intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghệ thuật sống "Tầm quan trọng của tiền "

Chia sẻ: Nguyễn Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

396
lượt xem
121
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiền có thể quan trọng như câu nói hài hước có phần phóng đại rằng ‘tiền có thể khiến trái đất quay ngược’. Còn như kinh thánh của tôn giáo thậm chí cảnh báo ‘sự đam mê tiền bạc là nguồn gốc của mọi tội lỗi’, được George Bernard Shaw chuyển thể thành sự ám ảnh thiếu tiền có khả năng là nguồn gốc của tội lỗi. Khái niệm tiền tệ có tầm quan trọng bao trùm với cả ý nghĩa cá nhân lẫn đức trong xã hội, theo cách có thể cung cấp những nhận thức vượt xa những...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghệ thuật sống "Tầm quan trọng của tiền "

  1. Tầm quan trọng của tiền Tiền có thể quan trọng như câu nói hài hước có phần phóng đại rằng ‘tiền có thể khiến trái đất quay ngược’. Còn như kinh thánh của tôn giáo thậm chí cảnh báo ‘sự đam mê tiền bạc là nguồn gốc của mọi tội lỗi’, được George Bernard Shaw chuyển thể thành sự ám ảnh thiếu tiền có khả năng là nguồn gốc của tội lỗi. Khái niệm tiền tệ có tầm quan trọng bao trùm với cả ý nghĩa cá nhân lẫn đức trong xã hội, theo cách có thể cung cấp những nhận thức vượt xa những ảnh hưởng kinh tế đơn thuần. Dù là xã hội sơ khai, hay các dạng thức phức tạp phát triển đương đại, việc chỉ thuần xét các khía cạnh kinh tế không giúp nắm bắt được ý nghĩa trọn vẹn của tiền. Thậm chí, cảm xúc của con người cũng là lý do quan trọng để hiểu biết sự thật. Tiền tệ ở mức độ nào đó liên quan tới tôn giáo, được kiến thức hiện đại giải thích như sự phụ thuộc tâm lý của các yếu tố: Thói quen, Thái độ, Hy vọng, Lo sợ và Chờ đợi. Thái độ cá nhân đối với tiền bạc có thể dao động rất xa nhau, từ sự khinh thị của một thiểu số cho tới mối lo lắng quá đỗi về tiền bạc trong một nhóm đa số khác. Một nhóm nhỏ người rất giàu hoặc rất nghèo cũng có thể khinh bỉ tiền bạc. Người rất giàu là vì ``sự ngon miệng'' với món tiền bạc này không còn hấp dẫn nữa do thừa thãi. Còn người rất nghèo thì vì lý do phải vật lộn sống trong mức tối thiểu để có thể tồn tại, và thậm chí tới mức có thể học cách sống tốt nhất trong điều kiện có bao nhiêu tiền thì sống với bấy nhiêu. Ở phía bên kia, sự lo lắng vô cùng về tiền bạc khiến bản thân tiền bạc đã trở thành ``mục đích'' trong phần đông chúng ta, trong phần lớn thời gian sống như một con người, chứ không chỉ dừng lại ở tư cách phương tiện để đạt tới mục tiêu nữa. Người ta cũng hay gán hai cặp giá trị: Đức hạnh-Nghèo khó và Giàu có-Đánh mất đạo đức, cho dù nó có căn cứ hay không, đó là tâm lý xã hội. Samuel Johnson nói:
  2. "Khi tôi là một học giả nghèo, tôi là người tranh đấu tuyệt vời cho những giá trị của sự nghèo túng\ldots nhưng trong một xã hội văn minh phẩm hạnh cá nhân không phục vụ con người tận tụy như tiền bạc... Các ngài có thể làm một thí nghiệm. Đi xuống phố và tặng cho người nghèo ở đó một bài giảng về đạo đức, và một người khác thì được tặng một đồng tiền có giá. Hãy thử xem người nào sẽ kính trọng ngài hơn... Với điều kiện các yếu tố khác như nhau, trong xã hội văn minh, người giàu hơn sẽ hạnh phúc hơn." Cách tiếp cận đời thường của Johnson vẫn đúng ngày hôm nay, cũng như hai thế kỷ trước đây thời của ông. Nó còn phản ánh cả những nhận thức và hành động của rất nhiều nền văn minh cổ xưa trước nữa rất xa. Có thể quan sát từ thời cổ đại, các nền văn minh phát triển cao hơn tạo ra sự tự do của con người với nền kinh tế tiền tệ. Đây thậm chí là khởi nguồn của nguyên tắc tự do lựa chọn cực kỳ nền tảng của kinh tế thị trường, và chỉ có thể đạt đến khi xã hội được trang bị với khái niệm tiền tệ hoàn chỉnh. Tiền tệ rõ ràng trở thành phần nền tảng quan trọng của các xã hội phát triển từ thời cổ đại trong quá trình vận động của lịch sử; và ngày càng rõ hơn trong lý thuyết kinh tế học cổ điển ở thế kỷ 19. Chức năng của Tiền Nhà kinh tế học Alfred Marshall gọi sự phổ biến của tiền tệ trong xã hội thị trường có tự do lựa chọn cho nhu cầu của mình bằng thuật ngữ trang trọng là "Chủ quyền tối cao của
  3. người tiêu dùng'' và bất kể ngày nay loài người với những sáng tạo thuật ngữ kinh tế học mới mẻ, phức tạp tới đâu, thì sự đơn giản của khái niệm này vẫn ngự trị dựa trên nguyên lý rõ ràng, dễ hiểu và không sai: Cơ chế của vận hành đồng tiền. Tiền quan trọng với kinh tế thị trường, vì nó là phương tiện để người ta bù trừ rất hiệu quả khi xuất hiện cung và cầu đi đến giao dịch thương mại với nhau. Với ý nghĩa của kinh tế học hiện đại, đồng tiền giúp cho quá trình đi tới điểm cân bằng do giằng co mặc cả giữa cung cầu, được diễn ra trong một môi trường thuận lợi. Đây là một cơ chế thị trường có sự tồn tại của đồng tiền. Cho tới tận bây giờ, chưa có một cơ chế nào có thể sánh bằng cơ chế sử dụng tiền để thực hiện chức năng tạo điểm cân bằng cung-cầu trong nền kinh tế có thị trường. Vì thế, cung- cầu-giá là một hệ thống cốt lõi của bất cứ nền kinh tế thị trường nào, phản ánh qua số lượng rất lớn các giao dịch vi mô, theo cùng một cơ chế. Thực tế, với việc nhích từng chút mức giá, người mua (đại diện cho cầu) và người bán (đại diện cho cung) dần dần ``làm trơn'' tại từng thời điểm sự khác biệt do dư thừa cung hoặc cầu. Tất nhiên, thị trường không hoàn hảo, và cơ chế sử dụng giá, với sự góp sức chủ yếu của đồng tiền, trên thực tế không thể xóa bỏ triệt để toàn bộ sự mất cân bằng cung cầu (sự bất đồng mức giá) nhưng quá trình làm nhẵn giúp xóa bỏ gần hết các khó khăn vướng mắc của giao dịch. Ba lý do chủ yếu ngày nay chúng ta đã biết, khiến cho chức năng tạo điểm cân bằng của đồng tiền bị hạn chế và cơ chế thị trường bị thất bại trong nhiều tính huống được rút gọn lại là: (i) Thứ nhất, thông tin không đầu đủ và đọc sai ý nghĩa của thông tin; (ii) Thứ hai, các tổng mức cầu và cung liên tục thay đổi theo thời gian, theo khối lượng xuất hiện và tốc độ giao dịch; (iii) Thứ ba, và cũng là quan trọng nhất, bản thân tiền có bản chất bất ổn định theo thời gian về khối lượng và tốc độ xuất hiện mới, và chất lượng. Trong lịch sử loài người, các nhà nghiên cứu đã chứng kiến những xung đột không bao giờ dứt giữa lợi ích của người đi vay, liên tục tìm cách mở rộng nguồn cung tiền, liên tục tìm kiếm những thứ thay thế được để sử dụng làm tiền, và lợi ích của người cho vay, những người luôn tìm cách duy trì và gia tăng giá trị của đồng tiền (mà họ là chủ) bằng
  4. cách hạn chế lượng cung, và từ chối sử dụng các loại ``tiền thay thế'' chấp nhận các dạng thức thay thế hết sức miễn cưỡng và về cơ bản luôn tìm cách bảo vệ ``chất lượng'' của tiền. Cán cân này được hình dung trong suốt lịch sử kinh tế loài người như một con lắc dao động vì chịu tác động của các lực từ phía người cho vay và người đi vay (kể cả các chính phủ). Khi thì chịu tác động phá giá, lúc thì bị tác động phải tăng giá. Trong thực tế, do lý thuyết kinh tế thường nhấn mạnh nhiều hơn về sự tệ hại của các vấn nạn do lạm phát gây ra cho con người, với nguyên nhân là lượng tiền cung ra vượt quá xa lượng đầu ra sản phẩm của nền kinh tế, cho nên, nhiều người quên mất rằng cũng tồn tại rất nhiều nghiên cứu đứng đắn chỉ ra rất rõ rằng việc nhấn mạnh quá vào đảm bảo giá trị và sức mua của tiền tệ, lại đóng vai trò chặn đứng cơ hội tăng trưởng của nền kinh tế, và cũng góp phần vào suy giảm an sinh xã hội, gia tăng đói nghèo. Cũng không thể bỏ qua một yếu tố quan trọng. Mặc dù, sự cân bằng và ổn định lâu dài của giá trị đồng tiền có lợi cho kinh tế, nhưng trong xã hội sự tồn tại của quyền lực chính trị, thường biểu hiện qua nhà nước, chính phủ, đóng một vai trò quyết định trong lựa chọn tăng hay giảm giá đồng tiền tại một giai đoạn cụ thể. Đó là do các mục tiêu ngắn hạn. Quyền lực chính trị là yếu tố thứ ba đẩy cho quả lắc giá trị tiền tệ dao động không ngừng, lúc nhanh, khi chậm, lúc xa, khi gần... Thực tế của lịch sử loài người cho thấy, người đi vay đa phần là nghèo hơn, và đông hơn nhiều so với người cho vay! Trong số đông của người đi vay, thường xuyên có mặt các chính phủ, các thế lực chính trị-tôn giáo lớn và những chủ doanh nghiệp có khát vọng lớn mở rộng các bờ cõi kinh doanh, giao thương. Cũng bằng chứng lịch sử của giáo sư Davies[1], các chính phủ và nhà nước quân chủ (của vua chúa cũ) dù có quyền lực và năng lực thu thuế trả nợ, nhưng thực tế hầu như không bao giờ có thể thực sự giảm được gánh nặng nợ nần do đi vay. Tuy vậy, thường các thế lực chính trị lớn này có năng lực chia đều gánh nặng nợ nần cho dân số đông và đủ sức tạo áp lực làm tăng số cung tiền trong xã hội, hoặc là yêu cầu việc chấp nhận các
  5. loại ``tiền không tiêu chuẩn, thay thế.'' Thông qua cách sử dụng quyền lực này, làm giảm bớt gánh nặng của nợ. ========== [1]. Glynn Davies. A history of money: from ancient times to the present day. University of Wales Press, Cardiff. 2002. trang 29-33.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1