Nghệ thuật phát huy nhân tố tinh thần trong chiến dịch Điện Biên Phủ của Đảng, bác Hồ và bài học cho thế hệ trẻ Việt Nam thời đại 4.0
lượt xem 2
download
Bài viết "Nghệ thuật phát huy nhân tố tinh thần trong chiến dịch Điện Biên Phủ của Đảng, bác Hồ và bài học cho thế hệ trẻ Việt Nam thời đại 4.0" góp phần làm rõ thêm nội hàm nghệ thuật lãnh đạo của Đảng, Bác Hồ trong phát huy nhân tố tinh thần của quân và dân ta ở Chiến dịch Điện Biên Phủ, dưới góc nhìn duy vật biện chứng. Từ đó, đề xuất một số nội dung cơ bản cần triển khai nhằm giáo dục các giá trị truyền thống vĩ đại của chiến thắng Điện Biên Phủ cho thế hệ trẻ Việt Nam ở thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghệ thuật phát huy nhân tố tinh thần trong chiến dịch Điện Biên Phủ của Đảng, bác Hồ và bài học cho thế hệ trẻ Việt Nam thời đại 4.0
- ́ NGHỆ THUẬT PHAT HUY NHÂN TỐ TINH THẦN TRONG CHIẾN DỊCH ̉ ĐIỆN BIÊN PHỦ CỦ A ĐANG, BÁC HỒ VÀ BÀI HỌC CHO THẾ HỆ TRẺ VIỆT NAM THỜI ĐẠI 4.0 PGS. TS. Bùi Trung Hưng1 - ThS. Nguyễn Thị Phương Thảo2 1 Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai 2 Trường Cao đẳng Đà Lạt Email: buitrunghung@dntu.edu.vn Tó m tắt: Bài viết góp phần làm rõ thêm nội hàm nghệ thuật lãnh đạo của Đảng, Bác Hồ trong phát huy nhân tố tinh thần của quân và dân ta ở Chiến dịch Điện Biên Phủ, dưới góc nhìn duy vật biện chứng. Từ đó, đề xuất một số nội dung cơ bản cần triển khai nhằm giáo dục các giá trị truyền thống vĩ đại của chiến thắng Điện Biên Phủ cho thế hệ trẻ Việt Nam ở thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay. Điều cốt yếu nhất cần quan tâm là phải coi trọng xây dựng và phát huy nhân tố con người trong mọi hoàn cảnh xã hội. Từ khóa: nhân tố tinh thần, Chiến dịch Điện Biên Phủ, bài học, thế hệ trẻ, thời đại 4.0. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Thắng lợi vĩ đại của quân và dân ta trong chiến cuộc Đông-Xuân 1953-1954, mà đỉnh cao là Chiến dịch Điện Biên Phủ, đã đánh bại thực dân Pháp, giải phóng miền Bắc, tạo ra bước ngoặt mới cho cuộc kháng chiến chống đế quốc xâm lược, tiến tới giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 21 năm sau đó. Chiến công này còn mang ý nghĩa thời đại và giá trị quốc tế vô cùng to lớn: Lần đầu tiên trong lịch sử, một quân đội của quốc gia thuộc địa nhỏ bé ở châu Á đã đánh bại bằng quân sự một đội quân nhà nghề, hùng mạnh nhất nhì của châu Âu; mở ra kỉ nguyên chấm dứt hơn 400 năm chế độ thực dân kiểu cũ; tạo cơ sở cho phong trào giải phóng dân tộc lan rộng khắp năm châu. Thời gian càng lùi xa, chúng ta càng thấy rõ hơn tầm vóc vĩ đại và giá trị lịch sử to lớn của chiến thắng Điện Biên Phủ. Đồng thời, chúng ta càng nhận thấy rõ hơn sự tài tình của Đảng, Bác Hồ trong lãnh đạo quân và dân ta tiến hành cuộc kháng chiến không cân sức trước kẻ thù mạnh hơn nhiều lần; dựa vào sức mình là chính, với ý chí quyết chiến quyết thắng, nhưng đã thành công. Đã có rất nhiều tổng kết, đánh giá, rút ra bài học lịch sử từ thắng lợi vẻ vang này. Nhân kỉ niệm 70 năm, để góp phần làm rõ thêm giá trị, bài học lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ và phát huy những giá trị truyền thống ấy trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, chúng tôi xin bàn về chủ đề: "Nghệ thuật phát huy nhân tố tinh thần trong Chiến dịch Điện Biên Phủ của Đảng, Bác Hồ và bài học cho thế hệ trẻ Việt Nam thời đại 4.0". 335
