YOMEDIA
ADSENSE
nghệ thuật tạo hạnh phúc: phần 2
42
lượt xem 9
download
lượt xem 9
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
phần 2 gồm các nội dung: chống lại sự thay đổi, chuyển đổi cách nhìn, khám phá những cách nhìn mới, tâm trí uyển chuyển,... mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung tài liệu.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: nghệ thuật tạo hạnh phúc: phần 2
CHỐNG LẠI SỰ THAY ĐỔI<br />
<br />
Tội lỗi nảy sinh khi chúng ta thuyết phục mình là chính chúng ta đã gây ra các lầm lỗi không<br />
thể sửa chữa được. Sự dày vò của tội lỗi là cứ cho rằng bất cứ vấn đề gì cũng là không thay đổi.<br />
Tuy nhiên vì không có gì không thay đổi, cho nên đau đớn cũng vậy rồi sẽ dịu đi - Vân đề không<br />
còn tồn tại. Đó là mặt tích cực của đổi thay. Mặt tiêu cực là chúng ta chống lại sự thay đổi gần<br />
như trong mọi phạm vi hoạt động của cuộc sống. Điểm xuất phát để thoát khỏi khổ đau là<br />
khám phá ra một trong những nguyên nhân chính: chống lại sự thay đổi.<br />
<br />
Mô tả bản chất luôn luôn thay đổi của cuộc sống, Đức Đạt Lai Lạt Ma giải thích, " Hết sức<br />
quan trọng là tìm ra nguyên nhân hay nguồn gốc của khổ đau, và khổ đau phát sinh ra sao. Ta<br />
phải bắt đầu tiến trình này bằng cách hiểu rõ bản chất tạm bợ phù du trong cuộc sống của<br />
chúng ta. Tất cả mọi sự, các sự kiện và hiện tượng là đông lực thay đởi từng khoảnh khắc,<br />
không có gì đứng yên. Nghĩ về sự tuần hoàn của mạch máu có thể dùng để củng cổ khái niệm<br />
này, máu luôn luôn chảy, chuyển động và không bao giờ đứng nguyên một chỗ. Bản chất thay<br />
đổi từng khoảnh khắc của hiện tượng này giống như một cơ chế gắn liền. Và vì bản chất của tất<br />
cả hiện tượng đều thay đổi từng khoảnh khắc, nó cho chúng ta thấy tất cả mọi sự vật đều<br />
không có khả năng tồn tại mãi không có khả nâng giữ chúng mãi mãi nguyên như vậy. Vì mọi<br />
sự vật đều phải thay đổi, không có cái gì có thể hiện hữu trong điều kiện vĩnh viễn, không có gì<br />
có thể giữ nguyên bằng sức mạnh của chính nó. Vì mọi sự vật đều phải thay đổi, không có gì<br />
tồn tại mãi, không có gì không thay đổi trước sức tác động độc lập với nó. Vì thế mọi sự chịu<br />
tác động hay ảnh hưởng của những yếu tố khác. Cho nên, vào bất cứ lúc nào, dù bạn có thích<br />
thú hay thú vị đến đâu thì cũng không lâu bền. Điều này trở thành cơ sở phân loại khổ đau<br />
được biết trong Phật Giáo cho là 'đau khổ về đổi thay'."<br />
<br />
Khái niệm vô thường đóng một vai trò chính trong tư tưởng Phật Giáo, và suy tưởng về vô<br />
thường là sự tu tập then chốt. Suy tưởng về vô thường phục vụ hai chức năng chính yếu trong<br />
phạm vi Phật đạo. Ở mức độ thông thường hay trong ý nghĩa hàng ngày, người tu tập Phật Giáo<br />
suy tưởng cái vô thường của chính mình- sự thật là đời sống rất mong manh và chúng ta không<br />
biết sẽ chết lúc nào. Khi phối hợp suy nghĩ này với niềm tin vào cuộc sống hiếm có của con<br />
<br />
người, và khả năng đạt được tình trạng Giải Thoát tinh thần, khả năng thoát khỏi khổ đau và<br />
vòng tái sinh vô tận, thì việc suy tưởng này được dùng để tăng quyết tâm của người tu tập<br />
trong việc sử dụng thời giờ của mình vào lợi ích tốt nhất, bằng cách dân thân vào việc hành trì<br />
đưa đến Giải Thoát. Ở mức độ cao hơn, suy tưởng về những khía cạnh tinh tế hơn của vô<br />
thường, bản chất vô thường của tất cả hiện tượng, người tu tập bắt đầu truy tìm bản chất thực<br />
sự của thực tại, và nhờ sự hiểu biết này, phá tan vô minh, nguồn gốc khổ đau chủ yếu của<br />
chúng ta.<br />
<br />
Cho nên, trong khi suy tưởng về vô thường có một ý nghĩa to lớn trong phạm vi Phật Giáo,<br />
câu hỏi được nêu lên: Suy tưởng và hiểu biết về vô thường có ứng dụng thực tiễn nào trong đời<br />
sống hàng ngày cho người không phải là Phật Tử không? Nếu chúng ta nhìn khái niệm "vô<br />
thường" từ một lập trường "thay đổi", thì cậu trả lời nhất định là có. Xét cho cùng, dù ta nhìn<br />
đời bằng một nhãn quan Phật Giáo hay Tây Phương, sự thực vẫn là cuộc sống luôn thay đổi.<br />
Tới mức độ này mà chúng ta vẫn không chấp nhận sự thật đó và chống lại những thay đổi tự<br />
nhiên của cuộc sống, chúng ta tiếp tục kéo dài mãi khổ đau của chúng ta.<br />
<br />
Chấp nhận sự thay đổi có thể là một nhân tố quan trọng trong việc giảm thiểu mức khổ đau<br />
do chúng ta tự tạo ra. Cho nên thường là chúng ta gây nên khổ đau cho chính chúng ta vì không<br />
chấp nhận từ bỏ quá khứ. Nếu chúng ta xác định hình ảnh cho chúng ta bằng những gì thường<br />
có vẻ giống hoặc có thể có vẻ giống hay không thể có vẻ giống thì chắc chắn chúng ta sẽ hạnh<br />
phúc hơn khi về già. Đôi khi, chúng ta càng cố bám níu thì đời lại càng trở nên kỳ cục và méo<br />
mó. Khi chấp nhận sự thay đổi không tránh được như một nguyên tắc tổng quát, chúng ta có<br />
thể đối phó được nhiều vấn đề, giữ một vai trò tích cực hơn nhờ học riêng về những thay đổi<br />
bình thường trong cuộc sống có thể ngăn chặn được nhiều hơn nữa những lo ấu hàng ngày,<br />
nguyên nhân của nhiều phiền muộn của chúng ta.<br />
<br />
Phát giác ra giá trị của việc công nhận sự thay dổi bình thường trong cuộc sống, một bà<br />
mới sanh kể cho tôi nghe chuyện bà đến phòng cấp cứu lúc 2 giờ sáng.<br />
<br />
"Có chuyện gì thế?" viên bác sĩ nhi khoa hỏi bà.<br />
<br />
"Con tôi, tôi không biết nó làm sao!", bà ta khóc dữ dội, "tôi nghĩ rằng nó bị ngạt thở hay<br />
sao ấy. Lưỡi nó cứ thè ra; đúng là nó cứ thè lưỡi ra, lặp đi lặp lại nhiều lần như nó muốn nhổ ra<br />
một cái gì, nhưng trong miệng nó không có gì cả..."<br />
<br />
Sau một vài câu hỏi và khám bệnh lẹ làng, viên bác sĩ bảo đảm với bà ta, " Không có gì lo<br />
ngại cả. Khi đứa trẻ lớn lên nó ngày càng phát triển ý thức nhiều về thân thể nó và nó xem thân<br />
thể có thể làm gì. Con bà mới khám phá ra cái lưỡi của nó" Margaret, một ký giả ba mươi mốt<br />
tuổi, minh họa tầm quan trọng chủ yếu của việc hiểu biết và chấp nhận thay đổi trong phạm vi<br />
quan hệ cá nhân. Cô đến gặp tôi phàn nàn về một ít lo ấu mà cô cho là khó thích ứng với việc ly<br />
dị mới đây của cô.<br />
<br />
Cô giải thích, "tôi nghĩ rằng có một vài cuộc gặp gỡ để chuyện trò với một người nào đó là<br />
một ý kiến hay, nó giúp tôi bỏ quá khứ và trở về đời sống độc thân. Thật thà mà nói, tôi hơi<br />
bồn chồn về việc ấy"<br />
<br />
Tôi hỏi cô về hoàn cảnh ly dị của cô.<br />
<br />
"Chắc tôi phải nói việc ly dị được giải quyết êm thấm. Không có mâu thuẫn, lục đục gì lớn<br />
hay điều gì tương tự. Chồng tôi và tôi đều có công ăn việc làm tốt, cho nên chúng tôi không có<br />
vấn đề gí phải giải quyết về tài chánh cả. Chúng tôi có một đứa con trai và dường nhu nó có thể<br />
thích nghi với việc ly dị của chúng tôi, chồng tôi và tôi đồng ý cả hai đều có quyền trông nom<br />
con, và việc này tiến triển tốt đẹp..."<br />
<br />
"Ồ, tôi muốn hỏi là điều gì đã dẫn đến ly dị?<br />
<br />
"Hừm... Tôi cho rằng chúng tôi không còn thương yêu nhau", bà thở dài " dường như tình<br />
yêu lãng mạn dần dần không còn nữa, chúng tôi không còn khăng khít như lúc ban đầu mới<br />
<br />
cưới. Chúng tôi đều quá bận về công ăn việc làm và con chúng tôi hầu như bị bỏ mặc. Chúng tôi<br />
đã có một vài lần đến văn phòng cố vân về hôn nhân, nhưng cũng chẳng đi tới đâu. Chúng tôi<br />
vẫn sống với nhau, nhưng giống như tình anh em chị em. Không cảm thấy tình yêu, tình yêu vợ<br />
chồng thực sự Dù sao, chúng tôi cùng thỏa thuận, tốt hơn là chúng tôi nên ly dị, để không còn<br />
điều gì nữa.<br />
<br />
Sau hai lần đến khám bệnh mô tả vấn đề của cô, chúng tôi quyết định áp dụng một phương<br />
pháp chữa tâm lý ngắn hạn, đặc biệt tập trung vào giúp cô giảm thiểu lo ấu và điều chỉnh<br />
những thay đổi cuộc sống gần đây của cô. Nhìn chung, cô là một người thông minh và là một<br />
người thích nghi dễ dàng về mặt cảm xúc. Cô đã đáp ứng tốt đẹp trong đợt trị bệnh ngắn ngày<br />
và dễ dàng chuyển trở lại cuộc sống độc thân.<br />
<br />
Mặc dù lo lắng cho nhau, rõ ràng Margaret và chồng cô đã hiểu sự thay đổi mức độ say mê<br />
là dấu hiệu chấm dứt hôn nhân. Nhiều khi chúng ta thường hiểu sự giảm thiểu say mê là một<br />
dấu hiệu báo có vấn đề tai hại trong mối quan hệ. Những lời to nhỏ đầu tiên về sự thay đổi<br />
trong mối quan hệ có thể tạo ra ý nghĩa hoảng sợ, một cảm giác hết sức sai lầm. Có lẽ xét cho<br />
cùng là chúng ta đã không chọn đúng người bạn đường. Người bạn đường không giống người<br />
mà chúng ta mê say. Những bất đồng xuất hiện - chúng ta có ý muốn quan hệ tình dục, nhưng<br />
người bạn đường của chúng ta lại mệt mỏi, chúng ta muốn đi xem một bộ phim đặc biệt nhưng<br />
người bạn đường lại không thích hoặc luôn luôn bận rộn. Chúng ta khám phá ra có nhiều dị<br />
biệt mà trước đây chúng ta không bao giờ thấy. Cho nên, chúng ta kết luận, phải chấm dứt, rốt<br />
cuộc, không phải lẩn tránh sự thật là chúng tôi trở nên có khoảng cách. Mọi việc không còn như<br />
cũ nữa, chúng tôi nên ly dị.<br />
<br />
Cho nên chúng ta phải làm gì? Những chuyên gia về quan hệ đẻ ra háng tá sách, những cuốn<br />
sách nấu ăn bảo chúng ta phải làm gì khi đam mê và ngọn lửa tình ái lãng mạn trở nên yếu dần.<br />
Họ đưa ra vô số gpợ ý được đứa ra để nhen nhóm lại ngọn lửa tình yêu lãng mạn -sắp xếp lại<br />
thời khóa biểu nhằm ưu tiên cho tình yêu lãng mạn, trù tính các bữa ăn chiều mơ mộng lãng<br />
mạn, hoặc đi chơi xa ngày nghỉ cuối tuần, khen ngợi người bạn đường, học hỏi cách trò chuyện<br />
có ý nghĩa. Đôi khi những việc này có kết quả, đôi khi không.<br />
<br />
Nhưng trước khi tuyên bố mối quan hệ này chết, một trong những việc có lợi ích nhất mà<br />
chúng ta có thể làm được là khi chúng ta nhận thấy có thay đổi thì hãy lùi lại, đánh giá tình<br />
hình, và trang bị cho mình càng nhiều kiến thức càng tốt những mẫu bình thường về thay đổi<br />
trong mối quan hệ.<br />
<br />
Khi đời sống của chúng ta tiến triển, chúng ta phát triển từ lúc ẵm ngửa đến tuổi thiếu niên,<br />
đến tuổi trưởng thành, đến tuổi già. Chúng ta chấp nhận những thay đổi trong sự phát triển cá<br />
nhân như một tiến triển tự nhiên. Nhưng mối quan hệ cũng là một hệ thống động, gồm có hai<br />
cơ quan tác động lẫn nhau trong môi trường sinh động. Là một hệ thống sống, cũng tự nhiên<br />
và bình thường là sự quan hệ phải đi qua các giai đoạn. Bất cứ mối quan hệ nào cũng có những<br />
phương diện gần gũi thân mật khác nhau- thể xác, cảm xúc, và trí tuệ. Tiếp xúc thể xác chia sẻ<br />
cảm xúc, tư tưởng và trao đổi ý kiến hoàn toàn là những cách chính đáng của sự liên hệ với<br />
người mình thương yêu. Mạnh lên rồi yếu đi là bình thường nhằm cân bằng: đôi khi gần gũi thể<br />
xác suy giảm nhưng gần gũi cảm xúc có thể tăng lên, có nhiều lúc chúng ta không muốn chia sẻ<br />
bằng lời mà chỉ muốn được ôm ấp. Nếu chúng ta nhậy cảm với vấn đề này, chúng ta sẽ vui<br />
hưởng thời kỳ say mê tươi đẹp đầu tiên trong mối quan hệ, nhưng nếu nó nguội lạnh, thay vì<br />
cảm thấy lo ấu hay giận dữ, chúng ta có thể tự mình đi tới những hình thái thân mật mới cùng<br />
đem lại thỏa mãn - hay có thể thỏa mãn nhiều hơn nữa. Chúng ta có thể thích bạn tình là bạn<br />
đường đời, thích tình yêu vững chắc hơn, mối ràng buộc sâu đậm hơn.<br />
<br />
Trong tác phẩm Cư Xử Thân Mật Riêng Tư, Desmond Morris mô tả những thay đổi bình<br />
thường xẩy ra trong nhu cầu gần gũi thân mật của con người. ông đưa ra giả thiết mỗi người<br />
chúng ta lập đi lập lại qua ba giai đoạn: "Ôm chặt lấy tôi", "Đặt tôi xuống", và " Để mặc tôi". Chu<br />
trình này trước nhất trở nên rõ ràng trong những năm đầu cuộc đời khi đứa trẻ chuyển từ giai<br />
đoạn "ôm chặt lấy tôi' tiêu biểu thời kỳ ẵm ngửa rồi đến giai đoạn "Đặt tôi xuống" khi đứa trẻ<br />
lần đầu tiên thám hiểm thế giới, tập bò, tập đi, và đạt được sự độc lập và tự quản nào đó tách<br />
khỏi người mẹ. Đấy là một phần của sự phát triển và nẩy nở tự nhiên. Tuy vậy những giai đoạn<br />
ấy không chỉ tiến theo một hướng, mà ở nhiều giai đoạn, đứa trẻ có thể kinh qua một số lo ấu<br />
khi cảm giác tách rời trở nên quá lớn, thì đứa trẻ quay về với người mẹ để tìm sự xoa dịu và<br />
gần gũi. Ở tuổi trưởng thành, giai đoạn "Để mặc tôi" trở thành giai đoạn dễ nhận thấy nhất khi<br />
đứa trẻ vật lộn để hình thành cá tính. Mặc dù điều ấy có thể là khó khăn và làm cha mẹ đau đớn,<br />
hầu hết các chuyên gia đều công nhận đó là môt giai đoạn bình thường và cần thiết để chuyển<br />
<br />
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn