Hóa học & Kỹ thuật môi trường<br />
<br />
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ<br />
VÀ THỜI GIAN GIA NHIỆT TỚI ĐẶC TÍNH THUẬT PHÓNG<br />
CỦA THUỐC PHÓNG PIROCXILIN 14/7<br />
Đoàn Song Quảng1,*, Đỗ Ngọc Khuê1, Trần Văn Chung2<br />
Tóm tắt: Bài báo này giới thiệu kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ và<br />
thời gian gia nhiệt tới đặc tính của thuốc phóng pirocxilin 14/7. Kết quả thực<br />
nghiệm đo áp suất cực đại khí thuốc (Pmax), “lực” thuốc phóng (f), cộng tích (α) và<br />
hệ số tốc độ cháy (u1) bị suy giảm theo nhiệt độ và thời gian gia nhiệt, kết quả thực<br />
nghiệm cũng cho thấy các thông số thuật phóng trên cũng bị suy giảm theo đúng<br />
quy luật.<br />
Từ khóa: Pirocxilin; Áp suất cực đại của khí thuốc; Bom cao áp B180T.<br />
<br />
1. MỞ ĐẦU<br />
Thuốc phóng bị biến đổi chất lượng trong quá trình bảo quản đạn dược, vì vậy bên<br />
cạnh việc đánh giá chất lượng thuốc phóng thông qua các thông số như độ an định hóa<br />
học, hàm lượng chất an định hóa học trong thuốc phóng, nhiệt lượng cháy của thuốc<br />
phóng, còn phải nghiên cứu sự biến đổi đặc tính thuật phóng. Đặc trưng thuật phóng cơ<br />
bản của thuốc phóng là sơ tốc của đạn (vo, m/s) và áp suất cực đại của khí thuốc (pmax,<br />
kG/cm2) trong súng pháo hoặc buồng đốt phản lực. Các đặc trưng này có thể thay đổi phụ<br />
thuộc vào chất lượng thuốc phóng và kết cấu súng pháo và đạn. Thuốc phóng có khả năng<br />
sinh công càng cao, nhiệt lượng cháy càng lớn, thì sơ tốc của đạn càng lớn. Trong quá<br />
trình bảo quản lâu dài trong các nhà kho, thuốc phóng trong đạn bị phân hủy dẫn đến làm<br />
thay đổi đặc tính thuật phóng của đạn.<br />
Các tài liệu [1-6] đã khẳng định mối quan hệ trực tiếp giữa các đặc tính năng lượng như<br />
nhiệt lượng cháy( ), nhiệt độ cháy ( ), thể tích riêng sản phẩm cháy với đặc tính thuật<br />
phóng của thuốc phóng như: áp suất cực đại của khí thuốc ( ), “lực” thuốc phóng (f):<br />
= = (1)<br />
và = ( − 1) (2)<br />
trong đó: k ≈1,2 là hệ số đoạn nhiệt của sản phẩm cháy [7]. Rõ ràng “lực”của thuốc phóng<br />
là đại lượng có tính chất tổ hợp, bao gồm cả và , nghĩa là có quan hệ không những<br />
với dự trữ năng lượng của thuốc phóng mà còn cả với khả năng giãn nở sinh công. Vì vậy,<br />
có thể xem “lực”của thuốc phóng là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công của khí<br />
thuốc và ở một mức độ nhất định có thể sử dụng f thay cho .<br />
Thuốc phóng Pirocxilin là loại thuốc phóng được sủ dụng chủ yếu cho các loại đạn<br />
pháo lắp chặt, hiện đang được bảo quản nhiều trong các nhà kho quân khí. Các công trình<br />
nghiên cứu trong nước trước đây tập trung vào nghiên cứu một số loại thuốc phóng đạn cỡ<br />
nhỏ và thuốc phóng balistic [1]. Thuốc phóng pirocxilin 14/7 được sử dụng cho đạn chống<br />
tăng 100 một loại đạn pháo lớn thường được sử dụng cho công tác huấn luyện, diễn tập<br />
hàng năm trong các đợn vị chủ lực. Do đó, việc nghiên cứu sự biến đổi đặc tính thuật<br />
phóng, cụ thể là “lực” (f) cần được nghiên cứu nhằm góp phần dự tính thời hạn sử dụng<br />
thuốc phóng.<br />
Thuốc phóng pirocxilin 14/7 được lấy từ đạn 100Д44 - PST- LN - LX được bảo quản<br />
tại các nhà kho Quân khí khu vực Đông Bắc bộ,có thành phần chủ yếu là: (8098)%<br />
pirocxilin (là NC có hàm lượng N > 12,1%), (0,5 5)% dung môi bay hơi, (1 2)% chất<br />
an định hoá học, 0,8 1,5% là độ ẩm và một số phụ gia công nghệ, nhiệt lượng cháy =<br />
881 kcal/kg.<br />
<br />
<br />
154 Đ. S. Quảng, Đ. N. Khuê, T. V. Chung, “Nghiên cứu ảnh hưởng … pirocxilin 14/7.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
2. PHẦN THỰC NGHIỆM<br />
2.1. Thiết bị và hóa chất dùng cho nghiên cứu<br />
2.1.1. Thiết bị<br />
- Tủ sấy Memmert có phạm vi làm việc từ 0°C đến 180°C; độ phân giải hiển thị 0,1°C.<br />
- Mồi lửa điện 043 loại 2m do nhà máy Z121 sản xuất.<br />
- Để đo đường cong áp suất đã sử dụng thiết bị điều khiển AVL B173 và bom cao áp<br />
B180T, và thực hiện theo quy trình đo đặc tính thuật phóng của Tổng cục Công nghiệp<br />
Quốc phòng.<br />
2.1.2. Hóa chất<br />
- Axeton AR (Xilong chemical -TQ)<br />
2.2. Phương pháp nghiên cứu<br />
Để nghiên cứu sự biến đổi đặc tính thuật phóng, các mẫu thuốc phóng được sấy gia<br />
nhiệt ở 3 nhiệt độ khác nhau 70oC, 80oC và 90oC. Thời gian lấy mẫu để đo áp suất cháy là<br />
10, 20, 30, 40 ngày (ở 70oC); 8, 16, 24, 32 ngày (ở 80oC); 5, 10, 15, 20 ngày (ở 90oC). Sau<br />
đó, tiến hành đo trên thiết bị B180T đường cong áp suất khí thuốc p(t), từ đó xác định giá<br />
trị áp suất cực đại (pmax) của các mẫu thuốc phóng ở hai mật độ nhồi ( Δ1và Δ2 ) tương ứng<br />
với khối lượng mẫu là 20 g và 30 g thuốc phóng và tính các thông số hệ số tốc độ cháy<br />
(u1), “lực” (f), cộng tích ().<br />
Hệ số tốc độ cháy (u1) xác định từ công thức [1,7]:<br />
= = (3)<br />
∫ ( )<br />
<br />
Trong đó, e1 - 1/2 bề dày cháy của phần tử thuốc phóng, Ik - Xung áp suất của sản<br />
phẩm cháy, xác định được từ đồ thị đường cong áp suất khí thuốc p(t) đối với từng mẫu<br />
thuốc phóng ở mỗi mật độ nhồi . Như vậy, với mỗi mẫu thuốc phóng ta nhận được hai<br />
giá trị u1 ở hai mật độ nhồi Δ1 và Δ2.<br />
Việc tính các giá trị f và của thuốc phóng qua pmaxvà dựa trên cơ sở công thức<br />
Noben-Aben [1, 7]:<br />
∆<br />
= (4)<br />
∆<br />
Từ (4) ta có hai phương trình ở hai mật độ nhồi Δ1 và Δ2 tương ứng là:<br />
∆<br />
= (5)<br />
∆<br />
∆<br />
= (6)<br />
∆<br />
Giải hệ hai phương trình (5) và (6) ta nhận được các giá trị f và đối với mẫu thuốc<br />
phóng này. Trong quá trình gia nhiệt, thuốc phóng bị phân hủy, nhiệt lượng cháy và đồng<br />
thời là “lực” của thuốc phóng bị suy giảm theo thời gian sấy. Việc xác định sự biến đổi các<br />
đại lượng này cho phép ta đánh giá mức độ biến đổi chất lượng thuốc phóng, xác định<br />
thông số động học của quá trình phân hủy nhiệt thuốc phóng. Nhiệt lượng cháy ( ), cũng<br />
như “lực” của thuốc phóng (f), biến đổi theo thời gian ở nhiệt độ nhất định theo quy luật<br />
hàm mũ [7, 8], tức là ( ) = hằng số tốc độ biến đổi (k) được xác định theo<br />
phương trình = hoặc dạng logarit = − , với E là năng lượng hoạt hóa<br />
của quá trình phân hủy nhiệt thuốc phóng. Đồ thị − là một đường thẳng để xác định<br />
giá trị A và E. Chương trình xử lý số liệu tính hằng số tốc độ biến đổi (k) ở các nhiệt độ<br />
70oC, 80oC và 90oC theo f được thiết lập cho phép xây dựng đồ thị quan hệ = −<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 55, 06 - 2018 155<br />
Hóa học & Kỹ thuật môi trường<br />
<br />
, tính giá trị A và E và dự tính thời hạn sử dụng của thuốc phóng ở các nhiệt độ bảo quản<br />
khác nhau.<br />
3. KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN<br />
Trên hình 1, 2 dẫn kết quả đo đường cong áp suất khí thuốc với mẫu thuốc phóng 30g<br />
(hình 1) và với mẫu thuốc phóng 20g (hình 2). Kết quả đo sự biến đổi các đặc tính thuật<br />
phóng như: áp suất cực đại (pmax), lực thuốc phóng (f), cộng tích (), hệ số tốc độ cháy (u1)<br />
của mẫu thuốc phóng 14/7 theo nhiệt độ sấy, thời gian sấy và khối lượng mẫu thuốc phóng<br />
được dẫn trên hình 2, 3 và bảng 1<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Đồ thị đường cong áp suất khí thuốc Hình 2. Đồ thị đường cong áp suất khí<br />
với 30g mẫu thuốc phóng 14/7. thuốc với 20g mẫu thuốc phóng 14/7.<br />
Từ kết quả xác định áp suất (pmax), các giá trị “lực”của thuốc phóng (f), cộng tích (),<br />
hệ số tốc độ cháy (u1) của các mẫu thuốc phóng được tính và trình bày tại bảng 1.<br />
Bảng 1. Biến đổi đặc tính thuật phóng của thuốc phóng 14/7<br />
theo thời gian và nhiệt độ sấy.<br />
Nhiệt Thời gian Khối<br />
f α ⁄<br />
TT độ sấy, sấy, lượng mẫ u1 ( ⁄ )<br />
o (kG/cm2) (kG.m/kg) (l/kg)<br />
( C) (ngày) u (g)<br />
1 20 1026,7 0,0671<br />
0 0 9141,08 1,3981<br />
2 30 1735,0 0,0670<br />
3 20 1068,4 0,0669<br />
10 9295,51 1,2999<br />
4 30 1346,9 0,0667<br />
5 20 1062,2 0,0665<br />
20 8746,65 1,7657<br />
6 30 1784,7 0,0668<br />
70<br />
7 20 1018,2 8566,08 0,0673<br />
30 1,5868<br />
8 30 1686,3 0,0671<br />
9 20 1015,0 0,0669<br />
40 8528,97 1,5971<br />
10 30 1682,4 0,0664<br />
11 20 1091,1 0,0672<br />
8 9944,09 0,8860<br />
12 30 1720,2 0,0678<br />
13 80 20 1066,6 0,0673<br />
16 9406,40 1,1738<br />
14 30 1712,5 0,0671<br />
15 24 20 1057,8 8875,64 1,6096 0,0669<br />
<br />
<br />
<br />
156 Đ. S. Quảng, Đ. N. Khuê, T. V. Chung, “Nghiên cứu ảnh hưởng … pirocxilin 14/7.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Nhiệt Thời gian Khối<br />
f α ⁄<br />
TT độ sấy, sấy, lượng mẫ 2 u1 ( ⁄<br />
)<br />
(kG/cm ) (kG.m/kg) (l/kg)<br />
(oC) (ngày) u (g)<br />
16 30 1755,1 0,0665<br />
17 20 1046,7 0,0670<br />
32 8798,98 1,6475<br />
18 30 1753,1 0,0674<br />
19 20 1073,3 9293,93 0,0669<br />
5 1,3407<br />
20 30 1745,0 0,0667<br />
21 20 1014,8 8505,58 0,0665<br />
10 1,6181<br />
22 30 1684,7 0,0668<br />
90<br />
23 20 1009,1 8547,17 0,0663<br />
15 1,5303<br />
24 30 1664,0 0,0664<br />
25 20 994,0 0,0668<br />
20 8316,32 1,6029<br />
26 30 1642,3 0,0663<br />
Bảng 1 cho thấy ở các nhiệt độ sấy khác nhau, khi tăng thời gian sấy thì “lực” của thuốc<br />
phóng (f) đều giảm dần, còn cộng tích () ngược lại, tăng dần. Hệ số tốc độ cháy (u1) hầu<br />
như không đổi, bằng khoảng 0,1 mm/s: kG/cm2, chỉ phụ thuộc bản chất thuốc phóng. Điều<br />
này phù hợp với thực tế vì khi gia nhiệt, thuốc phóng bị phân hủy, nhiệt lượng cháy của<br />
thuốc phóng giảm [9], đồng thời “lực” của thuốc phóng cũng giảm tương ứng. Nhiệt độ sấy<br />
càng cao và thời gian sấy càng dài, thuốc phóng bị phân hủy càng mạnh, mức độ giảm nhiệt<br />
lượng cháy cũng như “lực” của thuốc phóng càng lớn.<br />
Dựa vào kết quả xác định sự biến đổi f của thuốc phóng theo thời gian ở các nhiệt độ<br />
khác nhau (bảng 1), bằng phương pháp xấp xỉ hàm số [10] ta tính được giá trị hằng số tốc<br />
độ biến đổi (k) trong các phương trình thực nghiệm có dạng chung ( ) = , ở các<br />
nhiệt độ 70oC, 80oC và 90oC tương ứng là k = 0,00287; 0,00577 và 0,00741 1/ngày, hệ số<br />
trước hàm mũ A = 91674542 1/ngày, năng lượng hoạt hóa E = 17080,71cal/mol, tương<br />
ứng công thức về sự phụ thuộc hằng số k với nhiệt độ T có dạng:<br />
,<br />
= . = 91217313. (7)<br />
,<br />
hoặc: = − = 18,33 − (8)<br />
Đồ thị quan hệ lnk-1/T là một đường thẳng được biểu diễn trên hình 3.<br />
-4.6<br />
-4.8<br />
-5<br />
-5.2<br />
lnk<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
-5.4<br />
-5.6<br />
-5.8<br />
-6<br />
0.0027 0.0028 0.0029<br />
1/T (1/độ K)<br />
<br />
Hình 3. Mối quan hệ giữa logarit hằng số tốc độ biến đổi “lực” thuốc phóng<br />
với nghịch đảo nhiệt độ (lnk-1/T) của thuốc phóng 14/7.<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 55, 06 - 2018 157<br />
Hóa học & Kỹ thuật môi trường<br />
<br />
Bảng 2. Hằng số tốc độ biến đổi “lực” của thuốc phóng 14/7<br />
(k, 1/ngày) ở các nhiệt độ bảo quản.<br />
o<br />
TT Nhiệt độ ( C) k (ngày-1)<br />
1 20 1,4489.10-5<br />
2 25 2,3757.10-5<br />
3 30 3,8323.10-5<br />
4 35 6,0867.10-5<br />
5 40 9,5256.10-5<br />
Từ kết quả tính hằng số k (bảng 2), ta có thể dự tính thời hạn sử dụng thuốc phóng.<br />
Như đã biết, thời hạn sử dụng ( ) của thuốc phóng được xác định trên cơ sở mức độ suy<br />
giảm 80% nhiệt lượng cháy ban đầu, dựa trên mối tương quan với độ sụt giảm sơ tốc cho<br />
phép đối với đạn pháo là 10% [11], và được tính theo công thức [5]:<br />
= 0,223/ (9)<br />
Đồng thời, ta cũng đã xác định mối quan hệ giữa nhiệt lượng cháy ( ) và “lực” của<br />
thuốc phóng (f) qua công thức = ( − 1) , với k 1,2 đối với khí thuốc [7], do vậy công<br />
thức (9) cũng phù hợp để tính thời hạn sử dụng thuốc phóng theo sự biến đổi f.<br />
Theo biểu thức (9), khi đã biết giá trị hằng số k ta có thể tính được thời hạn sử dụng<br />
thuốc phóng ở các nhiệt độ khác nhau. Trên bảng 3 trình bày kết quả tính thời hạn sử dụng<br />
thuốc phóng ở một số nhiệt độ bảo quản theo“lực” của thuốc phóng f.<br />
Bảng 3. Thời hạn sử dụng ( , năm) của thuốc phóng 14/7.<br />
TT Nhiệt độ (oC) (năm) theo “lực” của thuốc phóng f<br />
1 20 42,2<br />
2 25 25,71<br />
3 30 15,94<br />
4 35 10,03<br />
5 40 6,41<br />
Từ bảng 3 cho thấy kết quả tính thời hạn sử dụng thuốc phóng tuân theo quy luật chung<br />
là nhiệt độ bảo quản càng cao thì tốc độ phân huỷ thuốc phóng càng lớn, nhiệt lượng cháy<br />
và “lực” của thuốc phóng đều càng giảm, thời hạn sử dụng càng ngắn. Khi tăng nhiệt độ<br />
lên 5oC thì thời hạn sử dụng của thuốc phóng 14/7 giảm trung bình khoảng 1,5 lần. Điều<br />
này phù hợp với lý thuyết về quá trình phân hủy chậm của thuốc phóng.<br />
4. KẾT LUẬN<br />
Từ kết quả đo đường cong áp suất khí thuốc ta tính được “lực” của thuốc phóng ở các<br />
nhiệt độ và thời gian khác nhau, từ đó xác định mối quan hệ giữa hằng số tốc độ phân hủy<br />
thuốc phóng với nhiệt độ. Trên cơ sở đó, có thể dự tính thời hạn sử dụng thuốc phóng ở<br />
các nhiệt độ bảo quản của thuốc phóng.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Đỗ Ngọc Khuê,"Kiểm soát môi trường sản xuất và đánh giá chất lượng thuốc phóng<br />
keo bằng các phương pháp hóa lý hiện đại", NXB Quân đội nhân dân, 2011.<br />
[2]. Đào Văn Lập, "Động học quá trình phân huỷ nhiệt của thuốc phóng keo", Tạp chí<br />
Nghiên cứu Khoa học kỹ thuật quân sự, Viện Kỹ thuật quân sự, số 2, 1992, trang 36-38.<br />
[3]. Trần Ba, Nguyễn Trầm, Hoàng Xuân Lâm,"Một số nét về quá trình động học phân<br />
hủy thuốc phóng và đánh giá tính năng của chúng", Tạp chí Nghiên cứu Khoa học kỹ<br />
thuật quân sự, Viện Kỹ thuật quân sự, số 2, 1992, trang 26-31.<br />
<br />
<br />
158 Đ. S. Quảng, Đ. N. Khuê, T. V. Chung, “Nghiên cứu ảnh hưởng … pirocxilin 14/7.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
[4]. Nguyễn Tiến Nghi, Nguyễn Đức Hùng, Đào Văn Lập,"Nghiên cứu sự biến đổi đặc<br />
tính thuật phóng của thuốc phóng NDT-3", Tạp chí Khoa học và Kỹ thuật, Học viện<br />
Kỹ thuật quân sự, III, số 116,2006, trang 134-140.<br />
[5]. Z.K. Leciejewski, "Oddities in determining burning rate on base of closed vessel tests<br />
of single base propellant", Journal of theoretical and applied mechanics, 52, 2, 2014,<br />
pp. 313-321.<br />
[6]. И.В.Тишунин, "Курс порохов", Москва ,1946.<br />
[7]. Bộ môn Đạn-Khoa Trang bị cơ điện,"Thuốc phóng và thuốc nổ", Đại học Kỹ thuật<br />
Quân sự, 1976.<br />
[8]. Phạm Quốc Hùng,"Cơ sở lý thuyết cháy nổ", NXB Quân đội Nhân dân, 2001.<br />
[9]. Tạ văn Đĩnh, "Phương Pháp tính", Nxb Giáo dục, 1995.<br />
[10].Nguyễn Công Hoè, Trần Ba, Dương Đức Thục,"Một số vấn đề cơ sở về thuốc phóng<br />
và nhiên liệu tên lửa rắn", Học viện KTQS, 1982.<br />
[11].Nguyễn Ngọc Du, Đỗ Văn Thọ, "Thuật phóng trong của súng pháo",Trường Đại học<br />
KTQS, 1976.<br />
ABSTRACT<br />
INFLUENCE OF TEMPERATURE AND HEATING TIME ON INTERNAL<br />
BALLISTICS OF PIROCXILIN PROPELLANT 14/7<br />
In this paper, the results of investigating the influence of temperature and<br />
heating time on the characteristics of internal ballistics of pirocxilin 14/7 are<br />
presented. The measured experimental results showed that the maximum gas<br />
pressure (Pmax), launch force (f), additive (α) and firing rate coefficient (u1) are<br />
reduced with increasing temperature and heating time of propellant samples. The<br />
obtained results of internal ballistic parameters also follow this rule.<br />
Keywords: Pirocxilin; Maximum gas pressure; Closed vessel B180T.<br />
<br />
Nhận bài ngày 13 tháng 9 năm 2017<br />
Hoàn thiện ngày 13 tháng 11 năm 2017<br />
Chấp nhận đăng ngày 08 tháng 6 năm 2018<br />
1<br />
Địa chỉ: Viện Công nghệ mới/Viện KH&CNQS;<br />
2<br />
Viện Hóa học - Vật liệu/ Viện KH&CNQS.<br />
*<br />
Email: songquang@yahoo.com.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 55, 06 - 2018 159<br />