intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghi thức chào hỏi trong văn hóa giao tiếp của người Nhật

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

7
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Nghi thức chào hỏi trong văn hóa giao tiếp của người Nhật" hi vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ trong việc giúp người đọc hiểu rõ thêm về các nguyên tắc khi chào hỏi được xem như nghệ thuật với nhiều quy tắc luật lệ nghiêm ngặt của người Nhật trong các tình huống giao tiếp hằng ngày. Từ đó người đọc sẽ có một cách nhìn tổng quát hơn, có thể giúp bản thân tự tin hơn khi giao tiếp với người Nhật. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghi thức chào hỏi trong văn hóa giao tiếp của người Nhật

  1. NGHI THỨC CHÀO HỎI TRONG VĂN HÓA GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI NHẬT Đỗ Xuân Hồng Trường Đại học Công Nghệ TP.HCM (HUTECH) Viện Công nghệ Việt - Nhật (VJIT) Tóm tắt: Khi bắt đầu học một ngôn ngữ, thường điều đầu tiên các bạn sẽ được dạy là những câu chào hỏi. Đối với tiếng Nhật cũng như thế. Hơn nữa việc nói xin chào trong tiếng Nhật vô cùng quan trọng. Thế nên, người Nhật có rất là nhiều cách để nói xin chào. Trong giao tiếp truyền thống của người Nhật có những quy tắc, lễ nghi mà mọi người đều phải tuân theo tùy thuộc vào vị trí xã hội, mối quan hệ xã hội của từng người tham gia giao tiếp. Những biểu hiện đầu tiên trong quá trình giao tiếp của người Nhật là thực hiện những quy tắc chào hỏi. Tất cả các lời chào của người Nhật bao giờ cũng phải cúi mình và kiểu cúi chào như thế nào phụ thuộc vào địa vị xã hội, từng mối quan hệ xã hội của mỗi người khi tham gia giao tiếp. Từ khóa: nghi thức cúi chào, văn hóa giao tiếp, chào hỏi của người Nhật. 1. Đặt vấn đề Ông cha ta có câu: “Tiên học lễ, hậu học văn”. Thật vậy, lễ nghĩa là những phép tắc trong gia đình và những nghi lễ ngoài xã hội, đó là nét đẹp văn hóa trong khi giao tiếp. Người Việt Nam rất coi trọng việc chào hỏi. Có câu nói rằng: “Lời chào cao hơn mâm cỗ”. Chào hỏi không chỉ mang tính văn hóa mà còn thể hiện nhân cách và đạo đức của con người. Không ai muốn mình bị xem là thiếu đạo đức, vì tiêu chuẩn cao nhất để xác định giá trị của con người là đạo đức. Còn khi nhắc đến Nhật Bản, người ta thường ấn tượng về cảnh sắc thiên nhiên đa dạng đẹp như tranh, kinh tế thì phát triển vượt bậc khiến Nhật Bản được mệnh danh là con rồng Châu Á, và đặc biệt là nền văn hóa độc đáo đa dạng. Bên cạnh những giá trị văn hóa truyền thống được bảo tồn cho đến ngày nay thì nền văn hóa 273
  2. hiện đại của Nhật cũng rất đáng ngưỡng mộ. Trong đó chào hỏi cũng là một nét văn hóa đặc trưng của người Nhật. Trong văn hóa Nhật Bản, cúi chào chỉ đơn giản thể hiện lòng kính trọng của mình đối với người khác, thường sẽ là một người lớn tuổi hơn hay có địa vị cao hơn. Quy tắc quan trọng nhất văn hóa chào hỏi của người Nhật là cách cúi chào. Có những quy tắc bắt buộc mọi người phải tuân theo tùy vào địa vị xã hội, mối quan hệ. Nếu không, sẽ bị xem là thất lễ hay mất lịch sự. Có thể thấy, chào hỏi được xem như một nghi thức vô cùng