YOMEDIA
ADSENSE
Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật của Nguyễn Du qua đoạn trích Trao Duyên
686
lượt xem 24
download
lượt xem 24
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Trao duyên là một trong những đoạn thơ mở đầu cuộc đời mười lăm năm lưu lạc đầy đau khổ của Thuý Kiều, khắc họa sắc nét bi kịch tình yêu tan vỡ của tác phẩm, đặc biệt bộc lộ biệt tài miêu tả tâm lý nhân vật của Nguyễn Du.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật của Nguyễn Du qua đoạn trích Trao Duyên
- Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật của Nguyễn Du qua đoạn trích Trao Duyên 1. Mở bài: “Trăm năm trông cõi người ta Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau Trải qua một cuộc bể dâu Những điều trông thấy mà đau đớn lòng” Truyện Kiều là một tuyệt tác để đời, cho thấy những rung cảm tuyệt vời, góc nhìn sâu sắc, mới mẻ cùng ngòi bút tài hoa của Nguyễn Du, trong đó không thể không kể đến nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tài tình của ông.Thúy Kiều – nhân vật chính của tác phẩm, là một cô gái tài năng, có vẻ đẹp khuynh nước khuynh thành, mặn mà sắc sảo nhưng chính cái xã hội phong kiến đen tối kia đã phá hủy đời nàng. Bốn câu thơ trên đã vẽ nên một cuộc đời đầy bi kịch của Thúy Kiều khi trở thành một món hàng của phường buôn thịt bán người và nhiều lần tự vẫn nhưng không thành… Trong những nỗi đau mà nàng phải gánh chịu, có lẽ trao duyên là điều khiến Kiều đau đớn nhất. Không một ai trên đời này có thể sẵn sàng trao lại duyên mình , thứ tình cảm mà mình trân trọng nhất cho người khác. Nguyễn Du đã bộc lộ được nỗi niềm thương cảm với số phận gian truân của Kiều qua đoạn trích “Trao duyên” bằng nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, đặc sắc, lấy đi nhiều nước mắt của độc giả. 2. Thân bài: a. Tác gia, tac phâm ̉ ́ ̉ Tác giả : Nguyên Du ̃ + xuât thân t ́ ư mô ̀ ̣t gia đình quy tôc co truyên thô ́ ̣ ́ ̀ ́ng văn hoc̣ + sông trong th ́ ơi đai đây biên đông d ̀ ̣ ̀ ́ ̣ ữ dôi, ông bi nem t ̣ ̣ ́ ừ lầu son cac tia ra thăng bao tap cuôc đ ́ ́ ̉ ̃ ́ ̣ ời + đi nhiêu, tiêp xu ̀ ̉ ́ ̣n của nhưng con ng ́ ́c nhiêu nên ông thâu hiêu sô phâ ̀ ́ ̃ ươi thâp cô be hong trong xa hôi ̀ ́ ̉ ́ ̣ ̃ ̣ ̣ ̣ ̀ ươi phu n phong kiên, đăc biêt la ng ́ ̀ ̣ ữ Tac phâm : ́ ̉ Trao duyên 1
- ̀ ̣ ̣ ́ ̣ ́ ̉ ̣ ̀ ̣ ̣ ́ ̣ ̉ + la môt đoan trich thuôc tac phâm Truyên Kiêu, môt tuyêt tac văn hoc cua Nguyên Du v ̃ ơi nhiêu nghê ́ ̀ ̣ ̣ ̣ ́ ̉ ̉ ̣ ̣ thuât đat đên đinh cao cua văn hoc trung đai ̣ + Sau đoan thu xế ̣ p viêc ban thâ ́ ̉ n cua Kiêu ̀ ̉ ̣ ̣ ̀ ̃ au đơn cua Thuy Kiêu luc trao duyên băng nghê thuât miêu ta nôi tâ + Thê hiên bi kich va nôi đ ́ ̉ ́ ̀ ́ ̀ ̣ ̣ ̉ ̣ m nhân ̣ ́ ̉a nha th vât sâu săc cu ̀ ơ. Co thê noi, nghê thuât miêu ta tâm ly nhân vât ́ ̉ ́ ̣ ̣ ̉ ́ ̣ ở đây đa đat đên đinh cao cua văn ̃ ̣ ́ ̉ ̉ ̣ ̣ ̀ ́ ̉ ̃ ́ ́ ̉ hoc trung đai. Qua ngoi but cua Nguyên Du, chung ta co thê nhin thâu nôi đau đ ̀ ́ ̃ ớn đang giăng xe trong ̀ ́ trai tim Thuy Kiêu. ́ ́ ̀ b. Nghê thuât miêu ta tâm ly c ̣ ̣ ̉ ́ ủa Kiều lúc trao duyên: Trao duyên là một trong những đoạn thơ mở đầu cuộc đời mười lăm năm lưu lạc đầy đau khổ của Thuý Kiều, khắc họa sắc nét bi kịch tình yêu tan vỡ của tác phẩm, đặc biệt bộc lộ biệt tài miêu tả tâm lý nhân vật của Nguyễn Du. Mở đầu là lời cầu khẩn của Kiều đối với Vân: “Cậy em, em có chịu lời Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa” Chỉ hai câu thơ mà Nguyễn Du đã dựng lên một không khí đặc biệt. Lời nói cua ̉ Kiều với Vân không còn là ngôn ngữ thông thường của chị nói với em trong một gia đình gia giáo nề nếp nữa : + Mở đầu đoạn thơ bằng từ "cậy" thay vì từ "nhờ" + Âm điệu : "cậy" mang thanh trắc =>Tạo nên một không khí trang trọng đặc biệt, mang âm điệu thổn thức của một mối tâm sự khó diễn tả thành lời + Mức độ kính cẩn : "cậy" : chỉ nhờ cậy, tin tưởng được một người "nhờ" : nhờ vả được nhiều người. Người ta chỉ thường lạy để tỏ sự biết ơn, lạy người đã khuất, tổ tiên, thần linh, cha mẹ, những người bề trên nhưng Nguyễn Du lại để cho Thúy Kiều lạy Thúy Vân Kiều có vai vế lớn hơn Vân, đáng lẽ ra Kiều nói gì thì Vân phải nghe. Nhưng ở đây Kiều đang nhờ vả Vân một chuyện cá nhân, chuyện tình cảm nên cách dùng từ tạo nên không khí trang nghiêm cho buổi trao duyên, thể hiện lòng tin, sự thành kính, van ơn cùng niềm hi vọng nhất định của người chị vào người em gái. Bằng những lời lẽ vừa khẩn khoản vừa thiết tha, Kiều đã tự hạ mình xuống tư thế của người cậy nhờ, cầu khẩn chính đứa em ruột của mình. Thúy Kiều đã đắn đo suy nghĩ rất nhiều trước khi mở lời : + Từ “cậy” được tác giả Nguyễn Du sử dụng hoàn toàn đúng ngữ cảnh, thể hiện sự tinh tế của tác giả khi lựa chọn từ ngữ => Kiều hiểu được gánh nặng mà nàng sắp trao cho em 2
- + Dùng từ "chịu" thay vì từ "nhận" ,"chịu": như biết rằng Vân chắc chắn sẽ nhận lời nhờ cậy của ́ ̀ ̀ ́ ̉ ́ ́ ̃ ư không thê nao lam khac đi cua Vân. mình, co phân nai ep cua Kiêu, bât đăc di nh ̀ ̉ ̀ ̀ ́ ̉ => Nói lên tâm tư người con gái trao duyên và sự đồng cảm của nàng đối với em, bởi nàng biết Vân sẽ vì tình chị em mà chấp nhận mối duyên này. => Câu thơ sáu chữ giản dị mang dáng dấp một lời cầu nguyện chứa đụng tất cả chiều sâu, tinh tế của tâm hồn người con gái trao duyên. + "Lạy": nghi thức người xưa dùng để đáp lễ. => Với Kiều, Vân không còn là em mình mà là một vị ân nhân, và nàng phải dùng nghi thức lạy kính cẩn để thưa chuyện với vị ân nhân của mình. => Qua hành động trái lý lẽ về mặt nghi thức này (chị lạy em) , Nguyên Du ̃ đã khái quát được cả câu chuyện và nỗi lòng bi thương của người trong cuộc. Trái ngược với Thanh Tâm tài nhân khi Kiều nói ra những điều ở trên, tác giả chuyển qua miêu tả phàn ứng của Thúy Vân, nhưng Nguyễn Du thì không như vậy, ông để Thúy Kiều nói tiếp để tạo thêm sức ép cho Thúy Vân phải chấp nhận việc trao duyên. Lời Thúy Kiều vẫn trong một mạch cảm xúc xuyên suốt đoạn trích, không hề gián đoạn: “Giữa đường đứt gánh tương tư Keo loan chấp mối tơ thừa mặc em Kể từ khi gặp chàng Kim Đêm ngày quạt ước khi đêm chén thề Sự đâu sóng gió bất kì Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai Ngày xuân em hãy còn dài Xót tình máu mủ thay lời nước non Chị dù thịt nát xương mòn Ngậm cười chính suối hãy còn thơm lây” +”Đứt gánh tương tư”: thành ngữ chỉ sự bất ngờ không thể lường trước => Con người trong hoàn cảnh đó cũng trở nên hụt hẫng, chênh vênh. Qua đó thấy được nỗi đau khôn cùng của nhân vật trước cả một "gánh tương tư". + “Tơ thừa” : mối tơ duyên mà 2 người không thể trao nhau đành phó thác cho Thuy Vân. ́ => Hình ảnh "mối tơ thừa" dâng lên trong lòng người đọc một cảm xúc mãnh liệt về nỗi xót xa trong lòng nàng Kiều bấy giờ khi phải tự cắt đứt tơ duyên. 3
- +"Mặc": Dẫu biết là thiệt thòi, bất công cho em nhưng Kiều tin chỉ mình Vân mới có thể gánh vác mối tơ thừa này => Nỗi thấu cảm của Thúy Kiều dành cho em, chỉ có thể bất lực nhìn em gánh thay mối duyên này. => Đoạn thơ đã được Nguyễn Du viết ra một cách khúc chiết, mỗi dòng chứa một thông tin sự việc và chúng gối lên nhau một cách logic. => Kiều đẩy Vân vào một tình thế khó xử, không biết có nên nhận mối tơ thừa này không. Điều đó chính Kiều cũng biết nhưng không còn sự lựa chọn nào khác mà đành phải cố chấp vá lại mối duyên đã đứt bằng việc trao nó cho em mặc dù biết rằng trong mối quan hệ đó Thúy Vân chỉ là người thừa là người thứ ba trong truyện này. Thúy Kiều trình bày lại sự gặp gỡ của mình với Kim Trọng, kể lại tiến trình sự việc gợi mở trong lòng Thúy Vân lại những chuỗi sự kiện đã xảy ra. Và khi sống gió ập đến, Thúy Kiều phải đứng giữa sự lựa chọn gia đình hay tình yêu và Kiều quyết định vì chữ hiếu mà bỏ đi cái tình đang dang dở của mình. +“Ngày xuân”: ẩn dụ về tuổi trẻ của Thúy Vân +“Dài”: ngày xuân em dài, đường đời thênh thang vì thế mà hãy "xót tình máu mủ" thay chị trả duyên cho chàng Kim => Câu thơ là lời khẩn cầu tha thiết mà não lòng xoáy vào tình máu mủ ruột rà giữa hai chị em, là tiếng kêu thống thiết vang lên thức tỉnh Vân về bổn phận người làm em qua nỗi đau xé lòng của người chị. =>Bằng cách nói khéo léo “Xót tình máu mủ thay lời nước non” – em hãy vì tình nghĩa chị em trong gia đình , chị đã bán thân để chuộc cha và em , còn em hãy giúp chị tiếp nối duyên chị với chàng Kim, cách nói ấy như ép Thúy Vân vào thế gọng kìm, buộc em phải chấp nhận vì chị đã hi sinh cả tình yêu thời thanh xuân của chị để báo hiếu cha mẹ , còn em, em phải làm việc gì đó giúp chị chứ. Kiều còn nói thêm về tương lai tăm tối của mình , có thể chết , sống một cuộc đời đầy khổ cực nhưng đến cả khi chết chị vẫn không quên được công ơn của em: “Chị dù thịt nát xương mòn Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây” Lời thỉnh cầu của Kiều vừa chân thành, vừa thuyết phục, vừa thiết tha vừa ràng buộc đưa Vân đến tình thế mặc nhiên phải chấp nhận. Nàng Kiều của Nguyễn Du vẫn tỏ ra sắc sảo mặn ngay cả trong bi kịch đau đớn nhất của mình. => Thể hiện tấm lòng vị tha đáng trân quý của Kiều khi lo cho cảm xúc người khác trước khi lo cho mình. c. Nghê thuât miêu ta tâm ly Ki ̣ ̣ ̉ ́ ều sau khi trao duyên: 4
- Mượn cả đến cái chết để nói lên sự thanh thản của mình nếu như Vân nhận lời nối duyên với Chàng Kim, vậy mà khi trao những kỷ vật cho Vân, Kiều lại thấy mình mất mát to lớn không gì bù đắp nổi. Tay Kiều trao mà lòng Kiều như còn cố níu kéo giữ lại một chút gì cho mình: ”Chiếc thoa với bức tờ mây, Duyên này thì giữ vật này của chung Dù em nên vợ nên chồng, Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên! Mất người còn chút của tin, Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa.” Nếu như ở đoạn trên, Kiều kể mối tình cho em nghe bằng giọng điệu cố lấy vẻ bình tĩnh thì đến lúc này, trao lại kỉ vật cho em, nàng cảm thấy đã mất hết không thể kìm nén được tình cảm của mình nữa Nguyên Du ̃ ̉ đê trái tim đa c ảm cua Kiêu b ̉ ̀ ắt đầu lên tiếng. Biết bao giằng xé đau đớn trong hai chữ “của chung” phi lý. Khẩn xin em nhận lời trao duyên của mình, vậy mà Kiều lại thấy mình như kẻ bị mất người, coi mình như người mệnh bạc. => Tất cả những tình cảm mâu thuẫn ấy càng làm cho bi kịch tình yêu tan vỡ của Kiều thêm đau đớn Mọi hình ảnh khi ấy giờ đây với Kiều chỉ còn lại là những mảnh kí ức. Sự cảm nhận của thời gian có màu sắc tâm lý ấy đã tô đậm thêm nỗi đau đớn của nàng Kiều khi ý thức sâu sắc được sự khác biệt giữa quá khứ và hiện tại. Thúy Kiều đã lấy vật định tình mà chàng Kim Trọng tặng mình trao lại cho Thúy Vân như thể hiện tình cảm của mình từ nay do Thúy Vân nhận lãnh trách nhiệm, hoàn thành lời ước hẹn với Kim Trọng. ̉ ồi cuộc đời Kiều, về tinh thần đã chết: Đê r “Mai sau dù có bao giờ, Đốt lò hương ấy, so tơ phím này. Trông ra ngọn cỏ lá cây, Thấy hiu hiu gió thì hay chị về. Hồn còn mang nặng lời thề, Nát thân bồ liễu, đền nghì trúc mai”. Vẫn là lời của Kiều tâm sự, cầu khẩn với Vân tưởng như những lời từ thế giới bên kia vọng về, thấm đầy nước mắt. 5
- Dẫu đã sang thế giới bên kia nhưng linh hồn Kiều vẫn còn mang nặng lời thề, vẫn còn mong muốn, khao khát qua những làn gió nhẹ, hiu hiu trở về gặp lại người yêu, vẫn khao khát nhận được sự đồng cảm, nhớ thương của con người nơi trần thế. Nàng không muốn bị đưa vào quên lãng. => Chỉ với vài dòng thơ mà Nguyễn Du đã cho thấy bút pháp miêu tả tâm lý nhân vật vô cùng tinh tế và sáng tạo, đan xen giữa hiện thực, quá khứ và tương lai cùng góc nhìn chân thực Trao đi một mối tình vẫn còn đang say nồng đối với Kiều quả thật là một điều khó khăn. Khi đã ý thức được bi kịch tình yêu tan vỡ ở hiện tại, nàng vẫn khao khát được hạnh phúc, được yêu: “Bây giờ trâm gãy bình tan, Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân! Trăm nghìn gửi lạy tình quân Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi. Phân sao phận bạc như vôi? Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng” Trong đêm dài, Kiều cảm thấy đau xót trước sự chia li của nàng và Kim Trọng, ta có thể thấy được qua những từ ngữ, hình ảnh dồn dập như: “trâm gãy bình tan”, “Tơ duyên ngắn ngủi”, “nước chảy hoa trôi”. Nàng còn hồi tưởng về những kỉ niệm đẹp của cái ngày uống chén rượu thề với chàng Kim làm cho bi kịch ấy trở nên đau thương hơn. Dẫu khó khăn là thế, nhưng Kiều không thể thay đổi được số phận của mình, để rồi phải thốt lên những tiếng xót xa đến xé lòng: “Ôi Kim Lang! Hỡi Kim Lang! Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây” + Tên chàng Kim, “Kim Lang”, vang lên hai lần, vừa tha thiết, vừa xiết bao trân trọng và rồi câu thơ cuối là một lời than, lời tự trách mình. + Tiếng nấc nghẹn ngào ấy khẳng định mặc cảm có tội của Kiều. => Phủ định tất cả những gì đã nói với Vân, những gì đã làm cho chàng Kim, phủ nhận nỗi yên tâm của mình trong khoảnh khắc trên kia . Nàng tuy có đau thêm cho mình nhưng vẫn một mực đau cho người, vì người. Nỗi đau không đơn giản mà tăng lên gấp bội. Nàng gọi tên chàng Kim như trong cơn mê sảng. Nỗi đau đã lên đến tột đỉnh, quá sức chịu đựng của thể xác => Một lần nữa thể hiện sự vị tha của Kiều khi lo cho cảm xúc người khác trước khi lo cho mình. 6
- Dẫu cho Kiều đã ân cần, yêu mến Kim Trọng hết mực, thế nhưng nàng vẫn thấy bản thân mình đã phụ lòng người thương. Nàng thương chàng Kim hơn cả chính mình, không đổ lỗi cho hoàn cảnh đáng thương mà nhận trách nhiệm về phía bản thân. => Qua đó, chỉ một chữ “phụ” thôi, vẻ đẹp nhân cách cao thượng của nàng Kiều được làm sáng lên bởi bút pháp tài hoa của Nguyễn Du. 3. Kết bài: Thông qua đoạn trích “Trao duyên”, ta dường như đã chứng kiến được lúc Thúy Kiều trao duyên cho Thúy Vân. Cái xã hội phong kiến đen tối kia đã khiến nàng phải đặt chữ tình chữ hiếu lên bàn cân và rồi bắt chính mình phải lựa chọn. Nhưng vốn dĩ chữ tình chữ hiếu không thể đặt lên mà so sánh. Qua đây phần nào phản ánh được số phận trôi nổi của thân phận người phụ nữ khi xưa. Tác phẩm cho thấy bút pháp miêu tả tâm lý nhân vật đã đạt đến trình độ thượng thừacủa Nguyễn Du, từng tâm lý nhân vật đều được bộc lộ một cách chân thực , sinh động qua những từ ngữ chọn lọc đầy cô đọng và hàm súc. Bằng ngòi bút của mình, việc miêu tả tâm lý nhân vật Kiều trong hoàn cảnh trao duyên như là một quá trình tự ý thức về bi kịch tình yêu tan vỡ, chia li của mình, rồi tự bộc lộ, phơi bày tâm tư, tình cảm và khát vọng sâu trong lòng. Vì vậy người đọc có cảm giác được chứng kiến toàn bộ sự việc trao duyên ấy.Nguyễn Du quả là một vị đại thi hào của dân tộc và xứng đáng được lưu danh vào dòng chảy văn học Việt Nam mãi mãi. Ta cần khuyến khích nhiều bạn trẻ đọc đoạn trích này nói riêng hay tác phẩm “Truyện Kiều” nói chung để làm giàu thêm vốn văn chương cũng như rèn giũa đạo đức của bản thân. 7
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn