NGÀNH VIỆT NAM HỌC (VĂN HÓA – DU LỊCH)<br />
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN<br />
<br />
PHẠM THỊ THU NGA(*)<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
<br />
Bài viết đề cập sự ra đời của ngành Việt Nam học (Văn hóa – Du lịch) trong xu thế phát triển<br />
chung của Trường Đại học Sài Gòn. Trong những bước đi ban đầu, tuy đội ngũ cán bộ - giảng<br />
viên còn ít, nhưng đã từng bước vươn lên để hoàn thiện và khẳng định sự phát triển của Khoa<br />
đáp ứng nhu cầu của thực tiễn xã hội.<br />
Hiện tại, Khoa có khoảng 600 sinh viên với các hệ đào tạo Đại học – Cao đẳng. Để nâng cao<br />
chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho ngành, Khoa luôn chú trọng việc nâng cao chất lượng<br />
công tác đào tạo, hiệu quả trong rèn luyện kĩ năng, nghiệp vụ nghề cho sinh viên giúp sinh viên<br />
có nhiều hướng mở trong cơ hội nghề nghiệp và việc làm.<br />
Trước sự phát triển lớn mạnh không ngừng của Trường, Khoa Văn hóa – Du lịch đã và đang<br />
từng bước khẳng định mình nhằm xây dựng Trường Đại học Sài Gòn thành một trung tâm đào<br />
tạo uy tín tại TP. Hồ Chí Minh và phía Nam.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
<br />
The article is about the birth of the Department of Vietnamese Study (Culture – Tourism) in the<br />
development of Saigon University. In the initial step, although there are few teachers, the<br />
Department has gradually expanded and confirmed its development to meet the practical needs<br />
of society.<br />
Currently, the Department has about 600 students with the training systems from college to<br />
university levels. Improving the quality of the training of human resources for industry, the<br />
Department focuses on improving the quality of training, effectiveness of skills, and professional<br />
jobs for students. These will help them to have more opportunities for their future careers.<br />
The Department of Vietnamese Study (Culture – Tourism) has been gradually asserted itself to<br />
contribute to the incessant growth of Saigon University- a prestigious training center in Ho Chi<br />
Minh City and in the South.<br />
<br />
1. SỰ RA ĐỜI NGÀNH VIỆT NAM HỌC (VĂN HÓA – DU LỊCH) TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC<br />
SÀI GÒN<br />
<br />
Sự ra đời của ngành Việt Nam học đã và đang đáp ứng được yêu cầu cấp thiết ngày càng tăng<br />
của giới nghiên cứu trong và ngoài nước nhằm tìm hiểu về đất nước, lịch sử, văn hóa, con người<br />
Việt Nam từ truyền thống đến đương đại. Đó cũng là quá trình tất yếu khi mà Việt Nam không<br />
ngừng mở rộng quan hệ hợp tác, hội nhập với khu vực và quốc tế.<br />
<br />
Trước xu hướng phát triển chung đó, Trường Đại học Sài Gòn (trước đây là trường Cao đẳng Sư<br />
phạm Thành phố Hồ Chí Minh) được nâng cấp lên thành trường đại học đa ngành, đa cấp. Được<br />
sự đồng ý của Bộ Giáo dục và Đào tạo trường đã mở các mã ngành ngoài sư phạm. Sự ra đời của<br />
ngành đào tạo Việt Nam học (từ năm học 2006 – 2007) cũng không nằm ngoài sự phát triển<br />
chung đó của Nhà trường.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(*)<br />
TS, Khoa Văn hóa – Du lịch, Trường Đại học Sài Gòn<br />
Mục tiêu của ngành học là đào tạo ra những Cử nhân trình độ Cao đẳng và Đại học có đầy đủ<br />
kiến thức về đất nước, lịch sử, văn hóa, con người Việt Nam từ quá khứ đến hiện tại, nhằm đáp<br />
ứng được nhu cầu xã hội về nguồn nhân lực phục vụ trong lĩnh vực văn hóa và du lịch. Trong<br />
những bước đi ban đầu của một ngành Việt Nam học còn non trẻ, Cán bộ - Giảng viên của Khoa<br />
đã từng bước khắc phục những khó khăn, vươn lên hoàn thiện mình. Để ngày càng hội nhập, đáp<br />
ứng nhu cầu xã hội, gắn kết các hoạt động đào tạo và nghiên cứu của ngành Việt Nam học theo<br />
hướng văn hóa – du lịch, tháng 08 – 2008, Hiệu Trưởng trường Đại học Sài Gòn đã quyết định<br />
đổi tên Khoa Việt Nam học thành Khoa Văn hóa – Du lịch. Đến năm học 2008 – 2009, Khoa bắt<br />
đầu tuyển sinh đào tạo hệ Đại học khóa đầu tiên. Được sự cho phép của Bộ Giáo dục và Đào tạo,<br />
bắt đầu từ năm học 2009 – 2010, Khoa cũng bắt đầu đào tạo hệ liên thông chính quy từ trình độ<br />
Cao đẳng lên trình độ Đại học không chỉ cho sinh viên đang học tập tại Khoa mà còn cho sinh<br />
viên hệ Cao đẳng ngành Việt Nam học của các trường khác trong cả nước (hiện tại Trường Đại<br />
học Sài Gòn đã liên kết đào tạo với các Trường Cao đẳng Bến Tre và Trường Cao đẳng Sư phạm<br />
Đà Lạt). Đây rõ ràng là một hướng đi đúng đắn và kịp thời.<br />
<br />
Hiện tại, Khoa Văn hóa – Du lịch có khoảng 600[1] sinh viên đại học và cao đẳng của các hệ đào<br />
tạo chính quy và liên thông. Hệ thống chương trình đào tạo phù hợp và từng bước được cập nhật,<br />
đổi mới liên tục nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo, giảng dạy, đáp ứng xu thế, yêu cầu của xã hội<br />
đặt ra. Đội ngũ giảng viên tham gia giảng dạy đều là những người có bề dày kinh nghiệm, nhiệt<br />
tình, luôn năng động sáng tạo và có học hàm học vị (các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học,<br />
Tiến sĩ, v. v.)<br />
<br />
2. CƠ SỞ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO<br />
<br />
Việt Nam học là một ngành học không mới đối với thế giới, nhưng mới được quan tâm nghiên<br />
cứu gần đây và được giảng dạy ở Việt Nam trong khoảng một thập niên trở lại đây. Hiện tại có<br />
khoảng 80 trường Đại học – Cao đẳng trong cả nước đào tạo ngành Việt Nam học. Việc định<br />
hướng phát triển ngành đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn là việc không đơn giản, vì chưa<br />
có sự thống nhất về bản thân khái niệm, đối tượng, nội dung, phương pháp, v.v bởi Việt Nam<br />
học là môn học trong đó có sự tích hợp của các bộ môn khoa học xã hội và nhân văn, nghiên cứu<br />
về Đất nước – Lịch sử - Văn hóa – Con người Việt Nam. Bên cạnh đó, Việt Nam lại được coi là<br />
một bộ phận của khu vực học với tư cách là một chỉnh thể độc lập, nên việc nghiên cứu Việt<br />
Nam học có thể dựa trên phương pháp tiếp cận khu vực học, phương pháp liên ngành, đa ngành<br />
cũng như là kết hợp phương pháp riêng biệt của nhiều ngành khác.<br />
<br />
Qua các lần tham gia Hội thảo khoa học Quốc tế về Việt Nam học (Hội thảo Khoa học Quốc tế<br />
Việt Nam học lần 1 vào tháng 07 – 1998, lần 2 vào tháng 07 – 2004 và lần 3 vào tháng 12 –<br />
2008) và các Hội thảo khoa học khác (Hội thảo Khoa học Việt Nam học của Trường Đại học Sư<br />
phạm Hà Nội vào tháng 04 – 2009), liên quan đến vấn đề nội dung đào tạo và giảng dạy ngành<br />
Việt Nam học cho người Việt Nam và người nước ngoài, chúng tôi đã vận dụng linh hoạt và<br />
sáng tạo trong đào tạo sinh viên ngành Việt Nam học theo hướng Văn hóa - Du lịch ở Trường<br />
Đại học Sài Gòn:<br />
<br />
- Thiết kế nội dung, chương trình thể hiện mục đích, đối tượng của môn học nhằm đảm bảo được<br />
tính logic, tính hệ thống và khoa học – gắn liền lí thuyết với thực tiễn xã hội, kết hợp thực hành<br />
tạo ra hứng thú cho cả giảng viên lẫn sinh viên.<br />
<br />
- Đặt ra yêu cầu đối với giảng viên trong quá trình thiết kế đề cương giảng dạy và kế hoạch làm<br />
việc với sinh viên, quá trình kiểm tra đánh giá và đặc biệt là chú ý đến phương pháp tự học,<br />
nghiên cứu và kĩ năng tư duy của sinh viên.<br />
- Yêu cầu đối với sinh viên trong quá trình học tập: không chỉ chú ý đến vấn đề kiến thức mà còn<br />
chú trọng đến các kĩ năng thực hành ứng dụng như: thực tế bộ môn ở các địa phương về hệ thống<br />
di tích lịch sử - văn hóa, du lịch sinh thái, quy hoạch, lữ hành, khu du lịch; kĩ năng nghiệp vụ về<br />
hướng dẫn, điều hành tour, nghiệp vụ nhà hàng – khách sạn tại các cơ quan, doanh nghiệp, dịch<br />
vụ. Sản phẩm của sinh viên là các báo cáo, bài tập, chuyên đề, tiểu luận, v.v qua đó góp phần<br />
nâng cao kĩ năng nghiệp vụ nghề nghiệp ứng dụng sát với thực tiễn yêu cầu xã hội.<br />
<br />
Trong quá trình đào tạo, do đặc thù của tính liên ngành và tính thực hành khá cao của ngành học,<br />
sinh viên Khoa Văn hóa – Du lịch Đại học Sài Gòn đã khá chủ động và sáng tạo trong suốt quá<br />
trình học tập, thông qua hàng loạt các hoạt động:<br />
<br />
- Học tập thực tế bộ môn ở các địa phương, các khu vực:<br />
+ Miền Tây Nam bộ<br />
+ Duyên hải miền Trung – Tây Nguyên<br />
+ Bắc Trung Bộ<br />
+ Khu vực Tây Bắc và Đông Bắc Bộ<br />
+ Hành trình xuyên Việt.<br />
<br />
- Các buổi báo cáo chuyên đề về Văn hóa ẩm thực, Âm nhạc dân tộc truyền thống, lối sống, tình<br />
yêu, hôn nhân và gia đình, v.v.<br />
<br />
- Các hoạt động nghiên cứu văn hóa Hán – Nôm tại các Hội quán, Chùa, Đình tại khu vực Thành<br />
phố Hồ Chí Minh và phía Bắc.<br />
<br />
- Hoạt động tại các Hội chợ về du lịch, văn hóa, việc làm, tư vấn.<br />
<br />
- Thực hành về nghiệp vụ Nhà hàng – Khách sạn tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh với các<br />
Nhà hàng – Khách sạn đạt tiêu chuẩn 5 sao của các tập đoàn nổi tiếng hàng đầu thế giới như:<br />
Sheraton, Park Hyatt, Renaissance, Caravelle, v.v nhằm tiếp cận với chuẩn chung của thế giới, lễ<br />
tân về khách sạn quốc tế.<br />
<br />
Đặc biệt, trong các hoạt động thực tập tốt nghiệp, sinh viên năm cuối của Khoa Văn hóa – Du<br />
lịch đã rất chủ động trong việc định hướng gắn kết công tác thực tập với việc làm sau khi tốt<br />
nghiệp. Cụ thể như khóa 06 (niên khóa 2006 – 2009) hệ Cao đẳng chính quy đầu tiên của Khoa<br />
ra trường, theo thống kê chưa đầy đủ số sinh viên đã tìm được việc làm chiếm khoảng 70% trên<br />
tổng số sinh viên tốt nghiệp và khoảng 60% các em sinh viên tiếp tục quay trở lại trường để tiếp<br />
tục học tập liên thông nâng cao lên trình độ Đại học.<br />
<br />
3. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG THỜI GIAN TỚI<br />
<br />
Sự phát triển của Khoa Văn hóa – Du lịch trong thời gian sắp tới đòi hỏi những giải pháp đồng<br />
bộ từ nhiều phía và sự nỗ lực phấn đấu của tập thể cán bộ giảng viên, sinh viên. Đặc biệt quan<br />
trọng là vấn đề không ngừng nâng cao chất lượng công tác đào tạo, hiệu quả trong rèn luyện kĩ<br />
năng nghiệp vụ nghề nghiệp, chuyên môn của sinh viên, để có thể đáp ứng được những yêu cầu<br />
công việc của thực tiễn xã hội, giúp cho sinh viên có nhiều hướng mở trong cơ hội về nghề<br />
nghiệp và việc làm như:<br />
<br />
- Hướng dẫn viên du lịch;<br />
- Lễ tân khách sạn, nhà hàng;<br />
- Thiết kế quản lý và điều hành tour du lịch;<br />
- Cơ quan quản lý về văn hóa;<br />
- Du lịch sinh thái và khu du lịch, vui chơi, giải trí;<br />
- Nghiên cứu chuyên sâu;<br />
- Quảng cáo, tổ chức sự kiện;<br />
- v.v.<br />
<br />
Rõ ràng, Việt Nam học đang mở ra rất nhiều hướng đi và cơ hội cho sinh viên theo học ngành<br />
này, vấn đề là chất lượng đào tạo và sự năng động, chủ động sáng tạo của sinh viên trước nhiều<br />
thách thức và cơ hội nghề nghiệp mở ra. Một trong những công cụ quan trọng không thể thiếu để<br />
hỗ trợ cho sinh viên bên cạnh việc học tập các môn học chuyên ngành và nghiệp vụ, đó là: Ngoại<br />
ngữ và Tin học.<br />
<br />
Hội đồng Khoa học và Đào tạo của Khoa đã thống nhất xây dựng đề tài nghiên cứu cấp Trường<br />
với thời gian nghiên cứu là 05 năm (gồm 03 giai đoạn) nhằm mục đích xây dựng hệ thống lí<br />
thuyết về chương trình, nội dung và quản lí chất lượng đào tạo và xây dựng cơ sở vật chất<br />
chuyên ngành hỗ trợ cho sinh viên: “Định hướng phát triển bền vững công tác đào tạo của<br />
Khoa Văn hóa – Du lịch tại Trường Đại học Sài Gòn”.<br />
<br />
Đồng thời, Khoa cũng đón bắt được nhu cầu của người nước ngoài muốn tìm hiểu về Đất nước –<br />
Văn hóa – Con người Việt Nam (đã có một số công dân nước ngoài đến trường Đại học Sài Gòn<br />
để tìm hiểu như: Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, v.v và mới đây nhất là sự đề xuất của Tùy<br />
viên văn hóa Đại Sứ quán Hàn Quốc trước những nhu cầu của công dân Hàn Quốc đang sinh<br />
sống và làm việc tại Việt Nam)[2]. Khoa Văn hóa – Du lịch đang từng bước phát triển đội ngũ<br />
nhân lực, xây dựng nội dung, chương trình đào tạo, cơ chế phối hợp với nhà trường và các cơ<br />
quan chức năng, trình xin ý kiến Bộ Giáo dục và Đào tạo để tiến tới đào tạo trình độ Cử nhân<br />
Đại học ngành Việt Nam học cho sinh viên người nước ngoài.<br />
<br />
Cùng với sự phát triển không ngừng của Trường Đại học Sài Gòn, Khoa Văn hóa – Du lịch đã và<br />
đang từng bước khẳng định mình nhằm góp phần xây dựng Trường Đại học Sài Gòn thành một<br />
trung tâm đào tạo uy tín tại TP. Hồ Chí Minh và phía Nam.<br />
<br />
Chú thích:<br />
<br />
[1]. Nguồn: Phòng Công tác Học sinh Sinh viên<br />
[2]. Nguồn: Phòng Đào tạo<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
1. Hội thảo KHQT Việt Nam học lần 1 (tháng 7 – 1998) tại Hà Nội (2000), Kỷ yếu hội thảo,<br />
NXB Thế giới.<br />
2. Hội thảo KHQT Việt Nam học lần 2 (tháng 7 – 2004) tại Tp. Hồ Chí Minh (2004), Kỷ yếu hội<br />
thảo, NXB Thế giới.<br />
3. Hội thảo KHQT Việt Nam học lần 3 (tháng 12 – 2004) tại Hà Nội (2008), Tuyển tập báo cáo<br />
tóm tắt, NXB Thế giới.<br />
4. Hội thảo KH về chương trình và nội dung đào tạo cử nhân Việt nam học ở Việt Nam và trên<br />
thế giới (tháng 04 – 2009) tại Hà Nội (2009), Kỷ yếu hội thảo, ĐHSP Hà Nội.<br />
5. Khung chương trình Giáo dục Đại học ngành Việt Nam học (Văn hóa – Du lịch) đã được Hiệu<br />
Trưởng phê duyệt ngày 19 tháng 05 năm 2009.<br />
6. Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển (2008), 20 năm Việt Nam học theo định hướng liên<br />
ngành, NXB Thế giới.<br />