Năng lực tự tin sử dụng công nghệ của giảng viên Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh chuyển đổi số
lượt xem 1
download
Nghiên cứu này nhằm đánh giá tự tin sử dụng công nghệ của đội ngũ giảng viên tại Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực sử dụng công nghệ và tăng cường tự tin cho đội ngũ giảng viên. Kết quả của nghiên sẽ cung cấp cơ sở cho việc phát triển chính sách liên quan tới giảng viên tại Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh giúp giảng viên cảm thấy tự tin hơn trong việc tích hợp công nghệ thông tin vào quá trình giảng dạy, nghiên cứu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Năng lực tự tin sử dụng công nghệ của giảng viên Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh chuyển đổi số
- NĂNG LỰC TỰ TIN SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ CỦA GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ Đào Văn Hân1, Nguyễn Phước Thái1, Nguyễn Thanh Ngân1, Vũ Thị Tường Vy1, Lê Hoàng Thiên Kim1, Trần Hiếu Trung1, Nguyễn Thành Phát1 Tóm tắt: Nhu cầu ngày càng tăng về công nghệ số trong giáo dục bắt nguồn từ sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thông, cùng với sự bùng nổ của thông tin và dữ liệu. Sử dụng công nghệ thành thạo giờ đây không chỉ quan trọng mà còn mang tính quyết định trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong giáo dục, nơi việc tích hợp công nghệ số có thể nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập. Nghiên cứu này, được thực hiện tại Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, với việc khảo sát 370 giảng viên từ tháng 3/2023 đến tháng 10/2023. Kết quả cho thấy giảng viên tại Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh thiếu tự tin trong việc sử dụng công nghệ, đặc biệt là trong việc tạo nội dung số. Tuy nhiên, các giảng viên lại có tự tin trong việc tìm kiếm thông tin và kỹ năng giao tiếp trực tuyến, những kỹ năng được đánh giá cao trong môi trường giáo dục hiện đại. Hơn nữa, nghiên cứu cho thấy giảng viên nam thường tự tin hơn trong việc sử dụng công nghệ so với giảng viên nữ, mặc dù cả hai giới đều nhận thức được tầm quan trọng của kỹ năng thông tin và dữ liệu. Sự thiếu tự tin của giảng viên trong việc sử dụng công nghệ, đặc biệt là trong việc tạo nội dung số, cho thấy sự cần thiết của các chính sách để nâng cao kỹ năng công nghệ của cho giảng viên. Sự thiếu hụt này là rào cản việc tích hợp hiệu quả các công nghệ số vào thực tiễn giáo dục, một khía cạnh quan trọng trong quá trình chuyển đổi số hiện nay. Hơn nữa, sự chênh lệch về mức độ tự tin giữa các giới tính cho thấy cần có các chương trình hỗ trợ đặc thù theo giới và tài nguyên dành riêng để đảm bảo phát triển chuyên môn công bằng và hiệu quả. Nghiên cứu trong tương lai nên tìm hiểu các rào cản cụ thể mà giảng viên gặp phải trong việc sáng tạo nội dung số và đánh giá các chương trình đào tạo nhằm nâng cao kỹ năng công nghệ. Việc xem xét nguyên nhân của sự khác biệt về mức độ tự tin giữa các giới là rất cần thiết để cung cấp góc nhìn và thực hiện các điều chỉnh phù hợp. Ngoài ra, mở rộng phạm vi nghiên cứu về loại hình cơ sở giáo dục và phạm vi địa lý khác nhau sẽ giúp đánh giá thực tiễn các phát hiện này, từ đó đề xuất của các giải pháp toàn diện hơn. Từ khóa: tự tin sử dụng công nghệ, khả năng sử dụng công nghệ, giảng viên, chuyển đổi số DIGITAL SELF-EFFICACY OF FACULTY MEMBERS AT VIETNAM NATIONAL UNIVERSITY HO CHI MINH CITY IN THE CONTEXT OF DIGITAL TRANSFORMATION Abstract: The escalating demand for digital technology in education stems from the robust development of information and communication technology, alongside the explosion of information and data. Proficiency in technology is now not only pivotal but also decisive across various sectors, particularly in education, where the integration of digital technology can enhance teaching and learning quality. This study, conducted at Vietnam National University Ho Chi Minh City, surveyed 370 faculty members from March 2023 to October 2023. Results revealed that faculty members at this institution lack confidence in utilizing technology, especially in creating digital content. Nevertheless, they exhibit confidence in information retrieval and online communication skills, which are highly esteemed in modern educational settings. Furthermore, the research indicates that male faculty members generally exhibit more confidence in technology use compared to their female counterparts, although both genders acknowledge the significance of information and data skills. The observed lack of confidence among faculty members in utilizing technology, particularly in digital 1. Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (University of Economics and Law, Vietnam National University Ho Chi Minh City). Corresponding email: handv@uel.edu.vn (Đào Văn Hân). 365
- content creation, underscores the necessity for targeted professional development and goal-oriented training to enhance their technological skills. This deficiency may impede the effective integration of digital technologies in educational practices, a critical aspect during the ongoing digital transformation. Moreover, the gender gap in confidence levels highlights the need for gender- specific support programs and dedicated resources to ensure equitable and efficient professional development. Future research endeavors should delve into specific barriers encountered by faculty members in digital content creation and explore the effectiveness of diverse professional development programs aimed at enhancing technological skills. Examining the underlying causes of gender-based differences in confidence levels is imperative for providing insightful perspectives and implementing suitable interventions. Additionally, expanding the scope of research to encompass multiple institutions and geographical locations would facilitate generalization of findings and foster the development of comprehensive solutions. Keywords: digital self-efficacy, digital literacy, faculty members, digital transformation. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày nay, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin (CNTT), cùng với việc thông tin, dữ liệu được tạo ra theo cấp số nhân, thì vấn đề khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thông tin, phương tiện kỹ thuật số đáp ứng nhu cầu cuộc sống ngày càng cao của con người trở nên bức thiết (Alt, 2018). Kiến thức và các kỹ năng liên quan đến công nghệ được xác định là kỹ năng cần thiết trong nhiều lĩnh vực, trong đó có giáo dục. Ở Việt Nam, CNTT được hiểu là một công cụ có thể hỗ trợ hiệu quả quá trình đổi mới dạy, học và quản lý, đóng góp vào việc nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục (Bộ GD & ĐT, 2008). Trong bối cảnh chuyển đổi số, việc áp dụng công nghệ số trong giảng dạy và nghiên cứu của đội ngũ giảng viên là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, để thành công, cần phải tối ưu hóa việc ứng dụng công nghệ số trên cơ sở kiến thức nền đã được trang bị. Tại Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG-HCM), thực hiện chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, ĐHQG-HCM đã ban hành Nghị quyết số 13/NQ-ĐU, ngày 22/6/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ ĐHQG-HCM đã đề ra về việc: “Xây dựng mô hình đại học tiên tiến theo xu hướng thế giới đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện của Đảng, thể hiện sức mạnh hệ thống, đồng thời tạo môi trường thúc đẩy, tăng cường tính liên thông, gắn kết, tương tác, hỗ trợ trong hệ thống đa dạng trên nền tảng tự chủ đại học và tối ưu hóa các nguồn lực, tạo điều kiện để nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập trong toàn ĐHQG-HCM” (Đảng bộ ĐHQG-HCM 2022). Các chính sách mới về đổi mới giáo dục được xây dựng dựa trên các tiền đề và triển vọng ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin (CNTT) vào dạy và học (Richards, 2004). CNTT cần được coi như “một khía cạnh đặc biệt của hành trang văn hóa dạy học trong thế kỷ 21, hỗ trợ các mô hình phát triển chuyển đổi mới cho phép mở rộng bản chất và kết quả học tập của giáo viên cho dù việc học đó diễn ra ở đâu” (Leach, 2005). Ở Việt Nam, CNTT được hiểu là một công cụ có thể hỗ trợ hiệu quả quá trình đổi mới dạy, học và quản lý, đóng góp vào việc nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục (Bộ GD & ĐT, 2008). Các nhà giáo dục học ở Việt Nam được khuyến khích ứng dụng CNTT một cách hợp lý như là một phần của các phương pháp đổi mới dạy và học ở các cấp (Bộ GD & ĐT, 2008). Tuy nhiên, trên thực tế việc ứng dụng CNTT vào dạy học vẫn còn hết sức hạn chế (Jef Peeraer, 2009). Các rào cản chính trong việc ứng dụng CNTT trong dạy và học là kỹ năng và sự tự tin của các giảng viên trong ứng dụng (Peeraer & Van Petegem, 2009). Tuy nhiên, hiện chưa có nghiên cứu nào tại Việt Nam làm rõ khó khăn của giảng viên về tự tin sử dụng công nghệ số và áp dụng trọng hoạt động giảng dạy tại các cơ sở giáo dục đại học. Nghiên cứu này nhằm đánh giá tự tin sử dụng công nghệ của đội ngũ giảng viên tại ĐHQG-HCM và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực sử dụng công nghệ và tăng cường tự tin cho đội ngũ giảng viên. Kết quả của nghiên sẽ cung cấp cơ sở cho việc phát triển chính sách liên quan tới giảng viên tại ĐHQG-HCM giúp giảng viên cảm thấy tự tin hơn trong việc tích hợp công nghệ thông tin vào quá trình giảng dạy, nghiên cứu. 366
- 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu định lượng là phương pháp chính được sử dụng trong nghiên cứu này, để khảo sát thực trạng tự tin sử dụng công nghệ của giảng viên tại ĐHQG-HCM. Bảng hỏi trực tuyến (với công cụ Google Form) được thiết kế trên cơ sở tham khảo bộ thang đo từ các nghiên cứu trước, để thu thập dữ liệu sơ cấp liên quan đến tự tin sử dụng công nghệ của giảng viên tại ĐHQG-HCM. Thang đo sử dụng trong nghiên cứu: Thang đo được sử dụng trong nghiên cứu này là bộ thang đo của Ulfert & cộng sự (2022) được đo lường bởi năm yếu tố cấu thành là: năng lực thông tin dữ liệu; sáng tạo nội dung số; giao tiếp và hợp tác, an toàn; giải quyết vấn đề. Thiết kế đo lường: Trong nghiên cứu này, mỗi nhóm năng lực cụ thể được khảo sát bao gồm 05 nội dung thông qua việc sử dụng thang đo Likert 7 mức độ từ 1 (Hoàn toàn không đồng ý) đến 7 (Hoàn toàn đồng ý) để đo lường mức độ đồng ý trong các nội dung, với điểm trung bình cộng tối đa ̅ ̅ là X = 7.00 và tối thiểu là X = 1.00. Khoảng cách giữa các giá trị là 1. Cụ thể: Hoàn toàn không đồng ý (1.00 - 2.00); Đồng ý chưa tốt (2.01 - 3.00); Đồng ý (3.01 - 4.00); Hơi đồng ý (4.01 - 5.00); Trung lập (5.01 - 6.00); Hơi đồng ý (6.01 - 7.00); và Hoàn toàn đồng ý (7.01 - 7.00). Nghiên cứu sẽ thực hiện khảo sát thử với 15-20 người để kiểm tra tất cả các thang đo có hệ số Cronbach’s alpha (0.7) và hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-Total Correlation) (0.3) để đảm bảo cầu độ tin cậy (Hoàng Trọng, 2005). Bảng hỏi sau khi được hoàn thiện sẽ được gửi tới các giảng viên giảng tại ĐHQG-HCM của các đơn vị qua email hoặc qua mạng xã hội với tổng số mẫu khảo sát phù hợp. 2.2. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu Nhóm nghiên cứu thực hiện việc thu thập thông tin bằng bảng hỏi dựa trên phương pháp chọn mẫu phi xác suất theo Nguyễn Đình Thọ (2012). Trong phương pháp này, tiếp cận với các phần tử mẫu được thực hiện bằng cách chọn mẫu thuận tiện. Điều này cho phép chúng tôi lựa chọn những phần tử mà chúng tôi có thể tiếp cận dễ dàng. Đặc biệt là, bất kỳ giảng viên nào thuộc các trường đại học thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh nêu trên và đồng ý tham gia khảo sát đều có cơ hội được chọn vào mẫu. Nghiên cứu đã thực hiện thu thập và khảo sát dữ liệu của 370 giảng viên tại ĐHQG-HCM từ tháng 03/2023 đến tháng 10/2023. Dữ liệu được làm sạch trước khi phân tích và đánh giá. Dữ liệu này được phân tích bằng phương pháp thống kê mô tả, kiểm định T-test độc lập và phân tích phương sai một chiều thông qua phần mềm SPSS phiên bản 20 để đánh giá thực trạng tự tin sử dụng công nghệ của giảng viên ĐHQG-HCM. Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo: Thang đo của các nội dung trong phiếu khảo sát được kiểm định độ tin cậy theo hệ số Cronbach's Alpha với giá trị biến thiên trong đoạn từ 0 đến 1. Kết quả cho thấy, các biến tổng đều trong bảng khảo sát có hệ số Cronbach's Alpha đạt từ 0,874 trở lên, hệ số tương quan với biến tổng của các biến quan sát đều đạt từ 0,585 trở lên so với chuẩn 0,300. Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), thang đo lường tốt và có độ tin cậy cao; đồng thời, các biến quan sát có sự tương quan chặt chẽ với nhau. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Khái quát về tự tự tin sử dụng công nghệ Trong bối cảnh mới hiện nay, đo lường khái niệm tự tin về sử dụng công nghệ không chỉ dừng lại ở những khía cạnh hẹp, ví dụ: sử dụng máy tính, điều hướng thông tin, vận hành thiết bị, kỹ năng internet,… mà nó phải là một khái niệm tổng quát, rộng lớn hơn (Ulfert & Schmidt, 2022). Gần đây, nhiều nghiên cứu đã đề xuất những phương pháp tiếp cận đầu tiên bao gồm các đo lường về năng lực số được đề xuất bởi DigComp (Lucas & cộng sự, 2022). Tuy nhiên, trong khi những thang đo lường này liên quan đến năng lực số, chúng không đại diện cho các thang đo tự tin về năng lực bản thân (Marsh & cộng sự, 2017). Khái niệm tự tin về sử dụng công nghệ theo cách hiểu này bao 367
- gồm những cấu trúc đa chiều và mở rộng chúng bằng cách xem xét niềm tin của cá nhân vào việc sử dụng các công cụ và công nghệ số. Tự tin về sử dụng công nghệ cung cấp một khung tổng thể hơn cho việc hiểu về khả năng của cá nhân hoạt động hiệu quả trong bối cảnh chuyển đổi số. Bằng cách hiểu mối quan hệ đa chiều giữa các yếu tố cấu thành tự tin về sử dụng công nghệ sẽ giúp các nhà nghiên cứu và quản lý có thể hiểu rõ hơn cách phát triển và nâng cao kỹ năng và năng lực số cho cá nhân trong tổ chức. Như vậy, nội hàm khái niệm tự tin về sử dụng công nghệ có thể hiểu ở nhiều góc độ khác nhau và nó là một khái niệm phức tạp, đa dạng. Tóm lại, tác giả sử dụng khái niệm tự tin về sử dụng công nghệ “là niềm tin của một cá nhân vào khả năng sử dụng hiệu quả các hệ thống và công nghệ kỹ thuật số, được đo lường theo cấu trúc đa chiều với năm nhân tố khác nhau như: năng lực thông tin dữ liệu; sáng tạo nội dung số; giao tiếp và hợp tác, an toàn; giải quyết vấn đề”. Khái niệm và cách hiểu này phù hợp với bối cảnh chuyển đổi số hiện nay và đã được thống nhất trong nghiên cứu của Ulfert & Schmidt (2022). 3.2. Thống kê và mô tả đối tượng nghiên cứu Bảng 1. Thống kê và mô tả đối tượng nghiên cứu Đặc điểm Số lượng Tỉ lệ Giới tính Nam 202 54,6% Nữ 168 45,4% Độ tuổi 25 - dưới 35 207 55.9% 35 - dưới 40 67 18.1% Trình độ đào tạo Cử nhân 34 9.2% Thạc sĩ 237 64.1% Tiến sĩ 90 24.3% Sau tiến sĩ 9 2.4% Ngạch và chức danh Giảng viên/trợ giảng 314 84.9% Giảng viên cao cấp 43 11.6% Giảng viên chính 13 3.5% (Nguồn: Dữ liệu được xử lý bởi tác giả) Bảng 1 cho thấy thống kê mô tả về đối tượng được khảo sát trong nghiên cứu này, về phân bố giới tính, số liệu cho thấy tỷ lệ nam chiếm tỷ lệ lớn hơn với 202 người (54.6%), trong khi tỷ lệ nữ là 168 người (45.4%). Về độ tuổi, phần lớn các cá nhân trong mẫu nghiên cứu có độ tuổi từ 25 đến dưới 35, chiếm 207 người (55.9%). Độ tuổi từ 35 đến dưới 40 cũng có mặt với tỷ lệ 67 người (18.1%). Trong số các cá nhân tham gia, phân bố trình độ đào tạo cho thấy rằng hầu hết đều có trình độ thạc sĩ (237 người, chiếm 64.1%), tiếp theo là cử nhân với 34 người (9.2%). Số lượng người có trình độ tiến sĩ và sau tiến sĩ cũng đáng kể, lần lượt là 90 người (24.3%) và 9 người (2.4%). Về ngạch và chức danh, phần lớn là giảng viên/trợ giảng, chiếm 314 người (84.9%). Giảng viên cao cấp và giảng viên chính cũng đóng góp một phần nhỏ nhưng đáng chú ý, lần lượt với 43 người (11.6%) và 13 người (3.5%). 3.3. Kết quả khảo sát về tự tin sử dụng công nghệ của giảng viên tại Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Biểu đồ 1 cho thấy kết quả đánh giá của các giảng viên tham gia khảo sát đối với mức độ tự tin về từng biểu hiện của 5 yếu tố cấu thành của tự tin sử dụng công nghệ, kết quả cho thấy, trên thang điểm 7, các giảng viên có sự tự tin ở mức chưa cao (ĐTB từ 4.68 đến 5.55, ĐLC thấp nhất là 0.82 và cao nhất là 1.19). Trong năm biểu hiện của sự tự tin về kỹ năng sử dụng công nghệ, có hai biểu hiện về “thông tin và dữ liệu” và “giao tiếp hợp tác” được đánh giá ở mức cao hơn so với các kỹ năng còn lại (ĐTB = 5.55, 5.54; ĐLC = 0.99, 0.82). 368
- Biểu đồ 1. Các yếu tố tự tin sử dụng công nghệ của giảng viên (Nguồn: Dữ liệu được xử lý bởi tác giả) Để đánh giá khái quát nhất về thực trạng tự tin sử dụng công nghệ của giảng viên tại Đại học Quốc gia Thành phố ĐHQG-HCM, cần xem xét, đánh giá từng yếu tố cấu thành của tự tin sử dụng công nghệ, cụ thể: Yếu tố tự tin về thông tin và dữ liệu Bảng 2. Kết quả thống kê tự tin về thông tin và dữ liệu của đội ngũ giảng viên TT Nội dung ĐTB ĐLC 1 iSE-Tôi tự tin khi tìm kiếm thông tin chi tiết trên internet 5.86 1.128 2 iSE-Tôi tự tin nhận định được thông tin chính xác và không chính xác trên internet, mạng xã hội, zalo,… 5.37 1.183 3 iSE-Việc lưu trữ các dữ liệu thông tin của Tôi trên máy tính và thiết bị công nghệ khác có tính hệ thống, khoa học 5.47 1.126 4 iSE-Tôi có thể nhanh chóng tìm kiếm các dữ liệu đã được lưu trữ trên máy tính, điện thoại và các thiết bị công nghệ khác 5.49 1.174 (Nguồn: Dữ liệu được xử lý bởi tác giả) Bảng 2 cho thấy các giảng viên tại ĐHQG-HCM có mức độ tự tin khá đồng đều trong việc sử dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là trong việc tìm kiếm và quản lý thông tin trên internet và các thiết bị công nghệ khác. Mặc dù có sự biến động nhất định trong các đánh giá cụ thể, nhưng sự phân tán này không quá lớn, cho thấy một sự đồng nhất trong quan điểm tự tin của các giảng viên trong việc sử dụng công nghệ thông tin. So với các nhân tố khác thì các giảng viên tại ĐHQG-HCM có tự tin cao khi tìm kiếm thông tin chi tiết trên internet với điểm trung bình (ĐTB) là 5.86, trong khi việc lưu trữ các dữ liệu thông tin có tính hệ thống, khoa học và việc nhận định được thông tin chính xác và không chính xác trên internet, mạng xã hội, zalo,… có mức độ thấp hơn (ĐTB = 5.47, 5.37), tuy nhiên khả năng tìm kiếm nhanh chóng các dữ liệu đã được lưu trữ của giảng viên vẫn được đánh giá ở mức khá cao với ĐTB = 5.49. Yếu tố tự tin về giao tiếp và hợp tác trên môi trường số Khi xét đến mức độ tự tin về giao tiếp và hợp tác trên môi trường số của giảng viên tại ĐHQG- HCM, kết quả tại Bảng 3 cho thấy sự tự tin cao của giảng viên, đặc biệt các giảng viên đều đánh giá và ý thức được việc chia sẻ các thông tin có trách nhiệm trên môi trường số và có các quy tắc ứng xử thích hợp để giao tiếp trên môi trường internet (ĐTB = 6.07; 6.02). 369
- Bảng 3. Tự tin về giao tiếp và hợp tác của đội ngũ giảng viên TT Nội dung ĐTB ĐLC cSE-Tôi tự tin khi tương tác với những người khác trên mạng xã hội, zalo, 1 internet,… 5.55 1.178 cSE-Trên môi trường số, tôi sẽ KHÔNG chia sẻ thông tin, KHÔNG hợp tác người 2 khác, khi chưa biết rõ người đó là ai 6.07 1.258 cSE-Tôi tự tin tham gia vào các cuộc thảo luận (họp online, hội nghị online,…) và 3 sự kiện phục vụ cộng đồng được tổ chức online 5.52 1.215 cSE-Tôi tự tin để bảo vệ bản thân trước sự bất công trên mạng xã hội, zalo, 4 internet,… 5.39 1.21 cSE-Tôi sẽ bảo vệ bản thân và những người khác chống lại sự bất công xảy ra trên 5 mạng xã hội, zalo, internet,… 5.37 1.218 cSE-Tôi sẽ tham gia phòng chống sự bất công xảy ra trên mạng xã hội, zalo, 6 internet,… 5.31 1.308 cSE-Tôi tự tin sử dụng gmail, zalo, facebook, zoom,… và các nền tảng, hệ thống số 7 khác để làm việc với mọi người 5.81 1.104 cSE-Tôi sẽ sử dụng các quy tắc ứng xử thích hợp để giao tiếp trên môi trường 8 internet 6.02 0.977 cSE-Sau khi tương tác với các trang web, tôi sẽ xóa lịch sử hoạt động, tìm kiếm trên 9 điện thoại, máy tính và các thiết bị tương tự của tôi 5.13 1.442 cSE-Tôi tự tin giới thiệu bản thân theo cách tôi muốn trên mạng xã hội, Zalo, 10 Twitter, internet,… 5.23 1.283 (Nguồn: Dữ liệu được xử lý bởi tác giả) Các giảng viên tại ĐHQG-HCM đều có khả năng tương tác với những người khác trên mạng xã hội, Zalo, internet,… cũng như tự tin cao về sử dụng Gmail, Zalo, Facebook, Zoom,… và các nền tảng, hệ thống số khác để làm việc với mọi người (ĐTB = 5.52; 5.81), ngoài ra đội ngũ giảng viên của ĐHQG-HCM đều cho thấy sự tự tin khi tham gia vào các cuộc thảo luận (họp online, hội nghị online,…) và sự kiện phục vụ cộng đồng được tổ chức online. Điều này có thể dễ dàng lý giải bởi vì trong thời gian gần đây, nhất là giai đoạn đại dịch Covid-19, các giảng viên đã được đào tạo, tập huấn và thực hành trên các nền tảng số này. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cũng nhận thấy, đa số các giảng viên khi tương tác với các trang web, việc sẽ xóa lịch sử hoạt động, tìm kiếm trên điện thoại, máy tính và các thiết bị tương tự được đánh giá ở mức thấp nhất so với các yếu tố còn lại. Điều này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có thể do nhận thức về mức độ rủi ro trên môi trường mạng chưa cao, hoặc có thể do thói quen của giảng viên. Tự tin về khả năng sáng tạo nội dung số Bảng 4. Tự tin về giao tiếp và hợp tác của đội ngũ giảng viên TT Nội dung ĐTB ĐLC dSE-Tôi tự tin khi tạo ra video, âm thanh, hình ảnh, văn bản hoặc các 1 4.88 1.332 nội dung khác trên mạng xã hội, Zalo, Youtube, internet,… dSE-Tôi có thể thay đổi các video, âm thanh, hình ảnh, văn bản hoặc 2 các nội dung khác theo cách mà tôi muốn trên mạng xã hội, Zalo, 4.86 1.423 Youtube, internet,… dSE-Tôi hiểu được các vấn đề pháp lý và quy định nhà nước khi tham 3 5.08 1.372 gia hoạt động trên môi trường internet dSE-Tôi tự tin khi viết một lệnh đơn giản bằng ngôn ngữ lập trình cơ 4 3.89 2.01 bản (PHP; Java; C++; Python…) (Nguồn: Dữ liệu được xử lý bởi tác giả) Bảng 4 cho thấy giảng viên chưa thật sự tự tin về khả năng sáng tạo nội dung số. So với các yếu tố khác của tự tin sử dụng công nghệ thì yếu tố sáng tạo nội dung số có mức ĐTB chung dao động trong khoảng từ 3.89 đến 5.08. Thậm chí, tại nội dung “tự tin khi viết một lệnh đơn giản bằng 370
- ngôn ngữ lập trình cơ bản (PHP; Java; C++; Python…)” ĐTB = 3.89. Kết quả này được lý giải bởi nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân thuộc về yếu tố kỹ thuật, chuyên môn, bởi vì không phải ai cũng có thể tiếp cận, học và viết được các mệnh lệnh bằng ngôn ngữ lập trình. Khả năng hiểu được các vấn đề pháp lý và quy định nhà nước khi tham gia hoạt động trên môi trường internet lại được giảng viên đánh giá cao (ĐTB = 5,08). Mặt khác hiện nay giảng viên là những người có trình độ cao, nhận thức tốt và hiểu biết rõ về các quy định khi hoạt động trên không gian mạng. Kịp thời né tránh những thông tin không chính thống trên môi trường internet. Tự tin về khả năng đảm bảo an toàn thông tin Về khả năng tự tin đảm bảo an toàn thông tin, tại Bảng 5 cho thấy khả năng này được giảng viên đánh giá ở mức độ không cao (ĐTB từ 3.04 đến 5.26). Trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay, mọi giao dịch được thực hiện trên môi trường số nguy cơ mất an toàn thông tin đang trở thành mối đe dọa trực tiếp tới sự bất kỳ đối tượng nào và đội ngũ giảng viên ĐHQG-HCM không phải là một ngoại lệ. Bảng 5. Tự tin về giao tiếp và hợp tác của đội ngũ giảng viên TT Nội dung ĐTB ĐLC sSE-Tôi tự tin để bảo vệ máy tính, điện thoại và các thiết bị tương tự của cá nhân 1 khỏi các truy cập không mong muốn 4.82 1.481 sSE-Tôi tự tin có thể bảo vệ dữ liệu, thông tin cá nhân của tôi trên môi trường số 2 4.84 1.455 sSE-Tôi có thể nhận biết những rủi ro sức khỏe liên quan đến việc sử dụng máy 3 tính, điện thoại và các thiết bị công nghệ khác 5.26 1.257 sSE-Tôi sẽ tận dụng lợi thế của thiết bị, nền tảng kỹ thuật số để tăng cường sức 4 khỏe của tôi 5.09 1.224 sSE-Tôi KHÔNG nhận ra tác động của kỹ thuật số đối với môi trường tự nhiên 5 và khí hậu 3.04 1.756 (Nguồn: Dữ liệu được xử lý bởi tác giả) Khi xét đến từng nội dung cụ thể của yếu tố An toàn, với thang đo 7 mức độ, giảng viên, họ “có thể tự tin nhận biết được những rủi ro sức khỏe liên quan đến việc sử dụng máy tính, điện thoại và các thiết bị khác” (ĐTB = 5.26). Trong khi các yếu tố như “bảo vệ dữ liệu, thông tin cá nhân của tôi trên môi trường số” và “bảo vệ máy tính, điện thoại và các thiết bị tương tự của cá nhân khỏi các truy cập không mong muốn” được đánh giá ở mức không cao (ĐTB = 4.84; 4.82). Tuy nhiên, ở yếu tố “không nhận ra tác động của kỹ thuật số đối với môi trường tự nhiên và khí hậu”, tỷ lệ giảng viên không đồng ý tương đối cao. Kết quả này đồng nghĩa với việc giảng viên đã nhận thức được những tác động của vấn đề. Trong cuộc cách mạng 4.0, công nghệ đóng vai trò quan trọng để đạt được môi trường bền vững. Sự phát triển về kỹ năng CNTT có vai trò quan trọng trong công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu. Đội ngũ giảng viên nói riêng và công dân Việt Nam nói chung đã nhận diện được những tác động lớn do kỹ thuật số gây ra đối với môi trường tự nhiên và khí hậu, từ đó kiểm soát được vấn đề ô nhiễm môi trường, bảo đảm quyền được sống trong môi trường lành mạnh, hướng tới phát triển bền vững đất nước. Tự tin về giải quyết vấn đề kỹ thuật số Về khả năng tự tin giải quyết vấn đề kỹ thuật số, tại Bảng 6 cho thấy, trên thang 7 mức độ, đội ngũ giảng viên đánh giá bản thân ở khả năng này khá thấp. Nguyên nhân có thể được lý giải là vì đội ngũ giảng viên không thể theo kịp sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghệ số như hiện nay. Những thách thức về vấn đề bảo mật thông tin, xử lý các sự cố xảy ra trên môi trường số lại càng khó khăn với đội ngũ giảng viên hiện nay, điều đó một phần là do việc trang bị kiến thức về vấn đề này đối với họ còn hạn chế, tiếp đến là về tuổi tác và việc sử dụng những thiết bị số đối với họ còn nhiều bất cập. 371
- Bảng 6. Tự tin về giải quyết vấn đề của đội ngũ giảng viên TT Nội dung ĐTB ĐLC 1 pSE-Tôi tự tin khi xác định các sự cố kỹ thuật trên môi trường số 4.42 1.452 pSE-Tôi sẽ áp dụng các giải pháp khác nhau cho các vấn đề kỹ thuật phát 2 4.95 1.309 sinh khi sử dụng máy tính, điện thoại và các thiết bị, phần mềm kỹ thuật số pSE-Tôi sẽ tìm hệ thống kỹ thuật số phù hợp để đáp ứng các thách thức về 3 4.96 1.366 bảo mật, quản lý dữ liệu, khả năng tương thích của công nghệ pSE-Tôi sẽ tìm kiếm các giải pháp kỹ thuật số mới để giải quyết các vấn đề 4 5.17 1.367 gặp phải 5 pSE-Tôi sẽ học tập để trang bị các kỹ năng số mà tôi còn thiếu 5.44 1.326 (Nguồn: Dữ liệu được xử lý bởi tác giả) Theo Bảng 6 về yếu tố “tôi sẽ học tập để trang bị các kỹ năng số mà tôi còn thiếu” được đánh giá với ĐTB là 5.44 và ĐLC là 1.326. Kết quả này cho thấy đội ngũ giảng viên luôn sẵn sàng trang bị các kỹ năng số cần thiết để áp dụng vào quá trình giảng dạy và nghiên cứu. Tuy nhiên, cũng theo bảng 5, yếu tố “tự tin khi xác định các sự cố kỹ thuật trên môi trường số” được đội ngũ giảng viên đánh giá khá thấp (với ĐTB 4.42 và ĐLC 1.452). Vấn đề này được nhóm nghiên cứu lý giải là do các sự cố kỹ thuật xảy ra trên môi trường mạng thường là những vấn đề phức tạp và khó xử lý. Một số vấn đề cụ thể như: thông qua việc đột nhập vào tài khoản email, các hacker có thể nhanh chóng khai thác thông tin cá nhân từ tên, tuổi, mạng xã hội cho đến tài khoản ngân hàng. 3.4. Thảo luận về kết quả nghiên cứu Từ kết quả nghiên cứu, có thể nhận xét và đánh giá chung về thực trạng tự tin sử dụng công nghệ của giảng viên tại ĐHQG-HCM như sau: Thứ nhất, xem xét kết quả đánh giá của các giảng viên tham gia khảo sát đối với mức độ tự tin về từng biểu hiện của năm yếu tố cấu thành của tự tin sử dụng công nghệ, kết quả cho thấy các giảng viên tại ĐHQG-HCM có sự tự tin ở mức chưa cao. Trong năm biểu hiện của sự tự tin về sử dụng công nghệ, có hai biểu hiện về “thông tin và dữ liệu” và “giao tiếp hợp tác” được đánh giá ở mức cao hơn so với các kỹ năng còn lại. Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp, sự ra đời của trí tuệ nhân tạo (AI) là một bước tiến rất lớn của nhân loại, điều này có nghĩa là giảng viên phải nhanh chóng cập nhật các kiến thức liên quan đến công nghệ và sử dụng chúng với tần suất thường xuyên. Vì vậy, kỹ năng tìm kiếm, xác thực thông tin và tương tác qua các nền tảng công nghệ được giảng viên đánh giá cao là điều hoàn toàn có thể lý giải được. Thứ hai, kết quả trong nghiên cứu này cũng cho thấy có sự khác biệt về đặc điểm nhân khẩu trong từng yếu tố cấu thành nên tự tin về kỹ năng sử dụng công nghệ. Nhìn chung, tại ĐHQG-HCM đánh giá của giảng viên nam cao hơn so với giảng viên nữ về mức độ tự tin sử dụng công nghệ. Kết quả nghiên cứu một lần nữa khẳng định có sự khác nhau trong đánh giá về mức độ tự tin trong việc sử dụng công nghệ giữa giảng viên nam và nữ. Mặc dù trong nghiên cứu này có sự khác biệt giữa nam và nữ giới về mức độ tự tin trong sử dụng công nghệ ở một số khía cạnh, nhưng cả nam và nữ đều thống nhất trong việc đánh giá cao về sự tự tin trong sử dụng kỹ năng công nghệ trong ba lĩnh vực liên quan đến thông tin và dữ liệu, giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề. Thứ ba, khi xét đến từng yếu tố cụ thể của tự tin sử dụng công nghệ, nghiên cứu cho thấy các giảng viên tại ĐHQG-HCM có mức độ tự tin khá đồng đều trong việc sử dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là trong việc tìm kiếm và quản lý thông tin trên internet và các thiết bị công nghệ khác. So với các nhân tố khác thì các giảng viên tại ĐHQG-HCM có tự tin cao khi tìm kiếm thông tin chi tiết trên internet, trong khi việc lưu trữ các dữ liệu thông tin có tính hệ thống, khoa học và việc nhận định được thông tin chính xác và không chính xác trên internet, mạng xã hội, Zalo,… có mức độ thấp hơn. 372
- Về giao tiếp và hợp tác trên môi trường số của giảng viên tại ĐHQG-HCM, có thể thấy rằng, các giảng viên có mức độ tự tin cao. Đặc biệt các giảng viên đều đánh giá và ý thức được việc chia sẻ các thông tin có trách nhiệm trên môi trường số và có các quy tắc ứng xử thích hợp để giao tiếp trên môi trường internet. Các giảng viên tại ĐHQG-HCM đều có khả năng tương tác với những người khác trên mạng xã hội, Zalo, internet,… cũng như tự tin cao về sử dụng Gmail, Zalo, Facebook, Zoom,… và các nền tảng, hệ thống số khác để làm việc với mọi người, ngoài ra đội ngũ giảng viên của ĐHQG-HCM đều cho thấy sự tự tin khi tham gia vào các cuộc thảo luận (họp online, hội nghị online,…) và sự kiện phục vụ cộng đồng được tổ chức online. Tuy nhiên, đa số các giảng viên khi tương tác với các trang web, việc sẽ xóa lịch sử hoạt động, tìm kiếm trên điện thoại, máy tính và các thiết bị tương tự được đánh giá ở mức thấp nhất so với các yếu tố còn lại. Giảng viên của ĐHQG-HCM chưa thật sự tự tin về khả năng sáng tạo nội dung số. Khả năng hiểu được các vấn đề pháp lý và quy định nhà nước khi tham gia hoạt động trên môi trường internet lại được giảng viên đánh giá cao. Tuy nhiên, về khả năng tự tin đảm bảo an toàn thông tin của đội ngũ giảng viên tại ĐHQG-HCM là không cao. Cụ thể, việc “bảo vệ dữ liệu, thông tin cá nhân của tôi trên môi trường số” và “bảo vệ máy tính, điện thoại và các thiết bị tương tự của cá nhân khỏi các truy cập không mong muốn” đang là một vấn đề cần được quan tâm. Về khả năng tự tin giải quyết vấn đề kỹ thuật số, đội ngũ giảng viên tại ĐHQG-HCM đánh giá bản thân ở khả năng này khá thấp. Tuy nhiên, các giảng viên đều có xu hướng luôn sẵn sàng trang bị các kỹ năng số cần thiết để áp dụng vào quá trình giảng dạy và nghiên cứu. Hầu hết các giảng viên đều đánh giá mức độ tự tin cao nhất ở kỹ năng thông tin và dữ liệu. Trên thực tế, tất cả các đối tượng có liên quan đều cần phải thu thập dữ liệu và xử lý dữ liệu (thông tin) để phục vụ cho mục đích nghiên cứu, học thuật, làm việc. Tuy nhiên tùy theo mức độ và tính chất công việc mà mức độ đòi hỏi kỹ năng này khác nhau. Với giảng viên, là một nghề nghiệp có tính chất đặc biệt, luôn đòi hỏi sự cập nhật về mặt tri thức, kiến thức để thực hiện nhiệm vụ truyền đạt các thông tin này cho đối tượng người học. Vì vậy, đòi hỏi giảng viên phải có kỹ năng sử dụng thông tin và dữ liệu một cách rõ ràng và hiệu quả. Ngoài ra, với đối tượng quản lý nhu cầu về thu thập và xử lý thông tin để ra quyết định hiệu quả cũng ở mức cao hơn so với các đối tượng còn lại. Thứ tư, kiểm định tương quan giữa trình độ về CNTT với các biểu hiện của sự tự tin về kỹ năng sử dụng công nghệ ở giảng viên thì có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Theo đó, giảng viên được đào tạo bài bản về CNTT sẽ có sự tự tin nhất định trong việc sử dụng các công nghệ để áp dụng trong quá trình làm việc, giúp nâng cao hiệu quả công việc. Giảng viên có trình độ công nghệ thông tin càng cao (cao đẳng trở lên) có sự tự tin cao hơn trong việc sử dụng kỹ năng công nghệ trên cả bốn phương diện. Tuy nhiên, các số liệu của kiểm định Anova cho thấy tất cả các khía cạnh của sự tự tin về kỹ năng sử dụng công nghệ khi xét theo độ tuổi; ngạch/chức danh; trình độ học vấn ở các đối tượng tham gia khảo sát cho thấy không có ý nghĩa thống kê sự khác biệt. Kết quả nghiên cứu cho thấy tất cả các khía cạnh của sự tự tin về kỹ năng sử dụng công nghệ khi xét theo độ tuổi; ngạch/chức danh; trình độ học vấn của giảng viên ĐHQG-HCM, không cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Giảng viên được đào tạo bài bản về CNTT sẽ có sự tự tin nhất định trong việc sử dụng các công nghệ để áp dụng trong quá trình làm việc, giúp nâng cao hiệu quả công việc. Nghiên cứu của Hiệp hội Quản lý Nguồn nhân lực Hoa Kỳ (2019) cho thấy 82% các nhà quản lý nói rằng họ cần nhân viên có kỹ năng công nghệ. Đồng thời, Deloitte (2020) cho thấy 70% các nhà tuyển dụng nói rằng họ sẽ không tuyển dụng nhân viên không có kỹ năng công nghệ. Như vậy, nếu giảng viên được đào tạo chuyên nghiệp về CNTT thì khả năng tự tin của họ trong sử dụng công nghệ có thể được cải thiện. Mặt khác, sự tự tin trong việc sử dụng các kỹ năng công nghệ giữ vai trò quan trọng trong việc giúp viên chức và người lao động có nhiều lợi thế hơn trong công việc. Đối với việc giảng viên có trình độ công nghệ thông tin càng cao (cao đẳng trở lên) có sự tự tin cao hơn trong việc sử dụng kỹ năng công nghệ trên cả bốn phương diện. Nghiên cứu của Đại học Carnegie Mellon nhận định người được đào tạo về công nghệ có nhiều khả năng tự tin để thành công trong sự nghiệp tương lai. Hơn nữa, các giảng viên được đào tạo về công nghệ có nhiều khả năng có kế hoạch theo đuổi một nghề nghiệp trong lĩnh vực công nghệ. Bởi vì, khi giảng viên học 373
- hỏi và sử dụng công nghệ, họ có thể phát triển các kỹ năng mới; điều này giúp họ có cảm giác thành công và tự tin. Đồng thời, khi sử dụng công nghệ để giải quyết vấn đề, họ có thể phát triển kỹ năng tư duy sáng tạo và giải quyết vấn đề; hoặc khi sử dụng công nghệ để giao tiếp với những người khác, họ có thể phát triển kỹ năng giao tiếp và hợp tác. Thứ năm, trong việc đánh giá yếu tố ảnh hưởng đến tự tin sử dụng công nghệ của giảng viên ĐHQG-HCM, kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, các yếu tố như kiến thức và kỹ năng sử dụng công nghệ số, điều kiện trang bị công nghệ, và môi trường làm việc nhận được sự đồng ý và đánh giá cao từ các đáp viên. Tuy nhiên, có những yếu tố khác như tuổi tác của người sử dụng công nghệ và sự thay đổi của các xu hướng công nghệ trên thế giới lại có điểm trung bình thấp hơn. Trong số các yếu tố này, đặc biệt là yếu tố sự thay đổi của các xu hướng công nghệ trên thế giới, được đánh giá thấp nhất trong số tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến tự tin sử dụng công nghệ của giảng viên ĐHQG- HCM. Điều này có thể cho thấy rằng trong việc xây dựng sự tự tin của giảng viên trong việc sử dụng công nghệ, việc hiểu và cập nhật các xu hướng công nghệ mới không phải là một ưu tiên hàng đầu. Thay vào đó, các yếu tố khác như sự am hiểu và thành thạo về công nghệ hiện có, cùng với điều kiện và môi trường làm việc tích cực, có thể có ảnh hưởng lớn hơn đến mức độ tự tin của họ. 4. KẾT LUẬN Kết quả nghiên cứu trên đã đề xuất giải pháp nâng cao tự tin sử dụng công nghệ cho giảng viên tại ĐHQG-HCM.Các giải pháp bao gồm tăng cường tuyên truyền bằng cách tổ chức chương trình, hội thảo nhằm giúp giảng viên nhận thức rõ hơn về vai trò và lợi ích của việc ứng dụng công nghệ trong giảng dạy; bên cạnh đó cần đào tạo kỹ năng số, cung cấp các khóa đào tạo, tài liệu; xây dựng cộng đồng học tập, tạo các diễn đàn, nhóm thảo luận thông qua các trang mạng xã hội để giảng viên có thể chia sẻ kinh nghiệm, học tập lẫn nhau trong việc sử dụng công nghệ; hỗ trợ khuyến khích phát triển năng lực làm việc trên môi trường số; đồng thời cung cấp đội hỗ trợ kỹ thuật, đảm bảo có đội ngũ hỗ trợ kỹ thuật giúp đỡ khi giảng viên cần sự giúp đỡ hoặc cần gặp vấn đề kỹ thuật số. Để thực hiện hiệu quả các giải pháp này, sự hợp tác và cam kết của tất cả các bên liên quan là rất quan trọng, bao gồm ngành giáo dục, các đơn vị trong ĐHQG-HCM và các đối tác bên ngoài. Khi có sự phối hợp đồng bộ, ĐHQG-HCM mới có thể tận dụng được tối đa tiềm năng của công nghệ số, đáp ứng tốt sứ mệnh của mình trong thời đại công nghệ số và chuẩn bị cho tương lai. Nghiên cứu này chỉ dừng lại ở việc đánh giá thực trạng về tự tin sử dụng công nghệ của đội ngũ giảng viên tại ĐHQG-HCM thông qua phương pháp nghiên cứu định lượng với kỹ thuật phân tích thống kê mô tả và mẫu nghiên cứu tương đối nhỏ. Trong tương lai các nghiên cứu nên tập trung vào những rào cản cụ thể mà giảng viên gặp phải trong việc tạo nội dung số và khám phá hiệu quả của các chương trình phát triển chuyên môn đa dạng nhằm nâng cao kỹ năng công nghệ. Xem xét, đánh giá các nguyên nhân của sự khác biệt về mức độ tự tin dựa trên giới tính là cần thiết để cung cấp những góc nhìn sâu sắc và thực hiện các biện pháp can thiệp phù hợp. Ngoài ra, việc mở rộng phạm vi nghiên cứu bao gồm nhiều tổ chức và địa điểm địa lý khác nhau sẽ giúp việc tổng quát hóa kết quả và thúc đẩy sự phát triển của các giải pháp toàn diện. TÀI LIỆU THAM KHẢO Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS (tập 2). NXB Hồng Đức. Phạm Hữu Thành Hội, Nguyễn Thị Hồng Sâm (2018). “Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực của đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đại học”. Tạp chí Khoa học giáo dục Việt Nam, Số 1, tháng 1/2018. Nguyễn Đình Thọ (2012). Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. NXB Lao động - Xã hội. Ban Chấp hành Đảng bộ ĐHQG-HCM (2022). Nghị quyết số 13/NQ-ĐU ngày 22/6/2022. 374
- Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008, 9 30). Chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2008 - 2012. Truy cập từ Chinhphu.vn: https://chinhphu.vn/default.aspx?pageid=27160&docid=78337. Alt, D. (2018). “Science teachers’ conceptions of teaching and learning, ICT efficacy, ICT professional development and ICT practices enacted in their classrooms”. Teaching and Teacher Education, 73, 141-150. https://doi.org/10.1016/j.tate.2018.03.020. Lucas, M., Bem‐haja, P., Santos, S., Figueiredo, H., Ferreira Dias, M., & Amorim, M. (2022). “Digital proficiency: Sorting real gaps from myths among higher education students”. British Journal of Educational Technology, 53(6), 1885-1914. https://doi.org/10.1111/bjet.13220. Leach, J. (2005). “Do new information and communication technologies have a role to play in achieving quality professional development for teachers in the global south?”. The Curriculum Journal. Volume 16, Issue 3. Marsh, H., Martin, A., Yeung, A., & Craven, R. (2017). “Competence self- perceptions”. In Handbook of competence and motivation: Theory and application (pp.85-115). Ulfert-Blank, A. S., & Schmidt, I. (2022). “Assessing digital self-efficacy: Review and scale development”. Computers and Education, 191. https://doi.org/10.1016/j.compedu.2022.104626 Peeraer, J. (2011). “ICT in teacher education in an emerging developing country: Vietnam’s baseline situation at the start of ‘The Year of ICT’”. Computers & Education. Vol. 56, Issue 4. Richards, C. (2004). “From old to new learning: global imperatives, exemplary Asian dilemmas and ICT as a key to cultural change in education”. Globalisation, Societies and Education Vol. 2, No.3. 375
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sketchnote - kỹ thuật ghi chú thông tin ứng dụng phương pháp “whole brain learning”
11 p | 103 | 16
-
Khung năng lực số cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh chuyển đổi số
10 p | 70 | 11
-
Biện pháp bồi dưỡng năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông
7 p | 82 | 10
-
Xây dựng rubric đánh giá năng lực tự học trực tuyến của sinh viên trong mô hình dạy học kết hợp
9 p | 106 | 6
-
Tìm hiểu thực trạng điều kiện học tập nhằm hướng đến đề xuất các biện pháp cải thiện động cơ và năng lực tự học của sinh viên khoa tiếng Pháp hệ tín chỉ
8 p | 47 | 5
-
Nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy các học phần lý luận chính trị cho sinh viên
6 p | 33 | 5
-
Blended Elearning - Mô hình lớp học đảo ngược trên nền tảng VLE Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh và xây dựng năng lực tự học cho sinh viên trong thời kì kỉ nguyên
7 p | 9 | 4
-
Một số giải pháp phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua dạy học “Chủ đề F. giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính” (Tin học 10)
6 p | 10 | 4
-
Xây dựng khung đánh giá năng lực tự học môn Tin học của học sinh phổ thông
15 p | 31 | 3
-
Nâng cao kỹ năng làm bài thi được sử dụng tài liệu môn Triết học Mác – Lênin cho sinh viên trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông – Đại học Thái Nguyên
8 p | 55 | 3
-
Một số giải pháp nâng cao khả năng sử dụng công nghệ thông tin để phát triển năng lực tự học cho sinh viên
3 p | 7 | 3
-
Vận dụng mô hình lớp học đảo ngược tổ chức dạy học nội dung “Vẽ cấu trúc phân tử” (Chuyên đề học tập Hóa học 10) nhằm phát triển năng lực tự học của học sinh
7 p | 15 | 2
-
Phát huy năng lực tự học cho sinh viên ngành Sư phạm Lịch sử khoa Sư phạm Ngữ văn - Sử - Địa, trường Đại học Đồng Tháp
5 p | 23 | 2
-
Sử dụng phương pháp dạy học tích cực và hòa nhập trong học phần Tin học cơ sở nhằm nâng cao năng lực tự chủ, tự học cho sinh viên trường Đại học Tây Bắc
6 p | 34 | 2
-
Thực trạng tự quản lí đào tạo của giảng viên đại học sư phạm
11 p | 36 | 2
-
Tổ chức dạy học nội dung “Chất và sự biến đổi của chất” (Khoa học tự nhiên 6) theo mô hình dạy học 5E nhằm phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên cho học sinh
7 p | 3 | 1
-
Đề xuất khung năng lực dạy học STEM của sinh viên ngành Sư phạm Tin học
5 p | 5 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn