intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ngày bình yên với Luang Prabang

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

82
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Người Lào nói: chưa đến Luang Prabang là chưa đến xứ Lào. Từ trên máy bay nhìn xuống, Luang Prabang nằm thoai thoải trong một thung lũng, trập trùng xanh ngát. Luang Prabang nằm thoai thoải trong thung lũng. Chợ đêm Thành phố trên cao nguyên ban ngày dài thế, 19 giờ ánh nắng vẫn rực vàng lên nền trời. Phố xá cố đô gọn gàng, yên ả, khu trung tâm y như đường Phạm Ngũ Lão ở Sài Gòn, khách du lịch tấp nập. Tối đầu tiên chúng tôi đến thăm chợ đêm trên Sisavangvong Road, con đường chạy qua...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ngày bình yên với Luang Prabang

  1. Ngày bình yên với Luang Prabang Người Lào nói: chưa đến Luang Prabang là chưa đến xứ Lào. Từ trên máy bay nhìn xuống, Luang Prabang nằm thoai thoải trong một thung lũng, trập trùng xanh ngát. Luang Prabang nằm thoai thoải trong thung lũng. Chợ đêm Thành phố trên cao nguyên ban ngày dài thế, 19 giờ ánh nắng vẫn rực vàng lên nền trời. Phố xá cố đô gọn gàng, yên ả, khu trung tâm y như đường Phạm Ngũ Lão ở Sài Gòn, khách du lịch tấp nập. Tối đầu tiên chúng tôi đến thăm chợ đêm trên Sisavangvong Road, con đường chạy qua Hoàng cung và PhouSi, sáng trưng rực rỡ.
  2. Một góc chợ đêm. Sản phẩm bày bán ở đây chủ yếu là đồ lưu niệm: thổ cẩm, trang sức, đồ cổ… La liệt vải may sịn (váy Lào), khăn choàng, dra gối, túi nhỏ, giỏ lớn bằng vải thổ cẩm dệt tay. Các sản vật đặc trưng Lào: típ đựng xôi đan bằng mây, tượng bằng ngà, bạc, gỗ; chao đèn bằng giấy thủ công thật tinh xảo. Người bán là đồng bào dân tộc Lự, Hmông từ các bản, làng khuất trong núi xanh… Giữa chợ mà ai mua bán, trả giá cũng hạ giọng như thầm thì, ít lời chào mời và nhất là không có chèo kéo, cãi cọ. Chỉ có nhiều những nụ cười hồn hậu chân tình khi khách và chủ cùng chắp tay trước ngực nói “Sabaydee” (Xin chào) và “Khobchay” (Cảm ơn). Phou Si – núi Màu Người Luang Prabang lại nói: Nếu chưa đến Phou Si thì coi như chưa đến Luang Prabang. "Phou" tiếng Lào nghĩa là "núi", và "si" nghĩa là "màu". Phou Si – Núi Màu – là một ngọn đồi nhỏ nằm ở phía đông bắc Luang Prabang, dài 1000m, rộng 250m, cao 80m. Từ chân lên đến đỉnh phải qua 329 bậc xây bằng gạch đỏ. Bậc thang rộng, thấp vừa phải, cách một quãng lại có nơi nghỉ chân. Trên khoảng rộng trạm
  3. nghỉ bán vé có cây bồ đề do chính phủ Ấn Độ trồng tặng nhân 2500 Phật lịch, xung quanh bao bọc bởi đài sen. Đường lên Phou Si với những gốc Chăm pa cổ thụ. Hai bên đường đi có hàng trăm gốc Chăm pa (hoa sứ hay hoa đại ở Việt Nam) cổ thụ, thân gốc to lớn sần sùi, cành nhánh quăn queo. Hoa nở trắng, đưa hương ngan ngát, tinh khiết giữa rừng buổi sáng trong lành. Cây rừng cao vút um tùm. Đường đi và rừng hai bên sạch sẽ, không hề có rác, cả lá rụng cũng ít vì được quét thường xuyên, hoa Chăm pa rụng được du khách nâng lên đặt trên bệ tường.
  4. Tháp vàng rực rỡ trên đỉnh Phou Si. Hơn 300 bậc thoắt đã hết mà du khách vẫn còn muốn tận hưởng cảm giác thanh thản, mát mẻ như đường lên chốn tiên cảnh. Toàn cảnh Phou Si thanh thoát, cổ kính ẩn hiện giữa rừng Chăm pa cổ thụ. Trên đỉnh Phou Si có tháp Chom Si cao 20m, lộng lẫy sắc vàng. Gian thờ Phật ở bên cạnh tháp, có bức tượng Phật nặng khoảng 50kg. Theo tục lệ, nhiều du khách dâng hoa nến, cố nâng bức t ượng lên qua đầu ba lần để cầu may.
  5. Dòng Nậm Khan Từ trên đỉnh Phou Si nhìn ra xung quanh: bên trái là dòng Nậm Khan với cây cầu bắc qua, uốn lượn hòa dòng với Mê Kông; bên phải là Luang Prabang hiền hòa yên bình trong thung lũng. Phía trước, dưới chân núi là khuôn viên Hoàng cung rộng lớn, vườn Thượng uyển vương giả, thấp thoáng mái chùa cong vút. Lùi xa một chút là dòng Mê Kông mênh mang. Phóng tầm mắt qua bên kia sông: Một ngọn núi có hình người đàn bà nằm quay lưng lại, đó là Phou Nang (Núi Nàng), đối diện là Phou Thao (Núi Chàng) gắn với sự tích một câu chuyện tình lãng mạn.
  6. Mê Kong mênh mang, bên kia là Phou Nang. Viện bảo tàng quốc gia Lào Xuống núi, băng qua đường là Viện Bảo tàng Quốc gia CHDCND Lào, vốn chính là Hoàng cung Vương quốc Lào thuở xa xưa. Hai hàng cây thốt nốt cao vút tuyệt đẹp dẫn lối vào, rất đông du khách châu Âu, Nhật, Trung Quốc… Hoàng cung Lào là mang dấu ấn kiến trúc Pháp, hiện đại và tinh tế. Ở đây còn lưu giữ bức tượng Phật Prabang, được coi như báu vật trấn quốc. Tượng bằng vàng, nặng 48kg, cao 83cm.
  7. Hoàng cung và vườn Thượng uyển. Vườn Thượng uyển xinh đẹp với cây lạ, hoa quý, hồ nước long lanh, chim lượn vòng, bướm dập dờn… Tượng vua Sisavang Vong ở bên phải bằng đồng uy nghi trầm mặc. Bên trái là mái chùa lộng lẫy, thềm lát đá cẩm thạch trắng, mát lạnh giữa nắng trưa. Wat Xiêng Thoong – Chùa Xiêng Thoong Nhìn trên bản đồ, dòng Nậm Khan như đứa con bướng bỉnh, sắp đến gần Mê Kông còn cố chạy song song về phía đông một đoạn rồi mới chịu nhập vào sông mẹ, hình thành nên một bán đảo. Đầu bán đảo – ngã ba sông Mê Kông và dòng Nậm Khan – là nơi tọa lạc của chùa Xiêng Thoong (Wat: chùa). Luang Prabang có 36 ngôi chùa nhưng đây là ngôi chùa đẹp, cổ nhất và quan trọng nhất, lối kiến trúc đặc thù Lào với mái cong vút kéo xuống gần mặt đất.
  8. Chùa Xiêng Thoong. Nội thất trong chùa là những phù điêu, điêu khắc tinh xảo dựa theo Phật tích. Các miếu đường xung quanh cũng có vô số phù điêu tuyệt đẹp. Trưa nắng yên bình, gió từ sông Mê Kông thổi về mát rượi từng cơn.
  9. Họa tiết trên cửa trước của chùa. Hàng năm vào dịp Tết Lào, quan chức chính quyền cùng chức sắc giáo hội Phật giáo rước tượng Prabang từ bảo tàng về Wat Xiêng Thoong làm lễ tắm Phật bằng nước hoa Chăm pa, mừng năm mới. Buổi chiều, nếu có thể, bạn nên quay về đỉnh Phou Si để ngắm cảnh hoàng hôn trên sông Mê Kông. Khi chiều buông, từ Phou Si nhìn xuống, mặt trời sắp lặn in bóng trên dòng Mê Kông, khoảng giữa Phou Nang và Phou Thao. Trong một khoảnh khắc, nếu thời tiết cho phép, sẽ ngắm đ ược hai vầng mặt trời: vầng bên trên uy nghi rực sáng tỏa hào quang, vầng dưới sông lung linh lay động… Cảnh vật như một bức tranh tráng lệ dát vàng.
  10. Thác Kuang Si Còn hai điểm nên đi khi đến Luang Prabang là thác Kuang Si và động Tham Ting. Thác KuangSi cách trung tâm thành phố 37 km về phía Nam. Đường đi tuyệt đẹp, tuy uốn khúc ngoằn ngoèo nhưng trải nhựa êm ả, núi rừng hùng vĩ xanh tươi. Luang Prabang là tỉnh còn nhiều gỗ tếch – thứ gỗ quý đặc trưng – nhất nước Lào. Rừng gỗ tếch đang được phục hồi, phát triển. Mùa này rừng tếch đang ra hoa, chùm hoa đầu cành màu vàng ngà. Cây gỗ tếch thẳng, lá rất to, xanh ngắt. Đường vào thác Kuang Si.
  11. Hơn 8 giờ sáng mà con đường trải nhựa trong khuôn viên thác Kuang Si còn vắng ngắt, sạch và mát vô cùng. Hai bên đầy hoa dại, um tùm rợp bóng cây thật to cao vút, tiếng thác nước rì rào. Khoảng nghỉ dưới chân thác có đặt rải rác những bộ bàn ghế bằng thân gỗ cưa ngang rất hòa hợp với cảnh sắc, cho du khách nghỉ chân. Dòng thác đổ từ trên cao xuống, ầm vang, hùng vĩ. Dưới chân thác cầu vồng rực rỡ. Bụi nước mịt mù. Không khí mát lạnh trong lành. Nắng hắt cầu vồng lấp lánh. Ngửa cổ nhìn lên đỉnh thác gặp khoảng trời thật xanh. Con đường rừng men theo dòng nước sạch bong, hoa dại rải rác, trên cây cao những giò phong lan lủng lẳng, những thác nước thấp hơn tung bọt trắng xóa. Vài chiếc cầu gỗ nhỏ xinh bắc qua những lạch nước nhỏ. Đám du khách trẻ tuổi thích thú tắm suối, đùa giỡn giữa làn nước trong vắt, xanh như ngọc. Nước trong xanh như ngọc, cầu vồng rực rỡ. Tạm biệt cố đô xứ Lào khi chiều đã ngả bóng thật dài trên sân bay Luang Prabang…
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2