intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ngăn ngừa bệnh đái tháo đường ở trẻ như thế nào?

Chia sẻ: Nguhoiphan Nguhoiphan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

96
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đái tháo đường (ĐTĐ) ở trẻ đặc biệt nguy hiểm bởi nó ảnh hưởng lâu dài đến sức khoẻ và sự phát triển trí tuệ. Vậy bạn cần phải làm gì cho con để ngăn chặn căn bệnh nguy hiểm này? Những nguy cơ mắc ĐTĐ ở trẻ Trẻ có tiền sử bị ĐTĐ: Nhiều nghiên cứu y khoa thế giới chỉ ra rằng, cân nặng lớn hơn bình thường ngay khi vừa ra đời và người mẹ bị ĐTĐ là những yếu tố đầu tiên cho biết trẻ có thể bị mắc bệnh này hay không.. Trẻ được xem là...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ngăn ngừa bệnh đái tháo đường ở trẻ như thế nào?

  1. Ngăn ngừa bệnh đái tháo đường ở trẻ như thế nào? Đái tháo đường (ĐTĐ) ở trẻ đặc biệt nguy hiểm bởi nó ảnh hưởng lâu dài đến sức khoẻ và sự phát triển trí tuệ. Vậy bạn cần phải làm gì cho con để ngăn chặn căn bệnh nguy hiểm này?
  2. Những nguy cơ mắc ĐTĐ ở trẻ Trẻ có tiền sử bị ĐTĐ: Nhiều nghiên cứu y khoa thế giới chỉ ra rằng, cân nặng lớn hơn bình thường ngay khi vừa ra đời và người mẹ bị ĐTĐ là những yếu tố đầu tiên cho biết trẻ có thể bị mắc bệnh này hay không.. Trẻ được xem là có nguy cơ mắc ĐTĐ khi nồng độ đường glucose trong máu cao hơn bình thường, nhưng chưa qua ngưỡng trở thành bệnh. Bạn có thể kiểm tra để khẳng định nồng độ đường trong máu ở trẻ với những thông số dưới đây: - Dưới 100 là bình thường - Trong khoảng từ 100-125 được xem là tiền tiểu đường - Từ 126 trở lên là đã mắc bệnh tiểu đường. Trẻ béo phì: Những tổng kết của các tổ chức nghiên cứu ĐTĐ cho thấy, có đến 25% trẻ em béo phì và 20% thanh thiếu niên béo phì có tiền sử tiểu đường. Những số liệu đáng báo động này cho thấy trẻ béo phì dễ mắc bệnh hơn trẻ có cân nặng bình thường.
  3. Nguy hiển hơn, trẻ béo phì còn có thể mắc bệnh tiểu đường type 2 giống như người lớn. Đây thực sự là điều đáng lo lắng, vì đi cùng với bệnh tiểu đường type 2 là việc tăng lên của nguy cơ về tim, thận, tuần hoàn máu và các chứng loạn thị. Làm gì khi trẻ có nguy cơ bị ĐTĐ?
  4. - Không cần sử dụng thuốc điều trị ĐTĐ cho trẻ. - Bạn cần có kế hoạch cho trẻ giảm cân nếu chúng bị béo phì. - Tăng cường hoạt động thể chất, làm cho nồng độ đường trong máu của trẻ trở về mức bình thường. Những việc bạn có thể giúp con mình thực hiện: - Lập kế hoạch hoạt động cho con bạn cùng với gia đình, đặc biệt là những hoạt động mà chúng yêu thích. - Giảm tối đa thời gian ngồi trước màn hình vì nó sẽ khiến cho quá trình tiêu hao năng lượng của trẻ bị ngưng trệ. - Thực hiện chế độ dinh dưỡng theo chỉ dẫn của các chuyên gia hoặc của bác sĩ dinh dưỡng. Một chế độ ăn phù hợp sẽ giúp trẻ không bị tăng đường huyết mà vẫn có đủ năng lượng tập trung cao hơn trong học tập và mang đến sự phát triển toàn diện những năm sau này.
  5. - Thường xuyên kiểm tra nồng độ đường trong máu để có biện pháp luyện tập thích hợp là cách tốt nhất giúp con bạn tránh được bệnh ĐTĐ và có một cuộc sống khoẻ mạnh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2