Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ KHÍ THUỐC ĐẾN<br />
PHẦN TỬ NHẠY CẢM TRONG BÀI TOÁN THIẾT KẾ CẢM BIẾN<br />
ĐO ÁP SUẤT ĐỘNG CƠ TÊN LỬA NHIÊN LIỆU RẮN HỖN HỢP<br />
Phạm Quang Minh*, Trương Minh Tuấn, Nguyễn Hoài Nam<br />
Tóm tắt: Nhiên liệu tên lửa hỗn hợp được sử dụng trong nhiều loại tên lửa từ<br />
tầm ngắn đến các loại tên lửa cấp chiến dịch, chiến lược và đặc biệt là các loại tên<br />
lửa phòng không tầm thấp như IGLA, A72... Thành phần của nhiên liệu tên lửa hỗn<br />
hợp gồm chất cháy-kết dính, chất ô-xi hóa và các phụ gia năng lượng cao như bột<br />
nhôm, các chất nổ mạnh, phụ gia tốc độ cháy, phụ gia công nghệ..., vì vậy nhiệt độ<br />
cháy trong lòng động cơ rất cao khoảng 3000 0C. Để thiết kế cảm biến đo áp suất<br />
động cơ tên lửa (ĐCTL) nhiên liệu rắn hỗn hợp cần tiến hành nghiên cứu ảnh<br />
hưởng của nhiệt độ khí thuốc đến phần tử nhạy cảm trong cảm biến đo. Báo cáo<br />
trình bày mô hình bài toán truyền nhiệt trong tổ hợp phần tử đàn hồi – tem biến<br />
dạng (PTĐH-TBD) khi cảm biến đo làm việc trong khoảng thời gian tới 15 giây và<br />
ứng dụng phần mềm ANSYS để giải. Các kết quả nhận được sẽ định hướng cho việc<br />
lựa chọn kết cấu và vật liệu chế tạo phần tử nhạy cảm trong cảm biến đo.<br />
Từ khóa: Cảm biến áp suất, Nhiên liệu rắn hỗn hợp, Nhiệt độ khí thuốc.<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Áp suất buồng đốt của các loại ĐCTL sử dụng nhiên liệu rắn hỗn hợp có nhiệt<br />
độ cao với cường độ, tốc độ xói rất lớn của các sản phẩm cháy và khí thoát. Để<br />
tránh tác động trực tiếp của luồng nhiệt lên phần tử nhạy cảm và giảm trễ cho cảm<br />
biến theo [1], [2], [3] cần sử dụng PTĐH có dạng liên hợp bao gồm cốc biến dạng<br />
làm phần tử biến đổi trung gian và phần tử đàn hồi dạng trụ rỗng, hình 1.<br />
<br />
Màng biến<br />
P<br />
Ống lót<br />
dạng chống trễ<br />
Màng biến P Ống lót<br />
dạng chống trễ Bi gốm<br />
cách nhiệt Trụ biến<br />
và định tâm dạng<br />
Tem điện Trụ biến<br />
trở KFG dạng<br />
R1 R2<br />
R1 R2<br />
R3 R4<br />
R3 R4<br />
Tem điện<br />
trở KHCV<br />
a) b)<br />
<br />
Hình 1. Cấu trúc PTĐH cảm biến đo áp suất ĐCTL sử dụng thuốc phóng keo (a)<br />
và cảm biến đo áp suất ĐCTL sử dụng thuốc phóng hỗn hợp (b).<br />
Tuy nhiên, với cấu trúc PTĐH như trên hình 1a cảm biến mới chỉ đáp ứng được<br />
trong phép đo áp suất các loại ĐCTL sử dụng thuốc phóng keo có nhiệt độ làm<br />
việc khoảng 2000 oC với thời gian làm việc của động cơ nhỏ hơn 20 giây. Để đo<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Tên lửa, 09 - 2016 33<br />
Cơ học & Điều khiển thiết bị bay<br />
<br />
được áp suất của các loại ĐCTL sử dụng thuốc phóng hỗn hợp, nhóm tác giả đề<br />
xuất thay đổi cấu trúc PTĐH và linh kiện chế tạo cảm biến như hình 1b.<br />
Để đánh giá ảnh hưởng của nhiệt độ khí thuốc đến phần tử nhạy cảm (PTNC) là<br />
tổ hợp PTĐH - TBD của cảm biến, từ đó đề xuất phương án chế tạo PTNC cần<br />
thiết phải xây dựng và giải bài toán truyền nhiệt trong cảm biến. Đó cũng là nội<br />
dung chính mà nhóm tác giả sẽ đề cập trong báo cáo này.<br />
2. NỘI DUNG<br />
2.1. Xây dựng mô hình bài toán truyền nhiệt trong cảm biến đo áp suất<br />
Tác động của nhiệt độ tới PTNC của cảm biến áp suất trong khi làm việc là sự<br />
tổng hợp của hai quá trình: Quá trình dẫn nhiệt do sự tiếp xúc của cảm biến với<br />
