intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghề đầu bếp - nghệ sỹ của những món ăn

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

85
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đầu bếp là ai? Đầu bếp là những người sử dụng những kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm trong lĩnh vực ẩm thực để chế biến đồ ăn và tạo thu nhập (một phần hay toàn bộ) từ công việc này. Họ đảm trách việc nấu nướng cũng như các công đoạn khác nhau: lên thực đơn, chuẩn bị nguyên liệu, gia vị, trình bày món ăn… Đầu bếp ngày nay được phân biệt rõ ràng với những người nấu ăn thông thường. Để trở thành đầu bếp thực thụ, họ cần phải được đào tạo kiến thức ẩm thực...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghề đầu bếp - nghệ sỹ của những món ăn

  1. Nghề đầu bếp - nghệ sỹ của những món ăn Đầu bếp là ai? Đầu bếp là những người sử dụng những kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm trong lĩnh vực ẩm thực để chế biến đồ ăn và tạo thu nhập (một phần hay toàn bộ) từ công việc này. Họ đảm trách việc nấu nướng cũng như các công đoạn khác nhau: lên thực đơn, chuẩn bị nguyên liệu, gia vị, trình bày món ăn… Đầu bếp ngày nay được phân biệt rõ ràng với những người nấu ăn thông thường. Để trở thành đầu bếp thực thụ, họ cần phải được đào tạo kiến thức ẩm thực cơ bản, cũng như thành thạo các kỹ năng, phương pháp chế biến món ăn. Trong nghề bếp, đứng ở vị trí cao nhất là bếp trưởng, người quản lý toàn bộ hoạt động của khu bếp. Ngoài ra còn chia thành đầu bếp chính, bếp phụ. Bên cạnh đó còn có cách phân loại đầu bếp chuyên biệt theo các món ăn họ chế biến như: đầu bếp làm bánh, đầu bếp món Âu, món Trung Hoa… Công việc của người đầu bếp Với đặc trưng nghề nghiệp đòi hỏi sự tỉ mỉ, kiên nhẫn và khéo léo, người đầu bếp phải thực hiện rất nhiều công việc để chuẩn bị cho “ra lò” sản phẩm của mình: - Lên thực đơn, sáng tạo công thức nấu ăn: lên kế hoạch, lựa chọn đồ ăn và thực đơn các bữa ăn chính - Chuẩn bị đầu đủ các nguyên liệu, vật dụng, thiết bị nấu ăn cần dùng trong quá trình chế biến. - Sơ chế nguyên liệu - Chế biến món ăn: nấu ăn bằng các phương pháp rán, nướng, quay, luộc, om, hấp, kho rim, nướng v.v… Chỉ đạo phối hợp các hoạt động nấu ăn - Trình bày các món ăn đẹp mắt, đảm bảo tính mỹ thuật.
  2. - Đào tạo và giám sát các nhân viên nấu ăn khác. Độ tuổi phù hợp với nghề đầu bếp là từ 18 – 55 tuổi. Yêu cầu trình độ từ THCS trở lên, sức khỏe tốt không bị mắc bệnh ngoài da. Nam giới và nữ giới đều có thể làm được công việc này. Những phẩm chất cần thiết đối với người đầu bếp - Đam mê: làm việc trong bếp suốt cả ngày dài, người đầu bếp phải có lòng đam mê thực sự với công việc nấu nướng để duy trì sức sáng tạo và tình yêu với việc chế biến món ăn. -Sáng tạo: phải luôn ý thức cao rằng chế biến trình bày món ăn như một tác phẩm nghệ thuật. Kinh nghiệm và bằng cấp cũng không thể làm được điều này. - Kiến thức về ẩm thực:nắm vững các kiến thức cơ bản về phối hợp nguyên liệu, dinh dưỡng và các phương pháp chế biến món ăn là những đòi hỏi đối với người đầu bếp chuyên nghiệp. - Nhạy cảm với mùi vị và có khiếu thẩm mỹ. - Khả năng làm việc dưới áp lực cao và làm việc theo nhóm: công việc của một đầu bếp dù trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng gắn bó và liên quan với nhiều người khác vì vậy kỹ năng làm việc tập thể rất quan trọng. -Khéo tay và sạch sẽ - Chăm chỉ, ham thực hành: Để trở thành một người giỏi nghề, bạn phải học tập kinh nghiệm ở nhiều nơi và quốc gia khác nhau. Chúng sẽ giúp bạn lĩnh hội các kỹ thuật và công thức món ăn mới cũng như gặp gỡ rất nhiều người. - Sức khỏe:. Thời lượng làm việc của người đầu bếp thường rất dài. Thời gian biểu cũng rất "oái oăm": có thể vào sáng sớm, đêm khuya, cuối tuần hay ngày lễ. Điều kiện làm việc cũng không dễ chịu như một nhân viên văn phòng. Bếp ăn luôn quá nóng, luôn tiếp xúc với thực phẩm sống, nhiệt
  3. độ cao,...Ngoài ra, vốn ngoại ngữ cũng cần được trau dồi vì những nhà hàng nước ngoài yêu cầu rất cao về khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ. Hấp dẫn và thách thức “Được nấu ăn và được sáng tạo chính là tất cả những gì nghề đầu bếp hấp dẫn tôi. Chỉ cần nghĩ tới vẻ hài lòng của khách hàng khi thưởng thức món ăn của mình nấu, bạn sẽ cảm thấy rất vui.” “Hãy đối mặt với việc: nếu không xuất sắc hơn người khác, cả đời bạn cũng chỉ là phụ bếp. Chiếc mũ bếp trưởng thực sự là một thách thức lớn. Bạn có thể học nghề đầu bếp (nấu ăn/dinh dưỡng) tại các Trung tâm dạy nghề của các quận, huyện thuộc các tỉnh, thành phố nơi bạn cư trú. Nếu không có điều kiện học tại các Trung tâm bạn có thể học với những đầu bếp lành nghề mà bạn biết. Việc học lý thuyết và thực hành chỉ là cơ sở ban đầu để bạn bước vào nghề. Muốn trở thành đầu bếp giỏi là một quá trình không ngừng học hỏi tìm tòi, sáng tạo và trao đổi kinh nghiệm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2