Nghệ thuật xây dựng cốt truyện trong Những truyện hay viết cho thiếu nhi của Vũ Hùng
lượt xem 1
download
Bài viết trình bày các nội dung về thuật ngữ Cốt truyện; cốt truyện ly kỳ và hấp dẫn, lôi cuốn; cốt truyện chứa đựng thông điệp triết lí về bảo vệ môi trường sống, trân quý thiên nhiên và muôn loài;... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghệ thuật xây dựng cốt truyện trong Những truyện hay viết cho thiếu nhi của Vũ Hùng
- NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN TRONG NHỮNG TRUYỆN HAY VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA VŨ HÙNG Nguyễn Thị Thanh Xuân1; Hồ Thị Thanh Loan2 1. Khoa Sư phạm, Trường Đại học Thủ Dầu Một 2. Trường Tiểu học Đất Cuốc, xã Đất Cuốc, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương TÓM TẮT Vũ Hùng là nhà văn có nhiều đóng góp cho nền văn học Việt Nam, đặc biệt là văn học dành cho thiếu nhi, ông dành cả cuộc đời để viết về đề tài núi rừng, thiên nhiên và muông thú cho các em. Một trong những yếu tố tạo nên sức lôi cuốn và hấp dẫn ở truyện viết cho thiếu nhi của Vũ Hùng là nghệ thuật xây dựng cốt truyện. Với tập truyện Những truyện hay viết cho thiếu nhi, xuất bản năm 2020 nhà văn đã đưa thiếu nhi đến với thế giới hùng vĩ của đại ngàn, những bầy thú hoang dã đáng yêu và giàu tình cảm. Nhờ nắm bắt tâm lý lứa tuổi hồn nhiên, ngộ nghĩnh của thiếu nhi, những sáng tác của ông đã đem đến cho các em những thông điệp của cái đẹp, cái kỳ diệu của núi rừng Trường Sơn, của muông thú sống trong rừng bằng những từ ngữ hết sức mộc mạc, giản dị gần gũi với các em. Cốt truyện được nhà văn miêu tả rất ly kỳ, và lôi cuốn, ẩn chứa những thông điệp triết lí về bảo vệ trân quý môi trường sống, thiên nhiên và muôn loài. Sau những câu chuyện thú vị ấy tác giả gửi đến các em những giá trị nhân văn và bài học sâu sắc về cuộc đời, những chiêm nghiệm triết lý của cuộc sống làm rung động bao trái tim người đọc. Từ khóa: Cốt truyện, nghệ thuật, truyện hay viết cho thiếu nhi, Vũ Hùng 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Vũ Hùng là nhà văn viết truyện cho thiếu nhi nổi tiếng từ những năm 60 - 80 của thế kỉ XX, sau gần nửa thế kỉ cầm bút, ông đã dành trọn tình yêu của mình viết nên những tập truyện cho thiếu nhi đầy cảm xúc, mang đậm dấu ấn riêng và chứa đựng những chiêm nghiệm, triết lý sâu sắc về cuộc sống. Truyện Vũ Hùng đã chiếm một vị trí quan trọng trong nền văn học thiếu nhi Việt Nam, đặc biệt là mảng đề tài thiên nhiên, núi rừng - muông thú. Những tác phẩm ấy chứa đựng những giá trị nhân văn, những bài học giáo dục vô cùng sâu sắc. Vũ Hùng đã có những đóng góp to lớn không chỉ trong nền văn học thiếu nhi nước nhà mà còn cả nền văn học thiếu nhi thế giới. Ông hướng thiếu nhi đến với tình yêu thiên nhiên, tình yêu loài vật, tình bạn cao đẹp qua các tác phẩm của mình và đặc biệt là các tập truyện như Sao Sao, Các bạn của Đam Đam, Phía tây Trường Sơn và Ngày hè. Đằng sau mỗi câu chuyện của Vũ Hùng đều chứa đựng những bài học và giá trị nhân văn sâu sắc để nuôi dưỡng tâm hồn và có tính giáo dục cho trẻ em. Trong quá trình sáng tạo nghệ thuật, có lúc Vũ Hùng chọn những cốt truyện đơn giản, nhẹ nhàng có lúc lại có cốt truyện với những tình tiết li kì, lí thú có những tình huống bất ngờ giúp tác phẩm trở nên hấp dẫn, lôi cuốn bạn đọc hơn. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp tiếp cận thi pháp học Dựa vào các đặc điểm thi pháp để nghiên cứu và đi sâu phân tích các khái niệm liên quan đến nghệ thuật xây dựng cốt truyện trong truyện viết cho tuổi của Vũ Hùng. Đây cũng là phương pháp được chúng tôi sử dụng xuyên suốt trong bài viết. 2.2. Phương pháp hệ thống - cấu trúc Truyện viết cho thiếu nhi của Vũ Hùng được nghiên cứu với tư cách là chỉnh thể nghệ thuật, nghiên cứu các yếu tố cụ thể trong tương quan hệ thống để làm nổi bật đặc trưng nghệ thuật và phong cách của tác giả. 201
- 2.3. Phương pháp phân tích - tổng hợp Sử dụng các phương pháp nghiên cứu phân tích, tổng hợp, xem xét các tài liệu, các văn bản về mặt lý luận có liên quan, từ đó lý giải từng vấn đề trong tác phẩm của nhà văn. Tổng hợp khái quát những nét tiêu biểu về nghệ thuật tổ chức cốt truyện của Vũ Hùng. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Vài nét về thuật ngữ Cốt truyện Cốt truyện là chất liệu quan trọng để nhà văn thực hiện cấu tứ nghệ thuật, đặc biệt là trong tác phẩm tự sự và kịch. Theo Từ điển Thuật ngữ văn học với cách hiểu thông thường nhất thì: “Cốt truyện là hệ thống sự kiện cụ thể được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định… góp phần bộc lộ có hiệu quả đặc điểm mỗi tính cách, tổ chức tốt hệ thống tính cách, lại vừa trình bày một hệ thống sự kiện phản ánh chân thực xã hội, có sức mạnh lôi cuốn và hấp dẫn người đọc… Về phương diện kết cấu và quy mô nội dung nhìn chung có thể chia cốt truyện thành hai loại: cốt truyện đơn tuyến và cốt truyện đa tuyến… cốt truyện đơn tuyến thường có dung lượng nhỏ hoặc vừa, thường tồn tại trong các truyện ngắn, truyện vừa hoặc phần lớn các kịch bản văn học… Cốt truyện đa tuyến là cốt truyện trình bày một hệ thống sự kiện phức tạp nhằm tái hiện nhiều bình diện của đời sống” (Lê Bá Hán, 2006). Cốt truyện có vai trò rất quan trọng trong mỗi tác phẩm, nó là một chuỗi các sự kiện liên kết với nhau tạo thành một ý nghĩa nhân sinh có giá trị nhận thức, tư duy tạo hứng thú cho người đọc. Cốt truyện là yếu tố đặc biệt quan trọng, là xuất phát điểm và quyết định của sự sáng tạo nghệ thuật. 3.2. Cốt truyện ly kỳ và hấp dẫn, lôi cuốn Có thể nói điểm độc đáo trong truyện viết cho thiếu nhi của Vũ Hùng là nghệ thuật tổ chức cốt truyện, đằng sau mỗi câu chuyện là những ý đồ sáng tạo độc đáo, có những câu chuyện li kì, tình huống giàu kịch tính, có truyện ẩn chứa nhiều hàm nghĩa, triết lí, nhiều bài học sâu sắc, thấm thía. Trong tác phẩm Sao Sao, Vũ Hùng dẫn dắt thiếu nhi đi đến thế giới của muôn loài với những câu chuyện phiêu lưu thú vị của các loài thú sống trong rừng. Câu chuyện kể về cuộc hành trình gian khổ đi tìm vùng đất mới của hai bạn Hươu Sao và Nai Bông. Vì dân làng hươu đông đúc mà nguồn thức ăn ở đây bắt đầu cạn kiệt, những chàng hươu mới lớn đều phải lên đường tìm vùng đất mới để dời làng. Mỗi chàng hươu lên đường đều ấp ủ cho mình một hoài bão to lớn, đều có một khao khát sẽ tìm một vùng đất tươi tốt cho dân làng sinh sống. Thế là hai bạn hươu tiếp bước những chàng hươu đã đi trước viết tiếp cuộc hành trình của làng hươu. Họ biết trước trong cuộc hành trình này họ phải đối mặt với nguy hiểm như thú dữ, đói khát, bệnh tật… “Con phải đi suốt ngày trên những con đường xa thẳm đầy gai góc, ngủ đêm ở vùng xa lạ, không biết lối để khi gặp nguy tìm được nẻo thoát thân. Con phải băng rừng, băng qua ghềnh thác trong cô đơn, không bạn bè” (Vũ Hùng; 2020). Bằng với sự quyết tâm của mình và những hình ảnh về vùng đất mới hiện về trong đầu khiến cho khí huyết sôi trào trong người của Hươu Sao: “Nó đinh ninh về một nơi nó và Nai Bông sẽ đến: Những cánh đồng bao la tốt tươi, thức ăn và nước uống trong lành không bao giờ cạn, mà chưa một chàng hươu nào đặt chân tới. Nguồn hi vọng chạy rộn trong máu nó” ” (Vũ Hùng; 2020). Câu chuyện những tưởng sẽ tốt đẹp, với sự đồng lòng quyết tâm của hai chàng hươu thì họ sẽ cùng nhau đặt chân lên mảnh đất mà mình đã tìm được. Nhà văn đã đưa các bạn nhỏ đi đến những tình tiết trong câu chuyện có lúc nhẹ nhàng khi họ bắt gặp những cảnh mà ở làng hươu chưa có bao giờ, có lúc thì cao trào khi họ khát khao tìm được vùng đất màu mỡ để dân làng sống sung túc, ấm no, có lúc thì tràn ngập sự đau đớn thương tiếc khi Hươu Sao đã mất đi người bạn đồng hành. Vũ Hùng đã đem đến cho các bạn nhỏ một câu chuyện cảm động về tình bạn, giáo dục cho các em về tình bạn cao đẹp, biết quý trọng những thành quả có được hôm nay là nhờ sự hinh sinh cao cả của những người đi trước. Nhà văn không chỉ đem đến cho chúng ta một câu chuyện hấp dẫn, thú vị mà còn mang lại cho chúng ta những bài học vô cùng nhân văn thông qua câu chuyện kể về loài vật. Trong tác phẩm Các bạn của Đam Đam, Vũ Hùng sẽ cho chúng ta thấy về một tình bạn diệu kì giữa con người và các con vật sống ở trong rừng mà chúng ta không thể nào quên được. Ông tạo 202
