Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA ÁP SUẤT ĐẾN BỀ MẶT DẬP CHÁY<br />
VÀ THÀNH PHẦN SẢN PHẨM CHÁY TRÊN BỀ MẶT DẬP CHÁY<br />
CỦA THUỐC PHÓNG KEO BALLISTIC TRÊN NỀN NC-NG-DG VÀ<br />
NC-NG-DINA<br />
Lê Duy Bình1*, Nguyễn Việt Bắc2<br />
Tóm tắt: Trên cơ sở các tài liệu chuyên môn kết hợp với thực nghiệm đã nghiên<br />
cứu ảnh hưởng của áp suất đến bề mặt dập cháy và thành phần sản phẩm cháy trên<br />
bề mặt dập cháy của thuốc phóng keo ballistic trên nền NC-NG-DG và NC-NG-<br />
DINA. Kết quả nghiên cứu đạt được có ý nghĩa quan trọng, góp phần tạo dữ liệu<br />
khoa học để khẳng định ảnh hưởng của áp suất đến tính chất, cơ chế cháy của<br />
thuốc phóng, chứng minh khả năng sử dụng xúc tác cháy và hướng tới nghiên cứu<br />
một số hiện tượng cháy xói mòn và sinh muội trong quá trình thuốc phóng cháy.<br />
Từ khóa: Thuốc phóng, NC-NG-DG, NC-NG-DINA, Bề mặt cháy, Thành phần, Sản phẩm cháy, Áp suất.<br />
<br />
1. MỞ ĐẦU<br />
Trên thế giới, việc nghiên cứu ảnh hưởng của áp suất đến bề mặt cháy và thành<br />
phần sản phẩm cháy đối với các loại vật liệu năng lượng nói chung đã có từ lâu [3, 4,<br />
5, 6]. Thực tế, các nghiên cứu cũng chỉ mới dừng lại ở một số nhóm thuốc phóng<br />
điển hình, trong khi có rất nhiều đối tượng khác nhau cần được làm sáng tỏ hơn.<br />
Ở trong nước, một vài công trình của nhóm tác giả đã công bố [1, 2] có đề cập đến<br />
bề mặt dập cháy và thành phần của sản phẩm cháy trên bề mặt dập cháy nhưng ở áp<br />
suất khí quyển. Để hiểu rõ bản chất hơn, cần có nghiên cứu ở các áp suất cháy khác<br />
nhau và trong điều kiện kín, chứa khí trơ. Khi đó, hệ được xem như tương đồng với<br />
điều kiện cháy thực tế của thuốc phóng trong động cơ hoặc buồng đốt của súng pháo.<br />
Ngày nay, xu hướng nghiên cứu tính chất cháy của vật liệu năng lượng nói<br />
chung và thuốc phóng nói riêng vẫn tiếp tục được tiến hành, việc nghiên cứu ảnh<br />
hưởng của áp suất đến bề mặt dập cháy và thành phần của sản phẩm cháy trên bề<br />
mặt dập cháy rất có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Một mặt để giải thích rõ hơn về<br />
cơ chế cháy của thuốc phóng, mặt khác, để nghiên cứu ứng dụng cũng như làm rõ<br />
vai trò của xúc tác cháy trong thuốc phóng, qua đó, điều chỉnh tốc độ cháy của<br />
thuốc phóng để đảm bảo đạt các tính năng xạ thuật theo yêu cầu.<br />
Tiếp nối các kết quả nghiên cứu từ các công trình đã công bố và một số nghiên<br />
cứu mới của nhóm tác giả đã đạt được trong thời gian gần đây, bài báo này trình bày<br />
một số kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của áp suất đến bề mặt dập cháy và thành<br />
phần của sản phẩm cháy trên bề mặt dập cháy đối với thuốc phóng keo ballistic trên<br />
nền nitratxenlulo - nitroglyxerin - đietylenglycolđinitrat (NC-NG-DG) và<br />
nitratxenlulo - nitroglyxerin - đietanolnitroaminđinitrat (NC-NG-DINA).<br />
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
2.1. Đối tượng nghiên cứu<br />
- Bề mặt dập cháy của thuốc phóng keo ballistic trên nền NC-NG-DG và NC-<br />
NG-DINA;<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 47, 02 - 2017 141<br />
Hóa học & Kỹ thuật môi trường<br />
<br />
- Thành phần của sản phẩm cháy trên bề mặt dập cháy của thuốc phóng keo<br />
ballistic trên nền NC-NG-DG và NC-NG-DINA.<br />
2.2. Phương pháp nghiên cứu<br />
2.2.1. Phương pháp tạo mẫu<br />
- Tạo mẫu (thỏi) thuốc phóng: các hợp phần được phối trộn theo đơn thành phần<br />
đã xác định trên nền NC-NG-DG(1) và NC-NG-DINA(2) trong môi trường nước ở<br />
55oC, thời gian khuấy trộn không nhỏ hơn 2,5 giờ, mô đun bằng 6/1 [tỷ lệ nước so<br />
với hỗn hợp bán thành phẩm (nitromass) qui khô]. Nitromass sau công đoạn trộn<br />
được lọc loại bỏ nước (hàm lượng nước còn khoảng 40 đến 60 %), sau đó nó được<br />
định lượng (theo yêu cầu) để thêm các thành phần phụ gia, xúc tác cháy(3) (bảng 1).<br />
Mẫu không cho phụ gia xúc tác cháy được gọi là mẫu nền. Tiến hành cán keo hóa<br />
mẫu trên máy cán ở nhiệt độ khoảng 80 đến 95oC, đúc ép định hình ở 66 đến 76oC<br />
(tùy thuộc vào từng loại mẫu), các thỏi thuốc phóng sau khi nén ép định hình có<br />
kích thước Ф7 mm.<br />
Bảng 1. Đơn thành phần mẫu thuốc phóng trên nền NC-NG-DG và NC-NG-DINA.<br />
TT Thành phần NC-NG-DG(1) NC-NG-DINA(2) Ghi chú(3)<br />
1 Nitratxenlulo (NC), % 58,0 ÷ 60,0 57,0 ÷ 59,0<br />
2 Nitroglyxerin (NG), % 15,8 ÷ 17,2 27,0 ÷ 29,0<br />
3 Đietylenglycoldinitrat (DG), % 14,5 ÷ 16,5 -<br />
4 Đietanolnitroamindinitrat (DINA), % - 8,0 ÷ 10,0<br />
5 Xentralit, % 2,0 ÷ 3,0 0,8 ÷ 1,6<br />
6 Điphenyl amin (DPA), % 0,0 ÷ 1,0 -<br />
7 Đinitro toluen (DNT), % 1,0 ÷ 3,0 -<br />
8 Chì (II) oxit (PbO), % 1,7 ÷ 2,3 0,5 ÷ 1,5 Xúc tác cháy<br />
9 Coban (II) oxit (CoO), % 0,3 ÷ 0,7 - Xúc tác cháy<br />
10 Canxi cacbonat (CaCO3), % 0,3 ÷ 0,7 1,5 ÷ 2,5 Ổn định cháy<br />
11 Cacbon kỹ thuật (Ckt), % - 0,0 ÷ 0,4 Phụ gia cháy<br />
12 Vazơlin, % 0,7 ÷ 1,3 0,3 ÷ 0,9<br />
- Tạo mẫu bề mặt cháy (hoặc bề mặt dập cháy): dựa trên nguyên lý cơ chế cháy<br />
của thuốc phóng, được chia làm 5 giai đoạn (vùng): vùng nung nóng, vùng chuyển<br />
pha (pha K), vùng ngọn lửa sơ cấp, vùng khoảng tối, vùng ngọn lửa thứ cấp và<br />
vùng các sản phẩm khí. Khi gắn thỏi thuốc phóng (hình trụ đường kính 7 mm,<br />
chiều cao 10 mm) bởi một lớp keo đặc biệt trên một cọc đồng nhẵn bóng và phẳng,<br />
cọc kim loại đồng có đặc tính lan truyền nhiệt nhanh. Khi đó, tại bề mặt tiếp xúc<br />
giữa thỏi thuốc phóng đã cháy hết và cọc kim loại sẽ hình thành nên vùng chuyển<br />
pha K, qua đó xác định được bề mặt dập cháy của thuốc phóng.<br />
- Phương pháp tạo bề mặt cháy tại các áp suất cháy khác nhau: ứng dụng thiết bị<br />
đo tốc độ cháy trong bom đo áp, ở môi trường khí trơ (khí nitơ), theo tiêu chuẩn 06<br />
TCN 888:2001. Nguyên lý của phương pháp được mô tả như sau: cọc đồng chứa<br />
thỏi thuốc phóng (hình 2) được gắn chắc chắn vào gá đo, trên mặt đầu của thỏi<br />
thuốc được đính một ít thuốc mồi, sau đó luồn dây may xo vào giữa lớp thuốc mồi,<br />
hai đầu dây may xo được nối với hai thanh điểm hỏa. Đặt gá đo vào bom đo 1 trên<br />
<br />
<br />
142 L. D. Bình, N. V. Bắc, “Nghiên cứu ảnh hưởng… trên nền NC-NG-DG và NC-NG-DINA.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
hình 1, tiến hành lắp nắp bom đo và siết chặt, nối hai thanh điểm hỏa với hệ thiết bị<br />
điểm hỏa 6 hình 1. Kiểm tra thông mạch rồi tiến hành xả khí nitơ từ các bình nạp<br />
khí vào bom đo. Khi kim đồng hồ chỉ đến áp suất cần đo thì khóa van xả của bình<br />
nạp khí, sau đó mở van xả từ bình khí cân bằng để duy trì áp suất không đổi trong<br />
quá trình đo. Ấn nút điểm hỏa để đốt thỏi thuốc phóng, khi thỏi thuốc phóng cháy<br />
hết, tiến hành xả khí từ từ trong bom đo để các sản phẩm trên bề mặt cháy không bị<br />
cuốn theo khí xả ra ngoài môi trường.<br />
* Thiết bị, dụng cụ: Bom đo, bình cân bằng, đồng hồ đo áp, bình nạp khí (khí<br />
nitơ). Sơ đồ thiết bị được chỉ ra trên hình 1.<br />
<br />
<br />
1- Bom đo; 2- Bình cân bằng;<br />
3- Bình nạp; 4- Đồng hồ đo áp;<br />
5- Bộ gá mẫu; 6- Máy điểm hỏa;<br />
7- Máy đo thời gian; 8- Termostat.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Thiết bị đốt tạo bề mặt dập cháy ở các áp suất không đổi khác nhau.<br />
Thỏi thuốc phóng trước và sau khi đốt cháy được trình bày trên các hình 2 và hình 3.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2. Thỏi thuốc phóng trước khi cháy. Hình 3. Thỏi thuốc phóng sau khi cháy.<br />
2.2.2. Phương pháp đo đạc, kiểm tra mẫu<br />
+ Phương pháp xác định bề mặt dập cháy: sau khi thỏi thuốc phóng được kích<br />
cháy, mẫu lưu trên cọc đồng (hình 3) được đem đi soi chụp dưới kính hiển vi điện<br />
tử quét (SEM) để quan sát bề mặt dập cháy của sản phẩm cháy.<br />
+ Phương pháp xác định thành phần sản phẩm cháy: thành phần sản phẩm<br />
cháy trên bề mặt dập cháy được xác định bằng phương pháp EDX.<br />
2.3. Vật tư, hoá chất<br />
Nitratxenlulo số 3 (NC số 3) với hàm lượng nitơ = 11,94 %, nhà máy Z sản<br />
xuất; đietylenglycol đinitrat (DG), nitroglyxerin (NG) và đietanolnitraminđinitrat<br />
(DINA) do nhóm nghiên cứu tự tổng hợp; điphenylamin (DPA), đinitrotoluen<br />
(DNT), xentralit số 2 (Cent 2), canxicacbonat (CaCO3), vazơlin và stearat kẽm<br />
(Trung Quốc); carbon kỹ thuật (N220, Hàn Quốc); chì oxit và coban oxit, (Sigma-<br />
Aldrich, Đức).<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 47, 02 - 2017 143<br />
Hóa học & Kỹ thuật môi trường<br />
<br />
2.4. Thiết bị, máy móc<br />
- Trang thiết bị, dụng cụ tạo mẫu vật liệu: thiết bị trộn khuấy; bộ thiết bị lọc hút;<br />
máy cán keo hóa; thiết bị nén ép tạo hình (máy ép thủy lực 50 tấn, có điều khiển); hệ<br />
thống gia nhiệt; tủ sấy binder; cân điện tử với các cấp độ chính xác 10-2 ;10-3 và 10-4<br />
(gam); bình hút ẩm exicator; bình tia nước cất; cốc thủy tinh; giấy lọc và đũa thủy tinh;<br />
- Trang thiết bị, dụng cụ tạo mẫu và đo bề mặt dập cháy: dụng cụ tạo bề mặt dập<br />
cháy (cọc đồng kim loại), thiết bị chụp hình ảnh bề mặt dập cháy bằng kính hiển vi<br />
điện tử quét SEM, EDX.<br />
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br />
3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của áp suất đến bề mặt dập cháy của sản phẩm cháy<br />
Trên cơ sở những kiến thức chuyên môn kết hợp với các công trình đã công bố<br />
trong thời gian gần đây, nhóm tác giả đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của áp suất<br />
đến bề mặt dập cháy của thuốc phóng trên nền NC-NG-DG và NC-NG-DINA. Kết<br />
