NGÂN HÀNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÝ 10
lượt xem 484
download
Các bạn học sinh và quý thầy cô tham khảo miễn phí NGÂN HÀNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÝ 10 để hệ thống kiến thức học tập cũng như trau dồi kinh nghiệm ra đề thi
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: NGÂN HÀNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÝ 10
- NGÂN HÀNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÝ 10 Bài 1 1. Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ bề mặt đất lên mặt phẳng giấy vẽ, có đặc điểm: a. Dựa trên cơ sở toán học, trình bày bằng hệ thống ký hiệu bản đồ, khái quát hoá nội dung. b. Dựa trên cơ sở toán học, khái quát hoá nội dung. c. Khái quát hoá nội dung, trình bày bằng hệ thống ký hiệu bản đồ 2. Phép chiếu hình bản đồ là: a. Biểu thị mặt cong lên một mặt phẳng b. Biểu thị mặt cong của trái đất lên một mặt phẳng giấy vẽ c. Biểu thị mặt phẳng lên một mặt phẳng 3. Phép chiếu phương vị đứng có đặc điểm lưới chiếu a. Vĩ tuyến là những vòng tròn đồng tâm, kinh tuyến là những đường thẳng b. Vĩ tuyến là những vòng tròn đồng tâm, kinh tuyến là những đường thẳng đồng quy ở cực c. Vĩ tuyến là những cung tròn đồng tâm, kinh tuyến là những đường thẳng đồng quy ở cực 4. Phép chiếu phương vị ngàng có đặc điểm dưới chiều: a. Những xích đạo và kinh tuyến giữa là đường thẳng, kinh tuyến còn lại là những đường cong đối xứng nhau qua kinh tuyến giữa, vĩ tuyến còn lại là cung tròn đối xứng nhau qua xích đạo b. Vĩ tuyến, kinh tuyến là những đường thẳng song song và chúng thẳng góc với nhau c. Vĩ tuyến là những cung tròn đồng tâm, kinh tuyến là những đoạn thẳng đồng quy ở cực. 5. Phép chiếu hình trụ đứng có đặc điểm lưới chiếu a. Vĩ tuyến, kinh tuyến là những đường thẳng song song b. Vĩ tuyến, kinh tuyến là những đường thẳng song song và chúng thẳng góc với nhau c. Vĩ tuyến , kinh tuyến là những đường cong về phía hai cực 6. Phép chiếu hình trụ đưng có độ chính xác ở vùng a. Xích đạo b. Vĩ độ trung bình c. Vĩ độ cao 7. Phép chiếu hình nón đứng có đặc điểm lưới chiếu a. Vĩ tuyến là những cung tròn, kinh tuyến là những đường thẳng đồng quy ở cực b. Vĩ tuyến là những cung tròn đồng tâm, kinh tuyến là những đoạn thẳng đồng quy ở cực c. Vĩ tuyến là những vòng tròn đồng tâm, kinh tuyến là những đường thẳng 8. Để vẽ bản đồ vùng quanh cực người ta dùng phép chiếu a. Phương vị ngang b. Phương bị đứng c. Hình nón đứng 9. Phép chiếu bản đồ thế giới người ta dùng phép chiếu a. Hình nón đứng b. Hình trụ đứng c. Phương vị đứng Bài 2 1. Phương pháp ký hiệu biểu hiện các đối tượng a. Phân bố theo diện tích b. Phân bố theo điểm c. Phân bố theo đường chuyển động 2. Các ký hiệu được đặt: a. Chính xác vào vị trí cửa đối tượng trên bản đồ b. Bên cạnh vị trí của đối tượng trên bản đồ 3. Các ký hiệu có ba dạng: a. Ký hiệu mũi tên, ký hiệu chữ, ký hiệu tượng hình. b. Ký hiệu hình học, ký hiệu chữ, ký hiệu chấm điểm. c. Ký hiệu hình học, ký hiệu chữ, ký hiệu tượng hình. 4. Kích thước ký hiệu biểu hiện: a. Số lượng của đối tượng
- b. Chất lượng của đối tượng c. Vị trí của đối tượng 5. Phương pháp ký hiệu đường chuyển động biểu hiện a. Các điểm dân cư, trung tâm công nghiệp, khoáng sản, hải cảng. b. Phân bố dân cư, phân bố cây trồng c. Dòng biển, hướng gió, luồng di dân, luồng hàng hóa 6. Phương pháp chấm điểm biểu hiện nội dung a. Phân bố hướng chuyển động của các đối tượng b. Phân bố không đều của các đối tượng c. Phân bố vị trí điểm của các đối tượng 7. Phương pháp bản đồ biểu đồ đặt vào phạm vi các đơn vị lãnh thỗ bằng cách a. Dùng biểu đồ b. Dùng ký hiệu c. Dùng các điểm Bài 5 1. Vũ trụ là khoảng không gian vô tận có: a. Các thiên hà b. Hệ Mặt trời c. Dải Ngân Hà 2. Hệ mặt trời là tập hợp các thiên thể nằm trong a. Thiên hà b. Ngân Hà c. Dải Ngân Hà 3. Hệ mặt trời gồm có: a. Mặt trời và 9 định tinh b. Mặt trời và 9 vệ tinh c. Mặt trời và 9 hành tinh 4. Trái đất là một hành tinh trong Hệ Mặt trời nằm ở vị trí a. Thứ 2 b. Thứ 3 c. Thứ 4 5. Chuyển động tự quay của trái đất đem lại hệ quả: a. Ngày - đêm, giờ. Lực Côriôlic b. Ngày - đêm, năm - mùa. Lực Côriôlic c. Năm - mùa, giờ. Lực Côriôlic 6. Lực Côrioolic là lực: a. Làm các vật được đứng yên trên bề mặt đất b. Làm lệch hướng chuyển động của các vật thể trên bề mặt trái đất c. Làm các vật thể có trọng lực 7. Nhìn từ thượng xuống các con sông ở BBC thường bị sạt lở ở bờ a. Bên phải b. Bên trái c. Cả hai bên 8. Có hiện tượng luân phiên ngày đêm vì mỗi nơi nhân được lưượng ánh sáng khác nhau là do nguyên nhân a. Vận động tự quay của trái đất b. Trái đất hình khối cầu và vận động tự quay c. Trái đất hình khối cầu và chuyển động của trái đất quanh mặt trời 9. Giờ địa phương là a. Giờ được quy định bởi khu vực đó b. Giờ được quy định bở các nước trên thế giới c. Giờ nhận được ánh sáng ở nơi đó 10. Giờ quốc tế được gọi là giờ a. M.T.G b. G.M.T c. A.M.T 11. Mỗi múi giờ đi qua a. 160 kinh tuyến b. 200 kinh tuyến
- c. 150 kinh tuyến 12. Đường chuyển ngày quốc tế nằm ở kinh tuyến a. 1800 b. 1750 c. 900 13. Muốn tính lịch khi đi qua đường chuyển ngày quốc tế thì phải a. Tăng một ngày lịch nếu đi từ phái Tây --> Đông b. Lùi một ngày lịch nếu đi từ phái Tây --> Đông c. Lùi một ngày lịch nếu đi từ phái Đông --> Tây 14. Một trận bóng đá ở Anh khai mạc vào lưc 18h GMT ngày 6/1, vậy ở Việt Nam được xem truyền hình trực tiếp vào lúc a. 7h ngày 6/1 b. 1h ngày 6/1 c. 1h ngày 7/1 15. Dựa vào bản đồ múi giờ hãy tính giờ và ngày ở Việt Nam, biết rằng ở thời điểm đó giờ GMT đang là 24h ngày 31/12/2005 a. 7h ngày 31/12/05 b. 7h ngày 01/01/06 c. 6h ngày 31/12/05 Bài 6 1. Mặt tời lên thiên đỉnh khi ở đúng đỉnh đầu lúc a. 11 giờ trưa b. 12 giờ trưa c. 2 giờ chiều 2. Mặt trời lên thiên đỉnh mỗi năm 2 lần ở vùng: a. Ngoại chí tuyến b. Nội chí tuyến c. Xích đạo. 3. Mặt trời lên thiên đỉnh mỗi nẵm 1 lần ở vùng a. Chí tuyến Bắc, chí tuyến Nam b. Nội chí tuyến c. Xích đạo 4. Mặt trời lên thiên đỉnh khi góc chiếu của mặt trời a. Xiên góc với mặt đất. b. Thẳng góc với mặt đất 5. Khu vực không có mặt trời lên thiên đỉnh a. Ôn đới b. Xích đạo c. Chí tuyến 6. Ở BBC, miền ôn đới có 4 ngày khởi đầu cho 4 mùa theo thứ tự a. Đông chí, xuân phân, hạ chí, thu phân b. Xuân phân, thu phân, hạ chí, đông chí c. Xuân phân, hạ chi, thu phâm đông chí 7. ở NBCngày đông chí, thu phân sẽ là ngày a. 22/12, 21/3 b. 22/6, 21/3 c. 22/6/23/9 8. ở BBC có ngày dài hơn đêm vào mùa a. Xuân - thu b. Xuân - hạ c. Thu - đông 9. Vào ngày 22/6 ở NBC có thời gian ban đêm a. Dài nhất b. Ngắn nhất c. Bằng ban ngày 10. Khi chuyển động quanh mặt trời, trục trái đất nghiêng và tuỳ thuộc vào vị trí của trái đất đã dẫn đến hiệu quả: a. Phát sinh các mùa trong năm b. Hiện tượng ngày đen dài ngắn theo mùa. c. Hiện tượng luân phiên ngày đêm 11. ở BBC vào ngày 22/12 mặt trời chiếu thẳng góc tại: a. Xích đạo b. Chí tuyến Bắc c. Chí tuyến Nam 12. ở NBC vào ngày 22/12 mặt trời chiếu thẳng góc tại a. Xích đạo b. Chí tuyến Bắc c. Chí tuyến Nam 13. Nơi quanh năm có ngày đêm bằng nhau:
- a. Xích đạo b. Chí tuyến c. Ôn đới 14. Nơi có 6 tháng là ngày và 6 tháng là đêm trong một năm: a. Vòng cực b. Cực c. Chí tuyến 15. “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng / Ngày tháng mươi chưa cười đã tối“. Câu ca dao này chỉ đúng trong trường hợp ở vùng a. Bắc bán cầu b. Nam bán cầu Bài 7 1. Cấu trúc của Trái đất gồm: a. Lớp vỏ, nhân ngoài, nhân trong b. Lớp vỏ, Manti trên, Manti dưới c. Lớp vỏ. Manti , nhân 2. Cấu tạo của lóp vỏ Trái Đất a. Lớp cứng, mỏng, dày 5-70km, gồm tầng trên, tầng giữa và tầng dưới b. Lớp cứng, mỏng, dày 15-70km, gồm tầng trên, tầng dưới c. Lớp cứng, mỏng, dày 5-50km, gồm tầng trên, tầng giữa và tầng dưới 3. Tầng Granut của lớp vỏ Trái đất được gọi là tầng: a. Sime b. Sial c. Nife 4. ở đại dương trong lớp vỏ Trái đất không có tầng: a. Trầm tích b. Granit c. Badan 5. Cấu tạo của tầng badan chủ yếu các thành phần: a. Silic, sắt b. Silic, nhôm c. Silic, magiê 6. Cấu trúc lớp vỏ lục địa gồm được sắp xếp theo thứ tự sau: a. Trần tích, granit, badan b. Granit, trầm tích, badan c. Trầm tích, badan, granit 7. Giới hạn của thạch quyền gồm có: a. Lớp vỏ trái đất và lớp manti trên b. Lớp vở trái đất và cả lớp manti c. Lớp vỏ trái đất và phần trên của lớp mani 8. Vật chất của lớp manti trên ở trạng thái: a. Rắn b. Lỏng c. Quánh, dẻo 9. Giới hạn của lớp manti gồm a. Lớp trên từ vỏ trái đất --> độ sâu 700 km, lớp dưới: 700 --> 2.900 km b. Lớp trên: 15 --> 2.900 km, lớp dưới 2.900 --> 5.100 km 10. Vật chất của lớp manti dưới ở trạng thái: a. Lỏng b. Rắn c. Quánh, dẻo 11. Giới hạn của lớp nhân gồm: a. Nhân ngoài độ sâu từ: 2.900 -->5.100 km, nhân trong 5.100 --> 6.370 km b. Nhân ngoài độ sâu từ: 700 -->2.900 km, nhân trong 2.900 --> 6.370km 12. Thành phần cấu tạo vật chất của nhần là: a. Niken, magiê b. Niken sắt c. Niken, silic 13. Các mảng kiến tạo nhẹ, nổi trên lớp vật chất là quánh deo có đặc điểm: a. Đứng yên, cố định b. Dịch chuyển trên lớp manti 14. Nơi tiếp xúc của các mảng kiến tạo là nơi có lớp vỏ trái đất: a. Không ổn định b. Ổn định 15. Các dãy núi được hình thành khi có các mảng kiến tạo a. Dịch chuyển xô vào nhau
- b. Dịch chuyển tách dãn ra c. Cả a, b, đúng 16. Hiện tượng động đất, núi lửa xảy ra ở nơi: a. Tách dãn bhai mảng kiến tạo b. Dồn ép hai mảng kiến tạo c. Tiếp xúc hai mảng kiến tạo Bài 8 1. Nội lực là a. Lực sinh ra các vận động kiến tạo. b. Lực làm lệch hướng chuyển động của các vật thể trên bề mặt Trái Đất c. Lực sinh ra do năng lượng của các tác nhân bào mòn - xâm thực địa hình. 2. Những vận động của nội lực là a. Nâng lên - hạ xuống, uốn nếp - đứt gãy b. Xâm thực, bóc mòn, vận chuyển. c. Uốn nếp - đứt gãy - bồi tụ 3. Hiện tượng biển tiến - biển thoái là vận động của vỏ trái đất: a. Theo phương nằm ngang b. Theo phương thẳng đứng c. Câu a, b đúng 4. Vận động theo phương nằm ngang ở lớp đá cứng sẽ xảy ra hiện tượng: a. Biển tiến - biển thoái b. Uốn nếp c. Đứt gãy 5. Vận động theo phương nằm ngang ở lớp đá mềm sẽ xảy ra hiện tượng: a. Biển tiến - biển thoái b. Uốn nếp c. Đứt gãy 6. Vận động tạo nũi là vận động a. Nâng lên - hạ xuống b. Uốn nếp - đứt gãy c. Câu a, b đúng 7. Trong các đứt gãy bộ phận trồi lên được gọi là: a. Địa tầng b. Địa hào Địa luỹ 8. Dãy núi con voi ở bờ trái sông Hồng được hình thành là do vận động: a. Uốn nếp b. Đứt gãy c. Nâng lên 9. Chuỗi hồ ở cao nguyên Đông Phi được hình thành là do: a. Vận động kiến tạo. b. Khúc uốn của sông c. Vùng trũng của địa hình 10. Hiện nay vùng lãnh thổ nào trên thế giới vẫn còn tiếo tục hạ xuống a. Thuỵ Điển b. Phần Lan c. Hà Lan Bài 9 1. Ngoại lực là lực sinh ra do: a. Năng lượng trong lòng đất b. Năng lượng bức xạ mặt trời c. Vận động kiến tạo 2. Ngoại lực tác động đến: a. Địa hình bề trái đất b. Cấu trúc các tầng của Trái đất
- c. Sự sắp xếp các dòng vật chất theo trọng lực 3. Quá trình ngoại lực bao gồm: a. Phong hoá, xâm thực, uốn nếp, bồi tụ b. Phong hoá, đứt gãy, bóc mòn, bồi tụ c. Phong hoá, bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ 4. Quá trình phong hóa là quá trình phá huỷ và làm biến đổi: a. Động thực vật b. Dòng chảy c. Đá và khoáng vật 5. Đá bị nứt vỡ do nhiệt độ thay đổi đột ngột là phong hoá: a. Hoá học b. Lý học c. Âm ướt 6. Phong hoá lý học xay ra mạnh mẽ ở những vùng có khí hậu: a. Khô, nóng b. Ôn hoà c. Ẩm ướt 7. Phong hoá hoá học là quá trình phân huỷ đá dưới các tác nhân: a. Va đập, ma sát của dòng chảy b. Hoà tan khoáng chất c. Quang hợp cây xanh 8. Dạng địa hình độc đáo do phong hoá hoá học tạo ra là: a. Đồi bát úp b. Phi -o c. Catxtơ 9. Những nham thách tạo nên địa hình hang động: a. Đá hoa cương b. Đá vôi c. Đá phiến 10. Phong hoá làm cho đã, khoáng vật bị phá huỷ về mặt cơ giới và hoá học là phong hoá: a. Lý học b. Hoá học c. Sinh học 11. Phong phú hoá học xảy ra mạnh ở những vùng có khí hậu a. Nóng, ẩm b. Ôn hoà c. Lạnh Bài 10 1. Quá trình phá huỷ lớp đất đá trên bề mặt, vận chueyenr sản phẩm phong hoá khỏi vị trí ban đầu của nó gọi là quá trình: a. Bồi tụ b. Bóc mòn c. Vận chuyển 2. Bóc mòn có nhiều hình thức a. Xâm thực, mài mòn b. Xâm thực, vận chuyển c. Vận chuyển, bồi tụ 3. Khe rành, thung lũng sông là địa hình xâm thực do a. Gió b. Nhiệt độ c. Nước 4. Nấm đá là địa hình xâm thực do: a. Gió b. Nhiệt độ c. Sóng biển 5. Tác động xâm thực của sóng biển tạo ra các dạng địa hình a. Phi - o b. Castơ c. Hàm ếch, bậc thềm sóng vỗ 6. Các Phi - o là địa hình bị xâm thực do: a. Sóng biển b. Nước chảy c. Băng hà 7. Bồi tụ là quá trình: a. Vận chuyển các vật liệu từ nơi này đến nơi khác b. Xây dựng địa hình mới
- c. Lắng đọng vật chất, ích luỹ các vật liệu phá huỷ 8. Đồng bằng châu thổ là kết quả của quá trình bồi tụ ở vùng a. Ven biển b. Đồi núi thấp c. Hạ lưu sông 9. Đụn cát, cồn cát là kết quả của quá trình bồi tụ do: a. Gió b. Dòng chảy c. Sóng biển 10. Mũi tên đất, bán đảo là địa hình bồi tự do: a. Dòng chảy b. Sóng biển c. Dòng biển 11. Nội lực co xu hướng a. Xây dựng địa hình làm cho mặt đất gồ ghề b. Phá huỷ địa hình làm cho mặt đất san bằng c. Tạo ra dạng địa hình mới 12. Ngoại lực và nội lực tạo ra các dạng địa hình trên bề mặt có đặc điểm: a. Hai lực giống nhau, tác động đồng thời nhau b. Hai lực đối nghịch nhau, tác động đồng thời nhau c. Hai lực đối nghịch nhau, tác động luân phiên nhau Bài 11 1. Vai trò của khí quyển đối với đời sống khác với thủy quyển ở điểm a. Cung cấp chất khí cho sự sống b. Tuần hoàn nước c. Điều hoà nhiệt độ bề mặt trái đất 2. Cấu trúc khi quyển chia làm các tầng a. 3 tầng b. 4 tầng c. 5 tầng d. 6 tầng 3. Đặc điểm của tầng đối lưu khác với các tầng khí chuyển khác ở điểm a. Tập trung 80% không khí, hơi nước, bụi bặm, càng lên cao nhiệt độ không khí càng tăng b. Tập trung 80% không khí, hơi nước, bụi bặm, càng lên cao nhiệt độ không khí giảm c. Không khí chuyển động theo chiều ngang, càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm 4. Tầng đối lưu nằm sát mặt đất đến độ cao: a. ở xích đạo 16 km, ở cực 8 km b. ở xích đạo 10 km, ở cực 8 km c. ở xích đạo 16 km, ở cực 6 km 5. Tầng bình lưu có đặc điểm khác với tầng lưu ở độ cao: a. Không khí khô, ít hơi nước b. Có chứa nhiều khí Ôzôn c. Bảo vệ về mặt đất 6. Lớp Ôzôn có tác dụng: a. 12 -15 km b. 20-22 km c. 22-25 km 7. Lớp Ôzôn có tác dụng: a. Phản hồi sóng vô tuyến điện, bảo vệ trái đất b. Hút tia cực tím của mặt trời, bảo vệ thế giới hữu cơ trên mặt đất. c. Chống các tác nhân phá hoại từ vũ trụ, bảo vệ về mặt đất 8. Những tác nhân dễ phá huỷ lớp Ôzôn làm ảnh hưởng xấu đến môi trường a. Phá rừng, thử vũ khí hạt nhân b. Các khí thải của nhà máy, phương tiện giao thông (CO2) c. Khí thải CFC của kỹ nghệ điện lạnh, khí thải CO2 của nhà máy, phương tiện gia thông 9. Khí quyển có tác dụng phản hồi sóng vô tuyến điện từ mặt đấ truyền lên nhờ có vai trò của tầng: a. Tầng đối lưu b. Tầng bình lưu c. Tầng giữa d. Tầng lon e. Tầng ngoài 10. Không khí ở tầng đối lưu được hình thành ở mỗi bán cầu có:
- a. 2 khối khí b. 3 khối khí c. 4 khối khí 11. Khối khí ký hiệu P có đặc điểm : a. Khối khí cực: rất lạnh b. Khối khí ôn đới: lạnh c. Khối khí chí tuyến: rất nóng d. Khối khí xích đạo: nóng ẩm 12. Khối khí chí tuyến có ký hiệu: a. P b. P c. T d. E 13. Khối khí ôn đới biển có ký hiệu: a. Am b. Tm c. P m d. Pm 14. Khối khí xích đạo có ký hiệu: a. E b. Em c. Ec d. T 15. Khối khí chí tuyến lục địa có ký hiệu: 16. Diện tích có ký hiệu: a. D b. F c. S d. B 17. ở 2 bên diện khí có sự khác nhau về: a. Độ ẩm, áp suất b. Nhiệt độ, hướng gió c. Câu a, b đúng 18. FA được gọi là Frond a. Frond địa cực b. Frond ôn đới c. Frond nội tuyến 19. Frond nội tuyến được nằm giữ 2 khối khí a. ôn đới - chí tuyến b. Chí tuyến - xích đạo c. Ôn đới - hàn đới 20. Dải hội tụ nhiệt đới có ký hiệu là: a. FA b. FP c. FIT 21. Nguồn cung cấp nhiệt chủ yếu cho mặt đất là: a. Bức xạ mặt đất b. Bức xạ mặt trời 22. Biên độ nhiệt năm cao nhất thường ở vĩ độ: a. Vùng xích đạo b. Vùng ôn đới c. Vùng nhiệt đới 23. Biên độ nhiệt năm cao nhất thường ở vĩ độ: a. Xích đạo b. Nhiệt đới c. Ôn đới d. Hàn đới 24.Những vùng nhận được lượng nhiệt lớn là những vùng có: a. Góc nhập xạ lớn b. Góc nhập xạ bé c. Góc nhập xạ trung bình 25. Nhiệt độ trung bình năm cao nhất thường ở vùng a. Xích đạo b. Chí tuyến c. Ôn đới 27. Càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm, lên cao 100m thì nhiệt độ không khí giảm đi: a. 0.20C b. 0.30C c. 0.60C d. 0.80C 28.Đà Lạt ở độ cao 1500m so với mực nước biển có nhiệt độ trung bình tháng 7 là 180 5. Nhiệt độ trung bình tháng 7 của Đà Lạt ở ngang mực nước biển là a. 3405 b . 3505 c. 3305 29. Nhiệt độ không khí có biên độ nhiệt lớn ở những nơi có địa hình: a. Bằng phẳng b. Trũng c. Dốc Bài 12 1. Cách vành đai cao, hạ áp trên trái đất được phân bố:
- a. Liên tục b. Không liên tục 2. Từ Bắc --> Nam các vành đai khí áp được phân bố theo thứ tự: a. 1 hạ áp xích dạo, 2 cao áp cận chí tuyến, 2 cao áp ôn đới, 2 hạ áp cực. b. 1 hạ áp xích dạo, 2 cao áp cận chí tuyến, 2 hạ áp ôn đới, 2 cao áp cực. c. 1 hạ áp xích dạo, 2 hạ áp cận chí tuyến, 2 cao áp ôn đới, 2 cao áp cực. 3. Càng lên cao khí áp không thay đổi thành khí áp a. thấp b. cao c. trung bình 4. Nhiệt độ càng giảm hình thành khí áp : a. thấp b. trung bình c. cao 5. Không khí chứa nhiều hơi nước sẽ hình thành khí áp: a. khí áp thấp b. khí ấp trung bình c. khí áp cao 6. Độ ẩm không khí cao sẽ dễ hình thành khu áp thấp ở vùng a. Ôn đới b. Nhiệt đối c. Xích đạo 7. Gió Tây ôn đới là loại gió thổi từ: a. Cao áp cận nhiệt đới về hạ áp xích đạo b. Hạ áp ôn đới về áp cực c. Cao áp cận nhiệt đới về hạ áp ôn đới 8. Gió Tây ôn đới ở bắc Bán cầu thổi theo hướng: a. Đông Bắc b. Tây Bắc c. Tây Nam d. Tây Đông 9. Đặc điểm của gió Tây ôn đới là: a. Lạnh, ấ m b. Lạnh, khô c. Mát, ẩm 10. Loại gió thổi đều đặn, thường xuyên từ cao áp cận nhiệt về hạ áp xích đạo được gọi là: a. Gió Tây ôn đới b. Gió Mậu dịch c. Gió Mùa d. Gió Phơn 11. Gió Mậu dịch ở Nam bán cầu thổi theo hướng: a. Đông Bắc b. Đông Nam c. Tây Bắc d. Tây Nam 12. Đặc điểm của gió Mậu dịch a. Nóng ẩm b. Nóng khô c. Mát ẩm d. Mát khô 13. Gió mậu dịch còn được gọi là: a. Gió Brieez. b. Gió Phơn c. Gió Tín Dụng 14. ở vùng Nam á, Đông Nam á vào mùa hè có gió mùa thôi theo hướng: a. Đông Bắc b. Đông Nam c.Tây Bắc d. Tây Nam 15. Gió mùa là loại gió a. Thổi theo từng mùa, cùng phương, ngược hướng nhau ở 2 mùa b. Gió thổi chủ yếu vào mùa đông theo hương Đông Bắc c. Gió thổi chủ yếu vào mùa hạ hướng Đông Nam. 16. Gió thổi ban ngày từ biển vào đất liền gọi là gió: a. Gió Breeze b. Gió biển c. Gió đất 17. Gió đất là gió thổi a. Từ đất liền ra biển vào ban đêm b. Từ đất liền ra biển vào ban ngày c. Từ sườn nùi xuống thung lũng 18. Loại gió khô nóng thổi từ trên cao xuống thấp theo các sườn núi khuất gió gọi là: a. Gió núi b. Gió thung lũng c. Gió Phơn
- 19. Khi ở chân nũi nhiệt độ không khí là 32 độ C đến độ cao 2500m thì nhiệt độ ở đỉnh núi lúc đó là: a. 10 độ C b. 17 độ C c. 19 độ C 20. Khi ở đỉnh núi có độ cao là 2000m, nhiệt độ không khí là 16 độ C thì gió thổi xuống chân núi nhiệt độ sẽ là: a. 36 độ C b. 30 độ C c. 35 độ C Bài 13 1. Điều kiện nào hơi nước được ngưng kết: a. Không khí bão hoà nhưng vẫn tiếp tục được bổ sung hơi nước b. Không khí chưa bão hoà, vẫn tiếp tục được bổ sung hơi nước. c. Không khí chưa bảo hoà, nhiệt độ không khí đột ngột hạ xuống. 