- ra một cốt truyện li kì về quá trình trở thành những người bạn tri kỉ giữa cậu bé Đam Đam và các con vật. Khi Đam Đam đã đến tuổi để có một người bạn đi săn cùng, cha cậu bé đã tìm một chú chó ưng ý để làm bạn với cậu. Ông Xi Ta hướng dẫn cách chọn cho mình một chú chó để đi săn và coi chú chó như một thành viên trong nhà, ông dạy con trai phải yêu thương và đối xử tốt với con vật. Tình bạn của cậu bé Đam Đam và chú chó Phay Phay ngày càng khăng khít, họ không rời xa một khoảnh khắc nào. Trong một lần đi săn, Đam Đam cứu một chú vượn non thoát chết, từ đấy chú vượn và Đam Đam là những người bạn tri kỉ, không thể thiếu nhau. Những tưởng con vượn Xa-ni và chú chó Phay Phay sẽ không thể nào cùng sống chung hòa thuận được thế nhưng tình bạn đẹp giữa ba người lại bền chặt. Một lần chú vượn Xa-ni bị con trăn tấn công và may mắn nó được Tha No và mọi người cứu sống. Theo tục lệ của làng săn thì con vượn đó sẽ thuộc về người đã cứu sống nó, nhưng vì Tha No biết tình bạn không thể nào chia cắt được của Đam Đam và chú vượn Xa-ni nên cậu bé quyết định trao lại con vượn cho bạn mình. Câu chuyện kết thúc tốt đẹp về tình bạn li kì giữa con người và các loài vật. Vũ Hùng không chỉ xây dựng cốt truyện về tình bạn bè mà còn viết những câu chuyện đẹp về tình mẫu tử của loài voi, câu chuyện về tình mẹ trong tác phẩm Phượng hoàng đất - câu chuyện nói về sự hy sinh cao cả của voi mẹ trên rừng Trường Sơn. Voi là loài động vật sống thành bầy đàn, nhưng sức ăn của chúng rất khỏe vì thế voi phải luôn di chuyển trên đường để đi tìm đến nơi có nhiều thức ăn. Mọi loài vật đều có chốn nghỉ, nhưng loài voi thì không như thế, chúng phải đi khắp nơi để tìm thức ăn, nó là loài vật có cuộc đời vất vả không có loài thú nào vất vả hơn thế. Tuy vậy, voi là loài động vật sống rất tình cảm, những con voi mẹ thường dùng vòi vỗ nhè nhẹ vào lưng voi con, đây là một cách để voi mẹ để bày tỏ sự âu yếm của mình đối với voi con. Trên đường di chuyển, voi mẹ thường huơ cái vòi ngắt những chồi lá non trên những nhánh cây ven đường. Khi phải băng qua dòng sông có nước chảy xiết, những tảng đá nằm ngổn ngang trơn trượt làm cho chú voi con hoảng sợ, voi mẹ trấn tĩnh đứa con của mình: “Đừng sợ! Ngậm lấy đuôi mẹ mà đi cho vững” (Vũ Hùng, 2015). Voi con nghe lời mẹ “Voi con liền ngậm lấy. Nó còn cẩn thận lấy vòi cuốn chặt phần trên cái đuôi rồi mới bước xuống nước” (Vũ Hùng, 2015). Tình yêu thương của voi mẹ dành cho voi con chưa dừng lại ở đó khi voi con bước đi loạng choạng vì đá dưới chân quá trơn làm cho voi con sợ hãi và quấn chặt đuôi voi mẹ vì thế đuôi voi mẹ căng ra và kêu “Khục! Khục!”. Khi đã ra đến giữa sông, dòng nước càng chảy xiết hơn, đá dưới chân càng khó đi, voi con càng quấn chặt đuôi voi mẹ hơn làm cho cái đuôi voi mẹ chịu không được nữa bị đứt “Phựt” ra “Voi con ngã lăn xuống nước giữa các tảng đá, vòi còn cuộn chiếc đuôi rỉ máu” (Vũ Hùng, 2015). Khi thấy đứa con của mình gặp sự cố giữa dòng nước chảy xiết bản năng của bảo vệ con của voi mẹ trỗi dậy: “Voi mẹ vội quay lại và rống lên. Nó kêu không phải vì đau mà vì lo sợ. Tiếng rống thảng thốt làm cả bầy voi dừng lại. Mấy con voi đi gần vội vàng xô đến cứu voi con. Chúng bước vội làm nước sông bắn tung tóe. Voi mẹ lấy vòi cuốn lấy voi con. Nó gượng nhẹ nâng bổng con lên, mặc cho dòng máu từ cái đuôi cụt chảy chan hòa xuống nước” (Vũ Hùng, 2015). Như vậy ta thấy tình mẫu tử thiêng liêng của voi mẹ dành cho voi con to lớn biết nhường nào, mặc dù biết rõ sẽ bị đứt đuôi nhưng voi mẹ vẫn chấp nhận để đảm bảo an toàn cho đứa con của mình, đó là một sự hi sinh cao cả. Nhà văn Vũ Hùng cảm thán: “Con voi cụt đuôi trông mới ngộ làm sao! Nó chẳng có gì để phe phẩy và đuổi ruồi muỗi ở phía sau. Vậy mà mọi con voi mẹ trên Trường Sơn đều là Voi Cụt Đuôi... Đó là biểu hiện của Tình Mẹ” (Vũ Hùng, 2015). Tình yêu thương vô bờ bến của người mẹ không chỉ là hi sinh vô điều kiện cho đứa con của mình mà còn thể hiện ở sự chăm sóc, dạy dỗ của các loài vật. Người mẹ không phải lúc nào cũng có mặt ngay lúc đứa con của mình gặp nguy hiểm được, cách bảo vệ con tốt nhất đó chính là phải dạy cho các con của mình những kỹ năng sinh tồn theo những luật lệ riêng của từng loài vật để khi cận kề nguy hiểm các con có thể thoát thân. Trong tác phẩm Chú ngựa đồng cỏ, ngựa mẹ đã dạy chú ngựa con Antai cách để sinh tồn trong điều kiện khắc nghiệt của vùng thảo nguyên: “Một con ngựa thảo nguyên cần phải khỏe mạnh, nhanh nhẹn và thông thạo các luật lệ của cuộc sống rừng. Mẹ đã dạy tôi những luật lệ đó. Nhờ mẹ, tôi đã phân tích được những cơn gió để đoán nhận sự biến chuyển của thời tiết. Tôi biết lắng nghe để hiểu gió nói gì: nó là kẻ truyền tin của thú rừng. Hãy nhìn đàn ngựa đang ăn trên thảo nguyên. Tất cả đều quay về hướng gió. Gió là bạn chúng tôi. Gió nói với chúng tôi bằng tiếng rì rào và mang đến cho chúng tôi hơi lạ để chúng tôi đề phòng” (Vũ Hùng, 2015). 203
- Mặc dù những chú ngựa ở thảo nguyên đều có vóc dáng cường tráng, lực lưỡng đã quen với khí hậu khắc nghiệt nơi thảo nguyên nhưng cũng có lúc các chú ngựa ấy bị bệnh, bị thương. Vì thế những con ngựa mẹ phải dạy cho các ngựa con của mình nhận biết được các loại cây thuốc có sẵn trên đồng cỏ để giúp các chú ngựa có thể tự chữa lành. Ngoài ra ngựa mẹ còn hướng dẫn cho các con nhận biết được đâu là loài cây ăn được, đâu là những loài cây nào cần phải tránh: “Vào những bữa đi ăn, mẹ dạy tôi nhận biết các loại cây cỏ, thứ nào ăn được, thứ nào độc, cây cỏ nào có thể dùng làm thuốc cho loài ngựa…” (Vũ Hùng, 2015). Nuôi dưỡng và dạy con là một điều tuyệt vời nhất không chỉ có ở con người mà còn có ở loài vật, mỗi loài vật đều dạy con theo cách sinh tồn riêng của mỗi loài, không loài nào giống loài nào. Đến với Phượng hoàng đất, Vũ Hùng đã cho chúng ta biết cách dạy con thú vị của gia đình chim ri, cách dạy con của bố mẹ nhà chim ri khiến chúng ta phải suy ngẫm. Những chú ri non muốn theo chân các anh sáo đến đồng bằng dự hội thế là chúng nói với mẹ: “- Mẹ ơi! – Bọn chúng nhao nhao nói. - Mẹ mượn các anh sáo cho chúng con đôi cánh! - Các con nói gì thế? Chim mẹ lạ kêu lên. - Chẳng ai bay xa được với đôi cánh mượn của người khác đâu. Lũ chim non vẫy vẫy những cặp cánh xinh chỉ vừa mới đủ lông. - Nhưng mà cánh chúng con nhỏ quá! - Không phải cứ có cánh to mới bay được xa. Mẹ đã xuống đồng bằng. Khi bay qua các sân nhà mẹ gặp bọn gà và ngỗng. Chúng đều có những đôi cánh rộng chẳng kém gì cánh phượng hoàng, vậy mà vẫn không bay được. Chim bố từ nãy vẫn đậu im, lúc này mới đập cánh và cất tiếng: - Chẳng mấy ai có đôi cánh khỏe như cánh chim ri nhà ta. Các con cứ bay đi, bay mãi rồi cũng tới được đồng bằng như bọn sáo” (Vũ Hùng, 2015). Bố mẹ chim ri đã dạy chúng một bài học là phải tự bay bằng chính đôi cánh của mình, đôi cánh của chim sáo tuy bay được rất xa nhưng chúng không thể bay được bằng đôi cánh mượn của chim sáo. Mặc dù đôi cánh chim ri bé nhưng bằng đôi cánh của mình bọn ri con đã bay được tới đồng bằng xa tít. Cái hay của nhà văn Vũ Hùng đó là tạo nên sức hấp dẫn trong các tác phẩm của ông bằng cách lựa chọn cốt truyện có nhiều tình tiết li kì, hấp dẫn người đọc. Bằng tâm hồn nhạy cảm, yêu quý cái đẹp của một nhà văn, ông đã cho ra đời những tác phẩm hay, những cốt truyện sinh động, giàu sức gợi cảm để tạo dựng thành công riêng cho mình. 3.3. Cốt truyện chứa đựng thông điệp triết lí về bảo vệ môi trường sống, trân quý thiên nhiên và muôn loài “Trong suốt nghiệp văn, Vũ Hùng luôn tâm niệm nếu đã theo đuổi nghề thì hãy bền bỉ phụng sự cái Đẹp Nhân Văn, cái Đẹp ấy mang trong bản thân nó cái Tốt lành” (Tuyết Loan, 2015). Vì vậy, trong cốt truyện của ông đều ẩn ẩn chứa những thông điệp nhân văn về bảo vệ trân quý môi trường, thiên nhiên và muôn loài. Ông muốn thay đổi cách suy nghĩ, nhận thức, cách ứng xử của con người với môi trường tự nhiên qua các trang sách của mình. Trong tác phẩm Con voi xa đàn, Vũ Hùng đã viết một câu chuyện đầy cảm động về loài voi, ông viết về những biến cố đã xảy ra trong cuộc đời của con voi. Nó từng là một con voi có cuộc sống hạnh phúc được mẹ yêu thương sống cùng với bầy đàn, một ngày nọ, biến cố ập đến với nó, nó phải chứng kiến cảnh voi mẹ bị giết chết đầy đau đớn. Vì thì nó luôn khao khát tình yêu thương, muốn có một người bên cạnh và đó cũng chính là nguyên nhân nó phải xa bầy đàn, xa quê hương để đến ở cùng với con người để sống một cuộc đời của con voi xiếc. Đối với con voi, sự hạnh phúc của nó là được sống cùng bầy đàn, được tự do sống ở rừng, thế nhưng nó vĩnh viễn mất đi cái hạnh phúc mà nó đã từng có. Chính con người phá hủy đi cuộc sống tốt đẹp vốn có của con voi, đã tự cho mình cái quyền định đoạt số phận của các con vật. Vũ Hùng đã tạo dựng nên một câu truyện làm cho người đọc phải xúc động, bùi ngùi, tiếc thương cho số phận của con voi sống trong nhà bạt làm cho con vật 204
- bị ám ảnh nặng nề. Đó là sức mạnh của văn chương, tạo một câu chuyện không ồn ào nhưng lặng lẽ đánh thức cảm xúc trong lòng mỗi người. Đến với Vũ Hùng, bạn đọc cảm nhận được tình yêu thiên nhiên của những con người sống nơi miền sơn cước, họ đối xử với thiên nhiên như những người bạn, họ rất trân trọng thiên nhiên. Người dân nơi đây sẵn sàng cúi mình để giúp đỡ những con vật nhỏ bé, cưu mang chúng, coi chúng như những người thân trong gia đình mình. Trong tác phẩm Phía Tây Trường Sơn, chúng ta nhận thấy được cách con người đối xử với những chú voi hết sức dễ thương, họ coi con voi như người bạn của mình không phải là con vật. Trong quá trình đi học làm người quản tượng, những người chiến sĩ có được những trải nghiệm chân thật với núi rừng, được tận mắt nhìn thấy phong tục, tập quán của người dân nước Lào. Đối với những con người sống ở nơi rừng Trường Sơn, họ rất tôn thờ rừng, rừng là tất cả, là dòng máu chảy theo từng nhịp đập của trái tim, gắn bó suốt cuộc đời của mỗi người. Qua những trang văn của Vũ Hùng, người đọc được tận hưởng vẻ đẹp tuyệt vời mà tạo hóa đã ban tặng cho con người, từ đó mà ta thấy được vẻ đẹp của sự lương thiện, trong sáng, trái tim giàu tình yêu thương của nhà văn. Điều này đã giúp các tác phẩm của nhà văn luôn được các bạn thiếu nhi đón nhận và tạo nên vị thế của nhà văn trong nền văn học nước nhà 3.4. Cốt truyện lồng ghép những câu chuyện giàu tính nhân văn và những bài học ý nghĩa cho các em thiếu nhi Nhà văn Vũ Hùng đã đưa thiếu nhi đến với những chuyến đi trải nghiệm về thiên nhiên, muông thú qua những trang sách, hướng các em đến với cái đẹp trong tình bạn thân thiết giữa các loài vật hay giữa con người với loài vật, ông còn lồng vào đó là những bài học nhân văn từ những triết lí về cuộc đời. Trong câu chuyện Phía Tây Trường Sơn bài học về cuộc sống được thể hiện nhẹ nhàng nhưng sâu sắc qua việc bác Bun Mi hướng dẫn những người quản tượng giúp con voi Bạc Mày trải qua cơn khủng hoảng ở lứa tuổi hai mươi mà con voi nào cũng phải trải qua. Những người quản tượng đang cố gắng khống chế con voi, có một quản tượng trẻ nóng nảy đòi dùng cây đòng để quản chế con voi, lúc ấy bác Bun Mi nói với những người quản tượng: “Con vật hung dữ thì người quản tượng phải hiền từ. Đừng đánh đập, càng đánh đập càng làm nó nổi giận” (Vũ Hùng; 2020). Bác Bun Mi còn dạy mọi người cách đối xử với loài voi: “Bác Bun Mi điều khiển con voi theo những nguyên tắc của bác. Bác thực lòng tin yêu con vật và không bao giờ bắt nó chịu đựng những điều nó không chịu nổi. Loài voi cũng cảm giác, cũng suy nghĩ, đau khổ hoặc sung sướng, yêu thương hoặc giận dữ, chẳng khác con người. Tốt nhất là phải công bằng với chúng. Sự công bằng và những săn sóc có tác dụng với chúng hơn là những cây đòng” (Vũ Hùng; 2020). Bác Bun Mi coi con voi giống như con người, đối xử với chúng giống như đối xử với những người bạn của mình, không sử dụng bạo lực mà cảm hóa chúng bằng tình yêu thương. Bác còn dặn các chiến sĩ: “Điều khiển voi khó hơn người ta thường nghĩ. Chúng là những con thú có sức mạnh và có trí khôn. Người quản tượng phải biết coi trọng sức mạnh và trí khôn ấy!” (Vũ Hùng; 2020). Trước sự e ngại của chàng lính học làm quản tượng về quyết định thả con voi Bạc Mày về rừng: “Bác Bun Mi cho Bạc Heng lấy vòi giữ chặt lấy voi Bạc Mày. Bác đề nghị: - Cho nó uống thuốc rồi thả nó về rừng ít ngày. Các quản tượng gật đầu, tán thành. Đức giật mình: - Người làng Vông Xay định thả con Bạc Mày thật hay sao. Bác Bun Mi? - Phải. Khi con voi muốn đi, hãy để nó đi, không thể nào khác được. Bao giờ nó muốn thì tự nó trở về. - Lỡ nó không về thì sao? Nó đang trong cơn điên… - Nó sẽ trở về, ai Đức ạ! Lòng tốt của ta giữ chân nó. Khi nào tỉnh lại, nó sẽ quay về” (Vũ Hùng; 2020). Là nhà văn có lòng yêu thương các loài vật, ông ca ngợi các con thú, trân trọng trước những đặc tính, phẩm chất tốt đẹp của con vật. Là những sinh thể có tâm hồn, có trí tuệ, tình cảm giống như con người, chúng cần được bảo vệ, tôn trọng, được đối xử như những người bạn của con người. Thông điệp về tình yêu thương các loài vật, tình yêu thiên nhiên được tác giả truyền đến người đọc qua những những trang sách về cách ứng xử trước môi trường thiên nhiên, muông thú để người đọc nhìn nhận lại thái độ của mình đối với tự nhiên. Trong truyện Các bạn của Đam Đam thể hiện triết lí tự do của muông thú, truyện nói về cậu bé Đam Đam thích chú vẹt con và tìm cách bắt con vẹt về nuôi. Nhưng khi đem con vẹt về nhà mẹ 205
- của Đam Đam không vui vì bà Xi Ta không thích bọn trẻ hành hạ những con vật non, bà bảo Đam Đam đem thả con vẹt về rừng. Bố Đam Đam cũng khuyên cậu bé nên trả con vật về với thiên nhiên: “- Ngày xưa tao cũng thích những con vật non. Khi bằng tuổi mày, gặp một con vẹt như thế này, tao không chịu bỏ. Đẹp lắm! Đam Đam bồng bột hẳng lên. Nó vui sướng vì được cha hiểu thấu và che chở. Nhưng người cha đã nói tiếp: - Tao đuổi chim bắt bướm và bẫy những con sóc nhỏ hiền lành. Nhưng chẳng bao giờ tao thương chúng được lâu. Bắt được con này tao quên liền con khác, để chúng đói khát kêu nhao nhác trong nhà” (Vũ Hùng; 2020). Ông Xi-ta cũng từng trải qua lứa tuổi của Đam Đam, ông hiểu rõ suy nghĩ của cậu bé, ngày xưa ông cũng từng thích những con vật non những vì không chăm sóc tốt cho chúng nên chúng chết đi. Ông không muốn con trai mình lặp lại sai lầm lúc nhỏ của mình nên ông khuyên Đam Đam trả con vật về lại rừng xanh như lúc bà nội của Xi Ta nói với ông: “Thả chúng đi! Ở đây chúng kêu van, nhưng về với rừng chúng sẽ ca hát” (Vũ Hùng; 2020). Con thú cũng biết gắn bó với môi trường sống của nó nơi đã nuôi sống nó, cũng biết nhớ những người bạn của nó cũng giống như con người. Một ngày Đam Đam đã có người bạn mới và bỏ quên chú vẹt non ngày nào mình không nỡ thả nó đi: “Mải vui với con chó, Đam Đam lãng quên chú vẹt của bầy Vẹt Xanh. Cậu không còn hứng thú dạy nó mời cơm và báo gọi khi có khách. Nhiều lần cái ống nứa đựng nước treo trên chạc cây đã cạn, trái bắp luộc bằng lớp bẹ chỉ con trơ lõi. Chú vẹt gầy rạc đi. Nhưng càng gầy, nó kêu “Vét! Vét!” càng to. Tiếng kêu vang vọng như lời trách móc. Đam Đam bối rối khi nghe tiếng kêu buồn thảm ấy. Tội cho con vẹt thật, cậu đã trói buộc nó, lại mải vui với người bạn mới để đến nổi nỗi nó phải đói khát. Dù tiếc rẻ, một bữa Đam Đam cũng quyết định trả nó về rừng” (Vũ Hùng; 2020). Trong một lần đi săn, bà Xi Ta thấy Đam Đam và Tha No đưa một con vượn con về nhà, bà nghĩ Đam Đam là đứa đầu têu bởi sau khi xảy ra chuyện với chú vẹt non bà không đồng tình với cách làm của Đam Đam: “Bà không muốn thấy bất cứ một con vật non nào rền rĩ trong căn nhà yên ấm của bà. Sao Đam Đam lại nỡ làm thế? Đó là một việc làm độc ác! Đam Đam đã một lần bắt con vẹt non và suýt để nó chết đói. Bà Xi Ta cho rằng yêu thương là cái quý nhất trên đời. Bà muốn ai tới dưới mái nhà của bà cũng sẽ gặp điều tốt lành. Bà lo sợ việc làm của Đam Đam đem lại rủi ro: Núi rừng biết thưởng phạt, ai làm điều lành sẽ gặp phước lộc, ai gây hận thù sẽ gặp hận thù” ” (Vũ Hùng; 2020). Suy nghĩ của bà Xi Ta là những triết lí của ông bà ta để lại “Ở hiền gặp lành” hay “Gieo gió gặt bão”, đó là những triết lí đơn giản nhưng vô cùng sâu sắc về sự thấu hiểu, yêu thương, trân trọng muông thú của bà. Bà ý thức được rằng không được làm trái lại với quy luật tự nhiên của rừng, làm chuyện xấu, xâm phạm tới các loài thú trong rừng sẽ bị thiên nhiên trừng phạt. Người đọc cảm nhận được lòng nhân từ, yêu thương các con vật thông qua cách ông Xi-ta dạy Đam Đam đối xử với con chó Phay Phay: “- Mày là con cháu trong nhà tao rồi. – Ông Xita nói thêm. – Suốt đời, mày sẽ là bạn của Đam Đam. Nó sẽ cùng no đói, cùng vui buồn với mày. Có sung sướng, hai đứa mày cùng hưởng. Rủi có khốn khổ, hai đứa mày san sẻ với nhau.Ông quay lại nói riêng với con trai: - Mày hãy hết lòng yêu thương Phay Phay. Càng thương nó, nó lại càng yêu mày và chăm làm việc. Ông căn dặn Đam Đam đừng bao giờ đánh đập, ngược đãi con chó. Ông nói với cậu kinh nghiệm mà ông đã trải nghiệm qua chính cuộc sống của ông: Con vật thường kiên nhẫn hơn con người. Nhưng hãy cẩn thận, nó chịu được những bất công lâu hơn ta, nhưng lại hận thù lâu hơn ta” (Vũ Hùng; 2020). Hay khi vị khách đến chơi nhà mách bảo rằng bắt những con vật làm giàu cho gia đình mình nhưng mọi người không tán thành những việc làm đó: “Lời mách bảo ấy đã không được nghe theo. Ở nơi này, người ta sẽ không đối xử như vậy với những con vật nuôi trong nhà. Người ta tránh cho chúng những nhọc nhằn đau khổ, coi chúng như con em trong gia đình, chọn cho chúng những công việc thích hợp nhưng vừa sức” (Vũ Hùng; 2020). Với những câu chuyện nhẹ nhàng nhưng để lại cho ta rất nhiều bài học vô cùng quý báu thông qua những con vật hiền lành, xinh đẹp giữa rừng già chưa có dấu chân người,Vũ Hùng kín đáo gửi gắm tình cảm và những thông điệp về tình yêu thương muôn loài. Một triết lí vô cùng nhân văn, triết lí về thái độ ứng xử giữa con người với con vật, yếu tố quan trọng nhất để giữ mối quan hệ bền lâu 206
- giữa con người và các loài vật là sự yêu thương, trân trọng, đối xử công bằng với các loài vật. Trong tác phẩm Các bạn của Đam Đam, tác giả viết về sự khao khát tự do của các loài thú rừng khi bị con người tước mất sự tự do, chỉ khi trở về với thiên nhiên, chúng mới sống thật với bản năng vốn có: “- Cha xem kìa, nó dễ quen người chưa! Mới đó mà nó đã biết gật đầu chào. Phải, con vẹt luôn luôn cúi đầu xuống, ngẩng lên rồi lại cúi xuống. Nó chào Đam Đam chăng? - Không phải đâu Đam Đam ạ. – Ông Xi Ta nói. – Mày hãy vào chỗ khuất coi, không thấy mày, con vẹt vẫn gật gật cái đầu. Cả nhà ông Xi Ta vào đứng sau một vách nứa. Không còn ai trước mắt nhưng con vẹt của bầy Vẹt Xanh vẫn cúi đầu. Nó lấy đà để cất cánh. Nhưng vừa định bay lên thì nó chợt thấy chân đã bị vướng dây. Thế là nó đành ép chặt cánh vào mình và ngẩng lên. Một lát sau, quên mất tình trạng trói buộc, con vẹt lại cúi đầu lấy đà. Nhưng rồi tức khắc nhận ra cảnh ngộ của mình, nó vội ngẩng đầu lên. Cứ thế con vẹt gật gù hoài. - Mày thấy chưa? – Ông Xi Ta hỏi con. – Con vẹt đâu có chào mày, nó đòi về với bầy nó trong núi” (Vũ Hùng; 2020). Ở môi trường tự nhiên, các loài vật được sống và sinh tồn theo bản năng của nó, môi trường thiên nhiên chính là nhà của nó, nơi nó được tự do thoải mái không bị trói buộc. Tự do là một sự khao khát cháy bỏng của con người, là quyền cơ bản nhất của con người, loài vật cũng thế, không một con vật nào thích bị kìm hãm, bó buộc, ấy vậy mà con người lại tước đi sự tự do của nó, đem nó trở thành một món đồ chơi. Nhà văn nhìn thấu nỗi đau của con vẹt xanh khi bị cậu bé Đam Đam bắt về nuôi, mặc dù được cậu bé nâng niu và yêu thương nhưng con vẹt vẫn thích cuộc sống nơi núi rừng: “Rồi cậu nâng niu lấy con vẹt từ trong gùi ra, vuốt lên đầu lên lưng nó và buộc vào chạc cây. Khi cậu buông tay, con chim chợt tung cánh, vụt bay lên như một ánh chớp xanh. Bị giữ lại, nó rùng mình rơi xuống, chân treo lủng liềng dưới sợi dây buộc. Đam Đam đỡ nó dậy, đặt lên chạc cây. - Đừng sợ! Đừng sợ, vẹt à! – Cậu lại vuốt lên đầu lên lưng nó và an ủi. Nhưng Đam Đam vừa buông tay thì con vẹt lại vút bay lên và rơi xuống. Cứ thế, đến lượt thứ chín, thứ mười, nó mới biết mình đã bị xiềng xích và chịu đứng yên. “Vét! Vét!” Nó tuyệt vọng gọi bầy, tiếng kêu lanh lảnh xa xăm” (Vũ Hùng; 2020). Cậu bé Đam Đam đã cứu chú vượn non Xa-ni thoát khỏi nanh vuốt của bầy sói và được gia đình cậu bé nuôi dưỡng bằng tình yêu thương, nhưng cũng đến lúc phải trả con vật về với rừng: “Đã đến lúc trả nó về rừng. Do linh tính nhạy bén, nó sẽ tìm được lối đi để trở lại với bầy cũ” (Vũ Hùng; 2020). Con vượn Xa-ni được con người yêu thương, được sống trong tình yêu thương của gia đình khiến cho nó cảm thấy lưu luyến khi phải trở về rừng: “Nhưng hình như Xa-ni không muốn đi. Dưới mái nhà của Đam Đam nó đã tìm được cuộc sống yên lành. Dù không bị xiềng xích, nó cũng không đi đâu quá xa. Chưa bao giờ nó vượt khỏi rặng cây và con suối ven làng” (Vũ Hùng, 2020). Thế nhưng dòng máu của loài thú rừng đang sục sôi chảy trong người khiến nó muốn trở về lại với rừng, với bầy đàn của nó: “Đam Đam đặt Xa-ni lên một cành cây. Con vượn mở tròn mắt nhìn những cái đã từng in vào ký ức nó: vòm lá xanh, những tảng đá và cái hang sâu, những sợi dây leo đu đưa, con suối trong reo chảy… Nó nhận ra tất cả, bàng hoàng như tỉnh dậy sau một giấc ngủ quá dài. Trở về nơi rừng thẳm, nó sống lại với mọi bản chất thầm kín và bí hiểm của nó. Nó ngửi những lớp vỏ cây và đu lên đu xuống. Đúng rồi, có một cái gì đã thức tỉnh trong lòng nó. Nó ngồi trên cao nhìn rất lâu xuống Đam Đam, Tha No và con chó. Nhưng tất cả những cái ấy vẫn không đủ sức giữ nó lại” (Vũ Hùng; 2020). Mặc dù con vượn quyến luyến tình cảm của loài người nhưng nó là con vật hoang dã, khi được trả tự do về với núi rừng nó sẽ quay trở về nhà của nó. Vũ Hùng - ông lão của rừng xanh, đó là một cái tên thân thương mà mọi người dành tặng cho nhà văn, ông dạy cho các em biết trân trọng, bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống cho các loài động vật cũng như ngôi nhà chung của con người. 4. KẾT LUẬN Tập truyện Những truyện hay viết cho thiếu nhi của Vũ Hùng đã thể hiện sự nỗ lực và tài năng trong sáng tạo nghệ thuật của nhà văn. Cốt truyện trong những câu chuyện của ông mộc mạc, giản dị 207
- mà gần gũi với thiên nhiên, con người và những bài học nhân văn, thấm thía. Vũ Hùng viết về thiên nhiên bằng tất cả tình yêu thương của mình, ông vẽ một bức tranh thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ, sống động bằng ngôn từ, viết về lối sống, cách ứng xử nhân văn của những người nơi núi rừng Trường Sơn với muông thú. Ông viết về thế giới động vật hoang dã phong phú, đa dạng có trí tuệ, có tâm hồn, ẩn đằng sau những câu chuyện đó là những thông điệp giàu tính nhân văn mà nhà văn muốn gửi gắm đến bạn đọc. Nhà văn muốn nhấn mạnh vai trò của thiên nhiên đối với đời sống của con người, cần phải tôn trọng thiên nhiên, cần phải hiểu thiên nhiên vì chính sự trường tồn của con người. Bên cạnh đó, ông còn viết về những phong tục, tập quán của những vùng miền mà ông đã từng đặt chân tới gắn bó trong một thời gian dài để người đọc cảm nhận được nét đẹp văn hóa ở nơi đây. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lại Nguyên Ân (2004). 150 thuật ngữ văn học. Hà Nội: Nhà xuất bản ĐH Quốc Gia 2. Hà Minh Đức (1999). Lý luận văn học. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục. 3. Trần Đình Sử (2007). Dẫn luận thi pháp học. Hà Nội: Nhà xuất bản ĐH Sư phạm 4. Lê Bá Hán (2006). Từ điển Thuật ngữ văn học. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục. 5. Vũ Hùng (2015). Chú ngựa đồng cỏ. TP Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Kim Đồng 6. Vũ Hùng (2015). Phượng Hoàng đất. TP Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Kim Đồng 7. Vũ Hùng (2020). Những truyện hay viết cho thiếu nhi. TP Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Kim Đồng. 208
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Cốt truyện đa tuyến trong tiểu thuyết nghệ nhân và Margarita của Mikhail bulgakov
7 p | 137 | 10
-
Những vấn đề của Văn học đại chúng: So sánh tiểu thuyết Feuilleton ở Nam Bộ trước 1945 và tiểu thuyết chương hồi
8 p | 109 | 8
-
Giao thoa Đông - Tây và những cách tân nghệ thuật của nhà văn Hoàng Ngọc Phách trong tiểu thuyết tố tâm
5 p | 113 | 8
-
Yếu tố phân mảnh qua hình tượng người kể chuyện và điểm nhìn trần thuật trong nghệ sĩ hình thể của Don Delillo
6 p | 113 | 7
-
Những thể nghiệm về kỹ thuật tiểu thuyết của các nhà văn nữ Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX
10 p | 79 | 4
-
Thủ pháp dòng ý thức trong tiểu thuyết “Ăn mày dĩ vãng” của Chu Lai
14 p | 7 | 4
-
Tìm hiểu về chân tủy của tiểu thuyết: Phần 2
54 p | 19 | 3
-
Đặc điểm nghệ thuật truyện trinh thám của Thế Lữ
12 p | 11 | 3
-
Cấu trúc cốt truyện phiêu lưu trong Moon palace của Paul Auster
5 p | 45 | 2
-
Yếu tố kỳ ảo - một trong những phương tiện trong tổ chức cốt truyện của Y Ban
4 p | 5 | 2
-
Nghệ thuật tổ chức cốt truyện trong tiểu thuyết trò chuyện trong quán La Catedral của Mario Vargas Llosa
7 p | 100 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn