intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ngày đầu tiên đi học

Chia sẻ: Lanhleo Dalat | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

131
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Rất khó để biết được liệu một đứa trẻ có thể chịu nổi sự “chia lìa” trong ngày đầu tiên đi học hay chưa. Nhiều bé sẽ dùng hết sức để bám lấy mẹ và khóc lóc thảm thiết, nhưng có những bé vẫn tỉnh như không. Nếu con bạn nằm trong trường hợp đầu tiên thì cũng đừng lo lắng. Đi học là một thay đổi cực kỳ lớn lao quan trọng với cho trẻ em và cả gia đình, cảm giác lo Ngày đầu tiên đi học, lắng sợ sệt kia cũng là một bố dắt tay...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ngày đầu tiên đi học

  1. Ngày đầu tiên đi học Rất khó để biết được liệu một đứa trẻ có thể chịu nổi sự “chia lìa” trong ngày đầu tiên đi học hay chưa. Nhiều bé sẽ dùng hết sức để bám lấy mẹ và khóc lóc thảm thiết, nhưng có những bé vẫn tỉnh như không. Nếu con bạn nằm trong trường hợp đầu tiên thì cũng đừng lo lắng. Đi học là một thay đổi cực kỳ lớn lao quan trọng với cho trẻ em và cả gia đình, cảm giác lo Ngày đầu tiên đi học, lắng sợ sệt kia cũng là một bố dắt tay đến trường phản ứng hoàn toàn bình thường thôi. Tuy nhiên có rất nhiều cách để bạn tác động giúp quá trình này diễn ra suôn sẻ hơn, đồng thời mở đường tiếp cận và tham
  2. gia vào việc học hành của con sau này. Nói chuyện với con về trường mới Trong những tuần trước khi khai giảng, hãy nói chuyện về ngôi trường mới với bé, thể hiện sự háo hức và trông đợi những điều bé sẽ được học. Hãy cố gắng khơi gợi những phản hồi từ con để biết được bé đang cảm thấy thế nào; nếu bé tỏ ra không hứng thú hay không sẵn sàng với cuộc chuyện trò thì bạn cũng đừng nên làm quá hay ép buộc. Ý tưởng chính là khiến “nhà trẻ” thành một thứ gì đó để con bạn ngóng đợi hơn là sợ hãi nó. Hãy thử tìm cách tiếp cận khác xem. Nếu bạn tự tin và hào hứng, con bạn cũng sẽ như vậy. Tập... xa nhau từ đây Trước khi bé chính thức nhập học, bạn có thể biết được con
  3. mình phản ứng thế nào với việc phải xa bố mẹ bằng vài phép thử nho nhỏ. Bạn có thể thử gửi bé ở nhà họ hàng hay một người bạn thân, hoặc gợi ý một buổi ngủ thân mật ở nhà bà ngoại hay bà nội chẳng hạn. Hãy xem khi không có bố mẹ bên cạnh, con bạn sẽ cư xử thế nào (trong một môi trường an toàn và được giám sát). Cùng với đó, bố mẹ cũng cần phải tự chuẩn bị cho mình, ghi lại những phản ứng của con để có cách điều chỉnh phù hợp. Và nếu có thể, hãy cùng con đến thăm môi trường mới, làm quen dần với trường lớp và thầy cô. Trao đổi giữa người lớn với nhau Bản thân bố mẹ hãy làm quen với giáo viên của con và giúp đỡ các cô bằng cách cung cấp cho họ một vài thông tin cần thiết về con cái mình, chẳng hạn như bé có bị dị ứng gì không, hay các năng khiếu, thói quen đặc biệt của bé… Bạn cũng có thể cùng con nán lại trường một chút vào cuối
  4. giờ để làm quen với các phụ huynh khác và những người bạn mới cùng lớp với con. Việc này vừa có lợi cho bố mẹ, mà cũng giúp con cảm thấy an toàn và tự tin hơn trong việc từng bước hòa nhập vào một cộng đồng lớn hơn vòng tay bố mẹ. Giúp con làm quen Hãy bắt đầu một thói quen mới sẽ được lặp đi lặp lại hàng ngày như để bé tham gia vào việc chuẩn bị đến trường: cùng mẹ soạn quần áo, soạn đồ ăn vặt, chuẩn bị ba-lô… Hãy dành chút thời gian tham gia cùng con trong ngày đầu tiên đi học. Có thể là giới thiệu bé với cô, cùng bé làm quen với các bạn chung lớp, chỉ cho con đường đến khu nhà vệ sinh, nhà ăn, chỗ cất ba-lô, đồ đạc… Đem theo “vệ sĩ”
  5. Hãy hỏi con xem bé có muốn đem theo thứ gì đó từ nhà đi trong ngày đầu tiên đến lớp hay không. Hãy khuyến khích bé chọn thứ gì đó nhỏ nhỏ xinh xinh như một con búp bê hay món đồ chơi ưa thích nào khác (cũng cần huấn luyện bé biết bảo quản đồ dùng của mình, tránh để thất lạc nữa nhé). Sự có mặt của những đồ vật quen thuộc này có thể tạo cho bé cảm giác tự tin hơn trong môi trường mới. Khi con mè nheo Nếu con bạn tỏ ra lo âu sầu khổ, đừng trách mắng bé, và cũng đừng cố hối lộ để bé cư xử như cách bạn mong muốn. Vẫn hãy duy trì sự vui vẻ, nhắc rằng bé sẽ được học nhiều điều mới lạ ở trường, và dành thời gian cho bé trò chuyện làm quen dần với cô. Lưu ý: đừng bao giờ nên kéo dài cuộc chia ly; nếu đứa trẻ cứ khóc lóc ỉ ôi thì việc bạn ở lại càng làm cho mọi việc khó khăn hơn mà thôi.
  6. Chào tạm biệt Chào con vui vẻ và ngắn gọn. Đừng quay lại sau khi bạn đã chào, nhưng cũng đừng lẻn đi mà không cho bé biết. Đừng bao giờ chế giễu việc con khóc nhè, thay vào đó, hãy cho bé biết rằng bạn hiểu sự lo lắng của bé, và đừng quên nhắc bé về những hoạt động thú vị sắp tới, như học tô màu này, học hát múa này… Bé sẽ hiểu khi bạn liệt kê ra như vậy hơn là khi bạn nói rằng, “Mẹ sẽ đón con vào cuối giờ/ ngày.”
  7. Con đi học vui lắm nhé (Ảnh: Inmagine) Vài đứa trẻ sẽ thích những nghi thức chào tạm biệt riêng với bố mẹ, chẳng hạn như ôm hai lần, hay một cái vẫy tay kín đáo qua cửa sổ. Và một lần nữa, nhắc lại với con khi nào bạn sẽ quay lại, và hãy nhớ chắc chắn đón bé đúng giờ! Trong những ngày đầu tiên bé đi học về, hãy dành thời gian để hỏi han con về trường mới, bạn mới. Đừng nhắc lại việc bé đã khóc lóc ra sao vào buổi sáng mà thay vào đó, hỏi han con về những điều bé đã làm hôm nay; vì thường bé đã quên béng chuyện khóc lóc kia rồi, dù khuôn mặt nhòe nhoẹt nước mắt của con vẫn đang còn trong tâm trí bạn Hãy kiên nhẫn giúp con tự tin thích nghi với hoàn cảnh mới. Và hơn tất cả, vào cuối ngày, bạn hãy dẹp sang một bên những lo lắng của mình và tập trung vào công việc chuyên môn cao cả – “làm bố mẹ”.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2