quan trọng thể hiện sự tôn trọng và lịch sự trong quá trình giao tiếp. Đối với những đối tượng khác nhau người Nhật sẽ có các cách chào hỏi khác nhau. Bên cạnh đó chúng ta còn phải chú ý đến một số lưu ý trong quá trình chào hỏi để không bị xem là mất lịch sự và không tôn trọng người đối diện. Chính vì thế, với đề tài nghiên cứu “Nghi thức chào hỏi trong văn hóa giao tiếp của người Nhật” tác giả hi vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ trong việc giúp người đọc hiểu rõ thêm về các nguyên tắc khi chào hỏi được xem như nghệ thuật với nhiều quy tắc luật lệ nghiêm ngặt của người Nhật trong các tình huống giao tiếp hằng ngày. Từ đó người đọc sẽ có một cách nhìn tổng quát hơn, có thể giúp bản thân tự tin hơn khi giao tiếp với người Nhật. 2. Cơ sở lý luận 2.1. Các khái niệm 2.1.1. Khái niệm về “văn hóa” Theo giáo trình Cơ sở văn hóa Việt Nam của Giáo sư – Tiến sỹ Trần Ngọc Thêm có định nghĩa: “Văn hóa là một hề thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội”. 2.1.2. Khái niệm về “nghi thức chào hỏi” 274
  3. Thạc sỹ Phạm Văn Minh – Phó trưởng Khoa Quản trị kinh doanh, Đại học Đại Nam có nói “Nghi thức chào hỏi của người Việt không chỉ thuộc phạm vi văn hoá và ngôn ngữ, mà còn thuộc phạm trù đạo đức, là một cách thể hiện nhân cách của chủ thể chào và nhân cách của đối tượng được chào, cho dù đó là lời chào nghi thức hoặc lời chào không nghi thức thì cũng thể hiện giao tiếp có văn hoá.” Cũng theo Ngô Lan Hương – Trung tâm nghiên cứu Nhật bản, Viện nghiên cứu Đông Bắc Á có nói “Chào hỏi là nghi thức đầu tiên mà các nhân vật tham gia giao tiếp phải dùng đến. Mặc dù nó không phải là mục đích chính của cuộc giao tiếp, nhưng nếu chúng ta phạm sai lầm trong hành vi này thì có thể cuộc giao tiếp không còn diễn ra như mong muốn nữa, thậm chí lại kết thúc.” 2.2. Những kiểu chào hỏi của người Nhật Tư thế là một yếu tố quan trọng trong việc cúi chào của người Nhật Bản. Khi cúi đầu chào quan trọng nhất là phải cúi thấp người từ phần eo - thắt lưng trở lên và phải đứng thẳng với phần đầu gối khép lại với nhau. Người Nhật tùy theo đối tượng mà phân thành các kiểu chào hỏi khác nhau. 2.2.1. Kiểu Esaku (会釈) – Kiểu khẽ cúi chào - Esaku là kiểu chào hỏi cho những người ở cùng độ tuổi, tầng lớp và địa vị xã hội, thể hiện sự thân mật, nhẹ nhàng. Trong kiểu chào hỏi này thì thân và mình chỉ hơi cúi khoảng 15 độ trong vòng từ một đến hai giây, hai tay có thể để bên hông. - Esaku cũng là kiểu được dùng nhiều nhất trong ngày của người Nhật, cũng như đơn giản nhất của họ. Người Nhật thưởng chỉ chào đúng theo lễ trong lần gặp đầu tiên trong ngày, từ những lần gặp sau họ thưởng chỉ khẽ cúi chào. (Hình 1) 275
  4. Hình 1: Một số cách chào hỏi trong giao tiếp văn hóa của người Nhật 2.2.2. Kiểu Keirei (敬礼 ) – Kiểu cúi chào bình thường - Keirei là kiểu chào có mức độ thể hiện sự sang trọng cao hơn so với Eshaku thì Keirei thể hiện sự trang trọng ở mức độ cao hơn. Keirei là kiểu cúi chào được dùng trong chào hỏi với cấp trên, những người lớn tuổi hơn hoặc khách hàng, đối tác làm ăn…. - Với kiểu cúi chào này, người Nhật sẽ cúi thấp từ 30 đến 35 độ trong khoảng 2 đến 3 giây. Nếu bạn ngồi trên sàn đất mà muốn thực hiện kiểu chào này thì hai tai phải úp xuống mặt đất và cách nhau từ 10 đến 20cm, khoảng cách từ đầu tới sàn khi cúi nên ở mức 10 đến 15cm. (Hình 1) 276
  5. 2.2.3. Kiểu Saikeirei (最敬礼 ) – Kiểu thay cho những lời chào trang trọng nhất - Kiểu chào SAIKEIREI là kiểu chào thể hiện sự tôn trọng cao nhất tới đối phương, thể hiện lòng biết ơn, niềm kính trọng tới các đấng tối cao và thiêng liêng như Thần, Phật, Chúa Trời, quốc kỳ…., hoặc đối với các bậc sinh thành như ông bà, cha mẹ… - Kiểu chào này cũng thay cho lời xin lỗi, thể hiện thành ý của người Nhật Bản. Dễ nhận thấy là mức độ trang trọng của lời chào thì tỷ lệ thuận với độ cúi người. Kiểu chào trang trọng này người Nhật sẽ cúi rất thấp, khoảng 45 đến 60 độ và giữ nguyên trong khoảng 3 giây, thậm chí lâu hơn. Thường thì người Nhật sẽ nói lời chào trước rồi mới cúi đầu hoặc thực hiện song song cả hai hành động: vừa nói lời chào vừa cúi đầu. (Hình 1) 2.3. Các mẫu câu chào hỏi phổ biến của người Nhật trong giao tiếp hằng ngày 2.3.1. Chào ban ngày 「こんにちは」(konnichiwa)= xin chào Đây là câu chào chung, phổ biến nhất. Thường dùng khi gặp ai đó trong ngày. Ngoài ra cũng được sử dụng trong mail hoặc thư từ. 2.3.2. Chào buổi sáng 「おはようございます」(ohayougozaimasu)= chào buổi sáng, buổi sáng tốt lành Câu chào dùng khi gặp ai đó vào buổi sáng một cách lịch sự. Nếu trong trường hợp bạn bè thân thiết, hoặc người trong gia đình bạn có thể dùng cách nói ngắn gọn là: おはよう(ohayo). 277
  6. 2.3.3. Chào buổi tối 「こんばんは」(konbanwa)= chào buổi tối Câu nói được sử dụng khi gặp ai đó vào buổi tối. Với ý nghĩa tương tự như 「こんにちは」。 2.3.4. Chúc ngủ ngon おやすみなさい」(oyasuminasai)= chúc ngủ ngon Câu nói khi chúc ai đó ngủ ngon. Bạn cũng có thể dùng cách nói ngắn gọn hơn là 「おやすみ」(oyasumi) khi nói với bạn bè thân thiết hoặc người trong gia đình. 2.3.5. Chào khi nghe điện thoại 「もしもし」(moshimoshi) = alo Đây là câu chào được sử dụng khi nghe điện thoại của ai đó. Tương tự như câu nói: “alo” trong tiếng việt. 2.3.6. Chào khi lâu rồi mới gặp 「お久しぶりです」(ohisashiburi)= lâu lắm rồi nhỉ, lâu quá nhỉ! Câu chào hỏi này thường được dùng khi lâu rồi mới gặp lại một người nào đó. Trong tiếng nhật có nghĩa: lâu rồi nhỉ? 2.3.7. Chào khi gặp ai đó lần đầu tiên 「初めまして。」(hajimemashite) 278
  7. Khi gặp ai đó lần đầu tiên, người Nhật sẽ dùng cách nói chào này để mở đầu. Tương tự như câu: “rất vui được gặp anh/chị”. Sau khi giới thiệu tên, nghề nghiệp, quê quán thì ở cuối đoạn chào hỏi, người nhật sẽ nói: 「どうぞ よろしく お 願 い し ま す 。 」 (douzo yoroshiku onegaishimasu) Câu nói này cũng hay được sử dụng khi bạn nhờ ai đó làm gì nữa. Ví dụ: A. は じ め ま し て 。 私 は や ま だ で す 。 Lần đầu gặp mặt, rất vui được làm quen với anh/chị. Tôi là Yamada. 銀 行 員 で す 。 北 海 道 か ら 来 ま し た 。 Tôi là nhân viên ngân hàng. Tôi đến từ Hokkaido. ど う ぞ よ ろ し く お 願 い し ま す 。 Rất mong được anh chị giúp đỡ. B: こちらこそ よろしく お願いします。 Chính tôi cũng mong anh chị giúp đỡ. 2.3.8. Khi muốn nói lời cảm ơn 「ありがとうございます。」(arigato gozaimasu) =cảm ơn anh/chị Đây là câu nói cảm ơn 1 cách lịch sự trong tiếng nhật. Nếu dùng cho bạn bè thân thiết hoặc người trong gia đình bạn có thể nói ngắn gọn lại là: 「 あ り が と う 。 」 (arigatou). Để đáp lại lời cảm ơn, người Nhật sẽ nói:「どういたしまして。」 (doitashimashite) = “không có gì” 279
  8. Hoặc dùng những cách nói phủ định khiêm tốn như:「いえ。」 (ie) hoặc「いえいえ。」(ieie) = không, không có gì đâu. Ví dụ: A: 今 日 は 本当に ありがとうございました。 Hôm nay cảm ơn anh chị rất nhiều ạ. B:どういたしまして。また、遊びに 来てくださいね。 Không có gì đâu. Lần sau, anh/chị lại tới chơi nhé. 2.3.9. Khi muốn nói xin lỗi Có khá nhiều cách xin lỗi mà bạn có thể dùng trong tiếng Nhật, tùy theo mức độ thân thiết và tình huống. Thường khi xin lỗi người Nhật sẽ cúi đầu nhẹ nhàng và nói theo các cấp độ như dưới đây: Câu nói xin lỗi Mức độ lịch sự 「申し訳ございませ Thường được sử dụng ん 。 」 trong những tình huống (moshiwakegozaimasen) trang trọng, lịch sự ví dụ như = Tôi xin lỗi anh/chị. trong công việc. 「申し訳ありませ Mức độ trang trọng ん 。 」 thấp hơn 1 xíu, vẫn thường (moshiwakearimasen) được dùng trong công việc, = Tôi xin lỗi anh/chị. tiếp khách hàng .v.v 「すみません。」 Được sử dụng trong hội (sumimasen) thoại hằng ngày = xin lỗi 「ごめんなさい。」 Cách nói thân mật, (gomennasai) thường được sử dụng với bạn = Xin lỗi nhé 280
  9. bè thân thiết hoặc người thân trong gia đình. Cách nói thân mật, 「 ご め ん 。 」 thường được sử dụng với bạn (gomen) bè thân thiết hoặc người thân = Xin lỗi nhé trong gia đình. Ví dụ: A:ぼく、スーパーへ 行きました。昼ごはんを 買ってきた よ。はい、これ、どうぞ。 Tớ đi siêu thị. Tiện thể mua luôn cơm trưa cho cậu nè. Đây, cậu ăn đi. B:あ、すみません、ありがとうね。 Ôi, xin lỗi làm phiền cậu quá. Cảm ơn cậu nhé. 2.3.9. Khi ăn cơm Trước khi ăn cơm, người Nhật sẽ chắp hai tay lại, giơ trước ngực và nói:「いただきます。」(itadakimasu) với ý nghĩa cảm ơn đồ ăn thức uống nhận được. Câu nói này tương tự như thói quen mời gia đình ăn cơm của người Việt. Sau khi ăn xong bữa, lại chắp hai tay lại giơ trước ngực và nói: 「ごちそうさまでした。」(gochisosamadeshita) với ý nghĩa nôm na là: ” Cảm ơn vì bữa ăn ngon” hay “tôi đã dùng xong bữa rồi” để thể hiện cảm ơn vì bữa ăn. Câu nói này tương tự như thói quen khi ăn xong người Việt cũng nói xin phép rời mâm cơm vậy. Cả hai cách nói này đều thể hiện sự trân trọng và biết ơn của người Nhật đối với người đã nấu cho mình. 281
  10. Ví dụ: A:遠慮(えんりょう)なく 食べてくださいね。 Đừng khách sáo, hãy ăn đi nhé. B: はい、いただきます。おいしいい~~ Dạ vâng, mời mọi người ăn ạ. Ôi ngon quá đi~ 2.3.11. Khi đi ra ngoài hoặc trở về nhà Khi đi ra ngoài, người đi sẽ nói: 「いってきます。」(ittekimasu) với nghĩa: “con/tôi/mình ~ đi đây lát rồi về” còn người ở nhà sẽ đáp lại là: 「いってらっしゃい。」(itterasshai) với nghĩa: “anh/ chị/ con/ .. đi nhé” Khi trở về nhà,chúng ta sẽ nói: 「ただいま。」(tadaima) với nghĩa là: “con/tôi/mình ~ về rồi ạ” người ở nhà sẽ đáp lại là: 「おかえりなさい。」(okaerinasai) hoặc「おかえ」(okaeri) nếu muốn thể hiện sự thân mật hơn với nghĩa: “con/tôi/mình ~ về rồi đấy à” hoặc “ mừng anh/chị/con… về nhà” Ví dụ: A:ちょっと 郵便局(ゆうびんきょく)へ。行ってきます。 Con đi ra bưu điện chút đây ạ. B: 行ってらっしゃい。 Con đi nhé. A:ただいま。お母さん、お腹(なか) 減(へ)ったよ。何か 食べ物(たべもの)ある? Con về rồi đây. Mẹ ơi, đói quá, có gì ăn không mẹ? 282
  11. B: お帰り。冷蔵庫(れいぞうこ)に ケーキ あるよ。 Con về đấy à. Trong tủ lạnh có bánh kem đó. 2.3.12. Khi tạm biệt Khi tạm biệt, người nhật sẽ nói: 「じゃ、また」(ja,mata) với ý nghĩa: gặp cậu/bạn/ anh chị sau nhé. Hoặc sử dụng cách nói thân mật:「またね」(matane). Giới trẻ thì hay sử dụng: 「バイバイ」(baibai) mượn từ tiếng nước ngoài “bye bye”. Cách nói này cũng giống như cách nói các bạn trẻ Việt Nam hay sử dụng nhỉ? Trong trường hợp thời gian lâu sau mới gặp lại thì chúng ta sẽ nói:「きをつけて」(kiotsukete) với ý nghĩa: “hãy chú ý sức khỏe nhé” hay “ giữ gìn sức khỏe nhé”. - Ngoài ra, người Nhật còn chào trong các trường hợp đặc biệt sau: 2.3.12. Gặp khi hàng xóm đang đi ra ngoài 「おでかけですか」(Odekakedesuka) với ý nghĩa: anh/ chị đi ra ngoài à. 3. Một số lưu ý đặc biệt trong cách chào của người Nhật Khi thực hiện hành động cúi chào với người Nhật, bạn cần lưu ý một số vấn đề dưới đây: • Giữ lưng thẳng, luôn trong tư thế ngẩng cao đầu. 283
  12. • Nửa thân trên nhẹ nhàng hướng về phía trước. Nửa thân dưới vẫn theo một đường thẳng, không được cong. • Đối với nam thì 2 tay đặt dọc theo thân. Đối với nữ thì đặt 2 tay ở vạt áo trước thành hình chữ V, bàn tay phải đặt trên bàn tay trái. • Mắt luôn hướng xuống khi cúi đầu. • Càng cúi lâu thì càng thể hiện sự tôn trọng với người đối diện. • Giao tiếp bằng mắt: Tránh nhìn vào mắt đối phương. Trong văn hóa Nhật Bản điều này thể hiện sự mất lịch sự, không tôn trọng người đối diện. • Không nói quá nhiều: Người Nhật thường lắng nghe nhiều hơn là nói trong các cuộc hội thoại. Họ không nói quá nhiều. • Người Nhật thường nói giảm nói tránh, họ ít khi phản bác thẳng thắn • Tại Nhật khi bạn gọi ai đó bằng cách vẫy tay, bạn nên để bàn tay thẳng. Và các đốt ngón tay chạm vào nhau. Nếu không bạn sẽ bị cho là vô lễ, kém lịch sự với đối phương. 4. Kết luận Văn hóa giao tiếp của người Nhật cũng đa dạng và nhiều nét đẹp cuốn hút. Tuy ngày nay đất nước càng phát triển, cuộc sống con người Nhật Bản lúc nào cũng vội vã nhưng không vì thế mà người dân Nhật Bản quên mất cách cúi đầu chào. Đây chính là nét văn hóa vô cùng đặc sắc và quan trọng của người dân Nhật Bản, cần được giữ gìn và phát huy. Đối với người Nhật Bản, văn hóa chào hỏi trở thành nét đẹp đặc biệt được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Và đó là một nét văn hóa đáng trân trọng, đáng để cho mỗi con người nên học hỏi và trân quý. Nhất là những ai đã và đang làm việc với người Nhật hay những người có ý định sẽ sinh sống tại Nhật. 284
  13. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1) Trần Ngọc Thêm (1999), “Cơ sở văn hóa Việt Nam”, Nxb Giáo dục. 2) Ngô Lan Hương “Hành vi chào trong tiếng Nhật và tiếngViệt”: http://cjs.inas.gov.vn/index.php?newsid=1159, truy cập 12/12/2016, 6:14 3) “Tìm hiểu văn hóa chào hỏi của người Nhật Bản” : https://duhocdieuduongnhatban.net/tim-hieu-van-hoa-chao-hoi-cua- nguoi-nhat-ban/ 4) “Văn hóa chào hỏi của người Nhật như thế nào” : https://japan.net.vn/van- hoa-chao-hoi-cua-nguoi-nhat-nhu-the-nao-lhm-3260.htm, truy cập 8/4/2022, 14:29 5) “12 câu chào hỏi phổ biến nhất khi gặp người Nhật”: https://riki.edu.vn/12- cau-chao-hoi-nguoi-nhat/ 285
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2