intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghi ngờ bệnh xuất huyết tiêu hóa?

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

70
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đi ngoài phân đen có thể là bệnh lý nhưng đôi khi là chuyện bình thường.Trong cuộc sống hằng ngày nhiều người thỉnh thoảng thấy đi ngoài phân đen hoặc có trường hợp đột ngột thấy đi ngoài phân đen kèm theo hoa mắt chóng mặt, vã mồ hôi, thậm chí truỵ tim mạch. Trong trường hợp đi ngoài phân đen do bệnh lý thì cần hết sức cẩn thận bởi có thể là trọng bệnh hoặc phải cấp cứu kịp thời nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Vì sao đi ngoài phân đen? Có rất nhiều nguyên...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghi ngờ bệnh xuất huyết tiêu hóa?

  1. Nghi ngờ bệnh xuất huyết tiêu hóa? Đi ngoài phân đen có thể là bệnh lý nhưng đôi khi là chuyện bình thường.Trong cuộc sống hằng ngày nhiều người thỉnh thoảng thấy đi ngoài phân đen hoặc có trường hợp đột ngột thấy đi ngoài phân đen kèm theo hoa mắt chóng mặt, vã mồ hôi, thậm chí truỵ tim mạch. Trong trường hợp đi ngoài phân đen do bệnh lý thì cần hết sức cẩn thận bởi có thể là trọng bệnh hoặc phải cấp cứu kịp thời nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Vì sao đi ngoài phân đen? Có rất nhiều nguyên nhân gây nên đi ngoài phân đen, trong đó có loại đi ngoài phân đen do trọng bệnh, thậm chí phải cấp cứu. Đi ngoài phân đen do ăn uống thì thường không phải là bệnh lý mà do thức ăn hoặc do màu sắc của thức ăn, ví dụ như người ăn tiết luộc hoặc ăn bánh gai sau một thời gian ngắn, thức ăn được tiêu hoá nhưng màu của thức ăn vẫn còn làm cho phân có màu đen. (Ảnh minh họa nguồn Internet) Trong những trường hợp này, cần hết sức bình tĩnh và tự xem xét sức khoẻ bản thân mình có thay đổi gì không (mạch có nhanh không, có hoa mắt, chóng mặt không và nếu có điều kiện thử kiểm tra huyết áp có thấy
  2. thấp hơn bình thường không hoặc bắt mạch xem có nhanh không?). Về mặt bệnh lý nếu đi ngoài ra phân đen thường có tổn thương hệ hô hấp hoặc tổn thương ở phần trên hệ tiêu hoá (từ thực quản đến hành tá tràng). Có một số trường hợp chảy máu cam, chảy máu chân răng hoặc chảy máu lúc cắt amidan người bệnh nuốt máu xuống đường tiêu hoá, qua một chặng đường từ mũi họng xuống thực quản, dạ dày, xuống ruột bởi tác động của dịch vị và dịch ruột làm cho hồng cầu biến chất và trở thành đen. Chảy máu thực quản do khối u hoặc do vỡ tĩnh mạch thực quản cũng làm cho người bệnh nuốt máu xuống đường tiêu hoá và một thời gian sau đó đi ngoài thấy phân có màu đen. Xuất huyết dạ dày, đặc biệt là xuất huyết dạ dày - tá tràng là những trường hợp hay gặp ở người bệnh có tiền sử loét dạ dày - tá tràng. Phân của người bệnh do xuất huyết dạ dày - tá tràng có màu đen kịt giống như màu nhựa đường hoặc như bã cà phê kèm theo mùi hết sức đặc trưng mà người ta thường ví như mùi cóc chết. Trong các trường hợp đi ngoài phân đen do xuất huyết ở phần trên ống tiêu hoá (từ tá tràng ngược lên thực quản) hoặc thuộc đường hô hấp trên, người bệnh thường có kèm theo các dấu hiệu bất thường về mạch và huyết áp (huyết áp tụt, mạch nhanh),vã mồ hôi, hồi hộp, đánh trống ngực, da mặt tái nhợt, nhất là xuất huyết dạ dày, tá tràng, vỡ tĩnh mạch thực quản. Các loại xuất huyết đường tiêu hoá ở thấp hơn (từ ruột non đến hậu môn) thường là máu đỏ tươi tức là màu của hồng cầu còn nguyên vẹn chưa bị mất màu. Đó là các bệnh như chảy máu do bệnh thương hàn (do vi khuẩn Salmonella gây ra), bệnh lồng ruột hay gặp ở trẻ em, bệnh loét túi thừa Meckel, bệnh viêm ruột xuất huyết hoại tử. Một số trường hợp phân lẫn máu tươi tạo thành màu như máu cá, điển hình là bệnh lỵ trực khuẩn (do Shigella) mà thể bệnh nặng nhất, rõ rệt nhất là lỵ do Shigella shiga. Bệnh lỵ amíp cũng làm xuất hiện phân có máu nhưng là máu đỏ tươi kèm theo nhiều chất nhày được tiết ra lẫn với phân và máu (gọi là phân có máu, mũi).
  3. Ngoài ra người ta còn thấy một loại bệnh mạn tính kéo dài làm cho người bệnh thường đau bụng lâm râm ở vùng thượng vị và phân luôn luôn có màu đen, người bệnh thiếu máu trường diễn, đó là bệnh giun móc. Bệnh giun móc là do một loại giun có các móc ở hàm của chúng, khi hút máu chúng ngoạm 2 răng vào niêm mạc của tá tràng, ruột non, khi đã hút máu no, chúng ngừng nhưng máu vẫn chảy ri rỉ do độc tố của giun móc tiết ra làm ảnh hưởng đến quá trình đông máu và quá trình tạo máu. Túi thừa meckel bị viêm loét gây đi ngoài phân đen. Khi đi ngoài ra phân đen nên làm gì? Nếu thấy phân đen không có liên quan gì đến thức ăn hoặc nước uống thì cần đi khám bệnh ngay, nhất là những ai đang mắc bệnh về dạ dày, tá tràng hoặc bệnh về gan (xơ gan). Những trường hợp này nếu đi ngoài ra phân đen là hết sức cẩn thận bởi vì nếu không sẽ bị truỵ tim mạch rất nguy hiểm cho tính mạng. Cũng cần lưu ý là đi ngoài ra phân đen bởi bệnh lý là những trường hợp cần cấp cứu nội khoa khẩn trương và thậm chí cấp cứu ngoại khoa (trong trường hợp cấp cứu nội khoa không cầm được sự chảy máu thì phải can thiệp ngoại khoa để cầm máu). Những người sinh sống ở vùng canh tác rau, đặc biệt là có dùng phân bắc để bón cho hoa màu mà hay bị
  4. đau bụng lâm râm kèm theo phân đen, da xanh, ngồi xuống - đứng dậy thấy hoa mắt chóng mặt thì cũng rất cần đi khám bệnh ngay
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2