quả nghiên cứu được trình bày ở các hình 4, 5, 6 và 7 với độ phóng đại 100 lần.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
p = 10 at p = 40 at p = 70 at p = 100 at<br />
Hình 4. Bề mặt dập cháy của mẫu nền NC-NG-DG không xúc tác,<br />
tại các áp suất khác nhau.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
p = 10 at p = 40 at p = 70 at p = 100 at<br />
Hình 5. Bề mặt dập cháy của mẫu nền NC-NG-DG có xúc tác,<br />
tại các áp suất khác nhau.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
p = 10 at p = 40 at p = 70 at p = 100 at<br />
Hình 6. Bề mặt dập cháy của mẫu nền NC-NG-DINA không xúc tác,<br />
tại các áp suất khác nhau.<br />
<br />
<br />
144 L. D. Bình, N. V. Bắc, “Nghiên cứu ảnh hưởng… trên nền NC-NG-DG và NC-NG-DINA.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
p = 10 at p = 40 at p = 70 at p = 100 at<br />
Hình 7. Bề mặt dập cháy của mẫu nền NC-NG-DINA có xúc tác,<br />
tại các áp suất khác nhau<br />
Thuốc phóng keo ballistic là hỗn hợp gồm rất nhiều cấu tử (khoảng 10 cấu tử<br />
khác nhau), sự cháy không đồng đều giữa các cấu tử, đặc biệt đối với những cấu tử<br />
được xem như trơ, chẳng hạn như DNT, xentralit, dibutyl phtalat (DBP),<br />
vazơlin,… khi có mặt trong thuốc phóng chúng có tốc độ cháy rất thấp so với các<br />
cấu tử chính như NC, NG, DG, DINA hay một số cấu tử mang năng lượng khác.<br />
Điều này chính là nguyên nhân gây ra muội trên bề mặt dập cháy của sản phẩm<br />
cháy. Mức độ tạo ra khung muội (độ cao, mật độ và cấu trúc) và độ bền của khung<br />
muội theo áp suất phụ thuộc vào bản chất, thành phần của các cấu tử có trong<br />
thuốc phóng. Thuốc phóng trền nền như nhau, khung muội và độ bền của chúng<br />
theo áp suất chủ yếu phụ thuộc vào thành phần của các chất phụ gia, xúc tác cháy.<br />
Quan sát kết quả nghiên cứu thu được ở trên các hình 4, 5, 6 và 7 có thể thấy:<br />
Bề mặt dập cháy của thuốc phóng keo balistic trên nền NC-NG-DG và NC-NG-<br />
DINA khi có xúc tác và không xúc tác đều hình thành nên khung muội cacbon<br />
trong sản phẩm cháy. Khung muội cacbon của mẫu không có xúc tác (mẫu nền)<br />
thường ít, mật độ thưa và thấp (quan sát trực tiếp trên ảnh SEM) hơn so với mẫu có<br />
xúc tác. Mặt khác, khi tăng áp suất cháy, khung muội cacbon có xu hướng giảm<br />
dần và vụn ra (dễ dàng quan sát được ở p = 100 at).<br />
Đối với mẫu nền (không có xúc tác cháy), tại áp suất 10 at, khung muội trên bề<br />
mặt dập cháy của thuốc phóng trên nền NC-NG-DG thường nhiều và dày hơn, trong<br />
khi ở các áp suất từ 40 đến 100 at thì có xu hướng ít và mật độ thưa hơn so với<br />
khung muội trên bề mặt dập cháy của thuốc trên nền NC-NG-DINA. Nguyên nhân<br />
có thể được giải thích: đối với mẫu thuốc phóng trên nền NC-NG-DG có chứa thêm<br />
phụ gia DNT. Theo các tài liệu [1, 2, 3, 4], bản thân DNT khi cháy vẫn có thể tạo ra<br />
khung muội cacbon gián tiếp trong quá trình cháy. Tuy nhiên, khung muội cacbon<br />
này thường “yếu ớt” hơn so với khung muội được tạo bởi cacbon kỹ thuật (Ckt, cấu<br />
tử ban đầu được bổ sung trực tiếp vào thành phần của thuốc phóng). Vì vậy, khung<br />
muội cacbon được tăng cường từ các sản phẩm cháy của DNT chỉ bền ở áp suất thấp<br />
(khoảng 10 at) nhưng lại dễ bị “bẻ gãy” ở áp suất cao (lớn hơn 40 at).<br />
Đối với các mẫu chứa xúc tác cháy thì lại có xu hướng ngược lại. Khung muội<br />
trên bề mặt dập cháy của thuốc phóng trên nền NC-NG-DG có xu hướng nhiều và<br />
dày hơn (ở cùng áp suất) so với khung muội trên bề mặt cháy của thuốc phóng trên<br />
nền NC-NG-DINA. Điều này cho thấy, xúc tác cháy (PbO, CoO) tạo ra khung<br />
muội cacbon bền hơn so với khung muội cacbon được tạo bởi cacbon kỹ thuật có<br />
trong thành phần.<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 47, 02 - 2017 145<br />
Hóa học & Kỹ thuật môi trường<br />
<br />
3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của áp suất và xúc tác cháy đến thành phần sản<br />
phẩm cháy trên bề mặt dập cháy<br />
Cơ chế cháy của thuốc phóng được chia làm 5 giai đoạn (vùng): vùng nung<br />
nóng, vùng chuyển pha (pha K), vùng ngọn lửa sơ cấp, vùng khoảng tối, vùng<br />
ngọn lửa thứ cấp và vùng các sản phẩm khí.<br />
Quá trình phân hủy của thuốc phóng bắt đầu từ sự đứt gãy, thu nhiệt của nhóm -<br />
NO2 trong NC, NG hay các chất hóa dẻo nitroeste khác, sau đó chúng tham gia vào<br />
các phản ứng cháy với sản phẩm trung gian trong quá trình phân rã của các chất<br />
ban đầu. Theo tài liệu [4, 5, 6] năng lượng hoạt hóa của quá trình tách nhóm -NO2<br />
của các nitroeste vào khoảng 160 kJ/mol, còn quá trình oxy hóa sau đó vào khoảng<br />
80 kJ/mol. Trong quá trình cháy của thuốc phóng, các chất có độ bền nhiệt thấp<br />
nhất và có khả năng phản ứng cao (NC, NG) sẽ bị phân hủy trước, còn các thành<br />
phần trơ khác như DNT, DBP, xentralit, vazơlin,… sẽ được chuyển hóa sang trạng<br />
thái lỏng hoặc khí, thậm chí, có thể không bị phân hủy ở pha rắn (đặc biệt là đối<br />
với một số loại thuốc phóng có nhiệt lượng trung bình và thấp hoặc thuốc phóng<br />
được tạo thành từ các thành phần tương đối khác nhau về độ bền nhiệt). Vì thế, từ<br />
bề mặt cháy của sản phẩm cháy, các thành phần này có thể vừa bị phân hủy, đồng<br />
thời cũng bị bay hơi hoặc phân tán bởi các luồng khí. Khi đó, trong một vài trường<br />
hợp chúng có thể không bị cháy hoàn toàn, kể cả ở trong vùng tiếp theo. Khi tăng<br />
áp suất thì nhiệt độ trên bề mặt cháy sẽ tăng, vận tốc phản ứng hóa học tăng trong<br />
pha rắn cùng với sự tham gia của các sản phẩm khí.<br />
Như vậy, bản chất của quá trình cháy thuốc phóng được qui định ở vùng chuyển<br />
pha (sản phẩm còn lại trên bề mặt dập cháy). Thành phần của các sản phẩm trung<br />
gian trong pha K phụ thuộc vào tính chất lý hóa của các cấu tử trong thuốc phóng,<br />
đồng thời phụ thuộc cả vào áp suất mà tại đó xảy ra quá trình cháy.<br />
Bằng thực nghiệm, nhóm tác giả đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của áp suất<br />
và xúc tác cháy đến thành phần sản phẩm cháy trên bề mặt dập cháy đối với thuốc<br />
phóng trên nền NC-NG-DG và NC-NG-DINA. Kết quả nghiên cứu được trình bày<br />
ở các bảng 2, 3, 4 và 5.<br />
Bảng 2. Thành phần sản phẩm cháy trên bề mặt dập cháy của thuốc phóng trên<br />
nền NC-NG-DG (không xúc tác) theo áp suất.<br />
Khối lượng, %<br />
Áp suất<br />
C(K) O(K) Ca(K) Co(K) Pb(M) Tổng cộng<br />
10 78,49 21,51 - - - 100,0<br />
40 71,60 26.42 - - - 98,02<br />
70 57,12 39,88 - - - 97,00<br />
100 54,24 41,90 96,14<br />
<br />
Bảng 3. Thành phần sản phẩm cháy trên bề mặt dập cháy của thuốc phóng trên<br />
nền NC-NG-DG (có xúc tác) theo áp suất.<br />
Khối lượng, %<br />
Áp suất<br />
C(K) O(K) Ca(K) Co(K) Pb(M) Tổng cộng<br />
10 24,84 23,23 3,66 7,30 40,41 99,44<br />
<br />
<br />
146 L. D. Bình, N. V. Bắc, “Nghiên cứu ảnh hưởng… trên nền NC-NG-DG và NC-NG-DINA.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
40 22,57 24,02 7,02 1,98 44,42 100,0<br />
70 24,49 25,35 5,85 7,87 36,45 100,0<br />
100 37,57 42,02 2,49 1,10 16,03 99,21<br />
<br />
Bảng 4. Thành phần sản phẩm cháy trên bề mặt dập cháy của thuốc phóng trên<br />
nền NC-NG-DINA (không xúc tác) theo áp suất.<br />
Khối lượng, %<br />
Áp suất<br />
C(K) O(K) Ca(K) Co(K) Pb(M) Tổng cộng<br />
10 66,38 30,18 - - - 96,56<br />
40 54,65 41,78 - - - 96,43<br />
70 44,07 47,84 - - - 91,91<br />
100 47,16 45,77 - - - 92,93<br />
<br />
Bảng 5. Thành phần sản phẩm cháy trên bề mặt dập cháy của thuốc phóng trên<br />
nền NC-NG-DINA (có xúc tác) theo áp suất.<br />
Khối lượng, %<br />
Áp suất<br />
C(K) O(K) Ca(K) Co(K) Pb(M) Tổng cộng<br />
10 29,17 37,19 19,77 - 13,32 99,45<br />
40 22,85 32,52 28,35 - 16,14 99,86<br />
70 31,48 32,27 15,14 - 18,69 97,58<br />
100 38,68 31,30 10,77 - 11,14 91,89<br />
Từ kết quả bảng 2, 3, 4 và 5 cho thấy:<br />
Khi tăng áp suất cháy (từ 10 đến 100 at), đối với mẫu không có xúc tác thì hàm<br />
lượng cacbon giảm dần từ 78,49 xuống 54,24 % (mẫu trên nền NC-NG-DG) và từ<br />
66,38 xuống 47,16 % (mẫu trên nền NC-NG-DINA). Trong khi hàm lượng oxi<br />
tăng dần từ 21,51 lên 41,90 % (mẫu trên nền NC-NG-DG) và từ 30,18 lên 45,77 %<br />
(mẫu trên nền NC-NG-DINA). Việc hàm lượng cacbon giảm và oxy tăng trong<br />
thành phần sản phẩm cháy có thể được giải thích, khi tăng áp suất cháy, quá trình<br />
cháy càng diễn ra hoàn toàn. Tuy nhiên, khi có xúc tác cháy, qui luật này có sự<br />
khác biệt tại những vùng áp suất cháy khác nhau, tại vùng áp suất từ 10 đến 40 at,<br />
đối với mẫu trên nền NC-NG-DG, hàm lượng cacbon giảm từ 24,84 xuống 22,57<br />
% và đối với mẫu trên nền NC-NG-DINA từ 29,17 xuống 22,85 %, tại vùng áp<br />
suất từ 40 đến 100 at thì hàm lượng cacbon của cả hai loại thuốc phóng này đều có<br />
xu hướng tăng, từ 22,57 lên 37,57 % (mẫu NC-NG-DG) và từ 22,85 lên 38,68 %<br />
(mẫu NC-NG-DINA). Riêng về hàm lượng oxy trong thành phần sản phẩm cháy<br />
của mẫu trên nền NC-NG-DG tăng lên từ 23,23 lên 42,02 %, trong khi, đối với<br />
mẫu trên nền NC-NG-DINA lại có xu hướng giảm từ 37,19 xuống 31,30 %. Mặt<br />
khác, tổng hàm lượng các chất rắn (Ca(K); Co(K) và Pb(M)) cũng tăng dần trong<br />
khoảng áp suất từ 10 đến 40 at, từ 51,37 lên 53,42 % (đối với mẫu trên nền NC-<br />
NG-DG) và từ 33,09 lên 44,49 % (đối với mẫu trên nền NC-NG-DINA), nhưng<br />
sau đó có xu hướng giảm dần khi tăng áp suất, từ 53,42 xuống 19,62 (đối với mẫu<br />
trên nền NC-NG-DG, từ 44,49 xuống 21,91 % (đối với mẫu trên nền NC-NG-<br />
DINA). So với mẫu trên nền NC-NG-DINA ta thấy, khi không có xúc tác cháy,<br />
hàm lượng cacbon trong mẫu trên nền NC-NG-DG cao hơn và hàm lượng oxy thấp<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 47, 02 - 2017 147<br />
Hóa học & Kỹ thuật môi trường<br />
<br />
hơn nhưng khi có xúc tác cháy thì hàm lượng cacbon lại thấp hơn và hàm lượng<br />
oxy lại cao hơn. Bên cạnh đó, tổng hàm lượng sản phẩm cháy trên các mẫu cho<br />
thấy, mẫu trên nền NC-NG-DG khi có xúc tác cháy, quá trình cháy, hầu như không<br />
sinh thêm tạp chất khác, sản phẩm cháy chỉ còn lại C, O, Ca, Co và Pb với tổng<br />
gần 100 %, trong khi đối với các mẫu trên nền NC-NG-DG không có xúc tác, mẫu<br />
trên nền NC-NG-DINA kể cả có và không có xúc tác, quá trình vẫn sinh ra tạp chất<br />
khác, đặc biệt là đối với mẫu trên nền NC-NG-DINA không có xúc tác, tỷ lệ tạp<br />
chất chiếm gần 10 %.<br />
Các kết quả nghiên cứu và phân tích ở trên đã chứng tỏ rằng, hiệu quả xúc tác<br />
cháy của cặp PbO, CoO trong thuốc phóng trên nền NC-NG-DG tốt hơn so với<br />
hiệu quả xúc tác cháy của PbO trong thuốc phóng trên nền NC-NG-DINA. Mặt<br />
khác, khi có xúc tác cháy, hiệu quả xúc tác cháy tốt hơn so với mẫu không có xúc<br />
tác cháy. Ngoài ra, khi áp suất cháy càng cao, tỷ lệ sinh ra tạp chất khác càng lớn.<br />
Việc áp suất cháy càng lớn, càng sinh ra nhiều tạp chất được cho là khi đó những<br />
phản ứng có sự tương tác của các xúc tác cháy sẽ cho hiệu quả xúc tác cháy kém đi<br />
và thay vào đó là sẽ sinh ra một số phản ứng phụ khác.<br />
4. KẾT LUẬN<br />
Đã nghiên cứu ảnh hưởng của áp suất đến bề mặt dập cháy của thuốc phóng keo<br />
ballistic trên nền NC-NG-DG và NC-NG-DINA, kết quả cho thấy, đối với mẫu nền<br />
khi không có xúc tác cháy, tại áp suất thấp (khoảng 10 at), khung muội cacbon trên<br />
bề mặt dập cháy của thuốc phóng trên nền NC-NG-DG thường nhiều và dày hơn,<br />
trong khi đó, ở các áp suất cao hơn (khoảng 40 đến 100 at) hiện tượng này có xu<br />
hướng ít và mật độ thưa hơn so với khung muội cacbon trên bề mặt dập cháy của<br />
thuốc trên nền NC-NG-DINA. Khi có xúc tác cháy, mức độ “tản vụn” của khung<br />
muội cacbon trên bề mặt dập cháy đối với thuốc phóng trên nền NC-NG-DINA sẽ<br />
nhanh hơn (theo áp suất) so với mẫu thuốc phóng trên nền NC-NG-DG. Điều này<br />
cho thấy, sự phụ thuộc của tốc độ cháy vào áp suất đối với mẫu thuốc phóng trên<br />
nền NC-NG-DINA lớn hơn (khi có xúc tác cháy) và nhỏ hơn (khi không có xúc tác<br />
cháy) so với mẫu thuốc phóng trên nền NC-NG-DG.<br />
Đã nghiên cứu ảnh hưởng của áp suất (tăng dần từ 10 đến 100 at) và xúc tác<br />
cháy đến thành phần sản phẩm cháy trên bề mặt dập cháy của thuốc phóng keo<br />
ballistic trên nền NC-NG-DG và NC-NG-DINA, nghiên cứu cho thấy, đối với mẫu<br />
nền, hàm lượng cacbon giảm dần và hàm lượng oxy tăng dần. Trong khi với mẫu<br />
có xúc tác, tại vùng áp suất từ 10 đến 40 at, hàm lượng cacbon giảm, tổng hàm<br />
lượng các chất rắn [Ca(K); Co(K) và Pb(M)] tăng và tại vùng áp suất từ 40 đến 100 at,<br />
hàm lượng cacbon tăng, tổng hàm lượng các chất rắn giảm. Riêng về hàm lượng<br />
oxy trong thành phần sản phẩm cháy của mẫu trên nền NC-NG-DG tăng theo áp<br />
suất, nhưng đối với mẫu trên nền NC-NG-DINA lại giảm theo áp suất. Mẫu trên<br />
nền NC-NG-DG khi có xúc tác, quá trình cháy, hầu như không sinh thêm tạp chất<br />
khác, trong khi đối với các mẫu trên nền NC-NG-DG không có xúc tác, mẫu trên<br />
nền NC-NG-DINA kể cả có và không có xúc tác, quá trình vẫn sinh ra tạp chất,<br />
đặc biệt, đối với mẫu trên nền NC-NG-DINA không có xúc tác. Khi áp suất cháy<br />
càng cao khả năng sinh tạp chất càng nhiều.<br />
<br />
<br />
<br />
148 L. D. Bình, N. V. Bắc, “Nghiên cứu ảnh hưởng… trên nền NC-NG-DG và NC-NG-DINA.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Lê Duy Bình và cộng sự, “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số phụ gia đến tốc<br />
độ cháy của thuốc phóng keo ballistic trên nền NC-NG-DG”, Tạp chí Hóa<br />
học, số 53 (5e1), tr.48-53, 2015.<br />
[2]. Le Duy Binh and coworker, “Effect of catalyst on the burning rate of energy<br />
materials based on NC-NG-DINA”, The 4th academic conference on natural<br />
science for young scientists, master and PhD. Students from Asean countries,<br />
Bangkok, Thailand.15-18 December, pp230-239, 2015.<br />
[3]. Ньен Чан Аунг, “Влияние состава пороха на эффективность действия<br />
катализаторов горения”, Автореферат диссертации кандидата<br />
химических наук, Москва, Российский химико-технологический<br />
университет имю Д.Ию Менделеева, 2008.<br />
[4]. Денисюк А. П., Демидова Л. А., “Особенности влияния некоторых<br />
катализаторов на горение баллиститных порохов”, Физика горения и<br />
взрыва, Т. 40, № 3, С. 69-76, 2004.<br />
[5]. Денисюк А. П., Шепелев Ю. Г., Русин Д. Л., Шумский И. В. “Влияние<br />
гексогена и октогена на эффективность действия катализаторов<br />
горения баллиститных порохов”, Физика горения и взрыва, Т. 37, № 2,<br />
С. 77-8, 2001.<br />
[6]. Денисюк А. П, “Физико-химические свойства баллистических порохов и<br />
ракетных твердых топлив”, Российский химико-технологический<br />
университет им. Менделеева, Издательство Москва, 1994.<br />
ABSTRACT<br />
EFFECTS OF PRESSURE ON BURNING SURFACE OF BALLISTIC<br />
PROPELLANT BASED ON NC-NG-DG AND NC-NG-DINA<br />
Based on the specific materials combination with experimental works,<br />
effects of pressures on the burning surface and the composition of combustion<br />
products of ballitsic propellant based on NC-NG-DG and NC-NG-DINA was<br />
researched. The investigation results obtained are of important signification<br />
contributing to scientific data confirming the effect of pressure on properties<br />
and mechanism of propellant ignition, proving possibility of catalyst in<br />
propellant ignition, leading to investigation on the phenomenon of erosive<br />
burning and forming carbon black during burning process.<br />
Keywords: Propellants, NC-NG-DG, NC-NG-DINA, Burning surface, Composition, Burning product,<br />
Pressure.<br />
Nhận bài ngày 21 tháng 11 năm 2016<br />
Hoàn thiện ngày 14 tháng 01 năm 2017<br />
Chấp nhận đăng ngày 20 tháng 02 năm 2017<br />
<br />
<br />
Địa chỉ: 1Viện Thuốc phóng thuốc nổ- TCCNQP;<br />
2<br />
Viện Hóa học – Vật liệu, Viện KH-CNQS;<br />
*<br />
Email: binhld.12p7.pro@gmail.com.<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 47, 02 - 2017 149<br />