intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghệ thuật thư pháp chữ Việt sản phẩm du lịch văn hóa độc đáo Việt Nam ở thời kỳ hội nhập

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Nghệ thuật thư pháp chữ Việt sản phẩm du lịch văn hóa độc đáo Việt Nam ở thời kỳ hội nhập" giới thiệu nghệ thuật thư pháp chữ Việt là một tài nguyên du lịch đầy tiềm năng, đặc biệt khai thác loại hình này trong hoạt động du lịch với đối tượng khách là người Việt xa xứ, và đưa ra đề xuất, kiến nghị trong việc khai thác hiệu quả loại hình nghệ thuật này. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghệ thuật thư pháp chữ Việt sản phẩm du lịch văn hóa độc đáo Việt Nam ở thời kỳ hội nhập

  1. NGHỆ THUẬT THƯ PHÁP CHỮ VIỆT SẢN PHẨM DU LỊCH VĂN HÓA ĐỘC ĐÁO VIỆT NAM Ở THỜI KỲ HỘI NHẬP Nguyễn Hiếu Tín1 Tóm tắt: Trong quá trình phát triển, các dân tộc đều hướng đến việc sáng tạo ra những sản phẩm văn hóa phục vụ cuộc sống của mình. Hoạt động du lịch là một bộ phận trong hoạt động văn hóa của loài người, sẽ tạo nên các sản phẩm du lịch. Việc tạo ra các sản phẩm du lịch từ văn hóa chính là thành quả của văn hóa du lịch. Do vậy, sản phẩm du lịch không chỉ là những giá trị trao đổi bình thường mà còn là những giá trị văn hóa đích thực (giá trị nhận thức, nhân bản, thẩm mỹ…). Điều này, tạo nên “đặc sản” độc đáo, lý thú và có thể đáp ứng tốt các nhu cầu văn hóa tinh thần của du khách (nhu cầu thông tin, chủ thể, giải trí, giao lưu…). Việc khai thác những sản phẩm du lịch mới, lạ, mang tính độc đáo, vừa có thể chuyển tải được hình thức (vật phẩm) vừa mang lại dấu ấn của nội dung (hoạt động/trình diễn) sẽ góp phần quan trọng trong chiến lược phát triển sản phẩm du lịch của Việt Nam. Với “tiêu chuẩn” đó, nghệ thuật thư pháp chữ Việt, một tài nguyên du lịch mới, có nhiều tiềm năng trở thành một sản phẩm du lịch độc đáo Việt Nam bởi khả năng tích hợp văn hóa Đông - Tây, giúp các du khách trong và ngoài nước có thể hiểu nhau hơn trong quá trình giao lưu văn hóa, hội nhập thông qua nghệ thuật của văn tự. Từ khóa: du lịch văn hóa, hội nhập, sản phẩm du lịch văn hóa, thư pháp chữ Việt. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Du lịch là một ngành kinh tế đang phát triển mạnh ở nước ta, có nhiều tiềm năng và đang từng bước trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trong thời kỳ đổi mới của đất nước. Yêu cầu cao nhất của sự phát triển du lịch là phát triển bền vững. Có nhiều yếu tố quan trọng góp phần trực tiếp cho sự phát triển bền vững đó. Văn hóa là một trong những điểm tựa của du lịch Việt Nam trên đường hội nhập. Bởi lẽ, nội hàm của kinh tế du lịch chính là văn hóa. Vì vậy, để du lịch phát triển bền vững, phải đặt lên hàng đầu vấn đề bảo tồn, tôn tạo, giữ gìn, truyền bá, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc. Theo hướng đó, có thể khẳng định rằng cái làm nên sản phẩm du lịch và là nội dung chủ yếu của các điểm đến du lịch ở Việt Nam, trước hết và chủ yếu là tài nguyên văn hóa - bao gồm cả tài nguyên nhân văn (tài nguyên vật thể và phi vật thể). Nói cách khác, tính đa dạng và độc đáo của sản phẩm du lịch Việt Nam, cái làm cho du lịch Việt Nam có thể khẳng định vị thế của mình được quyết định trước hết bởi khả năng khai thác tính phong phú, độc đáo, đặc sắc của vốn văn hóa dân tộc. Các tour du lịch văn hóa ra đời là minh chứng cho tầm quan trọng của văn hóa và mối 1 Trường Đại học Tôn Đức Thắng.
  2. Phần 3: DU LỊCH DI SẢN 567 liên hệ giữa văn hóa với du lịch. Du lịch không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn giúp góp phần giới thiệu văn hóa và con người Việt Nam với thế giới, đồng thời tạo ra sự thoải mái, thư giãn, hiểu biết thêm về đất nước, tăng thêm lòng yêu mến quê hương, tự hào dân tộc. Mặt khác, không ít chuyên gia du lịch đã chỉ rõ thực trạng văn hóa du lịch Viêt Nam còn nhiều hạn chế “Điều này được thể hiện rõ nhất trong hệ thống sản phẩm du lịch, theo đó cho đến nay du lịch Việt Nam còn thiếu những sản phẩm du lịch đặc thù, mang bản sắc riêng của Việt Nam”1. Vì lẽ đó, chúng tôi mạnh dạn tìm hiểu, nghiên cứu và bước đầu đưa ra hướng khai thác một loại hình nghệ thuật khá độc đáo, giàu bản sắc được xem như là một “hiện tượng văn hóa”2 trong đời sống xã hội - đó là nghệ thuật thư pháp chữ Việt (chữ Quốc ngữ), với tư cách là một sản phẩm du lịch trong hoạt động du lịch nước ta. Bài viết giới thiệu nghệ thuật thư pháp chữ Việt là một tài nguyên du lịch đầy tiềm năng, đặc biệt khai thác loại hình này trong hoạt động du lịch với đối tượng khách là người Việt xa xứ, và đưa ra đề xuất, kiến nghị trong việc khai thác hiệu quả loại hình nghệ thuật này. 2. NGHỆ THUẬT THƯ PHÁP CHỮ VIỆT - TÀI NGUYÊN DU LỊCH ĐẦY TIỀM NĂNG Văn hóa và du lịch có mối liên hệ biện chứng. Nếu điều kiện vật chất như nhà cửa, trang thiết bị, tiện nghi hiện đại, môi trường kinh doanh thuận lợi... là điều kiện cần thiết, thì yếu tố con người Việt Nam cần phải được khai thác, trong đó phong tục, tập quán, nếp sống, văn hóa nghệ thuật, nét tài hoa của nghệ nhân,... được sử dụng như một phương thức kinh doanh. Trên nền văn hóa có truyền thống đặc biệt yêu thích văn học nghệ thuật, mạnh về nếp tư duy hình tượng và có năng khiếu thẩm mỹ phát triển, Việt Nam mang trong mình nghệ thuật dân tộc với nhiều loại hình phong phú như âm nhạc cổ truyền, múa dân gian, sân khấu truyền thống (tuồng, chèo, cải lương, múa rối nước, Rô băm, Dù kê…); mỹ thuật truyền thống (hội họa, điêu khắc, kiến trúc, thư pháp…) mà mỗi loại hình đều có thể có màu sắc đặc trưng, đặc thù theo từng tộc người, từng vùng, miền, địa phương. Trong những năm gần đây, ở nhiều nơi trên khắp đất nước, “thư pháp chữ Việt”/ “thư pháp Quốc ngữ” (chữ Latinh) đã bắt đầu khởi sắc và trở thành phong trào phát triển khá mạnh mẽ. Hầu như chỗ nào ta cũng bắt gặp thư pháp chữ Việt. Từ việc in trên sách báo, viết trên lịch, đến vẽ trên áo, thêu trên vải, cũng như những cuộc triển lãm lớn, nhỏ ở khắp mọi nơi được công chúng quan tâm. Bên cạnh đó, cũng có không Phan Trung Lương. (2015). “Phát triển du lịch Việt Nam trong bối cảnh hội nhập”, in trong Toàn cầu hóa 1 du lịch và Địa phương hóa du lịch, NXB Đại Học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh, tr.243. Nguyễn Hiếu Tín, (2023). Thư pháp là gì?, NXB Hồng Đức, tr.281. 2
  3. 568 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH... ít các câu lạc bộ, các lớp giảng dạy thư pháp được hình thành. Đặc biệt, trong các kỳ lễ hội, lễ Tết1, các khu du lịch thì không thể thiếu hoạt động của thư pháp. Có thể nói rằng, nếu như văn hóa được xem là một tổng thể các hệ thống tín hiệu do con người sáng tạo nên, thì ngôn ngữ, chữ viết lại là một hệ thống tín hiệu tiêu biểu, hoàn chỉnh nhất và cần thiết nhất để hình thành xã hội loài người. Thật vậy, với công cụ giao tiếp xã hội, ngôn ngữ, chữ viết loài người đã sản sinh, truyền đạt và bảo quản tất cả các hệ thống tín hiệu của mỗi dân tộc và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Vì lẽ đó, chữ viết được xem là gia tài quý giá nhất và đích thực nhất để nhận diện một dân tộc. “Cái tốt nhất để thuộc về một dân tộc là nói bằng tiếng của dân tộc đó” (Henrich Bool _ nhà văn Đức) (Nguyễn Hiếu Tín, 2023:343) và chính nó đã ghi lại những chặng đường phát triển, sáng tạo của dân tộc, song hành cùng với nền văn hóa của họ. Cái đẹp trong chữ viết nhằm làm thăng hoa giá trị hệ thống văn tự của mỗi dân tộc, theo cách nói hiện đại, viết chữ nghệ thuật - thư pháp (Calligraphy - calligraphie - kalligraphiia) - từ lâu đã được nhiều nước trên thế giới coi trọng và xem là một loại hình “nghệ thuật cao cấp”, là biểu tượng thẩm mỹ của nền văn hóa dân tộc ở một số nước Phương Đông. Thư pháp Trung Hoa được xem là “linh hồn của mỹ thuật” sánh 1 Trong dịp Tết 2024, tính riêng tại TP. Hồ Chí Minh có hơn 300 ông đồ viết thư pháp chữ Việt tại các trung tâm văn hóa: Nhà Văn Hóa Thanh Niên, Cung Văn hóa Lao Động, Lăng Lê Văn Duyệt, các chùa chiền, tham gia sự kiện tất niên, tân niên, hội nghị khách hàng do các công ty tổ chức (nguồn khảo sát của tác giả).
  4. Phần 3: DU LỊCH DI SẢN 569 ngang với các nền nghệ thuật hội họa, âm nhạc v.v.. Ở Nhật Bản thư pháp được nâng lên thành Đạo - Thư Đạo (Shodo) - nó vượt khỏi chức năng thông tri để chuyển tải nội dung tâm pháp. Đối với các quốc gia Hồi giáo, sử dụng chữ Arập, họ xem thư pháp là “nghệ thuật thị giác hàng đầu” và nó trở thành một phần trang trí chính trong các đền thờ đạo Hồi, lâu đài, trường học, dinh thự v.v.. Đối với các nước phương Tây, sử dụng chữ viết La - tinh, thời xưa, khi nghề in chưa có, những văn kiện quan trọng hay tác phẩm thiêng liêng đều cần những nhà thư pháp (calligrapher) nắn nót, trau chuốt từng nét một. Có thể nói, nghệ thuật thư pháp có giá trị to lớn trong đời sống tinh thần của nhiều dân tộc trên thế giới (Nguyễn Hiếu Tín, 2023:20). Đối với nước ta, ngay từ xa xưa, khi ông cha chúng ta còn dùng chữ Hán, chữ Nôm làm chữ viết chính thống thì sự quý chữ, trân trọng chữ và kính chữ đã đạt đến tột đỉnh. Điều này được đặt lên hàng đầu và rất được coi trọng của bậc thang và con đường đi vào thế giới học vấn của mỗi người. Hơn thế nữa, nó còn được coi là một trong những chuẩn mực làm nên nhân cách con người. Ông đồ nào, văn nhân nào viết chữ đẹp, danh giá sẽ được lan truyền hàng tỉnh, hàng miền và cả nước. Truyền thống yêu quý, kính trọng chữ là truyền thống ngàn đời vừa sâu xa, bền chắc vừa rất phổ cập rộng rãi trong lịch sử của dân tộc ta1. Viết chữ đẹp còn là niềm khát khao và ngưỡng vọng của bất cứ thế hệ nào ở bất cứ miền nào trong đất nước. Không những thế, chữ còn là phương tiện tốt nhất có năng lực sư phạm vô song trong sự cảm hóa, cải huấn và rèn luyện cho trẻ. Như thế chữ không chỉ đơn thuần là “ký tự” mà chữ còn là sự biểu hiện cô đọng tư chất, nhân cách và năng lực thẩm mỹ của con người. Truyền thống tốt đẹp này, đến nay vẫn luôn được kế thừa và phát triển mặc dù lịch sử chữ viết của dân tộc đã trải qua nhiều lần biến đổi. Đó chính là sự ra đời của nghệ thuật thư pháp chữ Việt trong thời kỳ hội nhập như hiện nay. Với những giá trị nhân văn và giàu bản sắc văn hóa của thư pháp chữ Việt, thiết nghĩ, nó là một tiềm năng lớn, trở thành sản phẩm văn hóa du lịch như các loại hình nghệ thuật phi vật thể khác trong tài nguyên du lịch Việt Nam. Bởi các lý do sau: Trong bối cảnh du lịch khu vực và cả thế giới đã là những “siêu thị”, ngành du lịch Việt Nam mặc dù được xác định hình thành từ năm 1960 nhưng do chiến tranh và nhiều nguyên nhân khác, đến nay vẫn được xem chỉ như một “cửa hàng mới mở”. Điều đó được thể hiện rõ nét nhất ở chỗ sản phẩm du lịch Việt Nam nhìn chung vẫn còn kém về số lượng và yếu về chất lượng, sức cạnh tranh trên thương trường du lịch quốc tế chưa thật vững chắc. Thực tế ấy cho thấy rằng chiến lược sản phẩm chắc chắn sẽ còn là một trong những đề tài trọng tâm hàng đầu có ý nghĩa quyết định sự nghiệp xây dựng và phát triển du lịch Việt Nam thời gian tới đây (Huỳnh Quốc Thắng, 2003: Bùi Đình Thi. (2001). “Văn hóa Chữ”, Tạp chí Thế Giới Mới, số 458. 1
  5. 570 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH... 45). Trong xu hướng đó, việc tìm những sản phẩm du lịch độc đáo, đặc thù, mang bản sắc riêng và thuận tiện trong hoạt động du lịch là rất cần thiết. Nghệ thuật thư pháp chữ Việt là một trong những sản phẩm có thể đáp ứng được nhu cầu đó. Xu hướng hiện nay tại các điểm du lịch là bày bán các hàng thủ công mỹ nghệ trong các khu lưu niệm, hệ thống khách sạn hay ở vùng lân cận để du khách có thể trở nên quen thuộc với nghệ thuật của dân địa phương. Đến xem cửa hàng nơi bày bán những mặt hàng thủ công là một hình thức giải trí hay của du khách. Các đồ vật được mua tại các làng nghề truyền thống trở thành các vật lưu niệm giá trị hơn nhiều so với các hàng cùng loại bán tại các siêu thị. Vì lẽ đó, những tác phẩm thư pháp chữ Việt hoàn toàn có thể trở thành những phẩm vật lưu niệm rất có giá trị đối với du khách. Như vậy, xét với góc độ thị trường thì thư pháp chữ Việt vừa là yếu tố cung vừa góp phần hình thành yếu tố cầu của hệ thống du lịch. Cũng như các loại hình nghệ thuật truyền thống khác, thư pháp chữ Việt là sản phẩm của văn hóa. Nếu như âm nhạc, vẽ tranh, tạc tượng,... là nguồn chủ yếu để mua vui và làm hài lòng du khách trong các cơ sơ lưu trú (khách sạn, resort,...) có thể mang lại cơ hội cho khách thưởng thức văn hóa dân tộc một cách tốt nhất, thì thư pháp chữ Việt cũng có thể trình diễn những đường bay, lượn múa của nét chữ qua bàn tay khéo léo của nghệ nhân. Các buổi biểu diễn thư pháp kết hợp với âm nhạc dân tộc, đều tăng thêm khía cạnh nghệ thuật đang tồn tại của quốc gia đó. Các tác phẩm thư pháp lưu niệm mà khách có thể mua được là phương tiện rất hiệu quả nhằm duy trì, gìn giữ văn hóa bản địa. Truyền thống, bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc không phải là cái bất biến, nó tự hoàn thiện phát triển qua các thời đại nhờ những dân tộc khác. Du lịch chính là con đường để các dân tộc hoàn thiện văn hóa của mình. Thông qua giao tiếp, tìm hiểu, các dân tộc trao đổi cho nhau những kiến thức về văn hóa, những cái hay, cái đẹp trong cuộc sống, qua đó mỗi dân tộc có sự chắt lọc, bổ sung, nâng cao nền văn hóa của mình. Nghệ thuật thư pháp chữ Việt với chức năng chuyển tải chức năng thông tri của ngôn ngữ dân tộc, khiến cho các quốc gia hiểu biết lẫn nhau. Và do đó nó đảm bảo được chức năng của du lịch là cầu nối hòa bình giữa các dân tộc. Du lịch là “giấy thông hành của hòa bình” vì thông qua nó, con người hiểu biết thêm các dân tộc khác, thấy được những bước thăng trầm của lịch sử, sự gian khổ hi sinh vì mưu cầu cuộc sống, vì cái Chân-Thiện-Mỹ mà loài người hướng tới. Hiểu, cảm thông và tôn trọng các dân tộc khác càng tăng thêm tình yêu đối với quê hương đất nước mình. Vì vậy, thư pháp chữ Việt là tiềm năng văn hóa được khơi dậy gắn với du lịch sẽ tạo nên sự khởi sắc của du lịch1 và cũng là cơ sở để bảo tồn, bảo vệ và phát huy các di sản văn hóa của dân tộc, Tác giả viết tặng thư pháp chữ Việt/chữ Latinh, giao lưu với du khách người nước ngoài hằng năm tại 1 khu resot Pannadus (Phan Thiết).
  6. Phần 3: DU LỊCH DI SẢN 571 cả vật thể và phi vật thể. Nó trở thành văn hóa quà tặng rất hiệu quả trong chức năng giao tiếp, ngoại giao. Hơn nữa, nghệ thuật thư pháp chữ Việt lại có ưu điểm nổi bật so với các loại hình nghệ thuật khác trong việc tổ chức các hoạt động trình diễn, hoạt động du lịch chính là sự đơn giản đặc thù của nó. Không giống như nghệ thuật trình diễn khác như: nghệ thuật cải lương, chèo, tuồng, rối nước,... phải phụ thuộc vào không gian, sân khấu, phụ thuộc vào bạn diễn, kịnh bản sân khấu,... còn thư pháp có thể trình diễn một cách độc lập, cơ động, linh hoạt ở mọi lúc, mọi nơi. Hoặc không giống như những vật phẩm mang tính cố định/bất định ở các cửa hàng lưu niệm (đồ mỹ nghệ, gốm, tượng gỗ,...) thì thư pháp lại mang tính sống động của nó là tạo ra sản phẩm, viết trực tiếp tại chỗ cho du khách thưởng lãm. Chính đặc điểm này khiến cho thư pháp chữ Việt trong nhiều năm qua tuy không ồn ào trong hoạt động du lịch nhưng lại là “mạch ngầm”, luôn xuất hiện một cách hiệu quả cho các hoạt động du lịch trong các lễ hội, khu vui chơi, giải trí, các cơ sở tôn giáo. Mặt khác, với nét đặc thù vốn có của nghệ thuật thư pháp, khiến cho thư pháp chữ Việt nếu khai thác một cách triệt để có thể tham gia vào nhiều loại hình du lịch khác nhau, mở rộng biên độ của nó bởi không bị giới hạn như các loại hình nghệ thuật khác. Có thể ứng dụng thư pháp trong du lịch văn hóa, du lịch lễ hội, du lịch Mice, du lịch tâm linh, du lịch trải nghiệm1, du lịch chuyên đề,... Với những lợi thế của thư pháp chữ Việt về một thú chơi tao nhã, nó vừa giới thiệu được truyền thống của dân tộc (truyền thống yêu chữ, kính chữ, phong tục xin chữ đầu năm...), vừa thuận tiện, linh hoạt, không cồng kềnh (không nhiều đạo cụ, phụ kiện) trong việc biểu diễn viết chữ (sản phẩm vô hình), vừa được trao sản phẩm trực tiếp tại chỗ cho du khách mang về (sản phẩm hữu hình), lại là sản phẩm quà tặng độc đáo, ấn tượng cho du khách, khách hàng (hội nghị Mice), tái diễn lại hình ảnh ông đồ xưa, phong vị Tết Việt,... Tất cả điều đó, nếu nhận diện được, thư pháp chữ Việt đủ điều kiện trở thành một sản phẩm du lịch độc đáo, có thể đưa vào khai thác một cách hiệu quả trong hoạt động du lịch. 3. KHAI THÁC NGHỆ THUẬT THƯ PHÁP CHỮ VIỆT TRONG TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VỚI NGƯỜI VIỆT XA XỨ Trong những nhóm khách du lịch quốc tế vào Việt Nam thời mở cửa đổi mới, nhiều khách du lịch là những người Việt sống xa Tổ quốc chiếm một vị trí đáng kể cả về số lượng, cả về ý nghĩa nhiều mặt với du lịch Việt Nam nói chung và với nền kinh tế - xã hội, văn hóa đất nước nói chung. Đối với những nước có nhiều ngoại kiều, loại hình du lịch này rất được coi trọng vì nó đáp ứng nhu cầu giao tiếp, thăm hỏi của Đã có nhiều tour du lịch chuyên đề, có 1 buổi giúp du khách trải nghiệm tập viết thư pháp, tác giả là 1 người tham gia giới thiệu và hướng dẫn du khách trong chương trình tour này.
  7. 572 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH... những người thân giữa các miền, các nước. Theo tài liệu của Cục Du lịch Quốc Gia Việt Nam, trong năm 2019 (trước dịch), có khoảng 20% số du khách đến Việt Nam1 với mục đích vừa thăm thân nhân, vừa kết hợp du lịch, một số ít có điều kiện, có nhu cầu kết hợp du lịch với tìm kiếm các cơ hội đầu tư, hợp tác kinh doanh và những mục đích, nhu cầu khác. Số khách du lịch và Việt kiều từ Mỹ, Đức, Canađa về rất đông, bên cạnh đó là khách du lịch về từ các nước Đông Nam Á... Trong số khách du lịch và Việt kiều, có đủ lứa tuổi, nhiều nhất là người già, cả trẻ nhỏ và thanh, thiếu niên. Có những người trẻ, họ thậm chí không thể nói tiếng Việt hoặc chưa thành thạo, hoặc đang trong quá trình học tiếng, nhưng nhiều người trong số họ, đã chọn Việt Nam để du lịch vào dịp hè hoặc nghỉ đông, dịp Noel và đón năm mới. Những lý do chọn Việt Nam để du lịch ở lớp Việt kiều trẻ này thường là: được người thân trong gia đình kể chuyện, được tập làm theo những thói quen, tập quán Việt Nam trong những ngày lễ tết truyền thống, được đọc sách báo… Họ có chút tò mò, bên cạnh tình cảm mà ông bà, cha mẹ truyền cho dù không sinh ra và lớn lên trên đất Việt. Họ cũng tính tới việc đầu tư lâu dài hay thường xuyên trở về Việt Nam tham gia vào các công ty liên doanh khi điều kiện cho phép. Như vậy có thể thấy, Việt Nam đang ngày càng là thị trường du lịch có sức cuốn hút với đông đảo người Việt xa xứ trên nhiều phương diện. Xét về tâm lý khách du lịch Việt kiều, thì họ không hoàn toàn xa lạ với cảnh và người, với phong tục tập quán Việt Nam. Đặc biệt là phần lớn họ đều có thể nói và nghe bằng tiếng Việt. Có một thực tế không phủ nhận là những người Việt xa xứ đều mang tấm lòng trân trọng với quê hương (kể cả lớp người lần đầu thấy quê cha đất mẹ) và đều hy vọng mong muốn làm điều gì đó cho quê hương. Trên từng chuyến tham quan du lịch, trong các khách sạn, trong ngôi chùa cổ, người Việt xa xứ luôn trăn trở và chờ mong những điều tốt đẹp cho quê hương Việt Nam và cho cả bản thân họ. Trở về quê hương, đi du lịch trên quê hương cũng là một cách thể hiện tấm lòng của những người Việt xa xứ. Tìm kiếm cơ hội đầu tư, tìm kiếm đối tác trong kinh doanh du lịch hay được gặp gỡ những người Việt Nam để trò chuyện, ngắm nhìn đều là niềm vui lớn của họ. Đặc biệt thời gian họ về thăm quê hương thường vào dịp Tết cổ truyền. Đây cũng là “mùa” của thư pháp chữ Việt. Từ thực tế ấy, các doanh nghiệp du lịch, các ban quản lý tài nguyên du lịch các chương trình du lịch được xây dựng dành cho đối tượng khách này, thiết nghĩ cần chú ý đến những đặc điểm đó sao cho hấp dẫn du khách. Nắm bắt được tâm lý của người xa xứ, nghệ thuật chữ Việt nếu được khai thác tốt sẽ là một trong những quà tặng đầy Dựa theo số liệu thống kê, 2019, từ bài “Khách quốc tế đến Việt Nam tháng 12 và cả năm 2019”, của 1 Viện Nghiên cứu phát triển du lịch, https://itdr.org.vn/so_lieu/khach-quoc-te-den-viet-nam-thang-12-va- ca-nam-2019/.
  8. Phần 3: DU LỊCH DI SẢN 573 ý nghĩa, giúp cho họ nhớ về “tiếng mẹ đẻ” - ngôn ngữ cội nguồn của dân tộc mình. Bởi lẽ, ngôn ngữ, chữ viết là tinh thần văn hóa dân tộc. Chính nhờ ngôn ngữ mẹ đẻ mà truyền thống dân tộc được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, lưu giữ được ký ức của cộng đồng. Vài năm trở lại đây, đã thành thông lệ, cứ mỗi dịp xuân về, tại thành phố Hồ Chí Minh đã hình thành nên những phố ông đồ - địa điểm quen thuộc và hấp dẫn, nhất là đối với những du khách xa xứ về thăm quê hương. Tại đây, phố ông đồ được thiết kế với những chiếc chõng tre, trải chiếu đỏ, cành mai vàng, tái hiện phong khí ngày Tết cổ truyền. Các “ông đồ”, “bà đồ” mặc áo dài đen, đội khăn đóng, chân mang guốc mộc, ngồi trên chõng thi triển bút pháp cho chữ khách tham quan. Theo đại diện câu lạc bộ thư pháp Cung văn hóa Lao động TP. Hồ Chí Minh, chủ đạo trong thư pháp Tết thường là tranh đào, mai, về gia đình, về quê hương, cha mẹ, những câu thơ, câu đối ngày Tết và biểu tượng linh vật của năm. Một du khách Việt kiều tâm sự: “Việc đầu năm đi xin chữ đã có từ rất xa xưa của dân tộc. Đây là một truyền thống rất hay và cần được giữ gìn. Chính vì điều này nên mỗi lần về thăm quê hương vào dịp Tết, tôi thường xin một câu đối về treo trong những ngày Tết, có khi để tặng người thân ở Việt Nam và là món quà ý nghĩa tặng cho những người thân xa xứ. Đây cũng là cách tôi dạy các con về đạo lý làm người thông qua câu thơ về Hiếu đạo”1. Hơn nữa, thư pháp chữ Việt có nhiều cơ hội “xuất ngoại” theo các chương trình giao lưu văn hóa - nghệ thuật2. Những tác phẩm thư pháp chữ Việt giàu tính nghệ thuật, đặc biệt là nội dung câu viết, có sức thu hút du khách - những người việt xa xứ, ví như: “Đất khách muôn trùng sao nhỏ hẹp/Quê nhà một góc nhớ mênh mang” (Thơ Trịnh Bửu Hoài). Đó cũng là bản chất của du lịch. Vì du lịch là một trong những phương cách tụ hội, phương cách kết nối con người, làm cho cộng đồng ấy luôn là một phần của đất nước, quê hương, của cộng đồng dân tộc lớn. 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: BƯỚC ĐẦU GỢI MỞ HÌNH THÀNH BẢO TÀNG THƯ PHÁP VIỆT NAM - ĐIỂM DU LỊCH VĂN HÓA Ý tưởng hình thành bảo tàng thư pháp Việt Nam, hiện tại có thể xảy ra ở các đồ án môn học về mỹ thuật, kiến trúc, vì trên thực tế, lịch sử thư pháp Việt Nam nói chung và thư pháp chữ Việt nói riêng còn khá mới mẻ, cũng như chưa được nhìn nhận thấu đáo, còn nhiều tranh luận. Nhưng đây có thể xem là một gợi mở cho một loại hình Tác giả phỏng vấn du khách Việt kiều về thăm quê hương, ngày 29/12/2023, tại Nhà văn hóa Thanh 1 Niên. TP. Hồ Chí Minh. Không chỉ phục vụ viết thư pháp Việt trong nước vào mùa Tết, mà không ít nghệ nhân thư pháp Việt đã 2 được đặt hàng viết thư pháp cho các Việt kiều để họ tổ chức lễ hội Tết Việt tại hải ngoại (nguồn, tác giả khảo sát và trực tiếp tham gia những sự kiện này).
  9. 574 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH... nghệ thuật còn non trẻ. Bởi lẽ, để cho du khách hiểu thấu đáo hơn về loại hình nghệ thuật này, thiết nghĩ chỉ có bảo tàng (chuyên đề) mới đủ điều kiện cho mọi đối tượng, nhất là khách du lịch nước ngoài khám phá, nghiên cứu. Vì về nguyên tắc, bảo tàng là nơi lưu giữ hiện vật, giới thiệu cho du khách về văn hóa, con người, những phong tục tập quán của quốc gia, bảo tàng luôn chứa đựng trong nó tính nhân văn, tính thuyết phục và tính giáo dục sâu sắc. Vì vậy, du khách sẽ ghi nhận và giữ lại cho mình những ấn tượng khó quên, phát hiện ra cái hay, cái đẹp, cái độc đáo mà họ chưa từng thấy. Du lịch là cầu nối giữa du khách và bảo tàng, còn bảo tàng là cầu nối giữa du khách và tri thức văn hóa của dân tộc. Với tình hình thực tế, chưa thể hình thành bảo tàng thư pháp riêng như Bảo tàng thư pháp Khoái Tuyết Đường ở công viên Bắc Hải - Trung Quốc, hay Bảo tàng thư pháp Gangam ở phía Tây Nam Hàn Quốc, thì bước đầu có thể sưu tầm/sưu tập bút tích, tư liệu những tác phẩm mang dấu ấn lịch sử thư pháp Việt Nam. Như những bút tích của các danh nhân: Cao Bá Quát, vua Thiệu Trị, vua Quang Trung, Hồ Chí Minh; những tác phẩm tiêu biểu của các bậc tiền bối về chữ Hán ở Hà Nội: cố họa sĩ Lê Xuân Hòa, Nguyễn Văn Bách...; những tác phẩm đầu tiên về thư pháp chữ Việt của nhà thơ Đông Hồ, Trụ Vũ, Song Nguyên...; những tài liệu, sách báo liên quan đến thư pháp Việt Nam, những tác phẩm thư pháp, bút tích của các tác giả ở các nước khác làm vật phẩm quà tặng trong quá trình giao lưu văn hóa nghệ thuật,... tập hợp những tác phẩm thư pháp đã đạt được kỷ lục Việt Nam,... làm thành những tư liệu quý và lưu giữ trong bảo tàng mỹ thuật Việt Nam. Thư pháp Việt Nam (chữ Hán và chữ quốc ngữ) đang có chiều hướng phát triển, nhưng chỉ là sự phát triển mang tính tự phát chưa có đường lối, hệ thống. Nếu có sự quan tâm đúng mức cũng như có sự phối hợp chặt chẽ, bài bản hơn nữa từ các ban ngành văn hóa, đặc biệt ngành du lịch thì nghệ thuật thư pháp Việt Nam sẽ dễ hòa nhập hơn bởi khả năng tích hợp Đông - Tây của mình, nhất là thời hội nhập. Bởi lẽ, thư pháp Việt là sự tích hợp giữa cây bút lông (sản phẩm văn hóa phương Đông) và chữ La-tinh (sản phẩm văn hóa phương Tây), nên người Việt có thể viết thư pháp chữ Việt hoặc thư pháp hệ chữ La-tinh (tiếng Anh, tiếng Pháp,...). Có thể nói, trong tương lai gần thư pháp chữ Việt là một yếu tố góp phần đưa nghệ thuật Việt Nam hòa nhập vào nền nghệ thuật thế giới, và là một sản phẩm du lịch độc đáo Việt Nam.
  10. Phần 3: DU LỊCH DI SẢN 575 Thư pháp chữ Việt/ La-tinh ở nước ngoài được nhiều ngừơi ưa thích (viết tặng chữ tại Thụy Sỹ) Nguồn: tác giả TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đặng Quang Thành, Dương Ngọc Phương. (2000). Phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong kinh doanh du lịch, NXB Trẻ. 2. Đinh Trung Kiên. (2006). Một số vấn đề về du lịch Việt Nam, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội. 3. Huỳnh Quốc Thắng. (2002). Tập tài liệu giảng dạy môn Văn hóa du lịch, (lưu hành nội bộ). 4. Nguyễn Hiếu Tín. (2007). Văn hóa trong sự phát triển du lịch, Tạp chí Khoa học Ứng Dụng. 5. Nguyễn Hiếu Tín. (2023). Thư pháp là gì? NXB Hồng Đức. 6. Nguyễn Thị Chiến. (2004). Văn hóa trong sự phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, NXB Trẻ. 7. Phan Huy Xu và Võ Văn Thành. (2016). Bàn về văn hóa du lịch Việt Nam, NXB Thành phố Hồ Chí Minh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2