intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Napoleon có công đánh thức dân tộc Ả Rập không? 1

Chia sẻ: Cao Tt | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

66
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Napoleon có công đánh thức dân tộc Ả Rập không? 1 Một số học giả Pháp như Henri Jego trong L’Empire arabe troième grand? (Au fil d’Ariane – 1963), Jacques C.Risler trong L’Islam moderne (Payot -1963) cho rằng Napoleon đã có công đánh thức dân tộc Ả Rập trong khi họ đương thiêm thiếp ngủ ở đầu thế kỷ XIX. Jacques C.Risler đưa ra chứng cứ Bonaparte chỉ ở Ai Cập một thời gian ngắn mà đã tổ chức được ở đó một nền hành chính tỉnh, một cơ quan tài chính và nhiều hội đồng dân cử để dân Ai Cập...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Napoleon có công đánh thức dân tộc Ả Rập không? 1

  1. Napoleon có công đánh thức dân tộc Ả Rập không? 1 Một số học giả Pháp nh ư Henri Jego trong L’Empire arabe troième grand? (Au fil d’Ariane – 1963), Jacques C.Risler trong L’Islam moderne (Payot -1963) cho rằng Napoleon đã có công đánh thức dân tộc Ả Rập trong khi họ đương thiêm thiếp ngủ ở đầu thế kỷ XIX. Jacques C.Risler đưa ra chứng cứ Bonaparte chỉ ở Ai Cập một thời gian ngắn mà đã tổ chức được ở đó một nền hành chính tỉnh, một cơ quan tài chính và nhiều hội đồng dân cử để dân Ai Cập quen với lề lối đại diện. Ông ta lại lo đến vấn đề giáo dục, khuyến khích dân bản xứ mở nhà in, sáng lập một nhật báo, tờ Le Courrier d’ Egypte, một tạp chí, tờ La Décade Egyptienne. Về phương diện kinh tế, ông cho nghiên cứu kế hoạch dẫn thủy nhập điền “để cho không một giọt nước nào của sông Nil chảy phí ra biển”. Hơn nữa, sau chiến dịch Kim tự tháp mấy tuần, ông ta còn thành lập viện khoa học và nghệ thuật. viện hoạt động đều đều trong ba năm, nhờ các bác học Pháp: Monge, Bertholler, Fournier, Geoffroy Saint hilaire, Desgenettes. Và cũng theo Risler, khi Bonaparte rút quân về rồi, Méhémet Ali đ ược vua Thổ cử làm thống đốc Ai Cập (hồi đó Ai Cập tuy là thuộc địa của Thổ nhưng được tương đối tự trị) tiếp tục công việc của Pháp, canh tân quốc gia theo kiểu châu Âu, d ùng các giáo sư và kỹ sư Pháp, thoát li lần lần ảnh hưởng của Thổ mà gây tinh thần quốc gia, dân tộc tại Ai Cập, tinh thần mà khối Hồi giáo chưa hề biết. Dù viết về Ả Rập hay về Trung Hoa, Việt Nam, nhiều học giả Âu Tây đã có luận điểm như vậy: chính người phương Tây đem cái tinh thần quốc gia, dân tộc dạy
  2. cho người phương Đông, nghĩa là trước khi người phương Tây tới khai hoá người phương Đông như họ nói, thì người phương Đông không biết ái quốc, không có tinh thần dân tộc, có lẽ chỉ có vài cái tinh thần trung quân hoặc tinh thần tôn giáo thôi. Có vẻ như họ muốn bảo: “Mình khai hóa cho họ để họ chống lại mình, quân vong ân bội nghĩa”. Riêng về Việt Nam, tôi đã bác luận điểm đó trong bài “Cụ Phan và lòng dân” trong tập Kỷ niệm 100 năm năm sinh Phan Bội Châu (nh à Trình bày - 1967). Về Ả Rập, tôi xin nhắc các học giả đó rằng Abdul Wahab sinh trước Napoleon ít gì cũng một thế kỷ, nổi lên chống Thổ từ giữa thế kỷ XVIII, như vậy thì tinh thần quốc gia, dân tộc của ông ta được người Âu truyền cho? Không thể bảo ông ta chống Thổ vì tinh thần trung quân vì lúc đó Ả Rập đâu còn vua, hoặc vì tinh thần tôn giáo vì Thổ cũng theo Hồi giáo. Sở dĩ các nhà học giả Âu tây đó có luận điệu trên là vì họ chỉ nhìn thấy cái bề ngoài. Hễ người phương Tây đặt chân tới miền nào ở phương Đông là luôn luôn tìm cách thôn tính; hiểu dã tâm đó của họ, người phương Đông luôn luôn phản ứng lại mạnh mẽ, do đó tinh thần quốc gia, dân tộc cố hữu – tôi nhắc lại: cố hữu – bùng lên, mạnh hơn bao giờ hết; và người phương Tây thấy mình tới một tí lâu rồi nó bùng lên, cái tinh thần đó cho dân ph ương Đông. Họ ngây thơ như một em bé thổi vào một cục than đương âm ỉ có lớp tro ở ngoài, thấy nó đỏ rực lên, vỗ tay reo rằng mình đã tạo lửa. Rishler dẫn chứng ở trên rằng Napoleon muốn khai hóa dân tộc Ai Cập. Chúng ta không chối cãi điều đó. Nhưng chính Napoleon cũng đã nói: “Ở Châu Âu không còn gì để làm nữa cả, muốn dựng sự nghiệp lớn thì phải qua phương Đông”. Sự nghiệp đó sự nghiệp gì ? Là chặn con đường của Anh qua Ấn độ, nghĩa là chiếm cả Ai Cập và Tây Á. Khi bị đày ở đảo Thánh Hélène, ông ta còn tâm sự với Las Cases: “Đáng lý ra tôi phải cùng với Nga chia đôi đế quốc Thổ. Tôi đã mấy lần bàn với Alexander (tức hoàng đế Nga). Nhưng Constantinople đã luôn luôn cứu nước Thổ. Kinh đô đó làm cho mọi người lúng túng... Nga muốn chiếm nó. Tôi
  3. không thể để cho họ chiếm nó được. Chiếc chìa khoá quý giá. Một mình nó cũng bằng cả một đế quốc rồi. Nước nào chiếm được nó thì có thể làm chủ thế giới”. Sự thực, trong hiệp ước Tilsitt ký với Nga, Napoleon đã nhường cho Nga vài thuộc địa của Thổ ở châu Âu, nhờ vậy mà Nga mới lui binh, không đánh Napoleon nữa. Vậy Napoleon, hay đúng hơn, châu Âu đã đánh thức Ả Rập để diệt Thổ mà mình khỏi tốn nhiều sức; và khi diệt Thổ rồi thì Châu Âu sẽ chia nhau đế quốc của Thổ, trong đó có Ả Rập; Ả Rập mà nghe họ thì chỉ là mắc mưu họ rút cổ ra khỏi tròng của Thổ để chui vào cái tròng của châu Âu. Cái tròng của Thổ tuy nặng nhưng còn lỏng lẻo, cái tròng của châu Âu mới là đáng sợ. Trong lịch sử nhân loại, thực dân Âu ở thế kỷ trước (Anh, Pháp, Hà Lan, Đức…) thâm hiểm hơn thực dân Trung Hoa, La Mã, Ả Rập, Thổ thời xưa nhiều lắm. Chính vì hiểu vậy, hoặc cảm thấy vậy trong tiềm thức, nên các dân tộc Hồi giáo sau này hăng hái duy tân (Thổ trước hết rồi tới Iran, Ai Cập) có khi lại theo Nga nữa để chống lại thực dân Âu. Về điểm đó, lịch sử của Tây Á, cũng y nh ư lịch sử của Đông Á (Nhật, Trung Hoa, Việt Nam…) Vậy chúng ta nên sửa lại nhan đề một chương trong lịch sử Pháp: Napoleon không đánh thức tinh thần quốc gia của dân tộc Ả Rập, ông ta chỉ mở đầ u một giai đoạn lịch sử thực dân Âu, giai đoạn mà các cường quốc Âu: Nga, Pháp. Anh, Đức lúc thì vào hùa với nhau, lúc thì xô bẩy nhau chung quanh con bệnh Thổ, mới đầu không muốn cho nó chết vì còn gườm nhau, và khi đã quyết tậm hạ nó rồi thì tranh giành nhau chia xẻ đế quốc của nó, tức các quốc gia Hồi giáo ở Tây và Trung Á. Con bệnh Thổ Từ thế kỷ XVIII, Thổ đã thành một con bệnh, y như Trung Hoa ở thế kỷ XIX. Họ suy lẫn, thua ở Vienne (Áo), mất Budapest (Hung), lần lượt phải nhường cho Đức
  4. xứ Hung và xứ Transylvanie, cho Nga hải cảng Azov, cho Ba lan tây bộ Ukraine và Hồi giáo mà Thổ tiếp nhận của Ả Rập bắt đầu bị đạo Ki Tô lấn áp; ảnh h ưởng của họ ở Âu châu gần như mất hẳn. Qua thế kỷ XIX tình hình còn trầm trọng hơn. Đất đai mênh mông, địa thế lại rất quan trọng: nằm ngay ngã ba, chỗ tiếp xúc của Âu, Á, Phi; nhưng nó càng mênh mông, càng quan trọng, thì lại càng bị các quốc gia châu Âu dòm ngó. Mà trong nước thì loạn lạc, vua chúa yếu hèn, triều đình không có kỷ cương, quần thần chiếm mỗi người mỗi nơi, quan lại tham nhũng, quân lính chuyên môn ăn cướp. Thừa cơ đó, Hy Lạp vốn là thuộc địa của Thổ, tuyên bố độc lập, Pháp viện cớ là sứ thần của mình bị nhục (bị vua Algeri cầm quạt đánh) đổ bộ chiếm Algeri (1830-1837), Thổ chỉ chống cự lại một cách rất yếu ớt, và Nga Hoàng Nicolas I tặng cho Thổ cái tên là “con bệnh của châu Âu”. Một bức hí họa đương thời vẽ vua Thổ thiêm thiếp trên giường bệnh, thần chết Nga hiện lên muốn bắt Thổ đi, bên cạnh là 2 bác sỹ Anh và Pháp đương bàn phương cứu chữa. Chẳng phải Anh, Pháp thương gì Thổ; chỉ vì miếng mồi lớn quá, không để cho Nga nuốt trọn. Coi bản đồ, ta hiểu được tại sao Nga chỉ lăm le chiếm Thổ. Hồi đó chưa có phi cơ, biến có địa vị quan trọng hơn bây giờ nhiều. Nước nào dù mênh mông tới mấy mà không giáp biển thì cũng không phải là hạng đại cường. Cho nên Nga kiếm đường thông ra biển. Nhưng Bắc Băng Dương suốt năm đầy băng và tuyết hoàn toàn vô dụng. Trên biển Baltique, có hạm đội của Đức, Nauy, Thụy điển, Đan mạch, Phần lan, Nga khó lan ra được; dẫu có được tới Bắc Hải cũng đụng đầu với hải quân Anh mạnh nhất thế giới. Vậy Nga bị vây hãm, chỉ còn hai đường thoát ra ngoài: một là tiến qua đông, chiếm trọn Tây bá lợi á, vươn tới Thái Bình Dương, đường đó xa quá mà lại chạm trán với Nhật, dù có thắng Nhật thì cũng chỉ có ảnh hưởng ở Đông Á, chứ vẫn bị lép vế ở châu Âu; hai là do Hải Bắc thông qua Địa Trung Hải, đường này rất tiện, nhưng cửa ngõ Constantinople do Thổ gác, nên Nga chỉ tìm cách diệt Thổ.
  5. Anh không chịu vậy, vì nếu Nga chiếm Constantinople thì hạm đội Nga tung hoành trên Địa trung hải mà con đường của Anh qua Ấn sẽ lâm nguy. Pháp ngay từ hồi Napoleon cũng không muốn cho Nga nắm “chìa khóa” của thế giới đó vì Pháp đương muốn chiếm Bắc Phi, Tây Á, cản đường Anh qua Ấn độ. Vì thế Anh, Pháp chống Nga mà bênh Thổ, thà để Constantinople cho Thổ, vì Thổ yếu không làm hại mình được chứ không chịu để cho Nga. Rốt cuộc, sau chiến tranh Crimée (1854-1856), Nga thua, Thổ giữ được Constantinople nhưng đã kiệt sức, và Anh, Pháp mừng rằng chính sách “để cho Thổ suy mà đừng bắt Thổ chết” đã thực hành đúng. Thổ cứ lịm dần, tình cảnh còn tệ hơn Trung Hoa nữa. Ngân khố rỗng không. Thổ phải vay mượn của Anh, Pháp, Đức, Áo. Riêng của Pháp, đã vay một tỷ rưỡi quan. Vay thì phải có gì bảo đảm, và Thổ đem những nguồn lợi và thuế khóa trong nước ra bảo đảm, y như Trung Hoa. Thế là Pháp buộc Thổ phải nhường cho mình quan quản thuốc lá, rồi bến tài, các kho chứa hàng ở Constantinople, Smyrne, Salonique; bấy nhiên cũng chưa đủ, Thổ phải nhường thêm các cảng ở Héraclée, ở Selenitza và nhiều đường xe lửa nữa. Như vậy Thổ mất một phần lợi tức, không đủ chi tiêu, lại phải vay mượn thêm, vay thêm hoài, cho tới lúc mà thuế má chỉ đủ để trả lãi cho các nước châu Âu. Tình cảnh y như một số công chức của ta, vừa lãnh lương ra là phải nộp hết cho chủ nợ đã chực sẵn ở cửa sổ. Tôi không hiểu các công chức đó xoay xở cách n ào để sống, chứ vua Thổ thì có cách rất hay là thôi không trả lương cho quan lại; và quan lại Thổ không có lương thì đập vào đầu dân đen, bắt dân đen nuôi, nghĩa là họ ăn hối lộ. Như vậy dân đen phải nộp hai lần thuế, thuế cho triều đ ình, rồi thuế cho quan lại. Và đế quốc Thổ mênh mông như vậy chỉ sống để đúng sáu tháng một kỳ trả đều đều cho các chủ nợ Anh, Pháp, Đức... “Các c ường quốc đại văn minh theo đạo Kito đó như bầy kên kên đói khát, bu chung quanh một con bệnh bất tỉnh
  6. và kiên nhẫn đợi. Họ sợ lẫn nhau, ghen tị dò xét nhau và sẵn sàng để xâu xé nhau. Không một nước nào dám ra tay trước. Và nhờ vậy mà đế quốc Thổ tiếp tục thoi thóp”. Trong khi chờ đợi, họ đâu có ở không. Muốn cho địa vị của mình thêm vững, họ dùng chính sách cổ điển, truyền thống của họ là bệnh vực thiểu số Ki Tô giáo, y như ở Việt Nam và Trung Hoa. Riêng Anh lại còn lên mặt nghĩa hiệp, bênh vực dân Kurde (dân tộc thiểu số ở miền rừng núi, vốn ghét Thổ) và dân Ả Rập, ngoài miệng nói là vì tự do nhân đạo mà sự thực chỉ là để bảo vệ con đường qua Ấn Độ của họ. Đức cũng xin Thổ cho cất đường xe lửa qua Bagdad, làm cho Anh, Pháp đâm hoảng, vội vàng liên kết với Nga. Đúng như Norbert de Bischoff đã nói: Không phải các cường quốc châu Âu đánh thức tinh thần quốc gia của Kurde, của Ả Rập, họ nuôi ti nh thần đó, xúi các dân tộc Kurde, Ả Rập đòi độc lập để hạ Thổ rồi họ chia phần với nhau, cũng nh ư thời nào ở nước mình, thực dân xúi các đồng bào Thượng chống chính quyền miền Nam Việt Nam vậy.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0