intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Negotiation translation

Chia sẻ: Đoàn ấn | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:39

151
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với kết cấu nội dung gồm 2 chương, tài liệu "Negotiation translation" giới thiệu đến các bạn tầm quan trọng của việc thương lượng, các giai đoạn của quá trình thương lượng, đặc điểm chính của thương lượng, tình hình thị trường cung ứng, chiến lược mua hàng và mối quan hệ mong muốn với nhà cung ứng,... Hy vọng đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Negotiation translation

  1. Chương 1 Giới thiệu Mục tiêu của việc nghiên cứu Sau chương 1, chúng ta có thể: Nhận thấy được tầm quan trọng của việc thương lượng và sự đóng góp đối với  việc gia tăng  tính hiệu quả vào chuỗi mua bán như thế nào. Xác định lúc nào thực sự cần thương lượng với các nhà cung cấp. Mô tả các giai đoạn chính của quá trình thương lượng và những đặc điểm chính   của chúng. 1.1. Thương lượng là gì và tại sao nó quan trọng ? Thương lượng đã là chủ  đề  của nhiều cuốn sách và tác giả. Điều này tạo nên nhiều   định nghĩa về nó. Với mục đích của chúng ta trong Mô­đun này, chungs ta sẽ sử dụng những định nghĩa  dưới đây: Thương lượng là một quy trình mà tại đây hai hay các bên với những quan điểm khác  nhau ban đầu của mình, sẽ cố gắng đạt được thỏa thuận vì mục tiêu chung thông qua   việc đưa ra các lí lẽ mang tính lựa chọn để thuyết phục lẫn nhau. Thật là quan trọng để  hình dung rằng mỗi người sinh ra thường thì không phải là   những nhà thương lượng giỏi. Mặc dù một vài người có thể  có những năng khiếu  thương lượng bẩm sinh, tất cả  chúng ta có thể  cải thiện các kĩ năng thương lượng  trọng yếu này thông qua việc đào tạo. Mô­đun này sẽ  giúp chung ta phát triển và cải  thiện được các kĩ năng cần để  trở  thành người thương lượng chuẩn bị  tốt và hiệu  quả. Năng lực đàm phán hiệu quả của người mua đồng nghĩa với sự khác biệt về sự thành  công hay thất bại trong việc thương thảo với nhà cung cấp. Vì vậy việc có những kĩ năng thương lượng tốt hơn này đóng vai trò quan trọng vào sự  cạnh tranh­ và lợi nhuận­ của một công ty. Mức độ của sự đóng góp này sẽ khác nhau 
  2. phụ  thuộc vào bản chất và giá trị  của hàng hóa và dịch vụ  đang được thương thảo.   Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, hiệu suất của khả năng thương thảo được khắc   phục có thể đem đến một trong những điều sau: Tổng chi phí cung cấp thấp hơn Hiệu suất, độ bền và chất lượng cao hơn Thời gian chờ ngắn hơn Hợp đồng được thực thi hiệu quả hơn và theo đúng tiến độ Dịch vụ và độ tin tưởng của nhà cung cấp được cải thiện Hạn chế tranh cãi với nhà cung cấp Tác động của việc tiết kiệm này trên lợi nhuận có thể được nhìn thấy rõ qua các thông   số dưới đây: Trung bình trong chuỗi sản xuất của công ty, các nguyên vật liệu được mua đóng góp  khoảng 60 % vào doanh thu. Với việc cải thiện được các kĩ năng thương lượng, nếu   mà một doanh nghiệp có thể  cắt giảm được 10% tổng chi phí mua nguyên vật liệu,   việc này sẽ mạng lại một phần tăng doanh thu khi chi phí mua nguyên vật liệu giảm  từ  60% xuống còn 54%. Điều này rất quan trọng trong việc gia tăng lợi nhuận của  công ty, minh họa cụ thể ví dụ ở trên. Ở  đây, lợi nhuận tăng 60%. Để  đạt được mức tăng lợi nhuận giống như  vậy mà  không cắt giảm chi phí, doanh số  bán hàng của công ty cũng phải tăng 60%. Trong   nhiều trường hợp, Điều này có vẻ khó hơn để đạt được. 1.2. Khi nào người mua thực hiện việc thương lượng ? Với vai trò là người mua, thường thì chúng ta phải thương lượng với mọi người trong   nội bộ công ty của chính mình về những vấn đề sau: Yêu cầu về chất lượng Liệu những quy cách kĩ thuật nhất ddihnhj đang hỗ  trợ  hay cản trở  việc tìm   nguồn cung ững cạnh tranh Liệu thời gian hạn định được yêu cầu cho việc giao hàng là thực tế hay không
  3. Bao nhiêu nhà cung cấp thực hiện mời chào hang Những yếu tố nào cần được xem xét khi đánh giá hồ sơ dự thầu Chúng ta cũng thường phải thương lượng với các nhân viên từ  Phòng ban khác như  Phòng tài chính, kế  toán và trung chuyển hang về  những vấn đề  liên quan đến việc   phối hợp công việc của mình với họ. Hơn nữa, chúng ta có thể cũng cần phải thương lượng với giám sát viên và/hay đồng   nghiệp  theo sự phân bổ trách nhiệm  của chúng ta và dựa trên những quyết định liên  quan đến hệ  thống mua hàng và hướng dẫn nào sẽ  được áp dụng theo khung chính  sách chung của công ty. Tuy nhiên, với vai trò là người mua thì các bên quan trọng nhất mà chúng ta phải   thương lượng chính là nhà cung cấp. Việc thương lượng với nhà cung cấp thì không phải lúc nào cũng cần thiết và mong   muốn, bởi vì điều này là một quy trình tốn nhiều thời gian và tốn nhiều chi phí. Tuy  nhiên, việc thương lượng thưc tế khá phù hợp trong một vài trường hợp sau đây: Với những hàng hóa và dịch vụ giá trị cao When việc đảm bảo cung cấp dài hạn được yêu cầu. Khi mà việc mua hang phức tạp và có quá nhiều yếu tố cần được xem xét ngoài  giá cả( ví dụ: quy cách kỹ thuật, giao hang và dịch vụ) Khi mà chỉ có một hay vài nhà cung cấp( ví dụ: sản phẩm có cấp bằng sáng chế  và các mặt hàng độc quyền khác) hay khi một nhà cung cấp cụ  thể muốn độc  quyền so với các nhà cung cấp khác. Tại lúc mà không có các điểm tham khảo ( ví dụ: kinh nghiệm trước đây hay  thông tin bên ngoài) tồn tại cho hợp đồng và những yêu cầu về  giá, việc thực  hiện hay kĩ thuật chỉ có thể được xác định như là kết quả của quá trình xem xét  làm rõ. Nhìn chung, có hai giai đoạn trong quy trình mua sắm, lúc mà chúng ta có thể tự minhd  thưc hiện việc đàm phán với nhà cung cấp. Cụ thể các bước như sau:
  4. Giai đoạn trước khi thực hiện hợp đồng: Bao gồm tất cả  việc thương lượng   diễn ra trước khi thỏa thuận được thống nhất. Những thỏa thuận này tập trung  sao cho đạt được mức giá có thể tốt nhất và những điều khoản hợp đồng khác  sao cho đạt được mức tổng chi phí của mình thấp nhất có thể. Giai đoạn sau khi thực hiện hợp đồng: Thương lượng sẽ  không dừng lại sau  khi hợp đồng được kí kết. Thường thì việc theo dõi thương lương được yêu  cầu để  giải quyết các vấn đề  và việc thúc hối giao hang và nhằm đảm bảo  rằng hợp đồng được thức hiện đúng như đã thỏa thuận. 1.3. Các giai đoạn đàm phán Hầu hết các cuộc thương thượng bao gồm ba bước chính sau: a)  Chuẩn bị Có nhiều tranh luận rằng việc chuẩn bị là một trong những giai đoạn quan trọng nhất  trong một cuộc đàm phán và việc mất hàng giờ  chuẩn bị  cho mỗi giờ  của cuộc gặp   thương lượng thì rất cần thiết.  Điều này hoàn toàn đúng với những cuộc thương  lượng gồm các mặt hàng quan trọng  ở  mức độ  chi và rủi ro cao. Đối với việc mua  hàng ít quan trọng hơn thì giai đoan lên kế hoạch có thể là ngắn hơn. Nhìn chung việc chuẩn bị  bao gồm việc nắm rõ bối cảnh mua hàng nơi mà cuộc   thương lượng sắp diễn ra, biết rõ thực tế về thì trường và bên kia, và lập ra mục tiêu  và chiến lược đàm phán. b) Gặp gỡ Giai đoan này (có thể bao gồm một hay nhiều bước) được mô tả cụ thể sau đây: Thảo luận liên quan đến việc thử  nghiệm các giả  định, đưa ra đề  nghị, phân  tích các lựa chọn và mặc cả( thông qua sử dụng các phương pháp thuyết phục   phù hợp từng hoàn cảnh) Đưa ra thỏa thuận cuối cùng và làm rõ cho các bên các trách nhiệm chính của họ  theo hợp đồng. c) Theo dõi
  5. Giai đoạn này bao gồm việc kiểm tra để đảm bảo rằng các thỏa thuận được thực hiện  theo quy định. Điều này cũng kéo theo việc đánh giá việc thực hiện của chính mình  trong quá trình đàm phán, cũng như điều này với bên nhà cung cấp. Việc đánh giá này   giúp chúng ta xác định liệu đã đáp  ứng dduwwocj các mục tiêu đặt ra hay chưa, nếu  không, tại sao không. Điều này cũng cho phép chúng ta học được từ kinh nghiệm đàm   phán để đật được những kết quả tốt hơn trong những lần sau. 1.4. Mô­đun này bao gồm những gì Dưới đây là tổng kết các nội dung chính của các chương còn lại của mô­đun này: Chương 2: Nắm và hiểu rõ các vấn đề thực tế Trong chương này, chúng ta sẽ  xem xét những điều cần biết trước khi đàm phán và  nơi thực hiện lấy thông tin. Chúng ta sẽ khám phá những vấn đề như phân tích giá cả  và chi phí, đánh giá nhà cung cấp và hiểu biết của họ về công ty chúng ta, xác định cân  bằng quyền hạn của cả  hai bên thương lượng và sử  dung phương pháp phân tích   SWOT. Chúng ta cũng tự xác định phương pháp thương lượng của chính mình. Chương  3: Mục tiêu và phương pháp thương lượng Chương tiếp theo này bao gồm chủ  đề  về  cách đặt ra các mục tiêu có thể  đạt được   cho việc đàm phán của mình và cách thức phát triển chiến lược thương lượng hiệu  quả dựa trên các mục tiêu cung ưng của mình. Chúng ta cũng sẽ xem xét cách để phát  triển   các   lựa   chọn   và   dạng   thương   lượng   và   cách  xác   định   “kênh  có   thể   thương   lượng:” Chúng ta cũng khám phá các phương pháp thương lượng khác nhau và chiến   thuật thương lượng. Chương 4: Thương lượng Chương này tập trung hoàn toàn vào cuộc gặp thương lượng. Chúng ta sẽ  nghiên cứu   cách để nhận biết các giai đoạn khác nhau của một cuộc thương lượng và điều gì cần  biết   ở  mỗi giai đoạn. Những vấn đề  khác trong chương này bao gồm việc sử  dụng  các dạng câu hỏi khác nhau, nghệ  thuật nghe chủ  động, cách nhận biết mong muốn  
  6. bên trong của hai bên, giải thích ngôn ngữ  hình thể và đi qua các vấn đề  về  văn hóa  cần được xem xét khi thương lượng. Chương 5: Theo dõi Ở đây, chúng ta xem xét nhanh qua các vấn đề chính để biết khi nào đã đạt được thỏa   thuận. Chúng ta cũng sẽ hiểu được cách để  xem lại một cuộc thương lượng và đánh  giá màn thể hiện của chính chúng ta với vai trò là người thương lượng. Chương 2 Nắm và hiểu rõ các vấn đề thực tế Mục tiêu nghiên cứu: Sau chương này, chúng ta có thể: Chuẩn bị cho cuộc thương lượng, xem xét các yếu tố sau đây:  Các nhu cầu cần được đáp ứng  Tình hình thị trường cung ứng  Chiến lương mua hàng và mối quan hệ  mong muốn với nhà cung  ứng  của chúng ta, xem xét bản chất và tầm quan trọng của mặt hàng cung   cấp mà chúng ta đang thương lượng Thực hiện phân tích giá cả/chi phí và lập mẫu cước phí cho nhà cung ứng làm   cơ sở cho cuộc thương lượng. Đánh giá cách nào sẽ  phù hợp cho chúng ta để  đạt được mối quan hệ  như  đã  mong muốn, xem xét cảm nhận của nhà cung cấp về việc kinh doanh của công   ty chúng ta. Nhận dạng kiểu thương lượng của chính chúng ta và mô tả cách giải quyết với   5 cách thức thương lượng chính mà bên kia thực hiện. Xác định cân bằng quyền cá nhân và tổi chức của các bên. Thực hiện mô hình phân tích SWOT của hai bên liên quan đến cuộc thương   lượng. 2.1.  Giới thiệu
  7. Chuẩn bị là điều kiện cần thiết để đạt được thành công khi thương lượng. Nếu chúng  ta chuẩn bị  kĩ và có mục tiêu rõ ràng, bạn có vẻ  sẽ  thành công hơn nhiều trong cuộc   thương lượng và để đạt được thỏa thuận làm thỏa mãn nhu cầu của công ty chúng ta  theo cách tốt nhất có thể. Việc chuẩn bị kĩ cho cuộc thương lượng bao gồm: Hiểu rõ yêu cầu cần đáp ứng và nhu cầu cần thỏa mãn. Phân tích các điều kiện của thị trường cung cấp cho những mặt hàng đang được   mua, bao gồm cả  bối cảnh kinh tế. Nắm rõ chiến lược mua hàng của công ty cho những mặt hàng được mua. Có một bức nhìn tổng quan rõ ràng về cách thức quan hệ  chúng ta muốn có với   nhà cung ứng cụ thể. Phân tích giá cả nhà cung ứng và chi phí cơ cấu hàng hóa và dịch vụ được mua. Hiểu rõ tổ  chức cung  ứng bao gồm cả việc cách mà tổ  chức đó thể  hiện mối  quan hệ kinh doanh với công ty chúng ta Hiểu rõ người đại diện nhà cung ứng đi thương lượng. Có một cái nhìn rõ ràng về sự  cân bằng quyền hạn giữa các bên trong thương   lượng. Thực hiện phân tích theo mô hình SWOT của cả hai bên bao gồm( phân tích so   sánh các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức). Hiểu rõ mục tiêu và mục đích của cuộc đàm phán và phát triển chiến lược đàm  phán để đạt được các mục tiêu này. Việc chuẩn bị cho cuộc thương lượng có thể cần thiết phải cố gắng và tốn nhiều thời  gian. Với mỗi giờ thương lượng, chúng ta phải đầu tư hàng giờ cho việc lên kế hoạch  và chuẩn bị. Dành ra đủ  thời gian thì cực kì quan trọng khi chúng ta đang chuẩn bị  thương lượng các mặt hàng có giá trị cao và/hay có mối rủi ro cao. Tuy nhiên, chúng ta   phải nhớ rằng chất lương thời gian chúng dành cho việc lên kế  hoạch thì quan trọng 
  8. hơn sơ với số lượng thời gian bạn dành cho việc đó( mức hiệu quả mà bạn sử  dụng  thời gian như thế nào). Trong chương này, chúng ta sẽ xem lại mỗi điểm đã đề cập ở trên ngoài mục tiêu và   chiến lược của việc thương lượng. Những điều này đã bao gồm trong chương 3. 2.2.  Nắm rõ bối cảnh mua hàng hóa a) Nhu cầu cần thỏa mãn Rõ ràng, chúng ta phải biết mình cần gì trước khi thương lượng. Khi mua hàng, điều  này sẽ được ngầm hiểu, cí dụ: Chất lượng yêu cầu. Số lượng cần. Kế hoạch giao hàng được yêu cầu. Địa điểm giao hàng mong muốn. Mức độ yêu cầu dịch vụ từ nhà cung cấp. Ngân sách sẵn có cho việc mua hàng của chúng ta. Để  xác định những nhu cầu này, chúng ta phải giữ  mối quan hệ  gần gũi với khách   hàng(trong hay ngoài nước) và những những người sử dụng cuối cùng. Chúng ta cũng  phải nắm rõ những hạn chế trong chuỗi cung ứng có thể phải chịu ở cách làm sao đáp   ứng những nhu cầu này( kế  hoạch vận tải, sức chứa nhà kho, vv.). Nếu chúng ta  không biết chính xác các nhu cầu của công ty mình thì sẽ không thể thương thảo một   cách tối ưu. b) Điều kiện của thị trường cung cấp Trong thời đại kinh tế toàn cầu hiện nay, việc xem xét thị trường cung ứng khi chuẩn  bị  cho một cuộc thương lượng cũng có nghĩa xem xét gần toàn bộ  thế  giới. Rất cần  thiết để  chúng ta được thông báo thông tin về  chi phí, rủi ro, cơ  hội mà thị  trường   quốc tế cung cấp. Điều này đồng nghĩa việc phân tích và có được nhưng thông tin trên  các vấn đề như đây:  
  9. Các điều kiện cung  ứng toàn cầu cho các sản phẩm hay dịch vụ  được mua(ví  dụ Dung tích, mức độ sẵn sàng, thời gian hạn định, xu hướng và quan điểm). Phát triển công nghệ và sản phẩm thay thế. Giá cả và xu hướng giá cả. Yếu tố chi phí chính bao gồm cả giá cả khác( như logistics và vận tải). Cơ cấu thị trường và mức cạnh tranh ( như số lượng và thị phần của người bán  và người mua trên thị trường. Các phân khúc thị trường cung ứng khác nhau( trên cơ sở các yếu tố như đại lý,   công nghệ, kênh phân phối). Chính sách và điều lệ của chính phủ ảnh hưởng đến thị trường. Các quan điểm và điều kiện chính trị, xã hội và kinh tế ảnh hưởng đến một thị  trường cung  ứng cụ  thể( như  lạm phát, tỷ  lệ  trao đổi, sự   ổn định thị  trường,  điều kiện lao động, hệ thống hợp lệ, giao tiếp,cơ sở hạ tầng, vv.) c) Chiến lược mua hàng và cung ứng Trước khi tham gia thương lượng, chúng ta cũng phải biết chiến lược mua hàng và   cung ứng cho mặt hàng cần mua. Mô hình định vị cung cấp là thiết bị  cho phép chúng ta phát triển các chiến lược cung   ứng bằng cách năng cao các mặt hàng mua khá quan trọng trên các yếu tố sau đây: Mức độ chi tiêu hàng năm trên hàng hóa Nguyên tắc Pareto là nền tảng cho việc phân tích này. Nó khẳng định rằng 20% các  mặt hàng mua của chúng ta dường như chiếm 80% tổng chi, và 80 % còn lại chiếm  khoảng 20% tổng chi. Một sự lựa chon khác đó là sử dụng hệ thống ABC, tại đây nhìn chung, mặt hàng A  chiếm khoảng 60­70% tổng chi, mặt hàng B chiếm 20­30% và C chiếm xấp xỉ 10­ 15% tổng chi.
  10. Việc tổng chi hàng năm cho mặt hàng cụ thể càng tăng đồng nghĩa với nhu cầu của  chúng ta việc xem xét khả năng cắt giảm chi phí cũng lớn hơn và để tập trung vào  vấn đề này trong chiến lược cung ứng và thương lượng. Tác động cung ứng, cơ hội và rủi ro Một mặc, tỷ lệ kết hợp này chỉ ra cái gì sẽ tác động và ảnh hưởng lên công ty của  chúng ta­ nhìn chung trong các kỳ lợi nhuận bị  thất thoát­ nếu chúng ta không thể  đáp ứng các mục tiêu cung ứng cho mặt hàng. Việc đánh giá mức độ  đối với từng   điều kiện của thị  trường cung  ứng các mặt hàng sẽ  yêu cầu chúng ta phải có nỗ  lực cụ  thể  hoặc để  tránh các rủi ro làm giảm đi mục tiêu cung  ứng và/hoặc tận  dụng những cơ hội sẽ cho phép công ty chúng ta tăng đà cạnh trạnh. Nếu mà các rủi ro cưng  ứng có thể  có những hậu quả  quan trọng cho công ty,   chúng ta phải đặc biệt cẩn trọng khi phát triển chiến lược cung  ứng và lúc nào  thực hiện thương lượng mua hàng. Hai kích thước chính của mô hình định vị cung ứng này được minh họa qua các chỉ  tiêu sau. Mô hình định định vị cung ứng: Bốn loại mua hàng Việc chi tiêu biểu thị trên trục hoành. Xem từ trái sang phải thì mức độ chi tiêu tăng   dần. Tỷ lệ cơ hội/rủi ro của các tác động/cung ứng cho mỗi mặt hàng thì biểu hiện qua  trục tung. Tỷ  lệ  này bị  kéo giảm  theo bốn mức sau: cao, trung bình, thấp, không   đáng kể. Mô hình định vị nhìn chung phục vụ cho hai mục đích sau đây: Định hướng chúng ta ưu tiên các nỗ lực mà mình đầu tư  khi thương lượng với   nhà cung cấp. Mức độ tập trung vào việc thương lượng mua hàng thì phụ  thuộc vào viiecj chúng  ta chi tiêu bao nhiêu cho mặt hàng, tác động của mặt hàng lên công ty cuare chúng ta  là gì và các rủi ro của thị trường cung ứng.
  11. Định hướng chúng ta xác định được định hướng ủa việc thương lượng. Chiến lược cung  ứng, mối quan hệ  mong muốn với nhà   cung cấp và cách thức   tiếp cận với việc thương lượng sẽ khác nhau phụ thuộc vào mức độ cân bằng của  các nhân tố  mà chúng ta xác định trong mô hình định vị  cung  ứng. Ví dụ, Việc   thương lượng với nhà cung ứng cho mặt hàng có giá trị cao nhưng rủi ro cung ứng   mặt hàng thấp rõ ràng sẽ  phải khác với việc thương lượng với nhà cung ứng với   những mặt hàng có rủi ro cao nhưng mức chi tiêu lại thấp. Mô hình định vị cung ứng thì được phân chia thành 4 phần hay mục mặt hàng mua­  thói quen, đòn bẩy, nút cổ  chai, quan trọng. Mỗi mục sẽ đại diện cho chiến lược   cung  ứng cụ  thể, kiểu quan hệ  cung  ứng và cách thức tiếp cận với việc thương  lượng, như đã mô tả theo biểu đồ dưới.  o Mục thường xuyên Những mặt hàng thường xuyên được mô tả  qua mức độ  tác động/cơ hội/rủi ro  thấp (IOR) và mức độ chi tiêu thấp. Mục tiêu cung  ứng chúng của chúng ta đối với những mặt hàng này là giảm   thiểu những nỗ  lực về  mặt hành chính. Vì vậy, Việc thương lượng đối với  những mặt hàng này sẽ tập trung vào việc cắt giảm các chi phí hành chính. Tuy  nhiên, với nhiều đơn hàng, việc thương lượng thậm chí là không cần tí nào.  Đơn giản có thể hiểu một cách đầy đủ liệu một nhà cung ứng thực hiện những   dịch vụ đã yêu cầu để mà thực hiện đơn hàng một cách trực tiếp. o Mặt hàng có tính chất đòn bẩy Mặt hàng này được mô tả thông qua mức độ IOR thấp kết hợp với mức chi tiêu   cao. Bởi vì mức chi cao nên việc thương lượng với những mặt hàng này sẽ tập trung  vào việc cắt giảm giá cả và tổng chi phí. o Mặt hàng có tính chất như nút cổ chai
  12. Mặt hàng này được mô tả  thông qua mức rủi ro cao và mức chi tiêu hằng năm  thấp. Vì vậy, việc thương lượng đối với những mặt hàng này sẽ  tập trung vào   những vấn đề nhằm vào việc cắt giảm rủi ro cung ứng. Tuy nhiên, bởi vì việc mua hàng là ít và không có hứng thú với nhà cung  ứng,   chúng ta có thể  gặp khó khăn trong việc thuyết phục nhà cung  ứng dành thời   gian và nỗ lực để thương lượng với chúng ta. Điều này có thể  là khó khăn lớn  nhất khi mua những mặt hàng này. o Mặt hàng thiết yếu Giống như  các mặt hàng có tính chất như   nút cổ  chai, Rủi ro đối với công ty  của chúng ta khi những mặt hàng thiết yêu quan trọng. Tuy nhiên, với những   mặt hàng này, mức độ  chi tiêu sẽ  cao hơn. Vì vậy, chúng ta có thế  hơn trong  việc chi phối việc cung ứng. Những mặt hàng thiết yếu sẽ là nên tảng đối với việc phân biệt các sản phẩm  của công ty hay đạt được các lợi ích về  chi phí, và ví vậy có thể  là nhà phân  phối chính đối với khả  năng lơi nhuận của nó. Mục tiêu chính của những mặt   hàng này là đảm bảo sự liên tục và chất lượng cung ứng trong khi cắt giảm chi   phí. Vì vậy, việc thương lượng đối với những mặt hàng này sẽ tập trung rất nhiều  vào vấn đề  nhằm vào việc cắt giảm chi phí và rủi ro cung  ứng, cụ  thể  bằng   việc phát triển quan hệ đối tác với công ty đang cung ứng. d) Kiểu quan hệ với nhà cung ứng Như  chúng ta đã thấy  ở  trên, thường thì công ty chúng ta sẽ  mong muốn phát   triển các kiểu quan hệ  với nhà cung  ứng khác nhau phụ  thuộc vào mặt hàng  đang được mua là gì. Điều này sẽ  phụ  thuộc vào việc định vị  các mặt hàng   trong mô hình định vị  cung  ứng. Đối với một vài mặt hàng mua, tốt nhất là có   thể dặt mua từ nhà cung cấp tốt nhất  ở thời điểm đó, trong khi với những mặt  
  13. hàng khác, việc sắp xếp với một đối tác nhà cung cấp có thể  là giải pháp tốt   nhất. Kiểu quan hệ chúng ta đang cố gắng thiết lập với một nhà cung cấp sẽ có ảnh  hưởng trực tiếp đến việc thương lượng. Các loại quan hệ  với nhà cung  ứng  khác nhau có thể  được thể  hiện trong những con số  dưới đây, bắt đầu mới  những kiểu cơ bản nhất( thu mua tại chỗ) và tiếp tục với những hình thức nâng   cao nhất( quan hệ đối tác và liên doanh). Mối quan hệ liên tục với nhà cung ứng và ảnh hưởng của nó lên việc thương  lượng Sự tin tưởng chỉ  Sự tin tưởng dựa trên  Sự tin tưởng dựa trên  dựa trên hợp  hợp đồng và năng  thiện chí và hợp tác  đồng lực của nhà cung cấp giữa các bên Mối quan hệ cá nhân  Mối quan hệ cá nhân  Không có quan hệ  giới hạn  vững chắc cá nhân Thành thạo việc trả  Đề cao lợi ích các  Triển khai thành  giá bên thạo các mưu  lược và chiến  Định hướng giá cả  thuật và dịch vụ Định hướng chi phí  Định hướng về  Trung hạn của chủ sở hữu giá Đánh giá nhà cung  Dài hạn cấp dựa trên cơ sở  Các bên đánh giá lẫn  Ngắn hạn công bằng và qua  nhau và cùng phát  Đánh giá nhà  đánh giá thực tế triển các hành động  cung cấp dựa trên  khắc phục cơ sở công bằng 2.3. Phân tích giá cả và chi phí a) Tầm quan trọng của việc phân tích giá cả và chi phí
  14. Giá cả  và chi phí sẽ  là các nhân tố  chính của mỗi cuộc thương lượng. Vì vậy, Rất  quan trọng cho chúng ta để tiếp cận với những thông chính xác và mới nhất về những  vấn đề này. Giá cả dựa trên chi phí Một nhà cung cấp có thể  sử  dụng các đầu vào sản xuất khác nhau như  là cơ  sở  cho  việc xác định giá cả  hoàng hóa và dịch vụ. Điều này được gọi là giá cả  dựa trên chi  phí. Gía cả này thường được áp dụng trong trường hợp mua thiết bị và hàng hóa công  nghiệp. Chi phí dựa trên nhu cầu Tuy nhiên, nhà cung cấp thỉnh thoảng dựa trên giá cả  của hàng hóa hay dịch vụ  mà   không dựa trên chi phí, dựa vào việc chúng ta nghĩ tổ  chức mua hàng có thể  xoay sở  những gì và sẵn sàng thanh toán, mà phụ  thuộc vào các lựa chọn cung  ứng của nó.   Điều này được gọi là giá cả dựa trên nhu cầu và kết quả là người mua nhận được đề  nghị giá cả xa trên chi phí thực tế. Giá cả dụa trên nhu cầu vượt xa có thể xảy ra khi:  Có ít sự cạnh tranh trên thị trường  Người bán tin rằng cần những mặt hàng tệ hay định giá nó cao  Nhà cung cấp xét thấy người mua không biết điều kiện thị trường thực tế và  cấu trúc giá cả  Nhà cung cấp biết được số  lượng tiền người mua duyệt chi ngân sách cho  việc mua hàng. Khi giá cả quá thấp Ngoài việc xem qua những giá cả quá cao, người mua phải chống lại những chào hàng   có mức giá quá thấp. Điều này có thể là bởi vì:   Nhà cung cấp muốn giành được quyền bán đầu tiên ở bất cứ chi phí nào và gắn   người mua phụ thuộc vào nhà cung cấp trong tương lai( ví dụ, các phụ tùng thay   thế)
  15.  Nhà cung cấp đang gặp khó khăn về tài chính và rất cần bán hàng  Hàng hóa kém chất lượng, lỗi thời,hay có tính chất nghi ngờ. Để tránh những rủi ro này và tăng sức mạnh của chúng trong trong cuộc thương lượng  để thương lượng được giá cả phải chăng, chúng ta nên cố gắng bất cứ khi nào có thể  để thực hiện phân tích danh sách giá và/hoặc nhận dạng chi phí thực tế cho nhà cung   cấp sản phẩm và dịch vụ đang được mua. Điều này yêu cầu chúng ta có thể đạt được,   phân tích và can thiệp và mức giá cần thiết và thông tin chi phí. b) Phân tích giá cả của nhà cung cấp Việc phân tích danh sách giá bao gồm việc phá giá của chính nhà cung cấp với số  lượng đơn đặt hàng khác nhau và từ những thông tin này, cố  gắng xác định mức thấp   nhất cho việc tính toán các chi phí cố  định và dao động của nhà cung cấp là gì (lợi   nhuận kết hợp). Điều này có thể giúp ích cho chúng ta khi mà nhà cung cấp không phải lúc nào cũng áp   dụng việc phá giá một cách logic và việc làm rõ sự  phi logic này chúng ta có thể  tăng  cường sức mạnh trong việc thương lượng. Lấy ví dụ, khi nhà cung cấp chào 3 mức phá giá theo số lượng. A. Số lượng(Q) 100 500 1000 B. Giá(P) $10 $9 $7.5 Tổng cộng phải trả cho nhà cung cấp cho mỗi đơn hàng phải là: C. Q xP $ 1000 $ 4500 $ 7500 Trên thông tin này, chúng ta có thể tính toán, xem xét sự khác nhau từ việc phá giá trên  số lượng này đến việc phá giá trên số lượng khác. D. Sự   khác   nhau   trong   Q   X  ­ $3500 $3000 P( C) E. Sự   khác   nhau   trong   số  ­ 400 500 lượng (A) Chi phí dao động ước tính trên một đơn vị hàng ( sự gia tăng trong chi phí cho mỗi đơn   vị sẽ gia tăng trong việc sản xuất) có thể được xác định như sau:
  16. F. Chi phí dao động ước tính  $8.75 $6 trên một đơn vị hàng Chúng ta có thể  tranh luận với nhà cung cấp trong trường hợp cụ  thể như  việc giao   động giá cả cơ bản giống với tất cả việc thực hiện sản xuất. Vì vậy, chúng ta có thể  có được mức giá dao động thấp nhất trên một đơn vị hàng hóa($6) làm cơ sở cho việc   tính toán mức giá dao động thấp nhất cho mỗi lần thực hiện sản xuất, như sau: G. Chi   phí   dao   động     thấp  $6 $6 $6 nhất trên một đơn vị hàng H. Tổng   chi   phí   dao   động  $ 600 $ 3000 $  cho mỗi lần sản xuất( A   6000 x G): Nếu chúng ta chấp nhận tổng chi phí dao động cho lần chạy đầu tiên, cụ thể $600, và   tính toán toán sự khác nhau giwuax giá trị  này và giá trị  tổng được chỉ  ra bở  nhà cung  cấp cho lần chạy đó, cụ  thể  $1000, điều này cho phép chúng ta giá cố  định của nhà   cung cấp, trong trường hợp này là $ 400. Với việc them chi phí cố định này vào chi phí dao động cho mỗi lần chạy, chúng ta có  thể tính được chi phí thấp nhất cho mỗi lần chạy của nhà cung cấp. I. Chi phí cố định $ 400 $ 400 $ 400 J. Tổng chi phí (H+I) $ 1000 $ 3400 $ 6400 Cuối cùng, so sánh con số này với số lượng phải trả như chỉ định từ nhà cung cấp với   số lượng khác nhau, chúng ta có thể ước tính được giá trị tiềm năng cho việc tiết kiệm   thương lượng thông qua việc cắt giảm giá cả. Tiết   kiệm   tiềm  ­ $1100 $1100 năng( C­J) Phần   trăm   số   lượng  ­ 24% 15% ban đầu  Chúng ta có thể thấy rằng việc tiếp cận này có thể giúp ích chúng ta thấy rõ ràng hơn   sự không thống nhất trong cách thức ra giá của nhà cung cấp. Thậm chí điều này chỉ là   một sự   ước lượng thô, cách tiếp cận này có thể  giúp chúng ta chuẩn bị  cho cuộc  thương lượng.
  17. c)  Xây dựng mô hình chi phí Có thể hình dung tổng quan về cấu trúc chi phí của những mặt hàng cần mua. Những   thông tin này theo đó sẽ rất có giá trị trong thương lượng đàm phán. Để xây dựng một mô hình chi phí, chúng ta cần nắm bắt được giá. Giá (hay tổng chi  phí) được cấu thành từ những yếu tố sau: Chi phí nguyên vật liệu Chi phí nhân công trực tiếp Lợi nhuận Chi phí khác Chúng ta có thể yêu cầu nhà cung cấp thống kê chi phí này. Ngay cả khi nhà cung cấp  thực hiện việc thống kê, chúng ta cũng cần tự   ước lượng và xác định những chi phí  này.  Nguyên vật liệu Để  ước  ước lượng thành phần chi phí nguyên vật liệu, chúng ta cần tự  hỏi bản thân  (hoặc nhà cung cấp, nếu cần thiết và có thể) những câu hỏi sau: Chất lượng và số  lượng (bao gồm cả tỉ  lệ  phế liệu) nguyên vật liệu được sử  dụng cho mỗi đơn vị sản xuất là bao nhiêu? Nhà cung cấp chính cho những loại nguyên vật liệu này là ai? Nhà cung cấp chào hàng đối với nguyên vật liệu với mức giá bao nhiêu? Trước yêu cầu tăng giá của nhà cung cấp do giá nguyên vật liệu tăng, chúng ta nên yêu   cầu họ cung cấp các hóa đơn mà họ đã thanh toán với mức giá mới.  Nhân sự Để ước lượng thành phần chi phí nhân công trực tiếp, chúng ta cần xác định: Thời gian lao động cần thiết đối với mỗi đơn vị sản xuất. Mức lương nhân công của nhà cung cấp.
  18. Nếu nhà cung cấp yêu cầu tăng giá do mức lương lao động tăng, chúng ta nên biết  rằng đây là những khoản chi phí bồi thường cho việc tăng ca do tăng năng suất lao  động, và do đó không được xem là tăng giá.  Chi phí khác Việc tính toán các chi phí khác thường khó khăn hơn. Chúng ta nên cố gắng xác định  các khoản chi phí khác liên quan đến việc mua bán của chúng ta, bao gồm: Thời gian và chi phí mà phòng marketing của nhà cung cấp sử  dụng để  làm việc với   công ty của chúng ta. Thời gian và chi phí mà nhà cung cấp sử dụng cho việc quản trị hợp đồng.  Lợi nhuận Yếu tố còn lại trong mô hình chi phí của nhà cung cấp – sau khi ước lượng các yếu tố  trên – cấu thành nên lợi nhuận. Nếu các thông tin về cấu trúc chi phí của nhà cung ứng  mà họ cung cấp cho chúng ta tương ứng với ước lượng của chúng ta, chúng ta xác định  được rằng không có lợi nhuận ẩn trong các yếu tố chi phí khác. Thêm vào đó, bằng việc so sánh mức lợi nhuận của nhà cung cấp trên hợp đồng tiềm   năng của chúng ta với mức lợi nhuận trên tổng doanh thu, và với mức lợi nhuận của  các nhà cung cấp khác, chúng ta có thể kết luận liệu mức lợi nhuận đó có hợp lý hay  không.  Ví dụ Hình minh họa dưới đây đưa ra ví dụ  về  thống kê chi phí đối với cùng loại hàng hóa  và dịch vụ từ hai nhà cung cấp khác nhau. Nếu so sánh hai mô hình chi phí trên, chúng ta có thể kết luận rằng: Chi phí nguyên vật liệu của nhà cung cấp B chiếm tỷ trọng cao hơn, vì nguyên  vật liệu được mua với chất lượng cao hơn hoặc với mức giá kém cạnh tranh  hơn. Chi phí nhân công của nhà cung cấp A cao hơn hoặc do mức lương cao hơn   hoặc do hiệu suất lao động thấp hơn.
  19. Chi phí khác chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng chi phí đối với nhà cung cấp A,  có thể  là do tổ  chức còn tồn tại gánh nặng quản trị  và hoạt động không hiệu   quả. Với tỷ trọng lợi nhuận nhỏ hơn, nhà cung cấp A có thể đang đối mặt với nguy   cơ ngừng hoạt động.  Vì vậy, thống kê chi phí cho phép chúng ta: So sánh mô hình chi phí của các nhà cung cấp để  xác định sự  khác biệt về  giá   tồn tại ở đâu và tại sao. Tiếp cận mô hình cơ sở để phân tích chi phí và giá khi chuẩn bị đàm phán. Sự phát triển của mô hình chi phí đóng vai trò quan trọng trong việc giúp chúng ta hiểu  rõ chiến lược giá của nhà cung cấp và xác định các tiêu chí và mục tiêu đàm phán. d) Thu thập thông tin thị trường về giá và chi phí Trước khi tiến hành đàm phán, chúng ta nên cố gắng thu thập thông tin nhiều nhất có  thể từ thị trường liên quan đến giá và chi phí của các mặt hàng sẽ mua. Điều này giúp  chúng ta có được cơ  sở  độc lập nhằm  ấn định đơn chào hàng của nhà cung cấp và   thiết lập các mục tiêu chi phí/giá cung cấp. Các ví dụ sau mô tả cách thức thu thập thông tin về giá và chi phí:  Bảng báo giá Chúng ta có thể yêu cầu bảng báo giá từ nhiều nhà cung ứng tiềm năng khác nhau và  sử dụng cho việc so sánh giá cả. Trong gia đoạn mời chào hàng, chúng ta nên hỏi xin   nhà cung  ứng cung cấp các thông tin chi tiết về thống kê chi phí và các loại thông tin   chi phí khác đã được phê duyệt. Các nhà cung cấp có thể sẵn sàng cung cấp các thông   tin này nếu họ tin rằng có thể đạt được hợp đồng quan trọng thông qua đàm phán. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp nhà cung cấp sẽ  không cung cấp cho chúng ta   những thông tin này hoặc cung cấp những thông tin mang tính chủ quan. Vì vậy, chúng  ta cần thu thập và chọn lọc thông tin từ nhiều nguồn khác nhau.  Giá tham khảo
  20. Đối với nhiều sản phẩm, thông tin về giá tham khảo có thể được thu thập thông qua  catalogue của các nhà cung  ứng khác, tạp chí thương mại, khảo sát thị  trường, thông  tin liên hệ trên thị trường, các hiệp hội công nghiệp, Internet và các nguồn khác.  Giá nguyên vật liệu thô Trong nhiều trương hợp, chi phí nguyên vật liệu thô chiếm một phần quan trọng trong  chi phí sản xuất hàng hóa chúng ta mua vào. Khi nguyên vật liệu thô được mua bán   trên sàn giao dịch hàng hóa có tổ chức (vd: Sàn giao dịch Kim loại Luân Đôn), chúng ta   có thể thu thập và phân tích giá của các loại nguyên vật liệu này. Ngoài ra, giá của các   mặt hàng không được trao đổi trên các sàn giao dịch này (vd: hóa chất, xi măng, giấy  và các mặt hàng khác) cũng thường được cập nhật trong các tạp chí thương mại và các  nguồn khác. Chúng ta cũng có thể liên hệ sự biến động giá của nhà cung ứng với biến   động giá của các loại nguyên vật liệu thô tương tự, và sử dụng sự biến động này như  một công cụ dự báo.  Phân tích xu hướng Chúng ta có thể nắm được tổng quan về những gì đã diễn ra trong quá khứ và xác định  xu hướng mới trong tương lai thông qua việc sử  dụng các phương pháp và công cụ  thống kê. Các phương pháp và công cụ này có thể phục vụ cho việc phân tích thông tin  về giá và chi phí mà chúng ta có thể thu thập.   Các đánh giá độc lập của chuyên gia  Đối với các hợp đồng quan trọng, chúng ta nên cân nhắc đến các lợi ích của việc thuê  chuyên gia (vd: kỹ thuật viên) để  chuẩn bị  các  ước lượng chi phí cần thiết. Các ước   lượng này có thể  được sử  dụng nhiều lần nếu giúp chúng ta giảm giá đáng kể  trong  thỏa thuận. 2.4 Sự hiểu biết tổ chức cung ứng Đánh giá nhà cung cấp là một khía cạnh quan trọng của quy trình thu mua và cung ứng.  Chúng ta phải cẩn thận đánh giá năng lực và sự quan tâm  của nhà cung cấp trước khi  bước vào một cuộc đàm phán quan trọng. Việc đánh giá này sẽ giúp chúng ta xác định  
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2