intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ngành bảo hiểm Việt Nam trước thềm hội nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN

Chia sẻ: Tưởng Bách Xuyên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Ngành bảo hiểm Việt Nam trước thềm hội nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN" nghiên cứu khái quát về AEC, trong đó có các quy định liên quan đến lĩnh vực bảo hiểm, từ đó phân tích các cơ hội cũng như thách thức của việc gia nhập AEC đến ngành bảo hiểm Việt Nam và đưa ra một số khuyến nghị nhằm giúp các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam tận dụng được các cơ hội và vượt qua được các thách thức đó. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ngành bảo hiểm Việt Nam trước thềm hội nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN

  1. NGÀNH BẢO HIỂM VIỆT NAM TRƯỚC THỀM HỘI NHẬP CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN ThS. Phan Anh Tuấn Khoa Bảo hiểm - Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Cộng đồng kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Community - AEC) là một khu vực kinh tế chung bao gồm các thành viên Asean: Brunei, Campodia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. AEC là một trụ cột nằm trong Cộng đồng chung ASEAN. Mục tiêu của chiến lược là hình thành một thị trường chung của các nước thành viên. Trong đó có các chính sách ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến ngành Bảo hiểm Việt Nam. Bài viết nghiên cứu khái quát về AEC, trong đó có các quy định liên quan đến lĩnh vực bảo hiểm, từ đó phân tích các cơ hội cũng như thách thức của việc gia nhập AEC đến ngành bảo hiểm Việt Nam và đưa ra một số khuyến nghị nhằm giúp các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam tận dụng được các cơ hội và vượt qua được các thách thức đó. Từ khóa: Bảo hiểm, cơ hội, thách thức, ASEAN, AEC Abstract ASEAN Economic Community (AEC) is a regional economic integration the ASEAN members: Brunei, Campodia, Indonesia, Laos, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thailan and Vietnam. AEC is a major foundation in the ASEAN Community. The strategy goal is established the single market of the ASEAN members. There are several policies which are directly and indirectly affected to the Vietnamese Insurance. This essay is generally researched to Insurance field to analyze the Vietnamese Insurance’s opportunity and challenge when Vietnam joins AEC. In addition, this paper outlines some recommendations to support Vietnamese enterprises to take the full advantage of chance and overcome those challenge. Key words: Insurance, opportunity, challenge, ASEAN, AEC 1. Khái quát về Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và các quy định của AEC đến lĩnh vực bảo hiểm Ngày 7/10/2003, tại Bali - Indonesia, lãnh đạo các quốc gia thành viên ASEAN bao gồm: Brunei, Cambodia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam đã kí kết bản kế hoạch chiến lược nhằm hình thành và phát triển một cộng đồng kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Community, viết tắt: AEC). Và AEC trở thành một trụ cột nằm trong Cộng đồng chung ASEAN. 637
  2. Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) AEC là một thị trường chung đồng nghĩa với một thị trường với sức mua và sức sản xuất của 600kinh tế người, sản lượng kinh nămHội nhập kinh tỷ USD. Vì thế, tiềm Thị trường và cơ sở Khu vực triệu cạnh Phát triển hàng lên đến 2.000 sản xuất chung năng của AEC cũng như của cáctếquốc gia thành viên là cầu lớn. Các quốc gia thành tranh cao cân bằng tế toàn rất viên sẽ có chung một thị trường cởi mở, ít rào cản và cạnh tranh cao nhưng ở góc độ quốc tế, thì AEC là một khối thống nhất để tạo thành một sức mạnh chung. (1) Tự do lưu chuyển hàng (1) Chính sách (1) Phát triển các (1) Tham vấn hóa Thuế nhập khẩu giữa các doanh nghiệp sẽ bị xóa bỏ nhằm thúc đẩy tự do thương cạnh tranh nước AEC chặt chẽ trong (2) Tự do lưu chuyển dịch Các rào cản phi thuế quanvừa và nhỏ ngạch, điều phán giá, kiểm soát chặt về chất mại. như hạn đàm tiết đối vụ (2) Bảo vệ người tiêu tác kinh tế dùng lượng hàng hóa, kiểm dịch... cũng Hội xóa bỏ theo ngoài khốiphù hợp với từng quốc gia. (2) bị nhập lộ trình (3) Tự do lưu chuyển đầu tư (3) Quyền sở hữu trí tuệ nhằm thu hẹp Các quy trình về hải quan cũng khoảng cách phát quản lý cũng được các nước thống nhất như hệ thống (2) Tăng (4) Tự do lưu chuyển vốn (4) Phát triển cơ sở hạ cường tham và trao đổi thông tin nhằm tạo ra sự tầng triển dễ dàng hơn trong lưu chuyển hàng hóa. Sáng kiến trong (5) Tự do lưu chuyển lao ASEAN gia vào mạng động một cửa (5) Thuế quan (ASEAN single Window) nhằm tạo ra cấp cổng thông tin, trao đổi sổ ASEAN lưới cung một toàn cầu dữ liệu đầyThương mại điện tửnhất giữa các nước thành viên. Việc này cũng thúc đấy sự (6) đủ và thống hoàn thiện của hệ thống công nghệ thông tin viễn thông của khu vực. Cộng đồng ASEAN xây dựng một AEC bao gồm 04 trụ cột: tạo lập một thị trường và cơ sở sản xuất chung thống nhất; tạo lập một khu vực kinh tế cạnh tranh cao; thúc đẩy sự phát triển kinh tế cân bằng; xây dựng một khu vực hội nhập hoàn toàn với nền kinh tế toàn cầu. Hình 1. Bốn mục tiêu trụ cột của Cộng đồng kinh tế ASEAN (Nguồn: tác giả tổng hợp) 638
  3. Hiện tại, AEC thực chất là đích hướng tới của các nước ASEAN thông qua việc hiện thực hóa dần dần 04 mục tiêu kể trên - cũng chính là 4 trụ cột của AEC, và AEC chưa thể được coi là một cộng đồng kinh tế gắn kết như Cộng đồng Kinh tế châu Âu, bởi AEC không có cơ cấu tổ chức chặt chẽ và những cam kết ràng buộc với lộ trình thực hiện cụ thể. Để hướng tới cộng đồng kinh tế đúng thực chất, các quốc gia thành viên đang tích cực đàm phán để ban hành các hiệp định, thỏa thuận, tuyên bố… Những văn bản này có thể bao gồm những cam kết có tính ràng buộc thực thi, cũng có những văn bản mang tính tuyên bố không bắt buộc của các nước ASEAN. Liên quan đến tạo lập một thị trường và cơ sở sản xuất chung, trong lĩnh vực bảo hiểm là cam kết tự do hóa cả 4 phương thức bao gồm: (1) cung cấp dịch vụ qua biên giới - các doanh nghiệp bảo hiểm từ các nước ASEAN có thể cung cấp dịch vụ bảo hiểm trực tiếp cho các cá nhân, tổ chức ở nước ASEAN khác; (2) tiêu dùng ngoài lãnh thổ - các cá nhân, tổ chức trong ASEAN có thể tự do mua các dịch vụ bảo hiểm ở các nước ASEAN khác; (3) hiện diện thương mại - các doanh nghiệp bảo hiểm ASEAN được mở công ty, chi nhánh hoạt động ở nước ASEAN khác; (4) hiện diện thể nhân - các chuyên gia bảo hiểm có thể tự do kiếm việc làm, cung cấp dịch vụ ở các nước ASEAN khác. Các nước đã cam kết mức độ tự do hoá cơ bản về lĩnh vực bảo hiểm để tiếp tục hướng tới mục tiêu tự do hoá toàn bộ vào năm 2020. Tuy nhiên, đối với cam kết theo phương thức 1 (cung cấp dịch vụ qua biên giới), các nước còn hạn chế mở cửa như Brunei, Indonesia, Myanmar và Singapore hoặc chỉ mới mở cửa về dịch vụ MAT (vận chuyển hàng hải, hàng không quốc tế và hàng hoá quá cảnh); đối với cam kết theo phương thức 3 (hiện diện thương mại), các nước đa số đều hạn chế về tỷ lệ vốn góp, không cho phép thành lập chi nhánh nước ngoài, sử dụng quyền xem xét đơn xin thành lập trên cơ sở lợi ích kinh tế; đối với phương thức 4 (hiện diện thể nhân), các nước còn đang đóng cửa. Việt Nam hiện tại có cam kết khá cao khi đã thực hiện tự do hóa theo cam kết WTO, như mở cửa cung cấp dịch vụ cho người nước ngoài và dự án có vốn đầu tư nước ngoài và dịch vụ vận tải qua biên giới đối với phương thức 1, không có hạn chế đối với phương thức 2 (tiêu dùng ngoài nước), cho phép thành lập chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ (phương thức 3)… 639
  4. Bảng 2. Danh mục lĩnh vực bảo hiểm được các nước trong AEC cam kết tự do hóa Các lĩnh vực bảo hiểm Các quốc gia thành viên đã cam kết thực hiện tự do hóa vào năm 2015 Bảo hiểm nhân thọ Indonesia, Philippines Bảo hiểm phi nhân thọ Brunei, Cambodia, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Việt Nam Tái bảo hiểm Brunei, Cambodia, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Việt Nam Trung gian bảo hiểm Brunei, Cambodia, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Việt Nam Các ngành dịch vụ hỗ trợ của Bảo Brunei, Cambodia, Indonesia, Malaysia, hiểm Philippines, Singapore và Việt Nam (Nguồn: Ngô Trung Dũng- Hội nhập, ngành bảo hiểm chịu thách thức ở sân nhà) Trong Hội nghị thượng đỉnh Bảo hiểm ASEAN lần thứ nhất tại Singapore của Hội đồng Bảo hiểm ASEAN (AIC) và Ban thư ký ASEAN (ASEC) diễn ra từ ngày 3/9/2014 đến ngày 2/10/2014 đã thống nhất một số cam kết cơ bản: các cơ quan quản lý trong khu vực ủng hộ quá trình tự do hoá, liên kết khu vực trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội cũng đặt ra những thách thức đối với các cơ quan quản lý trong việc đảm bảo sự phát triển lành mạnh, ổn định của thị trường và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia bảo hiểm với sự xuất hiện của các rủi ro có liên quan đến cung cấp dịch vụ qua biên giới, giám sát các tập đoàn đa quốc gia, chống rửa tiền qua hệ thống và giám sát năng lực tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài. 2. Ngành Bảo hiểm Việt Nam từ sau khủng hoảng đến thềm hội nhập quốc tế Trước năm 1976, đã có một số công ty bảo hiểm hoạt động ở miền Nam Việt Nam, trong khi đó, ở miền bắc, cho đến năm 1965 Nhà nước thành lập Công ty Bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt) để phụ trách bảo hiểm hàng hải. Thị trường bảo hiểm Việt Nam được thành lập sau khi Nghị định 100/CP ngày 18/12/1993 được ban hành. Nếu trước năm 1993, thị trường bảo hiểm Việt Nam chỉ có duy nhất một doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) thuộc sở hữu của Nhà nước là Bảo Việt 640
  5. thì đến nay, thị trường bảo hiểm đã có hơn 60 doanh nghiệp bảo hiểm, tái bảo hiểm và môi giới bảo hiểm được cấp phép thành lập, tạo ra một thị trường đa thành phần; phong phú các kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm như qua môi giới, qua đại lý bảo hiểm cung cấp hơn 800 sản phẩm bảo hiểm đáp ứng đa dạng các nhu cầu bảo hiểm của người dân. Đặc biệt, trong giai đoạn 2000-2007, thị trường bảo hiểm Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ, số tiền ngành bảo hiểm đã huy động để đầu tư trở lại nền kinh tế tăng mạnh, năm 2007, số tiền đầu tư trở lại nền kinh tế của thị trường bảo hiểm đạt 46.549 tỷ đồng. Đến nay, dù trải qua giai đoạn khủng hoảng kinh tế kéo dài, thị trường bảo hiểm vẫn là kênh huy động vốn hữu hiệu của nền kinh tế, với tổng số tiền đầu tư trở lại nền kinh tế năm 2013 đạt 109.000 tỷ đồng, chủ yếu được đầu tư vào các chương trình, dự án lớn của Nhà nước. Đặc biệt, tổng số tiền mà các DNBH đã bồi thường và chi trả tiền bảo hiểm tăng nhanh, từ 120 tỷ đồng vào năm 1993 lên 16.290 tỷ đồng vào năm 2013, trong đó các DN bảo hiểm nhân thọ chi trả khoảng 7.500 tỷ đồng, các DNBH phi nhân thọ chi trả khoảng 8.790 tỷ đồng1. Bảng 3. Các kênh đầu tư trong nước mà DNBH được phép đầu tư Giới hạn Loại hình đầu tư Doanh nghiệp DNBH phi nhân thọ DNBH nhân thọ tái bảo hiểm 1. Trái phiếu Không hạn chế Không hạn chế Không hạn chế chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp được chính phủ bảo lãnh, tiền gửi tại các tổ chức tín dụng 2. Cổ phiếu, trái Tối đa 35% vốn nhàn Tối đa 50% vốn nhàn Tối đa 35% vốn nhàn rỗi phiếu doanh rỗi từ dự phòng nghiệp rỗi từ dự phòng từ dự phòng nghiệp vụ nghiệp không có vụ bảo hiểm nghiệp vụ bảo hiểm bảo hiểm bảo lãnh, góp vốn vào các doanh nghiệp khác 3. Kinh doanh bất Tối đa 20% vốn nhàn Tối đa 40% vốn nhàn Tối đa 20% vốn nhàn rỗi động sản, cho vay rỗi từ dự phòng nghiệp rỗi từ dự phòng từ dự phòng nghiệp vụ vụ bảo hiểm nghiệp vụ bảo hiểm bảo hiểm (Nguồn: Nghị định 46/2007/NĐ-CP) 1 Kỷ niệm 20 năm thành lập thị trường bảo hiểm Việt Nam. http://www.mof.gov.vn/portal/page/portal/mof_vn/1539781?pers_id=2177092&item_id=116120896&p_details=1 641
  6. Sau hơn 20 năm phát triển, thị trường bảo hiểm Việt Nam đã từng bước thể hiện được vai trò tấm lá chắn vững chắc trước các rủi ro, giúp các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm nhanh chóng ổn định sản xuất kinh doanh và cuộc sống, là kênh huy động vốn dài hạn, hữu hiệu của nền kinh tế, tạo ra công ăn việc làm cho hàng nghìn người lao động. Động lực tăng trưởng chủ yếu đến từ thị trường bảo hiểm phi nhân thọ do sự phát triển của hoạt động thương mại và công nghiệp tại Việt Nam trong những năm qua. Thực tế này cũng được thể hiện qua tỷ trọng phí bảo hiểm phi nhân thọ (trên tổng phí bảo hiểm) ngày càng tăng theo thời gian, từ mức 40,8% năm 2005 (5.535 tỷ trong tổng doanh thu phí 13.558 tỷ đồng) lên đến 50,1% năm 2014 (27.391 tỷ đồng trong tổng phí 54.718 tỷ đồng)2. Doanh thu phí bảo hiểm của toàn thị trường không ngừng tăng lên, kể cả trong giai đoạn khủng hoảng. Năm 2014, tổng doanh thu phí toàn thị trường đạt 54.718 tỷ đồng, tăng 14,89% so với năm 2013; trong đó, doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 27.391 tỷ đồng, tăng 12,45% so với năm 2013; doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ ước đạt 27.327 tỷ đồng, tăng 17,44% so với năm 2013. Từ đó cho thấy, sau hơn 20 năm tự do hóa, thị trường bảo hiểm Việt Nam đã ghi nhận một mức tăng trưởng ấn tượng với tỷ lệ CAGR – tốc độ tăng trưởng kép hàng năm đạt 13,7% trong giai đoạn từ năm 2005 đến 2013. Biểu đồ 1. Tăng trưởng gộp bình quân ngành bảo hiểm (Nguồn: Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam) 2 Tổng quan thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2014 642
  7. Tuy nhiên, có sự phân cấp khá lớn về thị phần giữa nhóm 5 DNBH lớn nhất thị trường Phi nhân thọ cũng như thị trường Nhân thọ với nhóm các DNBH còn lại. Biểu đồ 2. Thị phần các doanh nghiệp bảo hiểm ở Việt Nam năm 2013 (Nguồn: Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam) Mặc dù nền kinh tế trong nước và thế giới vừa trải qua một giai đoạn khủng hoảng kéo dài, ảnh hưởng đến hầu hết các ngành nghề kinh doanh. Tuy nhiên, với đặc trưng kinh doanh rủi ro của mình, ngành bảo hiểm vẫn tìm thấy được cơ hội trong khó khăn, thậm chí, trong những năm 2010, 2011 và 2012, nhiều DNBH nhân thọ trên thị trường còn vượt chỉ tiêu kinh doanh đặt ra từ đầu năm. Điều đó cho thấy tiềm năng phát triển của ngành Bảo hiểm ở Việt Nam. Tuy nhiên, sau hơn 20 năm phát triển, đóng góp của ngành bảo hiểm Việt Nam trong GDP vẫn rất khiêm tốn.Tỷ lệ doanh thu phí bảo hiểm trên GDP hiện nay mới chỉ dưới 2%, thấp hơn so với mức trung bình của khối ASEAN (3.35%), châu Á (5.37%) và thế giới (6,3%)3 Bảng 2. Đóng góp của doanh thu phí gốc bảo hiểm trong GDP Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng phí bảo hiểm gốc 21.185 25.479 30.844 37.945 41.149 47.709 (tỷ đồng) Phí bảo hiểm gốc trên 246.475 293.191 351.101 427.344 483.104 490.694 một đầu người (đồng) Tỷ trọng phí bảo hiểm 1,40 1,50 1,60 1,50 1,42 1,20 gốc trên GDP Việt Nam (%) (Nguồn: VPBS- Ngành bảo hiểm Việt Nam) 3 Tổng hợp báo cáo Sigma. 643
  8. “Việc Việt Nam trở thành thành viên của AEC vào cuối năm 2015 sẽ giúp dỡ bỏ hàng rào thuế quan, tạo điều kiện hoạt động kinh doanh thuận lợi khiến cho doanh nghiệp và công dân ASEAN vào hoạt động tại Việt Nam. Từ đó làm gia tăng nhu cầu bảo hiểm, đặc biệt là bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm hàng hóa vận chuyển” Tỷ trọng trong GDP của ngành Bảo hiểm gần như không tăng lên, điều đó cho Ông Phùng Đắc Lộc, Tổng thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam thấy ngành Bảo hiểm Việt Nam phát triển từ một nền tảng thấp, nội tại trong ngành vẫn còn những hạn chế. Vì thế, vị trí của ngành Bảo hiểm trong GDP vẫn còn thấp. 3. Cơ hội và thách thức của ngành bảo hiểm Việt Nam Việc gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động thương mại nội địa hay qua biên giới mà còn ảnh hưởng đến các hoạt động dịch vụ trong đó đặc biệt là các dịch vụ tài chính. Trong đó, ngành bảo hiểm với đặc trưng về tính quốc tế, thì đây sẽ là một cơ hội cho các doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) rộng cửa khai thác. - Cơ hội có được một thị trường rộng lớn hơn, nhu cầu về bảo hiểm gia tăng hơn. Khi gia nhập AEC, với việc tự do luân chuyển hàng hóa, luân chuyển vốn sẽ khuyến khích các hoạt động kinh doanh và đầu tư lớn hơn ở khu vực, đương nhiên sẽ mang lại việc gia tăng nhu cầu bảo hiểm ở các nước ASEAN. Bên cạnh đó, các DNBH cũng có một thị trường ASEAN với hơn 600 triệu dân, thu nhập bình quân đầu người trên 4.500 USD/người/năm để đẩy mạnh khai thác bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe… Với những cam kết về cắt giảm rào cản, thuế quan… khi gia nhập AEC cũng như nguyên tắc đối xử tối huệ quốc với các quốc gia nội khối, việc DNBH khai thác ở nước ngoài, thậm chí đầu tư trực tiếp, liên kết đầu tư với các ngân hàng hoặc DNBH nước ngoài ngày càng dễ dàng hơn. Đặc biệt là khi đầu tư vào các thị trường bảo hiểm chưa phát triển như Lào, Campuchia… các DNBH Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội chiếm lĩnh và bao phủ thị trường. - Hiện tại đã có một số DNBH Việt Nam đầu tư ra các nước trong ASEAN, như PTI đầu tư sang Lào (hợp tác với Ngân hàng phát triển Lào thành lập công ty bảo hiểm LAP) và Myanma, BIC đầu tư sang Lào (thành lập LVI) và Campuchia (thành lập CVI)… Với lợi thế đi trước, các DNBH Việt Nam đã chiếm lĩnh được thị phần quan trọng so với các nước thành viên khác. Thị trường bảo hiểm Lào đang có 7 công ty bảo hiểm đang hoạt động. Dẫn đầu thị phần là Công ty Bảo hiểm Lào (AGL) chiếm tới 57,15% tổng doanh thu phí toàn thị trường, kế đó là Công ty Liên doanh Bảo hiểm Lào 644
  9. Việt (LVI) chiếm 17%3. Một lợi thế mà các DNBH Việt Nam nhận được là trong môi trường pháp lý thuận lợi dành cho các thành viên AEC, thì DNBH Việt Nam chỉ phải cạnh tranh với các DNBH có năng lực tương đương, mà không phải cạnh tranh với các DNBH lớn mạnh từ Châu Âu hay châu Mỹ. - Khi Việt Nam là một thành viên của AEC, các DNBH trong nước dễ dàng chiếm lĩnh thị phần của các nước khác trong khối thì đây là một cơ hội cho các DNBH của các nước ngoài khối muốn thông qua DNBH Việt Nam để kinh doanh. Vì thế đây cũng là cơ hội để các DNBH Việt Nam cổ phần hóa, hoặc hợp tác với các DNBH lớn trên thế giới, tiếp cận với nguồn vốn lớn, công nghệ quản trị tiên tiến, hiện đại của nước ngoài. Bên cạnh đó, các DNBH còn có thể thu hút khách hàng Việt Nam dựa trên uy tín thương hiệu, tiềm lực tài chính mạnh, sản phẩm đa dạng, chất lượng, bề dày kinh nghiệm của các đối tác nước ngoài này. - Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ trong nước. Sự hiện diện của các DNBH nước ngoài tại Việt Nam một mặt mang lại cơ hội cho người tiêu dùng có sự lựa chọn đa dạng hóa hơn đối với các sản phẩm dịch vụ bảo hiểm, chất lượng dich vụ cũng được nâng cao do các doanh nghiệp phải cạnh tranh khốc liệt hơn, không chỉ với các đối thủ trong nước mà cả các đối thủ đến từ các nước thành viên AEC. - Các DNBH trong nước có cơ hội tiếp cận, tuyển dụng được những người lao động có chất lượng từ các thị trường bảo hiểm khác, đặc biệt là các chuyên gia tính toán rủi ro bảo hiểm, đầu tư bảo hiểm, luật, mô hình hóa rủi ro… Bên cạnh những cơ hội rõ ràng từ AEC, các DNBH Việt Nam cũng gặp phải những thách thức ngay trong thị trường Việt Nam. - Cạnh tranh gay gắt từ ngành bảo hiểm nội khối AEC. Ngành bảo hiểm của Việt Nam sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị cạnh tranh gay gắt từ các nước có ngành bảo hiểm phát triển hơn trong khu vực ASEAN. Không thể phủ nhận được rằng, sau khi AEC hình thành, doanh nghiệp Bảo hiểm Việt Nam sẽ được tham gia thị trường thương mại – tài chính có quy mô lớn, được hưởng nhiều ưu đãi, nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, nếu khai thác không tốt, các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ mất đi cơ hội chiếm lĩnh thị trường khu vực mà thậm chí thị trường nội địa cũng khó có thể giữ vững. Bên cạnh đó, các DNBH còn bị cạnh tranh về nhân lực trong ngành bảo hiểm. Nhân lực có chuyên môn cao từ những doanh nghiệp bảo hiểm trong nước sẽ có xu hướng di chuyển sang những tập đoàn bảo hiểm lớn mà đại lý của họ được mở ra hàng loạt tại Việt Nam sau khi AEC được thiết lập. 3 Nguồn: Báo cáo thường niên 2013 của PTI và MIC 645
  10. - Tỷ trọng phí bảo hiểm trong GDP của Việt Nam còn rất thấp, chiếm 1,42%, trong khi bình quân của các nước ASEAN là 3,19%. Đặc biệt đối với một số nước phát triển hơn như Thái Lan, Malaysia, Singapore tỷ lệ này chiếm khoảng 15%4. Đây là một thách thức rất lớn khi các DNBH Việt Nam muốn tiếp cận thị trường các nước này. Trong khi đó, với lợi thế phát triển hơn, các DNBH của Thái Lan, Malaysia, Singapore sẽ có nhiều cơ hội hơn ngay trên sân nhà Việt Nam. Biểu đồ 3. Tỷ trọng phí bảo hiểm trong GDP của Việt Nam so với các nước và khu vực năm 2012 - Các DNBH nước ngoài với sự tiến bộ hơn về kỹ thuật, nguồn vốn lớn hơn, có thể thâm nhập vào những lĩnh vực bảo hiểm mà Việt Nam chưa kịp phát triển, từ đó chiếm lĩnh thị phần và điều tiết thị trường bảo hiểm trong nước. Trong khi đó, với các dịch vụ đang có thì chất lượng phục vụ thấp, các công ty cạnh tranh với nhau chủ yếu về phí bảo hiểm và hoa hồng. Phương thức bán hàng, kênh bán hàng vẫn tập trung vào kênh truyền thống, chưa tận dụng hết công nghệ hiện đại trong tiếp thị, khai thác và tương tác với khách hàng. - Khi gia nhập sân chơi chung quốc tế, việc tuân thủ các quy tắc, chuẩn mực quốc tế là điều bắt buộc. Tuy nhiên, số đơn vị đạt được các chuẩn mực quốc tế liên quan đến kỹ thuật bảo hiểm, đến nhân sự trong ngành bảo hiểm ở Việt Nam còn nhiều hạn chế. Số cán bộ được đào tạo chuyên sâu về bảo hiểm còn chưa nhiều kể cả ở cấp độ quản lý và cán bộ chuyên môn5. - Hạn chế trong việc áp dụng công nghệ tin học trong quản lý còn yếu, chưa tích hợp được quản lý hồ sơ khách hàng, quản lý rủi ro trước, trong và sau cấp đơn qua hệ thống máy tính và mạng, dẫn đến những vấn đề như chưa xây dựng được hệ thống dữ 4 Thị trường mới nổi, đích đến của các nhà bảo hiểm - tca.com.vn 5 Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Bảo hiểm: “Nhân lực cho ngành bảo hiểm Việt Nam – Thực trạng và giải pháp” 646
  11. liệu đầy đủ, đáng tin cậy, vấn đề kiểm soát trục lợi bảo hiểm, phát sinh thêm nhân lực hỗ trợ (nhập liệu, quản lý hóa đơn ấn chỉ…). v Một số khuyến nghị cho ngành bảo hiểm Việt Nam trước thềm hội nhập AEC Để gia nhập AEC và chớp lấy được những cơ hội, vượt qua những thách thức, các DNBH Việt Nam cần có các giải pháp để chiếm lĩnh thị trường nước ngoài và giữ vững thị trường trong nước. - Chủ động, tích cực tham gia Diễn đàn các cơ quan quản lý bảo hiểm Đông Nam Á và Hiệp hội quốc tế của các cơ quan quản lý bảo hiểm; rà soát, đánh giá việc tuân thủ các nguyên tắc về quản lý, giám sát do Hiệp hội quốc tế của các cơ quan quản lý bảo hiểm đề ra, trên cơ sở đó xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách về kinh doanh bảo hiểm chặt chẽ hơn, phù hợp với các quy tắc, các hiệp định… đã ký kết với AEC, phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế về bảo hiểm. - Mạnh dạn tìm hiểu thị trường và đầu tư ra nước ngoài. Thâm nhập một thị trường mới thường có một cách thức truyền thống là đầu tiên xin phép mở văn phòng đại diện, nghiên cứu thị trường, hệ thống pháp luật, xây dựng quan hệ… trước rồi ra quyết định chính xác nên hay không nên đầu tư thành lập công ty, chi nhánh tại nước đó. Việc lựa chọn một thị trường mục tiêu, xin phép mở văn phòng đại diện để nghiên cứu tìm hiểu thị trường và thực hiện các công việc chuẩn bị là việc cần thiết nếu các DNBH có hướng mở rộng hoạt động sang các nước trong khu vực. Sau khi đã tìm hiểu, đánh giá thị trường, các DNBH có thể đầu tư bằng cách mua lại cổ phần của các DNBH ở nước sở tại. Đây là một hướng đi tắt, cho phép đẩy nhanh quá trình mở rộng hoạt động sang thị trường bạn. Những công ty đang có thương hiệu tốt, mạng lưới rộng ở nước sở tại có thể là lựa chọn tốt để đầu tư vì khi đó các DNBH Việt Nam không phải xây dựng từ đầu bộ máy kinh doanh, hệ thống bán hàng vốn thường chiếm nhiều thời gian và công sức. Hoặc thành lập công ty 100% vốn hoặc liên kết thành lập công ty liên doanh. Nếu thành lập công ty liên doanh, về lâu dài cũng nên tăng tỷ lệ sở hữu chi phối hoặc chuyển thành công ty 100% sở hữu để thực hiện được đúng định hướng kinh doanh và điều hành 100% hoạt động, vì mô hình công ty liên doanh bảo hiểm dường như là một mô hình kinh doanh không thành công trong dài hạn ở khu vực ASEAN. - Để chinh phục một thị trường mới, thì một trong những sự chuẩn bị quan trọng nhất là nhân sự. Vấn đề lớn nhất là ngoại ngữ và hiểu biết về văn hóa nước sở tại. Vì vậy, nếu doanh nghiệp nào xác định chiến lược mở rộng hoạt động sang các nước trong khu vực, ngay từ thời điểm này cũng đã nên nghĩ đến việc chuẩn bị nhân sự vì việc đào tạo ngôn ngữ, văn hóa không phải việc ngày một ngày hai. Ngoài tiếng Anh là 647
  12. ngôn ngữ kinh doanh quốc tế thông dụng, ngôn ngữ và văn hóa bản địa cũng rất quan trọng, việc đào tạo các kiến thức này cho những cán bộ được lựa chọn cho công cuộc chinh phục thị trường mới nếu làm được bài bản và cẩn thận chắc chắn sẽ thu được thành quả tốt hơn. - Bộ Tài chính, Hiệp hội Bảo hiểm và các DNBH phải tăng cường theo dõi, giám sát thực hiện quá trình hội nhập quốc tế, đánh giá tác động của việc hội nhập và kịp thời điều chỉnh cơ chế, chính sách hợp lý, hạn chế tối đa các tác động tiêu cực của quá trình này. - Các DNBH cần nâng cao năng lực cạnh tranh và chất lượng phục vụ bằng cách áp dụng mạnh mẽ công nghệ tin học, từ đó sẽ giải quyết được nhiều vấn đề, dẫn đến những cải tiến về sản phẩm, dịch vụ, quy trình quản lý, tiết kiệm chi phí, hạn chế trục lợi. Công nghệ tin học sẽ giúp cải tiến quy trình giải quyết bồi thường, tăng cường kiểm soát qua hệ thống phần mềm, giảm bớt thủ tục, giấy tờ tài liệu. - Chuẩn hóa nguồn cán bộ trong nước, tiếp cận dần với các chuẩn mực quốc tế dành cho DNBH và cán bộ ngành bảo hiểm, đặc biệt là cán bộ quản lý cấp trung và cấp cao. - Đẩy mạnh công tác giám sát tài chính, quản lý giám sát rủi ro. Tại Việt Nam, giám sát dựa trên rủi ro còn chưa được chú trọng, công cụ phục vụ giám sát vẫn còn chưa đầy đủ. Bản thân các cơ quan thanh tra giám sát tài chính cũng còn nhiều bất cập về nhân lực, phương tiện kỹ thuật và công nghệ thu thập, xử lý thông tin; các mô hình phân tích định lượng, cảnh báo, kiểm định rủi ro cho cả hệ thống tài chính và cho từng định chế tài chính còn ít được ứng dụng phục vụ cho hoạt động giám sát từ xa… Do vậy, quản lý giám sát thị trường bảo hiểm và hệ thống tài chính trong bối cảnh hội nhập sẽ là giải pháp bắt buộc nhằm xây dựng thị trường bảo hiểm minh bạch. Tài liệu tham khảo 1. Hà Văn Hội, “Tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN và những tác động đến thương mại quốc tế của Việt Nam”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh, Tập 29, Số 4 (2013) 44-53 2. Ngô Trung Dũng, “Hội nhập, ngành bảo hiểm chịu thách thức ở sân nhà” 3. TS. Nguyễn Đức Thành, “Việt Nam và AEC 2015” http://www.thesaigontimes.vn 4. Trung tâm WTO - VCCI,“Tóm lược Cộng đồng Kinh tế ASEAN” 648
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1