sức cạnh tranh thấp… dẫn<br />
đến tốc độ phát triển du lịch tại tỉnh Bạc Liêu tuy có tăng nhưng với tốc độ còn<br />
hạn chế.<br />
Vấn đề đặt ra là làm thế nào để du lịch Bạc Liêu nâng cao vị thế của mình<br />
trong bản đồ du lịch các tỉnh, vùng Đồng bằng Sông Cửu Long và có những<br />
hướng đi mới tạo nên những thế mạnh chuyên biệt trong phát triển du lịch.<br />
Điều này chỉ có thể thực hiện được khi tỉnh Bạc Liêu cần phải xây dựng cho<br />
mình những sản phẩm du lịch đặc thù, độc đáo và mới lạ. Tuy nhiên, vì tỉnh<br />
Bạc Liêu là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng Sông Cửu Long nên những sản<br />
phẩm du lịch tại tỉnh Bạc Liêu có thể bị trùng khớp với các tỉnh thành khác. Do<br />
đó, việc nhận định sản phẩm du lịch đặc thù và đầu tư, phát triển đúng hướng<br />
sẽ tạo cơ hội cho du lịch tỉnh Bạc Liêu có những bước tiến xa hơn trong tương<br />
lai, xứng tầm với các giá trị tài nguyên mà tỉnh Bạc Liêu hiện đang sở hữu.<br />
Tiềm năng của Bạc Liêu có mấy điểm nổi bật mang tính duy nhất so với<br />
vùng Đồng bằng Sông Cửu Long và Việt Nam như sau: Giai thoại về công tử,<br />
Nôi của nghệ thuật “đờn ca tài tử”; Nơi tập trung các giá trị văn hóa tâm linh<br />
<br />
<br />
411<br />
điển hình của xứ sở Mê Kông; Ẩm thực đặc sắc của cư dân Việt, Hoa và Khmer<br />
đặt trong tư duy “dung hợp”; Bạc Liêu còn là vùng giao thoa của “vùng duyên<br />
hải phía Đông” và “bán đảo ngập mặn Cà Mau, chính vì điều này tạo thế đặc<br />
sắc về quy luật diễn thế cho tỉnh nhà; “Bạc Liêu đi lên từ văn hóa”, nét riêng<br />
của đồng bằng không tách với nét chung, từ đó tạo thế đặc thù về triết lý văn<br />
hóa sản xuất, sinh hoạt cho vùng đất đẹp từ cảnh đến tình người phương Nam.<br />
Từ những thế mạnh nêu trên, cần xây dựng sản phẩm du lịch của Bạc Liêu<br />
để phát huy giá trị tài nguyên du lịch vừa quảng bá cho tỉnh nhà vừa làm lợi<br />
cho các bên liên quan tham gia vào chuỗi giá trị du lịch Bạc Liêu theo định<br />
hướng liên kết vùng và liên kết ngành là phù hợp trong bối cảnh hiện nay./.<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Bài giảng Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, Niên khóa 2011<br />
– 2013<br />
2. Bộ văn hóa thể thao và du lịch (2010), Đề án phát triển du lịch đồng<br />
bằng sông Cửu Long đến năm 2020<br />
3. Bộ Chính Trị (2017), Nghị quyết 08-NQ/TW – Phát triển du lịch trở<br />
thành ngành kinh tế mũi nhọn<br />
4. Đỗ Cẩm Thơ (2009), Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch Việt Nam<br />
có tính cạnh tranh trong khu vực, quốc tế, Viện Nghiên Cứu Phát<br />
Triển Du Lịch<br />
5. Đỗ Cẩm Thơ (2015), Phát triển thương hiệu du lịch vùng du lịch<br />
duyên hải Nam trung bộ, vùng Tây Nguyên và vùng Đông nam bộ tạo<br />
sức cạnh tranh và thế mạnh trong liên kết phát triển, Viện Nghiên<br />
cứu Phát triển du lịch.<br />
6. Friedmann, JR (1968), The Role of Cities in National Development,<br />
mimeo, Santiago, Chile, February.<br />
7. Hà Hữu Nga (2007), Nghiên cứu cơ sở lý thuyết cho việc xác định các<br />
ưu tiên trong phát triển b