nguồn nhiệt do sản phẩm cháy trong động cơ sinh ra, quá trình đối lưu và bức xạ<br />
nhiệt do chuyển động của dòng nhiệt trong lỗ nhận áp. Nên tác động nhiệt của<br />
dòng khí thuốc đến PTNC của cảm biến là một quá trình phức tạp và chỉ có thể<br />
giải bằng phương pháp phần tử hữu hạn dựa trên phần mềm ANSYS.<br />
Mô hình truyền nhiệt trong cảm biến áp suất khi làm việc được mô tả như sau<br />
(hình 2):<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1- ống nhận áp, 2- trụ lót chỗng trễ, 3- cốc biến dạng, 4- đai ốc hãm, 5 - bi gốm<br />
cách nhiệt, 6- phần tử đàn hồi, 7- PTNC, 8 - vỏ cảm biến, 9 - giắc tín hiệu.<br />
Hình 2. Cấu trúc cảm biến đo áp suất ĐCTL sử dụng thuốc phóng hỗn hợp.<br />
Trong quá trình làm việc cảm biến được lắp đặt vào lỗ trích áp trên thân động<br />
cơ, cảm biến tiếp nhận áp suất khí thuốc có nhiệt độ cao tại ống nhận áp (1), một<br />
phần nhiệt độ sẽ truyền qua đáy cốc biến dạng (3) qua bi gốm cách nhiệt (5) tới trụ<br />
biến dạng (6) và PTNC (7). Ngoài ra một phần nhiệt độ sẽ truyền qua trụ lót chống<br />
trễ (2), thành cốc biến dạng (3), đai ốc hãm (4) vỏ cảm biến (8) tới trụ biến dạng<br />
(6) và PTNC (7).<br />
Để xác định hiệt độ trên PTNC (7) của cảm biến trong quá trình làm việc cần<br />
xây dựng các hệ phương trình dẫn nhiệt trong cảm biến và sử dụng phần mềm<br />
ANSYS để giải.<br />
Theo [4] phương trình truyền nhiệt tổng quát trong cảm biến có dạng:<br />
T <br />
cρ {v}T {L}T {L}T {q}=q<br />
(1)<br />
t <br />
trong đó: C - nhiệt dung riêng, J/kg.K;<br />
- là khối lượng riêng, kg/m3;<br />
<br />
<br />
34 P. Q. Minh, T. M. Tuấn, N. H. Nam, “Nghiên cứu ảnh hưởng… nhiên liệu rắn hỗn hợp.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Vx <br />
<br />
x <br />
<br />
<br />
- là vector toán tử; {V} Vy - vector vận tốc truyền nhiệt;<br />
{L } <br />
<br />
<br />
y Vz <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
z <br />
<br />
{q} - vector dòng nhiệt;<br />
q - mật độ lưu lượng nhiệt trên một đơn vị thể tích;<br />
T(x,y,z,t) – nhiệt độ trong không gian ba chiều với biến thời gian t.<br />
Theo Fourie, quan hệ giữa véc-tơ dòng nhiệt và gradient nhiệt độ được thể hiện<br />
qua quan hệ sau:<br />
(2)<br />
<br />
trong đó: với , , là hệ số dẫn nhiệt theo hướng<br />
<br />
x, y, z.<br />
Từ (1) và (2) ta có: (3)<br />
Khai triển (3) ta được:<br />
T T T T T T T <br />
ρc vx vy vz q K x<br />
K y K z <br />
t x y z x x y y z z <br />
Để giải bài toán truyền nhiệt trong cảm biến sử dụng các điều kiện sau:<br />
- Nguồn nhiệt độ tác động tới PTNC của cảm biến thay đổi theo thời gian, trong<br />
mô hình này nhóm tác giả giới hạn nhiệt độ tác động tới cảm biến tại điều kiện<br />
khắc nghiệt nhất là 3000 oC vì vậy nhiệt độ trong lỗ nhận áp và bề mặt tiếp xúc của<br />
cảm biến với thân động cơ được chọn là 3000 oC, ký hiệu là ;<br />
- Phương trình truyền nhiệt trên các bề mặt S2 do quá trình dẫn nhiệt:<br />
(4)<br />
- Phương trình truyền nhiệt trên các bề mặt S3 do quá trình đối lưu và bức xạ:<br />
(5)<br />
Từ các phương trình (2), (4) và (5) ta có:<br />
(6)<br />
(7)<br />
Khi đó ta có:<br />
<br />
<br />
(8)<br />
Theo [4] nhiệt độ của vật thể được xác định theo công thức sau:<br />
(9)<br />
trong đó: - ma trận hàm hình dáng về nhiệt độ của phần tử;<br />
- vector nhiệt độ nút của phần tử.<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Tên lửa, 09 - 2016 35<br />
Cơ học & Điều khiển thiết bị bay<br />
<br />
Khi đó ta có:<br />
(10)<br />
(11)<br />
Nếu thì:<br />
(12)<br />
Từ đó ta có:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(13)<br />
Biến đổi (13) ta có:<br />
<br />
<br />
(14)<br />
Khi đó:<br />
(15)<br />
Với:<br />
- ma trận nhiệt dung riêng của phần tử;<br />
- ma trận hệ số dẫn nhiệt của phần tử;<br />
- ma trận hệ số khuếch tán nhiệt của phần tử;<br />
- ma trận hệ số truyền nhiệt đối lưu qua bề mặt của<br />
phần tử;<br />
- vector lưu lượng nhiệt của phần tử;<br />
- vector dòng nhiệt đối lưu qua bề mặt của phần tử;<br />
- vector tải trọng sinh nhiệt của phần tử.<br />
Để xác định nhiệt độ của PTNC của cảm biến cần giải hệ phương trình (15), nếu<br />
giải (15) bằng phương pháp giải tích sẽ rất phức tạp và đưa đến các kết quả không<br />
chính xác, bên cạnh đó bằng phần mềm ANSYS và phương pháp phần tử hữu hạn<br />
để giải phương trình (15) được thực hiện tương đối đơn giản và kết quả thu được<br />
nhanh chóng và chính xác.<br />
2.2. Ứng dụng ANSYS để xác định nhiệt độ tại PTNC của cảm biến<br />
Để tính nhiệt độ tại vị trí gắn PTNC của cảm biến trong quá trình làm việc bằng<br />
ANSYS, tiến hành giải hệ phương trình (15) bằng phương pháp phần tử hữu hạn<br />
[4], rời rạc hóa bài toán và giải theo các bước như trên hình 3.<br />
Thực hiện giải hệ phương trình (15) bằng ANSYS ứng với các điều kiện biên:<br />
- Nhiệt độ khí thuốc trong lỗ nhận áp và bề mặt tiếp xúc của cảm biến với<br />
động cơ coi là bằng nhau và bằng 3000 oC (tại điều kiện khắc nghiệt nhất);<br />
<br />
<br />
<br />
36 P. Q. Minh, T. M. Tuấn, N. H. Nam, “Nghiên cứu ảnh hưởng… nhiên liệu rắn hỗn hợp.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
- Nhiệt độ môi trường chọn là 22 oC;<br />
- Áp suất khí thuốc 10 Mpa;<br />
- Kích thước hình học của cảm biến theo bản vẽ thiết kế;<br />
- Vật liệu chế tạo cảm biến:<br />
Tổ hợp PTĐH (bao gồm cốc biến dạng, trụ lót chống trễ, trụ biến dạng)<br />
sử dụng thép 40X13M;<br />
Vỏ cảm biến: Thép C45;<br />
Bi gốm cách nhiệt: Loại Cordierite.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3. Các bước tính nhiệt độ tại PTNC của cảm biến bằng ANSYS.<br />
Dùng phương pháp chia lưới defauld của chương trình ANSYS (hình 4a) và<br />
điều kiện biên của bài toán Transient Thermal là phân bố nhiệt độ theo thời gian<br />
trong ống nhận áp thu được từ kết quả của bài toán Fluent (ví dụ tại thời điểm 20<br />
giây như hình 4b).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 4. Phương pháp chia lưới (a) và điều kiện của bài toán Transient Thermal (b).<br />
Ứng với mỗi thời điểm khác nhau khi cảm biến làm việc ta nhận được nhiệt độ tại<br />
vị trí gắn PTNC của cảm biến như trên hình 5 và hình 6.<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Tên lửa, 09 - 2016 37<br />
Cơ học & Điều khiển thiết bị bay<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
a) b)<br />
Hình 5. Kết quả tính nhiệt độ tại PTNC tại thời điểm 8 giây (a) và 16 giây (b).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
a) b)<br />
Hình 6. Kết quả tính phân bố nhiệt độ trên toàn bộ cảm biến (a)<br />
và PTNC (b) tại thời điểm 20 giây.<br />
3. KẾT LUẬN<br />
Từ các kết quả tính toán mô phỏng như trên, nhận thấy:<br />
- Trong điều kiện cảm biến làm việc ở chế độ khắc nghiệt nhất thì tại vị trí gắn<br />
PTNC trong cảm biến với kết cấu như trên nhiệt độ sẽ tăng so với nhiệt độ ban đầu<br />
khoảng 6,6 oC. Với khoảng tăng nhiệt độ này bằng cách sử dụng mạch cầu đo có<br />
kết cấu tự bù trừ nhiệt [6] và thời gian làm việc của động cơ nhỏ hơn 20 giây cảm<br />
biến hoàn toàn tự bù trừ được nhiệt độ do sự dẫn nhiệt, truyền nhiệt, bức xạ nhiệt<br />
sinh ra trong quá trình động cơ làm việc.<br />
- Khi thời gian làm việc của động cơ ngắn (≤ 8 giây) quá trình dẫn nhiệt trên vỏ<br />
cảm biến hầu như không ảnh hưởng đến PTNC.<br />
Các kết quả tính toán trên làm cơ sở cho việc thiết kế, chế tạo cảm biến đo áp<br />
suất các loại động cơ tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn hỗn hợp. Các nội dung nghiên<br />
<br />
<br />
38 P. Q. Minh, T. M. Tuấn, N. H. Nam, “Nghiên cứu ảnh hưởng… nhiên liệu rắn hỗn hợp.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
cứu thực nghiệm để minh chứng cho sự đúng đắn của phương pháp tính sẽ được<br />
nhóm tác giả tiếp tục nghiên cứu trong các công trình tiếp theo.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Phạm Quang Minh: “Nghiên cứu xây dựng phương tiện đo các tham số động<br />
lực động cơ tên lửa”, Luận án TSKT, Viện KH-CN quân sự, 2013, tr54-57.<br />
[2]. Đào Mộng Lâm: “Nghiên cứu chế tạo các cảm biến và xây dựng hệ thống đo<br />
động lực thiết bị bay”, Đề tài ĐLNN, Viện KH-CN quân sự, 2011, tr322-340.<br />
[3]. Phạm Quang Minh, Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Hoài Nam: “Giải pháp giảm<br />
trễ và hạn chế tác động nhiệt trong cảm biến đo áp suất động cơ tên lửa”,<br />
Tạp chí NCKH&CNQS, Đặc san CH&ĐKTBB’11, 09-2011, tr166-169.<br />
[4]. Manual: “ANSYS Mechanical APDL Theory Reference”, ANSYS, Inc, 2013,<br />
pp 227-245.<br />
[5]. James F. Doyle (2004), “Modern experimental stress analysis”, John Wiley & Sons Ltd,<br />
pp.3-5.<br />
[6]. Sabrie Soloman, “Sensors handbook”, McGraw-Hill, NewYork (1998).<br />
ABSTRACT<br />
STUDY THE EFFECTS OF EXHAUST GAS TEMPERATURE TO THE<br />
SENSOR IN DESIGNING THE PRESSURE TRANSDUCER FOR MIXED<br />
SOLID PROPELLANT ROCKET ENGINES<br />
Mixed rocket propellant is used in many types of rocket engines, from<br />
short-range to the campaign, strategy rockets and especially in the short-<br />
range air defense missile such as Igla, A72, etc. The mixed rocket propellant<br />
are the mixture of flammable -adhesive, oxidized substances and high energy<br />
additives such as aluminum powder, explosive substances, fire speed<br />
additive, technical additive, etc, so that, the temperature inside the engine<br />
combustion is very high, around 3000 OC. To design the pressure<br />
transducers for mixed solid-propellant rocket engine we have to study the<br />
effects of exhaust gas temperature to the sensor. This paper presents the<br />
problem of heat transfer model in combination elastic element when the<br />
transducers work up to 15 seconds and using ANSYS software to solve it.<br />
The results will guide the selection of textures and materials of sensor.<br />
Keywords: Pressure sensors, Mixed solid-fuel, Exhaust gas temperature.<br />
<br />
<br />
Nhận bài ngày 15 tháng 6 năm 2016<br />
Hoàn thiện ngày 20 tháng 8 năm 2016<br />
Chấp nhận đăng ngày 05 tháng 9 năm 2016<br />
<br />
Địa chỉ: Viện Tên lửa/Viện KH&CN quân sự,<br />
*<br />
Email: minhpq76@yahoo.com.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Tên lửa, 09 - 2016 39<br />