2. Sương mù được sinh ra trong điều kiện: a. Độ ẩm cao, khí quyển ổn định chiều thẳng đứng. b. Độ ẩm trung bình, có gió nhẹ c. Độ ẩm thấp, khí quyển ổn định 3. Hơi nước ngưng đọng ở lớp không khí gần mặt đất sinh ra: a. Mưa b. Mây c. Sương mù 4. Sương mù là hiện tượng được hình thành: a. Bền vững b. Không bền vững 5. Hơi nước ngưng đọng ở lớp không khí trên cao sinh ra: a. Mưa b. Mây c. Sương mù 6. Hiện là hiện tượng xảy ra khi: a. Các hạt nước trong đám may rơi xuống va chạm nhau kết hợp để có kích thước lớn thắng được những dòng thăng không khí rơi xuống b. Các hạt nước trong đám mây di chuyển, va chạm kết hợp với nhau để có kích thước lớn rơi xuống. c. Hơi nước gặp lạnh ngưng kết thành mưa 7. Nước rơi khi gặp nhiệt độ 0 độ C không khí yên tĩnh thì xảy ra hiện tượng a. Mưa đá b. Băng tuyết c.Tuyết rơi 8. Nước rơi khi gặp nhiệt độ 0 độ C trong điều kiện không khí xáo trộn thì tạo thành a. Mưa b. Mưa đá c. Tuyết rơi 9. Nơi có lượng mưa lớn trên Trái Đất a. Vùng áp thấp xích đạo, ôn đới b. Vùng cao áp cận chí tuyến, cực c. Vùng hạ áp ôn đới, cận chí tuyến 10. Vùng dễ sinh ra hoang mạc là vùng nằm dưới a. Cao áp cận chí tuyến b. Hạ áp xích đạo c. Hạ áp ôn đới 11. Nơi có dải hội tụ nhiệt đới FTT đi qua sẽ gây ra: a. Mưa nhiều b. Mưa trung bình c. Mưa ít 12. Loại ven biển đem lại mưa nhiều do thổi từ đại dương vào lục địa là: a. Gió mậu dịch b. Gió Đông ở cực c. Gió Tây ôn đới gió mùa 13. Vùng ven biển gần các dòng biển lạnh sẽ chịu ảnh hưởng gây ra: a. Độ ẩm cao, mưa chiếu b. Khô hạn, ít mưa c. Mưa trung bình 14. ở 2 bên sườn núi, nơi nào mưa nhiều hơn:
- a. Sườn đón gió b. Sườn khuất gió 15. Vào mùa Đông ở dãy Trường Sơn, bên nào mưa nhiều hơn: a. Trường Sơn Đông b. Trường Sơn Tây 16. Trên một ngọn núi, nơi nào sẽ có mưa nhiều hơn: a. Sường núi b. Đỉnh núi 17. Theo vĩ độ, lượng mưa phân bố không đều, những vùng mưa ít là: a. Xích đạo b. Chí tuyến c. Ôn đới 18: Trên các lục địa, ở vĩ tuyến 300 vĩ Bắc từ Đông sang Tây lượng mưa phân bố a. Tăng dần b. Giảm dần c. Không giảm Bài 14 1 Nước từ đại dương bốc hơi được gió đưa vào lục địa gây mưa rơi xuống thành các dạng nước rồi đỗ ra đại dương, hiện tượng đó là: a. Vòng tuần hoàn b. Vòng tuần hoàn nhỏ của nước c. Vòng tuần hoàn lớn của nước 2.Vòng tuần hoàn của nước có tác dụng a. Phân bố nước trên trái đất, điều hoà khí hậu b. Cung cấp nước và cân bằng nước trên trái đất c. Cung cấo nước cho sông ngòi và đại dương 3. Các con sông có lưu lượng nước lớn thường nằm ở vùng a. Chí tuyến b. Nhiệt đới c. Xích đạo d. Hàn đới 4. ở miền ôn đới lạnh nguồn cung cấp nước cho sống chủ yếu do: a. Mưa b. Băng tuyết c. Nước ngầm 5. Hiện tượng lũ ống, lũ quét thường xảy ra ở: a. Trung du b. Miền núi c. Đồng bằng 6. Vào mùa đông ở nước ta, mực lũ thường lên nhanh đột ngột các sông: a. Miền Nam b. Miền Bắc c. Miền Trung 7. Trồng rừng phòng hộ ở đầu nguồn nhằm: a. Điều hoà khí hậu b. Bảo vệ động thực vật c. Ngăn lũ lụt ở Đồng bằng 8. Hồ đầm nối với sống có tác dụng: a. Điều hoà nước sông b. Điều hoà khí hậu c. Nguồn cung cấp thuỷ sản 9. Biển Hồ ở Campuchia có ảnh hưởng đến chế độ nước của sông: a. Sông Đồng Nai b. Sông Bé c. Sông Cửu Long 10. Sông chảy theo hướng nam - bắc qua ba miền khí hâu khác nhau a. Sông Công Gô b. Sông Amazôn c. Sông Nin 11. Sông có lưu vực lớn nhất trên thế giới a. Sông Missisipi b. Sông Amazôn c. Sông Hằng 12. Sông Amazôn nằm trong khi vực khí hậu: a. Chí tuyến b. Ôn đới c. Xích đạo 13. Nguồn cung cấo nước cho sông Lênitxêi: a. Nước mưa b. Băng tuyết c. Nước ngầm 14. Sông Lênitxêi thường xảy ra lũ vào mùa:
- a. Mùa hạ b. Mùa thu c. Mùa xuân 15.Sông có chiều dài nhất trên thế giới a. Sông Missisipi b. Sông Lênitxeei c. Sông Nin Bài 16 1. Nguyên nhân tạo sóng do: a. Chuyển động của trái đất b. Thay đổi nhiệt độ của nước biển c. Gió thổi 2. Sóng ngắn gió thổi mạnh tạo thành a. Sóng lừng b. Sóng bạc đầu c. Sóng nhọn đầu 3. Càng xuống sâu sóng càng: a. Mạnh b. Rất mạnh c. Yếu 4. Nguyên nhân gây ra sóng thần do: a. Chuyển động của các dương lưu, hải lưu b. Lực hút của mặt trời và mặt trăng hợp lại c. Bão, động dất, nũi lữa phun ngầm ở đại dương 5. Hiện tượng nước lên xuống theo chu ký ở các biển và đại dương được gọi là: a. Dòng biển b. Thuỷ triều c. Sóng 6. Vào những ngày trăng tròn và trăng non thì dao động thuỷ triều: a. Nhỏ nhất b. Lớn nhất c. Trung bình 7. Vị trí của Mặt trời và Mặt trời thẳng góc nhau thường vào những ngày: a. Trăng tròn b. Trăng non c. Trăng bán nguyệt 8. Những dòng biển phát sinh từ hai bên xích đạo chảy theo hướng tây, gặp lục địa chuyển hướng chảy về phía cực là các dòng biển: a. Sự chuyển động lên xuống của nước trong các biển và đại dương b. Sự dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng c. Sự chuyển động của dòng nước trong các biển và đại dương 9. Những dòng biển phát sinh từ hai bên xích đạo chảy theo hương tây, gặp lục địa chuyển hướng chảy về phía cực là các dòng biển: a. Dòng lạnh b. Dòng nóng c. Dòng phản lưu 10. Dòng lạnh và những dòng chảy từ a. Xích đạo về cực b. Vĩ độ ôn đới về xích đạo c. Vĩ độ ôn đới về cực 11. Dòng Gơnxtrim chảy ven bờ vịnh Mêhicô lên Bắc Mỹ là: a. Dòng nóng b. Dòng lạnh c. Dòng phản lưu 12. Dòng lạnh chảy ven bờ tây của Nam Phi là: a. Canatiat b. Benguêla c. Môdămbích 13. Ở đại chí tuyến bờ đông lục địa có khí hậu ẩm, mưa nhiều vì ảnh hưởng a. Dòng biển lạnh b. Dòng biển nóng c. Dòng phản lưu 14. Ở đại chí tuyến bờ tây lục địa có dòng lạnh tạo cho khí hậu: a. Mưa nhiều b. Mưa ít c. Khô hạn dễ sinh ra hoang mạc 15. Vùng ôn đới bờ địa có khí hậu ấm áp, mưa nhiều: a. Bờ đông b. Bờ Tây Bài 17 1. Thổ nhưỡng là: a. Lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa b. Lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa có độ phì.
- c. Lớp vật chất tơi xốp có độ phì 2. Khả năng cung cấp nước, nhiệt, khí và các chất dinh dưỡng cho thực vật sinh trưởng và phát triển được gọi là: a. Tầng dinh dưỡng của đất b. Thổ nhưỡng c. Độ phì đất 3. Nguồn cung cấp chất vô cơ cho đất được gọi là a. Khoáng vật b. Đá c. Đá mẹ 4. Vùng khí hậu có sự phong hoá nhanh là: a. Hàn đới b. Nhiệt đới, ẩm c. Ôn đới 5. ở địa hình vùng núi cao quá trình phong hoá xảy ra: a. Rất nhanh b. Chậm c. Nhanh 6. ở địa hình bằng phẳng các tầng đất thường a. Dày, nhiều chất dinh dưỡng b. Mỏng, ít chất dinh dưỡng c. Dày, ít chất dinh dưỡng 7. Địa hình dốc thì rất dễ a. Xói mòn b. Bồi tụ c. Lắng đọng 8. Sinh vật có tác dụng trong quá trình hình thành đất là: a. Phá huỷ đá, cung cấo chất hữu cơ, phân huỷ các sinh vật b. Phá huỷ đá, cung cấp chất vô cơ, phân huỷ các sinh vật c. Hoà tan các chất khoáng của dá, cung cấp chất hữu cơ, phân huỷ các sinh vật 9. Thời gian hình thành đất được gọi là: a. Tuổi đá b. Tuổi địa chất c. Tuổi đất 10. Tuổi tuyệt đối của đất được tính từ: a. Thời gian từ khi đã phân huỷ thành đất b. Thời gian từ khi một loại đất được hình thành đến nay c. Thời gian từ khi đất được thực vật sinh trưởng 11. Những hoạt động của con người tác động đến sự hình thành đất a. Sản xuất nông nghiệp b. Hoạt động sản xuất của nhà máy c. Hoạt động giao thông vận tải Bài 18 1. Quyển chứa toàn bộ các sinh vật sinh sống của trái đất được gọi là: a. Thạch quyển b. Động vật quyển c. Sinh quyển d.Quyển thực vật 2. Loài cây thân gỗ, lá rộng thường thích nghi và phân bổ ở vùng: a. Nhiệt đới b. Ôn đới c. Nhiệt đới ẩm d. Hàn đới 3.Vùng có nhiệt độ thấp thường phân bố những loại thực vật: a. Xương rồng b. Cây lá kim c. Cây bụi thấp, lá kim 4. Rừng nhiệt đới có cây lá rộng, thâm gỗ thường xanh quanh năm vì: a. Có lượng nhiệt, ẩm lớn b. Có lượng ánh sáng, nhiệt lớn c. Có lượng ẩm và ánh sáng nhiều d. Có nhiệt, âm, ánh sáng nhiều 5. Đất mặn thích hợp với các loại cây a. Sồi, dẻm trắc, gụ
- b. Thông, tùng, bạch dương c. Xú, đước, tràm 6. Đất đen ôn đới thích nghi phân bố với các thực vật: a. Cây là kim b.Thảo nguyên c. Cây lá rộng 7. Đất Feralit đỏ vàng thường thích hợp với các loại thực vật a. Rừng ôn đới b. Rừng nhiệt đới c. Thảo nguyên d. Đài nguyên 8. Vùng nhiệt đới ở độ cao ở 1500m có kiểu rừng: a. Xích đạo b. Chí tuyến c. Ôn đới d. Hàn đới 9. Nơi có nhiều động vật ăn cỏ sẽ là nơi tập trung phân bố nhiều: a. Động vật ăn cỏ b. Động vật ăn thịt c. Các loại côn trùng 10. Một số động vật bị suy giảm do những hoạt động của con người a. Khai thác khoáng sản b. Mở đường giao thông c. Thâm canh lúa nước d. Khai thác rừng bừa bãi Bài 19 1. Kiểu thâm thực vật đài nguyên được phân bố ở kiểu khí hậu: a. Ôn đới khô b. Ôn đới ẩm c. Cận cực d. Cận cực lục địa 2. Khí hậu ôn đới lục địa thưưòng được phân bố loại đất au a. Nâu xám b. Đen c. Pốtzôn d. Nâu và đỏ 3. Rừng lá kim thường phân bố tương ứng với kiểu khí hậu a. Ôn đới lục địa lạnh b. Ôn đới hải dương c. Ôn đới lục địa nửa khô hạn 4. Khí hậu ôn đới lục địa nửa khô hạn tương ứng với thảm thực vật a. Rừng cây bụi, cứng b. Rừng lá kim c. Thảo nguyên 5. Khí hậu cận nhiệt gió mùa tương ứng với thảm thực vật a. Savan b. Thảo nguyên c. Rừng cây bụi lá cứng d. Rừng là rộng xanh quanh năm 6. Khí hậu cận nhiệt Địa Trung Hải tương ứng với thảm thực vật a. Thảo nguyên b. Rừng cây bụi lá cứng c. Savan d. Bán hoang mạc 7. Rừng nhiệt đới ẩm, xích đạo tương ứng với loại đất a. Xám b. Đỏ, nâu đỏ c. Feralit 8. Kiểu khí hậu cận nhiệt đới lục địa tương ứng với thảm thực vật a. Rừng lá rộng xanh quanh năm b. Rừng cây bụi lá cứng c. Savan d. Hoang mạc và bán hoang mạc 9. Kiểu khí hậu cận xích đạo gió mùa tương ứng với thảm thực vật a. Thảo nguyên b. Savan
- c. Rừng lá kim d. Rừng lá rộng xanh quanh năm 10. Vùng núi vùng nhiệt dới, ở độ cao1500m so với mặt biển tương ứng với thảm thực vật a. Rừng lá rộng b. Thảo nguyên c. Rừng lá kim d. Đài nguyên Bài 20 1. Lớp vỏ cảnh quan là a. Lớp thực vật trên bề mặt đất b. Lớp thạch quyển cùng với lớp sinh quyền trên bề mặt đất c. Lớp trên bề mặt đất có sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các quyền 2. Mối quan hệ qua lại lẫn nhau của các thành phần vật chất giữa các quyền trong lớp võ địa lý tạo nên a. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh b. Quy luật địa đới c. Quy luật nhịp điệu 3. Khi khí hậu khô hạn biến đổi sang ẩm ướt thì dân đến các biến đổi: Dòng chảy thảm thực vật, thổ nhưỡng là biểu hiện sự biến đổi a. Địa giới b. Địa ô c. Đai cao d. Thống nhất và hoàn chỉnh 4. Xây dựng các đập thuỷ điện sẽ dẫn đến sự biến đổi: a. Môi trường sinh thái b. Dòng chảy, thổ nhưỡng c. Sinh vật 5. Hiện tượng đất bị xoá mòn trơ sỏi đá là do các hoạt động a. Khai thác khoáng sản b. Ngăn đập thuỷ điện c. Phá rừng đầu nguồn d. Khai thác đất triệt để Bài 21 1. Sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên về cảnh quan địa lý theo vĩ độ gọi là quy luật: a. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ Trái Đất b. Quy luật địa đới c. Quy luật địa ô 2. Nguyên nhân dẫn đến quy luật địa đới là do a. Phân bố lục địa và đại dương trên về mặt đất b. Bức xạ mặt trời và bức xạ mặt đất c. Bức xạ mặt trời và dạng hình cầu của quả đất 3. Biểu hiện của uy luật địa đới là phân chia các vành đai tự nhiên, cảnh quan theo: a. Kinh độ b. Vĩ độ c. Độ cao 4. Sự phân bố các vành đai nhiệt trên trái đất từ xích đạo về hai cực gồm có: a. 7 vòng đai nhiệt b. 8 vòng đai nhiệt c. 6 vòng đai nhiệt 5. Các vành đai gió trên trái đất bao gồm: a. Gió mậu dịch, gió Đông ôn đới, gió Tây ở cực b. Gió mậu dịch, gió mùa ở nhiệtđói, gió Tây ôn đới, gió Đông ở cực c. Gió mậu dịch, gió Phơn, gió Đông 6. Quy luật phi địa đới là: a. Phân bố không phụ thuộc vào tính chất phân bố theo địa đới
- b. Phân bố phụ thuộc vào tính chất phân bố theo địa đới 7. Nguyên nhân tạo nên quy luật phi địa đới là a. Bức xạ mặt trời b. Nguồn năng lượng bên trong trái đất c. Nguồn năng lượng, vận động tựu quay của trái đất 8. Biểu hiện của quy luật phi địa đổi thể hiện rõ nhất ở sự phân bố các thành phần địa lý cảnh quan theo: a. Vĩ độ b. Đai cao và kinh độ c. Kinh độ 9. Nguyên nhân của quya luật đai cao là: a. Sự giảm nhanh nhiệt độ theo độ cao b. Sự sắp xếp các lớp nham thạch theo trọng lực c. Sự phân bố giữa biển và đại dương 10. Biểu hiện rõ nhất của quy luật đai cao là: a. Hình thành địa hình miền núi b. Sự sắp xếp các dới khí hậu theo độ cao. c. Sự phân bố các vành đại đất và thực vật theo độ cao. 11. Nguyên nhân của quy luật địa ô là: a. Sự thay đổi nhiệt độ theo độ cao b. Sự phân bố lục địa - biển, đại dương c. Sự phân bố các vành đai khí hậu 12. Biểu hiện của quy luật địa ô là sự thay đổi các thảm thực vật theo a. Vĩ độ b. Độ cao c. Kinh độ Bài 22 1. Tình hình phát triển dân số thế giới a. Tăng nhanh từ sau 1959 b. Tăng chậm từ sau 1959 c. Tăng trung bình từ sau 1959 2. Tỉ suất sinh thô là: a. Tương quan giữa số trẻ em với số dân trung bình của một năm ở cùng thời điểm b. Tương quan giữa số trẻ em được sinh ra trong một năm so với số dân trung bình ở cùng thời điểm c. Tương qun giữa số trể em được sinh ra trong một năm so với số dân trung bình 3. "Sinh con đông nhà có phúc và quan niệm của xã hội phong kiến là một trong những yếu tố nào sau đây làm ảnh hưởng tỉ lệ sinh a. Tự nhiên- sinh học b. Tâm lý - xã hội c. Hoàn cảnh kinh tế d. Chính sách dân số 4. Tỷ suất tử thô là: a. Tỷ quan giữa số người chết trong một năm so với số dân trung bình ở cùng thời điểm. b. Tương quan giữa số người chết do với số dân trung bình ở cùng thời điểm c. Tuơng quan giưa số người chết trong 1 năm so với số dân trung bình 5. Nguyên nhân ảnh hưởng tỷ suất tử thô là a. Tự nhiên - sinh học b. Chính sách dân số c. Chiến tranh, bệnh dịch, nạn đói, thiên tai d. Tâm ly - xã hội 6. Đơn vị để tính tỷ suất sinh thô và tỷ suất tử thô là: a. % b. %o c. Cả hai đều sai 7. Tỷ suất gia tăng dân số tự nhiên là: a. Sinh - tử, tỉ lệ %o
- b. Sinh + tử, tỉ lệ %o c. Sinh - tử, tỉ lệ %o 8. Tỷ lệ gia tăng tự nhiên < 1% được xếp loại các nước gia tăng a. Nhanh b. Rất nhanh c. Trung bình d. Chậm 9. Gia tăng dân số nhanh sẽ tạo ra sức ép dân số đối với các mặt a. Kinh tế - xã hội - môi trường b. Đời sống - dân cư - môi trường c. Kinh tế - xã hội - văn hoá 10. Sự chênh lệch giữa xuất cư và nhập cư được gọi là: a. Gia tăng tự nhiên b. Gia tăng cơ học c. Gia tăng tự phát 11. Gia tăng cơ học không có ảnh hưởng lớn đến vấn đề dân số của a. Toàn thế giới b. Khu vực c. Quốc gia 12. Động lực phát triển dân số chủ yếu là do: a. Gia tăng tự nhiên b. Gia tăng cơ học c. Cả a. b đúng 13. Việt Nam có tỷ suất sinh là 19 %o và tỉ suất tử là 6 %o, vậy tỷ suất gia tăng tự nhiên là: a. 1 % b. 1,2% c. 1,3% d. 1,4% 14. Với tỷ suất sinh và tỷ suất tử sau, hãy xác định những tỷ lệ gia tăng dân số đúng a. S: 50%o, T: 18 %o , Tg: 3,2 %o b. S: 14%o, T: 8 %o , Tg: 0,6 %o c. S: 14%o, T: 7 %o , Tg: 0,5 %o d. S: 12%o, T: 6 %o , Tg: 0,6 %o Bài 23 1. Cơ cấu dân số theo giới là: a. Tương quan giũă nam và giới nữ b. Tương quan giữa các độ tuổi với nhau c. Tương quan giữa giới nam so với nữ hoặc so với tổng số dân 2. Cơ cấu dân số theo giới ảnh hưởng đến: a. Tình hình phân bố sản xuất b. Khả năng phát triển dân số c. Nguồn lao động của quốc gia 3. Sự tập hợp những nhóm người sắp xếp theo những nhóm tuổi nhất định gọi là kết cấu dân số theo: a. Độ tuổi b. Lao động c. Giới tính 4. Kết cấu dân số theo độ tuổi phản ánh : a. Tình hình phân bố sản xuất, khả năng phát triển dân số b. Chiến lược phát triển kinh tế, nguồn lao động của quốc gia c. Khả năng phát triển dân số, nguồn lao động của quốc gia 5. Dân số được chia thành 3 nhóm tuổi a. 0-18t, 19 - 64t, > 65t b. 0-16t, 17 - 594t, 60t c. 0-14t, 15 - 59t, > 60t 6. Dân số trẻ đạt những chỉ số nào sau đây: a. Tuổi : 0 --> 14t: > 35 %, > 60t < 10% b. Tuổi : 0 --> 14 t: > 25 %, > 60t < 15%
- c. Tuổi : 0 --> 14 t: > 30 %, > 60t < 10% 7. Dân số già đạt chỉ số nào sau đây a. Tuổi : 0 --> 14 t: < 15 %, > 60t < 10% b. Tuổi : 0 --> 14 t: < 25 %, > 60t < 15% c. Tuổi : 0 --> 14 t: > 30 %, > 60t < 10% 8. Dân số trẻ có những thuận lợi: a. Nguồn lao động có kính nghiệm b. Nguồn lao động dồi dào c. Nguồn lao động ngành nghề 9. Dân số già có những hạn chế a. Thiếu lao động b. Lao động dân số nhanh c. Thừa lao động 10. Kiểu tháp tuổi mở rộng thể hiện tình hình gia tăng dân số a. Gia tăng dân số giảm dần b. Gia tăng dân số nhanh c. Gia tăng dân số ổn định 11. Kiểu tháp tuổi thu hẹp thể hiện sự chuyển tiếp: a. Từ dân số già sang dân số trẻ b. Từ dân số trẻ sang dân số ổn định c. Từ dân số trẻ sang dân số già 12. Kiểu tháp tuổi ổn định thường có ở các nước a. Các nước phát triển b. Các nước đang phát triển c. Các nước công nghiệp mới 13. Nguồn lao động được chia các nhóm dân số hoạt động sau: a. 3 nhóm b. 2 nhóm c. 4 nhóm 14. Kết cấu dân số theo nghề nghiệp của toàn thế giới hiện nay đang thay đổi xu hướng: a. Tăng tỷ lệ của ngành xây dựng và dịch vụ b. Giảm tỷ lệ của ngành Nhà nước c. Câu a,b đúng 15. Kết cấu dân số theo trình độ văn hoá phản ánh a. Trình độ dân trí, chất lượng cuộc sống b. Trình độ dân trí, chất lượng cuộc sống c. Phân bố lao động theo khu vực lao động, chất lượng cuộc sống 16. Kết cấu dân số theo trình độ văn hoá dựa vào các chỉ số sau: a. Tỷ lệ người biết chứ từ > 15 tuổi, số nắm của người đi học> 25 tuổi b. Tỷ lệ người hoạt động văn hoá, tỷ lệ người biết chữ c. Tỷ lệ người mù chữ, tỷ lệ người có bằng cấp văn hoá Câu hỏi và bài tập 1. Mật độ dân số là tương quan giữa: a) Số dân tăng trên một đơn vị diện tích (người/km2). b) Số dân trung bình trên một đơn vị diện tích (người/km2). c) Số dân lao động trên một đơn vị diện tích (số lao động/km2). 2. Vùng có dân cư tập trung đông: a) Bắc Mỹ. b) Miền Đông nước Nga. c) Nam Phi. d) Đông á. 3. Vùng có dân cư thưa: a) Đông Nam á b) Nam Âu c) Trung Phi d) Hạ lưu sông Nil 4. Vùng Đông Bắc Hoa Kỳ tập trung đông dân cư là do:
- a) Lịch sử khai thác sớm nhất của Hoa Kỳ. b) Điều kiện tự nhiên thuận lợi. c) Công nghiệp phát triển nhanh. d) Tất cả đều đúng. 5. Vùng Xibia của Nga dân ít là do: a) Núi cao. b) Băng tuyết. c) Hoang mạc. d) Rừng rậm. 6. Phân bố dân cư của châu lục ngày càng tăng nhiều: a) Châu Phi b) Châu Mỹ c) Châu Âu d) Châu Á 7. Vùng thưa dân cư trên thế giới thường nằm ở: a) Vùng có nhiều bão ven biển. b) Vùng động đất núi lửa. c) Các đảo ven bờ. d) Vùng hoang mạc. 8. Chức năng hoạt động kinh tế ở nông thôn: a) Công nghiệp b) Dịch vụ c) Xây dựng d) Nông - Lâm - Ngư 9. Chức năng hoạt động kinh tế ở thành thị: a) Công nghiệp, thủ công nghiệp. b) Dịch vụ, công nghiệp, xây dựng. c) Dịch vụ, xây dựng, thủ công nghiệp. 10. Yếu tố để phân biệt hai loại hình quần cư nông thôn và thành thị: a) Chức năng kinh tế. b) Kiến trúc nhà cửa, giao thông. c) Chức năng và mức độ tập trung dân cư. d) Đặc điểm lối sống. 11. Đặc điểm quần cư nông thôn: a) Cư trú phân tán theo không gian và hoạt động sản xuất nông nghiệp. b) Cư trú phân tán theo không gian và hoạt động sản xuất công nghiệp. c) Cư trú tập trung và hoạt động sản xuất nông nghiệp. 12. Hiện nay do ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá, chức năng của quần cư nông thôn ngoài sản xuất nông nghiệp ra còn có thêm: a) Ngân hàng. b) Thông tin liên lạc. c) Du lịch thể thao. d) Không có chức năng nào. 13. Đô thị hoá là quá trình kinh tế - xã hội được biểu hiện là: a) Tăng lượng thành phố, tăng tỷ lệ thị dân, phổ biến lối sống thành thị. b) Tăng tỷ lệ thị dân, thay đổi chức năng kinh tế, phổ biến lối sống thành thị. c) Tăng số lượng thành phố, tăng tỷ lệ thị dân, thu hút dân cư lao động. 14. Đô thị hoá đươc xem là quá trình tiến bộ của xã hội khi: a) Xuất hiện nhiều đô thị lớn. b) Phù hợp với công nghiệp hoá. c) Nâng cao tỷ lệ thị dân. 15. Đô thị hoá tác động những mặt tích cực nào: a) Thay đổi kiến trúc đô thị, xoá bỏ lối sống nông thôn, chuyển dịch chức năng kinh tế. b) Xuất hiện các đô thị cực lớn, tăng thêm chức năng kinh tế, phổ biến lối sống thành thị. c) Tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế - lao động, thay đổi phân bố dân cư.
- 16. Đô thị hoá ảnh hưởng những tiêu cực: a) Nông thôn thừa nhân lực. b) Thành phố thiếu nhân lực lao động. c) Ô nhiễm môi trường, thất nghiệp, tệ nạn xã hội. d) Tất cả đều đúng. Câu hỏi và bài tập 1. Nguồn lực tự nhiên gồm các yếu tố: a) Vốn đầu tư. b) Nguồn lao động. c) Chính sách kinh tế. d) Tài nguyên thiên nhiên. 2. Vị trí địa lý có ảnh hưởng đến: a) Xu hướng phát triển kinh tế. b) Giao lưu kinh tế - xã hội. c) Hợp tác kinh tế. 3. Chính sách và xu hướng phát triển kinh tế là nguồn lực của: a) Vị trí địa lý. b) Tự nhiên. c) Kinh tế xã hội. 4. Nguồn lực làm cơ sở tự nhiên của quá trình sản xuất: a) Vị trí địa lý. b) Nguồn lực tự nhiên. c) Nguồn lực kinh tế - xã hội. 5. Muốn phát triển kinh tế các nước cần phải dựa vào nguồn lực: a) Nội lực. b) Ngoại lực. c) Cả a, b đúng. 6. Khu vực kinh tế quốc doanh và ngoài quốc doanh là biểu hiện của cơ cấu kinh tế: a) Cơ cấu ngành lãnh thổ. b) Cơ cấu thành phần kinh tế. c) Cơ cấu lãnh thổ. 7. Trong cơ cấu ngành được phân chia: a) Nông - ngư nghiệp; Công nghiệp - lâm nghiệp; Xây dựng - dịch vụ. b) Nông - Lâm - Ngư; Công nghiệp - xây dựng; Dịch vụ. c) Nông - ngư nghiệp; Công - lâm - xây dựng; Dịch vụ 8. Cơ cấu ngành phản ánh: a) Trình độ phân công lao động xã hội và phát triển của lực lượng sản xuất. b) Chế độ sở hữu kinh tế và quan hệ hợp tác. c) Phân bố sản xuất và chế độ sở hữu kinh tế. 9. Trong các bộ phận hợp thành cơ cấu kinh tế, bộ phận có vai trò quan trọng nhất: a) Cơ cấu kinh tế. b) Cơ cấu thành phần kinh tế. c) Cơ cấu lãnh thổ. 10. Ở các nước đang phát triển cơ cấu ngành chiếm ưu thế trong cơ cấu kinh tế: a) Nông, lâm, ngư. b) Công nghiệp, xây dựng. c) Dịch vụ. Câu hỏi và bài tập
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
NGÂN HÀNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM SINH HỌC
14 p | 1397 | 310
-
Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 12
88 p | 992 | 101
-
Ngân hàng tổng hợp câu hỏi trắc nghiệm Hóa học (Quyển thượng: Hóa đại cương và vô cơ): Phần 2
242 p | 352 | 94
-
Ngân hàng tổng hợp câu hỏi trắc nghiệm Hóa học (Quyển thượng: Hóa đại cương và vô cơ): Phần 1
235 p | 403 | 91
-
Ngân hàng tổng hợp câu hỏi trắc nghiệm Hóa học (Quyển hạ: Hóa hữu cơ và ứng dụng trong thực tiễn): Phần 1
165 p | 274 | 81
-
Ngân hàng tổng hợp câu hỏi trắc nghiệm Hóa học (Quyển hạ: Hóa hữu cơ và ứng dụng trong thực tiễn): Phần 2
206 p | 236 | 72
-
Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan môn Vật lý 10
60 p | 317 | 71
-
Ngân hàng câu hỏi trăc nghiệm luyện thi Đại học môn Hóa - Phạm Ngọc Sơn
46 p | 230 | 66
-
Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm môn giáo dục công dân lớp 11 bài 8
3 p | 1019 | 60
-
Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm môn Tư tưởng Hồ Chí Minh (Dùng cho hệ Đại học, Cao đẳng chính quy)
10 p | 294 | 60
-
Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan môn Vật lý lớp 10
60 p | 672 | 51
-
Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm Chuyên đề: Thể Tích
62 p | 258 | 35
-
Bộ ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm môn Vật lý
50 p | 191 | 17
-
Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm chuyên đề Tích phân và ứng dụng
96 p | 131 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan theo chuẩn định tính và định lượng các môn giáo dục nghề phổ thông sử dụng trong kiểm tra, đánh giá và thi nghề phổ thông
75 p | 36 | 5
-
Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 10
61 p | 24 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng ngân hàng câu hỏi và trộn đề thi trắc nghiệm bằng phần mềm MyLT
18 p | 59 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn