intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nẹp răng cho trẻ

Chia sẻ: Nguyen Phuong Ha Linh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

66
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Rất nhiều trẻ em được khuyên nên đeo nẹp răng vì sức khỏe răng miệng. Nếu bạn đang băn khoăn với ý định nẹp răng cho con, những thông tin dưới đây sẽ giúp ích cho bạn:

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nẹp răng cho trẻ

  1. Nẹp răng cho trẻ Rất nhiều trẻ em được khuyên nên đeo nẹp răng vì sức khỏe răng miệng. Nếu bạn đang băn khoăn với ý định nẹp răng cho con, những thông tin dưới đây sẽ giúp ích cho bạn: Trẻ em nẹp răng sẽ đạt hiệu quả cao hơn người lớn (google image) Lứa tuổi nẹp răng cho trẻ: Các nghiên cứu cho thấy, trẻ em nẹp răng sẽ đạt hiệu quả cao hơn người lớn. Các bậc cha mẹ cần lưu ý rằng, chỉ cho con nẹp răng khi các răng vĩnh viễn đã mọc đầy đủ . Độ tuổi
  2. nẹp răng tốt nhất là khoảng từ 11- 12 tuổi. Thời gian nẹp răng: Trẻ em thường nẹp răng trong thời gian từ 1 đến 2 năm. Một vài trường hợp phức tạp sẽ được chỉ định đeo nẹp răng lâu hơn hai năm. Bạn cần đưa trẻ đến bác sĩ 4-6 tuần/ lần để các bác sĩ điều chỉnh nẹp răng và kiểm tra tình hình răng miệng. Lợi ích của nẹp răng: Có rất nhiều mục đích cho việc nẹp răng. Hầu hết trẻ em nẹp răng để điều chỉnh răng mọc lệch, mọc khấp khểnh, răng hô hay móm ở hàm trên và hàm dưới. Sức khỏe răng miệng của trẻ sẽ được cải thiện sau khi nẹp răng, vì khi răng thẳng hàng, các cơ hàm sẽ không phải chịu áp lực như khi răng mọc khấp khểnh, phòng ngừa hội chứng SADAM (hội chứng mỏi khớp thái dương hàm); đồng thời, răng thẳng hàng cũng khiến việc làm sạch răng dễ dàng hơn.
  3. Lắp dụng cụ nẹp răng: Nha sĩ sẽ là người kiểm tra và lắp nẹp răng cho trẻ. Nha sĩ sẽ kiểm tra, chụp X - quang và làm khuôn thạch cao cho răng. Trong một vài trường hợp, trẻ mọc quá nhiều răng và bác sĩ sẽ phải nhổ 1- 4 chiếc răng trước khi nẹp. Thiết bị nẹp răng được thiết kế theo khuôn răng của trẻ, các mắc cài được kẹp xung quanh từng chiếc răng và được nối với nhau bằng những dây kim loại có độ đàn hồi cao. Bạn có thể chọn một trong hai loại hàm thông dụng sau đây để nẹp răng cho trẻ: Hàm tháo lắp: là loại hàm có thể lắp vào và tháo ra hàng ngày. Hàm tháo lắp thường dùng cho trẻ em với chi phí từ 700.000 đến 8.000.000 đồng. Hàm cố định: là loại hàm được gắn chặt vào răng lúc bắt đầu điều trị và chỉ tháo ra khi chấm dứt điều trị. Hàm cố định có giá khoảng 12.000.000 đến
  4. 25.000.000 đồng/bộ. Chăm sóc răng miệng khi nẹp răng - Ngay sau khi thiết bị nẹp được gắn vào răng, trẻ có thể cảm thấy khó chịu, tuy nhiên nẹp răng đúng cách sẽ không gây nhiều đau đớn. Tình trạng thông thường của trẻ khi nẹp răng là cảm thấy hơi ê ẩm. Nếu thấy con nói rằng mình bị đau, cha mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ để có những điều chỉnh thích hợp. - Với hàm tháo lắp, trẻ vẫn có thể ăn uống như bình thường. Với hàm cố định, bạn lưu ý không cho trẻ ăn đồ cứng như gặm xương, các loại bánh cứng và giòn, kẹo cao su… - Một bệnh phổ biến của trẻ khi nẹp răng là viêm lợi và hơi thở có mùi hôi (vì khi đeo hàm, trẻ sẽ gặp nhiều khó khăn lúc vệ sinh răng miệng), vì thế, cha
  5. mẹ cần để ý và giúp bé đánh răng (3 lần/ngày) và súc miệng sau các bữa ăn để loại bỏ thức ăn thừa mắc trong răng và mắc cài. Những ngày đầu sau khi gắn mắc cài, bạn nên dùng sáp mềm ấn len mắc cài cho bé để tránh trầy xước niêm mạc. - Khi bé nẹp răng, bạn chú ý cho bé dùng bàn chải thông thường và dùng thêm bàn chải kẽ để chải sạch những vùng xung quanh mắc cài. Cách đánh răng: Bàn chải thường: Đánh răng từ dưới lên và từ trên xuống ở mỗi răng. Chải thật sạch từng mặt răng của tất cả các răng, bao gồm các vùng phía trên, dưới và giữa mỗi mắc cài. Chải 10 nhịp ở mỗi mặt răng. Bạn cũng đừng quên nhắc bé chải sạch bề mặt lưỡi. Bàn chải kẽ: Chải từ trên xuống, sau đó lại từ dưới
  6. lên trên mỗi răng mang mắc cài, lặp lại trên mỗi răng cho đến khi tất cả các răng đều sạch. Để làm sạch thức ăn giữa các kẽ răng, bạn có thể cho bé sử dụng chỉ nha khoa: đưa chỉ qua dây nẹp, sau đó chuyển động sợi chỉ theo chiều từ trên xuống dưới một cách nhẹ nhàng để không làm tổn thương lợi. - Tuân thủ chặt chẽ lời khuyên của bác sĩ về thời gian khám răng để có những điều chỉnh kịp thời. Thế Sơn (Theo http://www.teenissues.co.uk)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2