Cơ kỹ thuật & Cơ khí động lực<br />
<br />
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC THÔNG SỐ KẾT CẤU<br />
ĐẾN VIỆC LỰA CHỌN TỐC ĐỘ QUAY TRỤC LỆNH TÂM<br />
CỦA MÁY SÀNG RUNG CÓ HƯỚNG<br />
Nguyễn Mạnh Hùng1*, Nguyễn Viết Tân2, Bùi Khắc Gầy2<br />
Tóm tắt: Từ mô hình động lực học máy sàng rung có hướng, bài báo khảo sát<br />
ảnh hưởng đồng thời của các thông số kết cấu và tốc độ quay trục lệch tâm đến<br />
năng suất và hiệu quả làm việc của máy nhằm lựa chọn đến việc lựa chọn tốc độ<br />
quay hợp lý của trục lệch tâm. Kết quả nghiên cứu cho phép thiết lập mối tương<br />
quan giữa khối lượng lệch tâm, khối lượng hộp sàng và tốc độ quay của trục lệch<br />
tâm, làm cơ sở để thiết lập hệ thống tự động lựa chọn tốc độ quay hợp lý của trục<br />
lệch tâm để nâng cao hiệu quả khai thác và máy sàng rung có hướng tại Việt Nam.<br />
Từ khóa: Sàng rung có hướng, Thông số kết cấu, Thông số động lực học, Trục lệch tâm.<br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Máy sàng rung có hướng làm việc theo nguyên lý sử dụng lực kích động có hướng của<br />
khối lệch tâm tác động lên hộp sàng, tạo ra năng lượng cho các hạt vật liệu nằm trên mặt<br />
sàng chuyển động và diễn ra quá trình phân loại vật liệu. Hiệu quả làm việc của máy sàng<br />
rung có hướng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: các thông số về kết cấu (khối lượng<br />
lệch tâm, bán kính lệch tâm, khối lượng hộp sàng cùng vật liệu, độ cứng và giảm chấn các<br />
gối đỡ lò xo), thông số về chế độ làm việc (tốc độ quay của trục lệch tâm, tỷ lệ kích cỡ hạt,<br />
lưu lượng nạp). Lý thuyết và các kết quả nghiên cứu về máy sàng cho thấy các thông số<br />
kết cấu của máy có quan hệ chặt chẽ với các thông số động lực học và chế độ làm việc của<br />
máy. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về máy sàng rung như tác giả Bauman.V.A [5, 6]<br />
đã đưa ra mô hình tính toán động lực học của máy sàng rung có hướng ở dạng đơn giản,<br />
tác giả Xapônicôv [7] đã trình bày cơ sở khoa học xác định các thông số động học và động<br />
lực học của máy phân loại vật liệu sử dụng hiệu ứng rung, tác giả Nguyễn Văn Vịnh [1,4]<br />
đã đưa ra mô hình tính toán động lực học và hệ phương trình chuyển động của máy sàng<br />
rung có hướng với 2 bậc tự do theo 2 phương X,Y, tác giả Trần Văn Tuấn [3] đã đề cập<br />
đến một số bài toán lý thuyết liên quan đến quá trình rung động của máy sàng, tác giả Lê<br />
Trọng Tuấn [2] đã nghiên cứu ảnh hưởng của thông số kết cấu đến năng suất và hiệu quả<br />
sàng khi chọn cố định một tốc độ quay của trục lệch tâm. Như vậy, việc xác định ảnh<br />
hưởng đồng thời của hai nhóm thông số kết cấu và tốc độ quay trục lệch tâm đến năng suất<br />
và hiệu quả làm việc của máy sàng rung có hướng chưa được công bố.<br />
Khi thiết kế, mối quan hệ giữa các thông số kết cấu và chế độ làm việc của máy cần lựa<br />
chọn hợp lý theo điều kiện năng suất và hiệu quả sàng. Trong thực tiễn khai thác, vì lý do<br />
nào đó sẽ làm thay đổi khối lượng vật liệu trên hộp sàng, thay đổi tốc độ quay của trục<br />
lệch, dẫn đến làm thay đổi mối quan hệ hợp lý theo thiết kế. Mặt khác, nếu thay đổi tốc độ<br />
quay trục lệch tâm, sẽ làm thay đổi lực kích động và tần số kích động dao động hộp sàng,<br />
có thể dẫn đến làm giảm lực kích động và dễ gây ra hiện tượng “cộng hưởng” của hộp<br />
sàng, làm giảm hiệu quả sàng. Do vậy, phạm vi bài báo sẽ trình bày ảnh hưởng đồng thời<br />
của sự thay đổi tốc độ quay trục lệch tâm và một số thông số kết cấu đến năng suất và hiệu<br />
quả sàng tốt nhất. Từ đó, cho phép lựa chọn hợp lý tốc độ quay trục lệch tâm<br />
II. XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐỘNG LỰC HỌC MÁY SÀNG RUNG CÓ HƯỚNG<br />
Để xây dựng được mô hình tính toán động lực học của máy sàng rung có hướng, sử dụng<br />
một số giả thiết sau: Xét mô hình trong mặt phẳng thẳng đứng; Hộp sàng dao động có<br />
hướng và theo [3] có 1/3 khối lượng vật liệu cùng dao động; Đường tác dụng của lực kích<br />
<br />
<br />
<br />
160 N.M. Hùng, N.V. Tân, B.K. Gầy, “Nghiên cứu ảnh hưởng… máy sàng rung có hướng.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
động đi qua trọng tâm của hộp sàng; Độ cứng của các lò xo được coi là như nhau và qui về<br />
độ cứng tương đương là C; Sự dập tắt dao động của hộp sàng được thể hiện bằng hệ số dập<br />
tắt dao động b; Bỏ qua sự tổn hao ma sát tại các khớp của hộp sàng, các thanh chống.<br />
Từ mô hình vật lý máy sàng rung có hướng và với các giả thiết, trên hộp sàng đặt hai<br />
hệ hệ trục tọa độ: hệ trục cố định XOY có gốc tọa độ trùng với khối tâm của hộp sàng ở vị<br />
trí cân bằng tĩnh và có phương của trục X trùng với phương dao động của hộp sàng, hệ<br />
trục tọa độ di động X’O’Y’, Theo [4,2], mô hình dao động của máy sàng rung có hướng là<br />
mô hình 1 bậc tự do ứng với một tọa độ suy rộng là x và thể hiện ở hình 1.<br />
Trong đó: m0 là tổng khối lượng của<br />
khối lệch tâm; là vận tốc góc của<br />
trục lệch tâm; α là góc lực kích động<br />
với phương ngang; Pkđ là lực kích<br />
động tạo bởi các khối lệch tâm;<br />
Sử dụng phương trình Lagrăng loại<br />
hai có dạng tổng quát:<br />
d T T <br />
( ) P(t ) (1)<br />
dt x x x x<br />
Hình 1. Mô hình tính toán động lực học<br />
Phương trình vi phân mô tả chuyển máy sàng rung có hướng.<br />
động của hộp sàng:<br />
( m m0 ) <br />
x bx cx m0 r0 2 cos( t ) (2)<br />
2<br />
b c m r<br />
Hay: <br />
x x x 0 0 cos(t ) (3)<br />
m m0 m m0 m m0<br />
Với điều kiện đầu: x( 0 ) 0;x( 0 ) 0<br />
Các tham số động lực học xác định theo phương trình (3) phụ thuộc vào thông số kết<br />
cấu (m0, m, r0, C, b) và chế độ làm việc (n hoặc ). Đối với gối đàn hồi là là xo, thông số b<br />
phụ thuộc vào dạng lực kích động và thường được xác định bằng thực nghiệm.<br />
Để năng suất và hiệu quả sàng cao nhất, khi giải phương trình (3), theo [7], các giá trị<br />
động lực học tối ưu về mặt lý thuyết khi bỏ qua yếu tố như ma sát ở các gối đỡ là: dịch<br />
chuyển (0,003÷0,006m), vận tốc (v0=0,2÷0,5m/s), gia tốc (a=25÷40m/s2).<br />
III. MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT<br />
Bộ số liệu ban đầu: để thuận lợi cho việc tính toán lý thuyết và sẽ có sự đánh giá theo<br />
thực nghiệm ở bài báo nghiên cứu tiếp theo, theo [2], chọn bộ số liệu theo kết cấu máy<br />
sàng rung sử dụng trong phòng thí nghiệm Khoa Động lực: m0=6,4 kg; r0=0,04 m; m=120<br />
kg; C=154321 N/m; b=77,16 Ns/m.<br />
Để xác định ảnh hưởng đồng thời của thông số kết cấu và tốc độ quay trục lệch tâm đến<br />
hiệu quả sàng, trong phạm vi nghiên cứu, lựa chọn sự thay đổi hai tham số về kết cấu là khối<br />
lượng khối lệch tâm m0 và hộp sàng cùng vật liệu m theo trường hợp tăng so với giá trị ban<br />
đầu 1,5 lần (m0=9,6kg, m=180kg) và tốc độ quay trục lệch tâm từ n=2001200 vòng/phút .<br />
3.1. Các trường hợp tính toán:<br />
a. Trường hợp 1: Lấy theo bộ số liệu kết cấu ban đầu. Thay đổi tốc độ quay trục lệch tâm<br />
n=2001200 vòng/phút (=21126 rad/s). Kết quả tính toán tham số động lực học (chuyển<br />
dịch, vận tốc và gia tốc) theo tốc độ quay của trục lệch tâm cho theo hình 2.<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 41, 02 - 2016 161<br />
Cơ kỹ thuật & Cơ khí động lực<br />
<br />
Dịch chuyển (m) Vận tốc (m/s)<br />
0.4<br />
<br />
0.01<br />
0.3<br />
<br />
0.2<br />
0.005<br />
0.1<br />
<br />
0<br />
0<br />
-0.1<br />
<br />
-0.2<br />
-0.005<br />
<br />
-0.3<br />
<br />
<br />
-0.01 -0.4<br />
<br />
<br />
200 300 400 500 600 700 800 900 1000 1100 1200 -0.5<br />
200 300 400 500 600 700 800 900 1000 1100 1200<br />
<br />
<br />
2<br />
a) Tốc độ quay (vg/ph) b) Tốc độ quay (vg/ph)<br />
Gia tốc (m/s )<br />
40<br />
<br />
<br />
30 Hình 2. Kết quả tính toán động lực học<br />
20<br />
máy sàng rung có hướng theo số liệu<br />
10<br />
của máy sàng trong phòng thí nghiệm<br />
0<br />
Khoa Động lực/Học viện KTQS.<br />
-10<br />
<br />
<br />
-20<br />
a) Biên độ dao động của hộp sàng theo tốc<br />
-30<br />
độ vòng quay trục lệch tâm.<br />
-40<br />
200 300 400 500 600 700<br />
b) Vận tốc dao động của hộp sàng theo tốc<br />
800 900 1000 1100 1200<br />
<br />
độ vòng quay trục lệch tâm.<br />
c) Tốc độ quay (vg/ph)<br />
c) Gia tốc dao động của hộp sàng theo tốc<br />
độ vòng quay trục lệch tâm.<br />
b. Trường hợp 2: Sử dụng số liệu ban đầu , thay đổi m0=9,6kg. Kết quả tính toán tham số động<br />
lực học theo sự tăng của khối lượng lệch tâm và sự thay đổi tốc độ quay của trục lệch tâm cho<br />
theo hình 3.<br />
Dịch chuyển (m) Vận tốc (m/s)<br />
0.015<br />
0.5<br />
<br />
0.01 0.4<br />
<br />
0.3<br />
<br />
0.005 0.2<br />
<br />
0.1<br />
0 0<br />
<br />
-0.1<br />
-0.005<br />
-0.2<br />
<br />
-0.3<br />
-0.01<br />
-0.4<br />
<br />
-0.5<br />
-0.015<br />
200 300 400 500 600 700 800 900 1000 1100 1200<br />
200 300 400 500 600 700 800 900 1000 1100 1200<br />
<br />
a) Tốc độ quay (vg/ph) b) Tốc độ quay (vg/ph)<br />
<br />
<br />
Gia tốc (m/s2)<br />
Hình 3. Kết quả tính toán động lực học 60<br />
<br />
50<br />
máy sàng rung có hướng khi 40<br />
<br />
khối lượng lệch tâm m0 tăng 1,5 lần. 30<br />
<br />
20<br />
<br />
10<br />
a) Biên độ dao động của hộp sàng theo 0<br />
<br />
tốc độ vòng quay trục lệch tâm. -10<br />
<br />
-20<br />
<br />
b) Vận tốc dao động của hộp sàng theo -30<br />
<br />
-40<br />
tốc độ vòng quay trục lệch tâm. -50<br />
<br />
c) Gia tốc dao động của hộp sàng theo -60<br />
200 300 400 500 600 700 800 900 1000 1100 1200<br />
<br />
<br />
tốc độ vòng quay trục lệch tâm. Tốc độ quay (vg/ph)<br />
c)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
162 N.M. Hùng, N.V. Tân, B.K. Gầy, “Nghiên cứu ảnh hưởng… máy sàng rung có hướng.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
c. Trường hợp 3: Sử dụng số liệu ban đầu, thay đổi m=180kg. Kết quả tính toán tham số động<br />
lực học theo sự tăng của khối lượng hộp sàng và sự thay đổi tốc độ quay của trục lệch tâm cho<br />
theo hình 4.<br />
Dịch chuyển (m) Vận tốc (m/s)<br />
0.01 0.2<br />
<br />
0.008<br />
0.15<br />
0.006<br />
0.1<br />
0.004<br />
0.05<br />
0.002<br />
<br />
0 0<br />
<br />
-0.002<br />
-0.05<br />
-0.004<br />
-0.1<br />
-0.006<br />
<br />
-0.008 -0.15<br />
<br />
-0.01 -0.2<br />
200 300 400 500 600 700 800 900 1000 1100 1200 200 300 400 500 600 700 800 900 1000 1100 1200<br />
<br />
<br />
a) Tốc độ quay (vg/h)<br />
Gia tốc (m/s2) b) Tốc độ quay (vg/h)<br />
25<br />
<br />
20<br />
Hình 4. Kết quả tính toán động lực học 15<br />
<br />
máy sàng rung có hướng khi 10<br />
<br />
5<br />
khối lượng hộp sàng m tăng 1,5 lần. 0<br />
<br />
-5<br />
<br />
a) Biên độ dao động của hộp sàng theo tốc -10<br />
<br />
<br />
độ vòng quay trục lệch tâm. -15<br />
<br />
-20<br />
b) Vận tốc dao động của hộp sàng theo tốc -25<br />
200 300 400 500 600 700 800 900 1000 1100 1200<br />
<br />
độ vòng quay trục lệch tâm. c) Tốc độ quay (vg/h)<br />
c) Gia tốc dao động của hộp sàng theo tốc<br />
độ vòng quay trục lệch tâm.<br />
d. Trường hợp 4: Sử dụng số liệu ban đầu, m0=9.6 kg, m=180 kg. Kết quả tính toán tham số<br />
động lực học theo sự tăng của các khối lượng và sự thay đổi theo tốc độ quay của trục lệch tâm<br />
cho theo hình 5.<br />
Dịch chuyển (m) Vận tốc (m/s)<br />
0.01 0.3<br />
<br />
0.008<br />
0.2<br />
0.006<br />
<br />
0.004 0.1<br />
<br />
0.002<br />
0<br />
0<br />
-0.1<br />
-0.002<br />
<br />
-0.004<br />
-0.2<br />
-0.006<br />
-0.3<br />
-0.008<br />
<br />
-0.01 -0.4<br />
200 300 400 500 600 700 800 900 1000 1100 1200 200 300 400 500 600 700 800 900 1000 1100 1200<br />
<br />
<br />
a) Tốc độ quay (vg/h) b) Tốc độ quay (vg/h)<br />
<br />
Gia tốc (m/s2)<br />
Hình 5. Kết quả tính toán động lực học 40<br />
<br />
máy sàng rung có hướng khi 30<br />
<br />
khối lượng lệch tâm m0 và 20<br />
<br />
khối lượng hộp sàng m tăng 1,5 lần. 10<br />
<br />
a)Biên độ dao động của hộp sàng theo tốc 0<br />
<br />
độ vòng quay trục lệch tâm. -10<br />
<br />
b)Vận tốc dao động của hộp sàng theo tốc -20<br />
độ vòng quay trục lệch tâm. -30<br />
c) Gia tốc dao động của hộp sàng theo tốc<br />
-40<br />
độ vòng quay trục lệch tâm. 200 300 400 500 600 700 800 900 1000 1100 1200<br />
<br />
c) Tốc độ quay (vg/h)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 41, 02 - 2016 163<br />
Cơ kỹ thuật & Cơ khí động lực<br />
<br />
Nhận xét: Theo các kết quả tính trên, khi thay đổi đồng thời một số thống số kết cấu và<br />
tốc độ quay của trục lệch tâm từ 2001200 vg/phút (bằng việc điều chỉnh biến tần), có một<br />
số nhận xét như sau:<br />
- Về qui luật: qui luật về các thông số động lực học (chuyển dịch, vận tốc và gia tốc)<br />
của hộp sàng hoàn toàn giống nhau và có biên độ tăng lên khi tăng tốc độ quay. Khi tốc độ<br />
quay lớn hơn 300vg/ph, biên độ của chuyển dịch và vận tốc giảm dần, còn biên độ gia tốc<br />
vẫn tăng dần. Như vậy, với bộ số liệu chọn trước như trên, khi tăng tốc độ quay của trục<br />
lệch tâm (tăng lực kích động lên hộp sàng), tần số dao động kích thích sẽ tiếp cận đến tần<br />
số dao động riêng ở vùng từ 300400vg/ph, giá trị của chuyển dịch đạt lớn nhất nên có thể<br />
coi vùng tốc độ quay này sẽ gây ra hiện tượng “cộng hưởng”, càng xa vùng này, ảnh<br />
hưởng của hiện tượng này giảm đi rõ rệt. Qui luật này phù hợp với đặc tính làm việc của<br />
máy sàng thực.<br />
- Về giá trị: Nếu chọn trường hợp tính 1 coi là chuẩn để so sánh thì khi khối lượng lệch<br />
tâm (hoặc khối lượng hộp sàng) tăng lên một giá trị nào đó (giả sử chọn 1,5 lần) thì dịch<br />
chuyển lớn nhất sẽ tăng (hoặc giảm) xấp xỉ 1,5 lần ở vùng tốc độ quay khác nhau. Khi<br />
tăng đồng thời khối lượng lệch tâm và khối lượng hộp sàng lên 1,5 lần thì giá trị lớn nhất<br />
của dịch chuyển giảm xấp xỉ 1,2 lần với vùng tốc độ quay trục lệch tâm nhỏ hơn. Các<br />
tham số khác cũng có qui luật tương tự. Như vậy, giá trị của các tham số động lực học<br />
không chỉ phụ thuộc vào thông số kết cấu, mà còn phụ thuộc vào tốc độ quay của trục lệch<br />
tâm. Đây là cơ sở để lựa chọn vùng tốc độ quay trục lệch tâm.<br />
2. Xác định ảnh hưởng của kết cấu đến lựa chọn tốc độ quay của trục lệch tâm<br />
Theo kết quả và nhận xét ở trên, theo điều kiện [7] để nâng cao hiệu quả và năng suất<br />
sàng, các thông số động lực học nhận được phải là các giá trị trong vùng đã nêu ở mục II<br />
trên. Từ đó, có thể lựa chọn tốc độ quay của trục lệch tâm theo các trường hợp tính toán đã<br />
nêu trên như sau:<br />
- Trường hợp 1: vùng tốc độ quay được lựa chọn từ 8001150vg/ph;<br />
- Trường hợp 2: vùng tốc độ quay được lựa chọn từ 9001000vg/ph;<br />
- Trường hợp 3: không chọn được vùng tốc độ quay, do không đạt yêu cầu về vận tốc;<br />
- Trường hợp 4: vùng tốc độ làm việc được lựa chọn từ 10501200vg/ph;<br />
Ứng với mỗi trường hợp tính trên, vùng làm việc của trục lệch tâm là khác nhau. Nghĩa<br />
là, các thông số kết cấu đã ảnh hưởng đến việc lựa chọn tốc độ quay của trục lệch tâm, cụ<br />
thể: trường hợp 1 có vùng làm việc lớn nhất, trường hợp 3 không chọn được vùng làm việc.<br />
Trong thực tế, sự thay đổi tốc độ quay của trục lệch tâm trong quá trình làm việc phụ thuộc<br />
vào trạng thái của động cơ, của hộp giảm tốc và của khối lượng vật liệu chất vào hộp sàng<br />
nên nếu vùng làm việc được lựa chọn càng rộng, thì hiệu quả sàng thực tế sẽ tốt hơn.<br />
IV. KẾT LUẬN<br />
Từ mô hình tính toán động lực học máy sàng rung có hướng, bài báo tiến hành khảo sát<br />
ảnh hưởng đồng thời thông số khối lượng khối lệch tâm m0 , khối lượng hộp sàng cùng<br />
vật liệu m và tốc độ quay trục lệch tâm theo điều kiện để nâng cao năng suất và hiệu quả<br />
làm việc của máy đạt cao nhất. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự thay đổi thông số kết cấu<br />
đã ảnh hưởng đến việc xác định vùng làm việc của trục lệch tâm. Từ đó, cho phép lựa<br />
chọn tốc độ quay trục lệch thỏa mãn điều kiện tối ưu về năng suất và hiệu quả sàng.<br />
Từ kết quả này cho phép xác lập mối quan hệ giữa thông số kết cấu và tốc độ quay hợp<br />
lý của trục lệch tâm, cụ thể: nếu cho trước bộ số liệu về kết cấu của máy sàng thì sẽ xác<br />
định được vùng tốc độ quay của trục lệch tâm và ngược lại, có thể điều chỉnh tốc độ quay<br />
trục lệch tâm khi có sự thay đổi về khối lượng vật liệu trên hộp sàng để đảm bảo hiệu quả<br />
<br />
<br />
164 N.M. Hùng, N.V. Tân, B.K. Gầy, “Nghiên cứu ảnh hưởng… máy sàng rung có hướng.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
sàng là lớn nhất. Kết quả này sẽ cho phép lựa chọn vùng tốc độ quay hợp lý của trục lệch<br />
tâm, góp phần nâng cao hiệu quả khai thác máy sàng, đồng thời mở ra hướng nghiên cứu<br />
về tự động điều tốc độ quay của trục lệch tâm theo sự thay đổi của vật liệu trên hộp sàng<br />
khi thiết kế, chế tạo máy sàng tại Việt Nam.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Trần Quang Quý, Nguyễn Văn Vịnh, Nguyễn Bính, “Máy và thiết bị sản xuất vật liệu<br />
xây dựng”, NXB Giao thông vận tải, 2001.<br />
[2]. Lê Trọng Tuấn. “Nghiên cứu ảnh hưởng của các thông số kết cấu đến năng suất và<br />
hiệu quả làm việc của máy sàng rung có hướng”. Tạp chí Kh&KT, số 161, 4-2014.<br />
[3]. Trần Văn Tuấn. “Cơ sở kỹ thuật rung trong xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng”.<br />
NXB Xây dựng - 2005.<br />
[4]. Nguyễn Văn Vịnh. “Động lực học máy xây dựng và xếp dỡ”. ĐHGTVT- 2006.<br />
[5]. Бауман В. А. и другие. “Вибрационные машины в строительстве и<br />
производстве строительных материалов”, Москва - 1970.<br />
[6]. Бауман В. А. и И. И. Быховский. “Вибрационные машины и процессы в<br />
строительстве”, Москва - 1977.<br />
[7]. Сапожников М. Я. “Механическое оборудование предприятий строительных<br />
материалов, изделий и конструкций”, Москва - 1970.<br />
<br />
<br />
ABSTRACT<br />
STUDYING ON THE EFFECT OF THE STRUCTURAL PARAMETERS ON THE<br />
SELECTION OF THE ROTATIONAL SPEED OF THE ECCENTRIC SHAFT FOR<br />
VIBRATING SCREEN DIRECTION<br />
From the kinetic model of vibrating screen direction machine, we study the<br />
impact simultaneously of the structural parameters and rotational speed of the<br />
eccentric shaft to the productivity and work efficiency of the machine. Our results is<br />
to give the relations of eccentric shaft mass, gear mass to the rotational speed of<br />
the eccentric shaft, so that we can automatically choose the suitable speed of the<br />
eccentric shaft in order to improve the work efficiency of the vibrating screen<br />
direction machine in Vietnam<br />
Keywords: Vibrating Screen direction, Structural parameters, Dynamic parameters, Eccentric shaft.<br />
<br />
Nhận bài ngày 10 tháng 01 năm 2016<br />
Hoàn thiện ngày 23 tháng 02 năm 2016<br />
Chấp nhận đăng ngày 25 tháng 02 năm 2016<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
Địa chỉ: Viện Kỹ thuật Công binh- BTL Công Binh;<br />
2<br />
Học viện Kỹ thuật QS;<br />
*<br />
Email: hoangsonhung72@gmail.com.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 41, 02 - 2016 165<br />