- 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Đảng ta và Hồ Chủ tịch đã vận dụng sáng tạo quan điểm duy vật biện chứng (DVBC) về vai trò của nhân tố tinh thần 2.1.1. Lý luận duy vật biện chứng về vai trò của nhân tố tinh thần trong hoạt động của con người Luận điểm cơ bản góp phần làm nên tính duy vật và biện chứng triệt để nhất của chủ nghĩa duy vật mác-xít đó là việc coi ý thức-tinh thầ n không chỉ là sản phẩm thụ động của thế giới vật chất, mà còn có tính năng đô ̣ng, tác động trở lại một cách thường xuyên tới thế giới vật chất đã sinh ra nó và được nó phản ánh. Nhưng ý thức chỉ có ở con người, cho nên nói tới vai trò của ý thức, nhân tố tinh thần, thực chất là nói tới vai trò của con người, nhân tố con người, mà trong đó tri thứ c lý luận khoa học là hạt nhân. Khi lý luận thấm sâu vào quần chúng nhân dân sẽ tạo thành một sức mạnh vô cùng to lớn. Trong tác phẩm “Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hégel”, Các Mác đã viết: “Cố nhiên vũ khí của sự phê phán không thay thế được sự phê phán bằng vũ khí, lực lượng vật chất chỉ có thể bi đánh bại bằng lực lượng vật chất; nhưng lý luận cũng sẽ ̣ trở thành một lực lượng vật chất, một khi nó thâm nhập vào quần chúng”1. Lý luận nói ở đây là lý luận khoa học, cách mạng và ý thức lý luận đó, như Các Mác đã nhấn mạnh, phải “dẫn đến cái mệnh lệnh tuyệt đối đòi phải lật đổ tất cả những quan hệ trong đó con người là một sinh vật bị làm nhục, bị đô hộ, bất lực, bị khinh rẻ”2. Tức là, ý thức lý luận đó phải hướng tới sự giải phóng con người, hướng tới tự do, tiến bộ. Hoạt động thực tiễn của con người luôn diễn ra trong những điều kiện vật chất cụ thể. Khi ấy, quan hệ giữa vật chất và ý thức biểu hiện thành mố i quan hệ giữa nhân tố vật chất và nhân tố tinh thần. Theo quan điểm DVBC, trong từng hoạt động của một cộng đồng người cu ̣ thể , nhất là trong đấ u tranh cách mạng, nhân tố tinh thần có vai trò rất to lớn, thậm chí quyết định sự thành bại. Trong bài báo kỉ niệm 10 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, Bác Hồ đã khẳng định: “Luận điểm yếu tố con người, yếu tố tinh thần là yếu tố quyết định trong cuộc đấu tranh giai cấp của Mác, Ăngghen, Lênin và Stalin đã được chứng minh một lần nữa trong thực tiễn của cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam ta. Đứng về mặt lý luận mà nói, ai nắm vững được luận điểm đó của chủ nghĩa Mác-Lênin tức là người đó đã nắm vững được một nội dung quan trọng của học thuyết đấu tranh giai cấp. Ngược lại, ai xa rời hoặc phủ nhận luận điểm đó thì người ấy vứt bỏ một nội dung quan trọng của học thuyết đấu tranh giai cấp và họ sẽ đi tới phạm sai lầm trong hoạt động thực tiễn, thậm chí cả trong chiến lược và sách lược nữa”3. 1 Các Mác và Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 1, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.580. 2 Các Mác và Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 1, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.581. 3 Hồ Chí Minh, "Yếu tố tinh thần của quân đội và Nhân dân ta trong Chiến dịch Điện Biên Phủ", Bài đăng báo Nhân Dân (1964). Trong tác phẩm: Hồ Chí Minh với các lực lượng vũ trang nhân dân. Nxb. Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 1975, tr. 21. 336
- 2.1.2. Đảng, Bác Hồ chú trọng bồi đắp tinh thần cho toàn dân, toàn quân nhằm huy động tổng lực cho Chiến dịch Điện Biên Phủ Viê ̣c nhận rõ vai trò của nhân tố tinh thần, biết phát huy nó một cách khoa học trong mọi hoạt động, nhất là đấu tranh cách mạng, bên cạnh việc tạo dựng những tiền đề vật chất cần thiết, thì trí tuệ, quyết tâm của Bộ Chỉ huy, Tham mưu, là rất quan trọng. Bác Hồ đã tổ ng kế t: “Chiến thắng của ta và sự thất bại của thực dân Pháp ở Việt Nam phản ánh một sự so sánh lực lượng phức tạp, trong đó yếu tố tinh thần của quân đội đôi bên chiếm một vị trí quan trọng có tính chất quyết định trên chiến trường. Nhưng bất cứ một trạng thái tinh thần nào cũng không phải nảy sinh và phát triển một cách độc lập mà nó tùy thuộc vào nhiều nhân tố khác như chế độ xã hội, năng lực lãnh đạo và nhất là mục tiêu chính trị, v.v... Vì vậy, khi bàn về yếu tố tinh thần của quân đội và Nhân dân ta trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, chúng ta phải đứng trên quan điểm đó”4. Như chúng ta đã biết, cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp của dân tộc ta, xét về điều kiện vật chất-ki ̃ thuật, là một cuộc chiến không cân sức. Một dân tộc nhỏ bé, vừa thoát khỏi ách nô lệ hàng ngàn năm đã phải đối đầu với một cường quốc thực dân đầu sỏ, hơn chúng ta rất nhiều lần về vũ khí, trang bị kĩ thuật. Với tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, dưới sự trợ giúp của Đế quốc Mỹ, địch lại càng được trang bị tối tân hơn, đặc biệt chúng hơn hẳ n ta về hỏa lực mạnh và làm chủ trên không. Xin dẫn ra đây vài số liệu chủ yế u, đã công bố rộng rãi: Trước mùa khô 1953-1954, so sánh lực lượng về quân số, Pháp đã vượt lên khá xa Tổng quân số của Pháp là 445.000 người, gồm 146.000 quân Âu Phi (33%) và 299.000 quân Việt (67%). Tổng quân số của Quân đô ̣i Nhân dân Viêṭ Nam (QĐNDVN) là 252.000 người. Như vậy, quân Pháp đông hơn ta là 193.000 người. Chỉ tính riêng lực lượng lục quân bản xứ do các sĩ quan Pháp chỉ huy cũng đã đông hơn ta 47.000 người. Quân Pháp cũng có dự trữ đạn pháo dồi dào hơn hẳn, cùng với máy bay ném bom yểm trợ, nên ở thế áp đảo về hỏa lực, gấp 6 lần về đạn pháo và hơn tuyệt đối về không quân và xe tăng. Trung bình, cứ 1 bộ đội Việt Nam phải hứng chịu 2 trái đại bác, 1 trái bom và 6 viên đạn cối, trong khi ta không có xe tăng hay pháo tự hành để yểm trợ khi tiến công. Bô ̣ đô ̣i ta chỉ có thể tấn công nhỏ và bắ n tỉa quân Pháp. Song, việc bắn tỉa cũng hoàn toàn không đơn giản và không phải chỗ nào cũng có thể là chỗ bắn tỉa được. QĐNDVN tuy có lợi thế hơn do thông thạo địa hình, nhưng thường thì những địa điểm bắn tỉa hiệu quả chỉ tập trung vào một vài đoạn hào chủ yếu. Một khi quân Pháp đã kê xong súng máy, hay chiếm được lợi thế trước, thì việc bắn tỉa gần như không thể. Các vũ khí bắn tỉa của bộ đội Việt Nam cũng khá thô sơ, phần lớn chỉ dùng thước ngắm thông thường, nên với những khoảng cách xa, việc bắn tỉa thường không có hiệu quả. Đặc biệt, khó khăn lớn nhất của QĐNDVN là khâu tiếp tế, hậu cần .v.v. Mặc dù vậy, với sức người và tinh thần quyết thắng là chính, chúng ta đã chiến thắng lẫy lừng, không chỉ buộc Pháp phả i kí hiệp định đình chiến, giải phóng hoàn toàn 4 Hồ Chí Minh, "Yếu tố tinh thần của quân đội và Nhân dân ta trong Chiến dịch Điện Biên Phủ", Bài đăng báo Nhân Dân (1964). Sđd. 337
- miền Bắc nước ta, mà cò n mở ra một thời cơ mới cho phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới. Có một nguyên nhân cơ bản làm nên chiến thắng của quân và dân ta tại chiến dịch này là ta đã huy động được nguồn sức người vô cùng to lớn để đảm bảo hậu cần cho chiến dịch, một việc mà người Pháp cho rằng ta không thể nào làm được và không thể ngờ tới. Trong đó, bài học quan trọng nhất là việc Đảng ta, Bác Hồ và các tướng lĩnh quân đội đã có nhâ ̣n thứ c khoa ho ̣c, vâ ̣n du ̣ng đúng đắ n, biết phát huy cao độ nhân tố con người và nhân tố tinh thần theo quan điể m của chủ nghĩa Mác-Lênin. Ở mức độ khái quát nhất, có thể nói, dựa vào dân, biết phát huy đúng đắn nhân tố tinh thần của toàn dân, là nguyên nhân của mọi nguyên nhân dẫn đến thắng lợi lịch sử Điện Biên Phủ. 2.2. Nghệ thuật phát huy cao độ nhân tố tinh thần trong Chiến dịch Điện Biên Phủ của Đảng, Bác Hồ và việc giáo dục những giá trị đó cho thế hệ trẻ Việt Nam thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 2.2.1. Nội hàm nghệ thuật phát huy cao độ nhân tố tinh thần của quân và dân ta ở Chiến dịch Điện Biên Phủ của Đảng, Bác Hồ Thứ nhất, Đảng ta và Bác Hồ đã luôn giáo dục toàn thể quân và dân ta phát huy cao đô ̣ tinh thần yêu nước và truyền thống chống ngoại xâm của ông cha từ ngàn đời trước. Dân tộc ta vốn có truyền thống yêu nước nồng nàn và anh dũng chống giặc ngoại xâm, từng bao phen “lấy yếu thắng mạnh, lấy ít địch nhiều”. Có thể nói, chiến thắng Điện Biên Phủ chính là sự nối tiếp của những chiến thắng oai hùng như Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa…, trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Trong bài báo, ngày 2/9/1955, Bác Hồ đã viết: “Lòng yêu nước nồng nàn, sự thống nhất về tinh thần và chính trị của Nhân dân và quân đội xung quanh Đảng và Chính phủ đã giúp chúng tôi vượt qua những thử thách khó khăn không thể tưởng tượng được và tạo những điều kiện về chính trị, kinh tế, quân sự để chiến thắng”5. Thứ hai, có đường lối chính tri đúng đắ n, khoa học; có tri thức quân sự uyên thâm, ̣ dẫn tới nghệ thuật dùng binh và chỉ đạo chiến dịch hết sức tài tình, sáng tạo. Bác Hồ đã chỉ rõ: “Tinh thần chiến đấu của quân đội và Nhân dân ta đã được xây dựng trên cơ sở của chủ nghĩa Mác-Lênin, của chủ nghĩa yêu nước chân chính kết hợp với chủ nghĩa quốc tế vô sản. Đường lối cách mạng dân tộc dân chủ của Đảng ta là sự kết hợp chủ nghĩa Mác- Lênin với thực tiễn của cuộc cách mạng nước ta đã hun đúc tinh thần chiến đấu của quân đội và Nhân dân ta. Tinh thần dũng cảm của quân đội và Nhân dân ta chủ yếu bắt nguồn từ đường lối chính trị đúng đắn đó. Đấy là nhân tố cơ bản”6. Có thể thấy, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, chúng ta đã kết hợp khéo léo kinh nghiệm đánh giặc của cha ông, lý luận quân sự Mác-Lênin, những tri thức quân sự học được từ quân đội các nước Liên Xô, Trung Quốc, nhưng quan trọng nhất chính là biết vận dụng sáng tạo vào tình hình cụ thể về địch và ta ở từng trận đánh. Điển hình như, khi chuẩn bị mở đầu chiến dịch, với sự góp 5 Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 8, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.55. 6 Hồ Chí Minh, "Yếu tố tinh thần của quân đội và Nhân dân ta trong Chiến dịch Điện Biên Phủ", Bài đăng báo Nhân dân (1964). Sđd. 338
- ý của chuyên gia nước ngoài, đã có chủ trương đánh nhanh thắng nhanh trong vài ngày, nhưng khi nắm được tình hình địch tăng cường quân số và thế phòng thủ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho rằng phương án ”đánh nhanh thắng nhanh” còn mang tính chủ quan, không đánh giá đúng thực lực hai bên, không thể đảm bảo chắc thắng. Ông đã kiên quyết tổ chức lại trận đánh theo phương án ”đánh chắc, tiến chắc”, đánh dài ngày theo kiểu “bóc vỏ” dần tập đoàn cứ điểm. Hoặc, khi biết rõ rằng thế mạnh của địch là làm chủ trên không, nhưng đây cũng chính là con đường duy nhất vừa đảm bảo hậu cần, vừa vận chuyển thương binh của địch, ta đã tập trung pháo khống chế sân bay Mường Thanh và tiêu diệt máy bay, làm tê liệt địch ở chính thế mạnh của chúng. Thứ ba, luôn bồi đắp ý chí kiên cường, quyết tâm và niềm tin sắt đá vào chiến thắng cho toàn thể quân và dân ta. Ngay từ đầu chiến dịch, khi giao nhiệm vụ cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Bác Hồ đã nói đây là trận quyết chiến cuối cùng, rất gay go, địch rất quyết liệt, nhưng ta phải thắng. Với quyết tâm đó, với niềm tin tưởng sâu sắc vào Đảng và Bác Hồ, Bộ chỉ huy chiến dịch, bộ đội ta đã nêu những tấm gương vô song về ý chí cách mạng. Bác Hồ khẳng định: “Lòng tin tưởng không gì lay chuyển nổi vào thắng lợi của sự nghiệp chính nghĩa của mình đã cổ vũ Nhân dân chúng tôi và đã kích thích tinh thần dũng cảm của họ. Những đức tính về đạo đức và tinh thần chiến đấu của các binh sĩ, các chiến sĩ du kích và cán bộ của chúng tôi đã học được trong lịch sử đặc biệt phong phú của phong trào giải phóng dân tộc, đã giúp quân đội trẻ tuổi của chúng tôi lập được những chiến công lịch sử”7. Thực tế: Hàng ngàn tấm gương chịu đựng khó khăn, mưu trí dũng cảm và hy sinh oanh liệt trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu; hàng trăm km đường và hào được mở trong thời gian ngắn, chỉ bằng hai bàn tay với cuốc chim; hàng trăm khẩu pháo được vượt núi, băng đèo đưa vào trận địa, chỉ bằng đôi vai trầ n củ a chiến sĩ ta; đồng bào, chiến sĩ khắp các chiến trường trên cả nước liên tục mở các trận đánh, nhằm chia lửa với Điện Biên Phủ,…, làm cho giặc Pháp không thể đối phó kịp. Thứ tư, không chỉ biết phát huy cao độ tinh thần vượt khó, quyết thắng giặc của quân và dân ta, Bộ Chỉ huy chiến dịch còn phát huy tinh thần nhân đạo cao cả, sự khoan dung, độ lượng trong ứng xử với quân địch, góp phần làm lung lạc, suy yếu tinh thần của chúng. Kế thừa tư tưởng “lấy đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường bạo” của cha ông sau khi giành chiến thắng tại các cứ điểm Him Lam và đồi Đô ̣c Lập, ta đã chủ động ngừng giao chiến để cho địch có thể thu nhận lính bị thương và xác lính tử trận. Hoặc khi đang bao vây khu trung tâm Mường Thanh, khống chế đường hàng không, nhưng ta vẫn cho phép tướng giặc Đờ-cát nhận thùng hàng cá nhân, trong đó có quà sinh nhật do vợ ông ta gửi,… Những việc đó đã làm cho quân địch trở nên lúng túng, dao động, dẫn tới quyết định đầu hàng nhanh, góp phần kết thúc chiến dịch. Thứ năm, nghê ̣ thuật phát huy nhân tố tinh thần còn thể hiện ở việc biết tạm dừng lại và kết thúc cuộc chiến đúng thời điểm. Chúng ta chấp nhận ký kết Hiệp định Giơnevơ, với sự chia cắt tạm thời đất nước, nhưng thực tế chính là nhằm bảo toàn lực lượng và 7 Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 8, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.55. 339
- củng cố sức dân. Bởi lẽ, tuy chú ng ta đã thắ ng lớ n, song nhữ ng tổ n thấ t và sự khắc nghiệt của cuộc chiến đã vượt quá sức chịu đựng con người, nếu kéo dài thêm ta sẽ gă ̣p nhiề u khó khăn. Có thể nói, Đảng ta, đặc biệt là Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã hết sức sáng tạo trong việc phát huy tính tích cực của nhân tố tinh thần trong lãnh đạo Chiến dịch Điện Biên Phủ. Đó là kết quả của sự am hiểu sâu sắc và vận dụng sáng tạo phép biện chứng mác-xít trong hoàn cảnh cụ thể tại trận quyết chiến cuối cùng của cuộc kháng chiến trường kì chống quân xâm lược Pháp. Những tri thức và phương pháp cách mạng tuyệt vời này (bộ phận quan trọng của nhân tố tinh thần) còn tiếp tục được ứng dụng và phát huy trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Điển hình như, chúng đã góp phần làm nên một “Điện Biên Phủ trên không”, trong trận quyết chiến 12 ngày đêm vô cùng ác liệt, chống giặc Mỹ ném bom miền Bắc cuối năm 1972. Một lần nữa ta đã giành chiến thắng vang dội trong một trận chiến không cân sức, làm tê liệt sức mạnh khổ ng lồ của không lực Hoa Hỳ, một lực lượng hùng mạnh nhất thế giới. Trong đó, anh hùng phi công Phạm Tuân là một điển hình về phát huy ý chí quyết tâm vượt lên trên điều kiện vật chất. Anh đã dùng MIG 19, với độ cao tối đa theo lý thuyết là 9 km, bay vượt lên trên “pháo đài bay” B52 của Mỹ với độ cao trung bình 12km, bắn cháy máy bay địch và hạ cánh an toàn, làm cho chính những người chế tạo ra máy bay MIG 19 cũng phải kinh ngạc. Trong sự nghiệp xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, dưới sự lãnh đạo của Đảng, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đã luôn phát huy cao độ những bài học lịch sử từ chiến thắng Điện Biên Phủ. Đặc biệt, với việc đề cao nhân tố tinh thần, tri thức khoa học, Đảng đã đề ra đường lối đổi mới kinh tế vào năm 1986 và lãnh đạo công cuộc đổi mới toàn diện đất nước đạt nhiều thành tựu to lớn; việc coi trọng đào tạo và phát huy nhân tố con người đã trở thành chiến lược, quốc sách hàng đầu. 2.2.2. Giáo dục nghệ thuật của Đảng, Bác Hồ về phát huy nhân tố tinh thần trong Chiến dịch Điện Biên Phủ cho thế hệ trẻ Việt Nam thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 Trong thời đại 4.0, hội nhập quốc tế sâu rộng và số hóa hiện nay, Việt Nam chúng ta đang đứng trước những thuận lợi và thách thức khác rất xa so với những thử thách ở Điện Biên Phủ ngày xưa. Về thời cơ, trong điều kiện hòa bình, độc lập, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng ta, chúng ta cũng có nhiều thuận lợi rất cơ bản để phát huy tinh thần sáng tạo, hơn hẳ n lớp ông cha ta trước đây. Trên lĩnh vực văn hóa - tinh thần, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc diễn ra ngày 24/11/2021 đã định hướng rất rõ việc xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam thời đại mới. Về xây dựng giá trị con người thời kì mới, Nghị quyết nêu rõ, cần có sự kết hợp những giá trị truyền thống được đúc kết từ ngàn xưa: Yêu nước, đoàn kết, nhân 340
- nghĩa, tự lực, với những giá trị mới hình thành trong quá trình đổi mới và hội nhập, phát triển đất nước: Trung thực, trách nhiệm, kỷ cương, năng động, sáng tạo và hội nhập. Tuy nhiên, quá trình hội nhập quốc tế đang ảnh hưởng đến những giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam, cả theo hướng tích cực lẫn tiêu cực. Về mặt tích cực, nó góp phần nâng cao trình độ tư duy khoa học, trao đổi các giá trị công nghệ, thông tin, các hoạt động và loại hình văn hóa mới, nâng cao đời sống tinh thần của người dân và góp phần làm phong phú thêm các giá trị văn hóa Việt Nam. Song, trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nó cũng đặt ra những thách thức lớn trong việc giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc; nhiều giá trị tinh thần cốt lõi của dân tộc đang có nguy cơ bị mất dần đi. Các phương tiện truyền thông, không gian mạng xã hội ngày càng đa dạng và có vai trò lớn trong quảng bá văn hóa, nhưng cũng có cả sự “xâm lăng” văn hóa, xâm thực, làm xói mòn các giá trị truyền thống tốt đẹp, nhất là với giới trẻ. Trong bối cảnh đó, để giáo dục các giá trị lịch sử truyền thống từ chiến thắng Điện Biên Phủ cho lớp trẻ Việt Nam hiện nay, chúng ta nên tập trung vào các nội dung sau: Một là, tiếp tục tăng cường giáo dục cho mọi người dân, nhất là lớp trẻ, truyền thống yêu nước, yêu hòa bình, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, trong điều kiện mới. Ngày nay, yêu nước phải gắn chặt với yêu chủ nghĩa xã hội-chế độ xã hội tốt đẹp nhất mà Nhân dân ta đã lựa chọn, dưới sự lãnh đạo của Đảng ta. Yêu nước phải gắn với bảo vệ đất nước trong mọi hoàn cảnh, chủ động giữ nước từ sớm, từ xa, ngăn chặn mọi nguy cơ chiến tranh, tăng cường cảnh giác, sẵn sàng tham gia bảo vệ lãnh thổ của Tổ quốc, độc lập, tự do của dân tộc khi cần thiết. Hai là, tăng cường bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, niềm tin vào vai trò lãnh đạo, sự đúng đắn của đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam; tin tưởng vào thắng lợi tất yếu của sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với từng đối tượng. Luôn coi việc chấp hành đúng đường lối, chính sách xây dựng đất nước, pháp luật của Nhà nước, là một định hướng chính trị cơ bản trong mọi hoạt động của bản thân. Đồng thời, cần kiên quyết chống lại những biểu hiện tha hóa, biến chất, tự diễn biến, tự chuyển hóa của bản thân; nâng cao cảnh giác, đấu tranh quyết liệt chống những luận điệu xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước ta từ các thế lực thù địch, cả ở trong và ngoài nước. Ba là, không ngừng học tập để nâng cao tri thức, kĩ năng chuyên môn, nghề nghiệp, ngoại ngữ và các loại hình tri thức chuyên biệt cần thiết; phát huy sức trẻ, hăng hái dấn thân, đi đầu trong khởi nghiệp, sáng tạo, chủ động vươn lên làm chủ các công nghệ hiện đại. Biết tuyên chiến với nghèo đói, hủ tục lạc hậu, vươn lên làm giàu chính đáng cho bản thân, gia đình, xã hội; chung sức chăm lo phát triển cộng đồng, đồng thời cũng biết hưởng thụ một cách có văn hóa với những thành quả lao động của mình. Cần coi đây vừa là trách nhiệm, vừa là đặc ân mà chỉ lớp người trẻ thời nay mới có được, để chung tay gánh vác và hoàn thành tốt các công việc do xã hội giao phó. 341
- Bốn là, biết phát huy truyền thống hòa hiếu, nhân văn, chân thành, cởi mở và cầu thị của ông cha ta trong giao lưu, hội nhập quốc tế; tăng cường chủ động hợp tác đa phương trên cơ sở những nguyên tắc căn bản của lợi ích quốc gia, dân tộc, đảm bảo hài hòa lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội trong hợp tác, làm việc nhóm, khi hội nhập. Cần tích cực chuẩn bị các phẩm chất để trở thành công dân toàn cầu, nhưng vẫn giữ được các giá trị cốt lõi của dân tộc Việt Nam. 3. KẾT LUẬN Ôn lại nghệ thuật phát huy nhân tố tinh thần của Đảng, Bác Hồ, lớp cha ông, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ là kế thừa những bài học lich sử vô giá cho việc đổi ̣ mới, sáng tạo, phục vụ hoạt động nhận thức và thực tiễn của chúng ta hôm nay. Ta đã thấ y nhân tố tinh thần vô cùng quan trọng, có giá tri ̣ to lớ n. Song, muốn phát huy được các giá tri củ a nó, thì phải đặc biệt quan tâm tới nhân tố con người, đặc biệt là bồi dưỡng ̣ các thế hệ kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc; phải tập trung xây dựng một xã hội với mục tiêu cao nhất: Tất cả cho con người và vì con người phát triển toàn diện, không ai bị bỏ lại phía sau./. 4. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, Đưa hệ giá trị quốc gia, văn hóa, gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam vào cuộc sống, nguồn: https://dangcongsan.vn/multimedia/mega-story/dua-he-gia-tri-quoc-gia-van-hoa-gia-dinh-va- chuan-muc-con-nguoi-viet-nam-vao-cuoc-song-623779.html. [2] Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, Các hệ giá trị là nguồn lực nội sinh đặc biệt giúp đất nước phát triển nhanh và bền vững: Bài 1. Khơi dậy và phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, nguồn: https://dangcongsan.vn/multimedia/mega-story/bai-1-khoi-day-va-phat-huy- he-gia-tri-con-nguoi-viet-nam-630129.html. [3] Võ Nguyên Giáp (1980), Những năm tháng không thể nào quên, Nxb. Sự Thật, Hà Nội. [4] Ngô Xuân Lịch, “Giá trị to lớn của nhân tố chính trị, tinh thần", nguồn: http://tapchiqptd.vn/vi/chuyen-luan-chi-dao/chien-thang-ha-noi-dien-bien-phu-tren-khong- gia-tri-to-lon-cua-nhan-to-chinh-tri-tinh-than/1654.html. [5] Nguyễn Xuân Phúc, Phát huy tinh thần Chiến thắng Điện Biên Phủ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nguồn: https://dangcongsan.vn/tu-lieu-tham-khao-cuoc-thi-trac- nghiem-tim-hieu-90-nam-lich-su-ve-vang-cua-dang-cong-san-viet-nam/tu-lieu-cuoc-thi/phat- huy-tinh-than-chien-thang-dien-bien-phu-trong-su-nghiep-xay-dung-va-bao-ve-to-quoc- 537724.html. 342
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn