Nghiên cứu ảnh hưởng của việc giảng dạy kiến thức văn hóa và sự không tương đương trong dịch thuật đối với sản phẩm dịch của sinh viên năm 3 - ngành Ngôn ngữ Anh trường Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên: Một nghiên cứu tiền thực nghiệm
lượt xem 5
download
Bài viết này trình bày một nghiên cứu tiền thực nghiệm, nghiên cứu ảnh hưởng của việc sinh viên được cung cấp kiến thức về các yếu tố văn hóa và sự không tương đương ở cấp độ từ vựng đối với các sản phẩm dịch thuật của họ. Đối tượng tham gia là một nhóm sinh viên năm thứ 3 ngành Ngôn ngữ Anh - Đại học Thái Nguyên.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiên cứu ảnh hưởng của việc giảng dạy kiến thức văn hóa và sự không tương đương trong dịch thuật đối với sản phẩm dịch của sinh viên năm 3 - ngành Ngôn ngữ Anh trường Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên: Một nghiên cứu tiền thực nghiệm
- TNU Journal of Science and Technology 228(04): 271 - 280 A PRE-EXPERIMENTAL RESEARCH ON THE EFFECTS OF TEACHING CULTURAL KNOWLEDGE AND NON-EQUIVALENCE AT WORD LEVEL ON TRANSLATION PRODUCTS OF THIRD YEAR STUDENTS AT SCHOOL OF FOREIGN LANGUAGES - THAI NGUYEN UNIVERSITY Le Vu Quynh Nga*, Tran Thi Phuong TNU - School of Foreign Language ARTICLE INFO ABSTRACT Received: 15/02/2023 Equivalence and non-equivalence are important concepts in translation - a translation is considered successful when it ensures the equivalent Revised: 29/4/2023 conveyance of the linguistic elements of the original one. Equivalence is Published: 29/4/2023 not always achieved due to cultural factors in the language. This paper presents a pre-experimental research that investigated the effect of the KEYWORDS process that students were provided with knowledge of cultural factors and word-level equivalence on their translation products. Participants Pre-experimental research were a group of 30 3rd-year students majoring in English - Thai Nguyen Culture in translation University. Through a training workshop, questionnaires, interviews, pre- Equivalence test and post-test, the research aimed to answer 2 questions: What do you understand about non-equivalence at word level? What are the effects of Non-equivalence the teaching of cultural factors and non-equivalence at word level on the Effects translation products of the students? The results of the study show that students still had a relatively vague awareness of culture in their translation, and confirm that providing students with cultural knowledge in translation positively affected the quality of their translation products. NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA VIỆC GIẢNG DẠY KIẾN THỨC VĂN HÓA VÀ SỰ KHÔNG TƢƠNG ĐƢƠNG TRONG DỊCH THUẬT ĐỐI VỚI SẢN PHẨM DỊCH CỦA SINH VIÊN NĂM 3 - NGÀNH NGÔN NGỮ ANH TRƢỜNG NGOẠI NGỮ - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN: MỘT NGHIÊN CỨU TIỀN THỰC NGHIỆM Lê Vũ Quỳnh Nga*, Trần Thị Phƣơng Trường Ngoại ngữ - ĐH Thái Nguyên THÔNG TIN BÀI BÁO TÓM TẮT Ngày nhận bài: 15/02/2023 Sự tương đương và không tương đương là những khái niệm quan trọng trong dịch thuật - một bản dịch được coi là thành công khi nó đảm bảo chuyển tải Ngày hoàn thiện: 29/4/2023 tương đương được những yếu tố ngôn ngữ của bản gốc. Sự tương đương Ngày đăng: 29/4/2023 không phải lúc nào cũng đạt được do các yếu tố văn hóa có trong ngôn ngữ. Bài báo này trình bày một nghiên cứu tiền thực nghiệm, nghiên cứu ảnh TỪ KHÓA hưởng của việc sinh viên được cung cấp kiến thức về các yếu tố văn hóa và sự không tương đương ở cấp độ từ vựng đối với các sản phẩm dịch thuật của Nghiên cứu tiền thực nghiệm họ. Đối tượng tham gia là một nhóm sinh viên năm thứ 3 ngành Ngôn ngữ Văn hóa trong dịch thuật Anh - Đại học Thái Nguyên. Thông qua giảng dạy chuyên đề, các phiếu khảo Tương đương sát, phỏng vấn và làm bài kiểm tra, nghiên cứu hướng đến trả lời 2 câu hỏi là Em hiểu thế nào là vấn đề không tương đương ở cấp độ từ vựng? Ảnh hưởng Không tương đương của việc giảng dạy các yếu tố văn hóa và sự không tương đương ở cấp độ từ Ảnh hưởng vựng đối với các sản phẩm dịch của sinh viên là gì? Kết quả của nghiên cứu cho thấy sinh viên còn có nhận thức tương đối mơ hồ về văn hóa trong dịch thuật, và khẳng định việc cung cấp kiến thức văn hóa trong dịch thuật cho sinh viên ảnh hưởng tích cực đến chất lượng của các sản phẩm dịch của họ. DOI: https://doi.org/10.34238/tnu-jst.7337 * Corresponding author. Email: levuquynhnga.sfl@tnu.edu.vn http://jst.tnu.edu.vn 271 Email: jst@tnu.edu.vn
- TNU Journal of Science and Technology 228(04): 271 - 280 1. Giới thiệu Trong quá trình học dịch, một trong những vấn đề lý luận quan trọng mà sinh viên cần nắm được đó là yếu tố văn hóa trong dịch thuật. Yếu tố văn hóa thường được xếp vào nhóm kiến thức ngoài ngôn ngữ, là nhóm kiến thức khó. Những bài học về các yếu tố văn hóa không chỉ đánh thức nhận thức của sinh viên về vai trò của văn hóa trong dịch thuật, mà còn trở thành một kỹ thuật dịch thiết yếu để sinh viên thực hiện tốt hơn quá trình dịch hai chiều. Tuy vậy, nhằm mục đích tăng cường thời lượng thực hành, những bài học về các yếu tố văn hóa từng bị cắt bỏ khỏi chương trình Biên dịch Tiếng Anh và Biên dịch Tiếng Anh Nâng cao tại Trường Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên. Mặc dù sinh viên vẫn được học những môn học về văn hóa Việt Nam và Anh Mỹ trong chương trình như Cơ sở Văn hóa Việt Nam, Đất nước học Anh Mỹ, Văn học Anh, cũng như có cơ hội được tiếp cận những yếu tố có tính văn hóa trong các môn chung hoặc các môn chuyên ngành khác, nhiều sinh viên vẫn thiếu kiến thức văn hóa, thể hiện khá rõ trong các sản phẩm dịch của họ. Trong một nghiên cứu trước đó của chính tác giả là Khảo sát khả năng nhận diện thành ngữ, những khó khăn và chiến lược dịch thành ngữ của sinh viên năm 3 ngành Ngôn ngữ Anh, Trường Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên [1] được thực hiện trên 07 giảng viên đang giảng dạy các môn Biên - Phiên dịch tại Khoa Tiếng Anh - Trường Ngoại ngữ, và 80 sinh viên năm 3 ngành Ngôn ngữ Anh thì khả năng nhận diện thành ngữ của sinh viên khá thấp, những chiến lược dịch được áp dụng không phải lúc nào cũng phù hợp. Căn cứ vào đó, tác giả tiến hành quan sát sinh viên các khóa sau và phân tích các sản phẩm dịch của các em, từ đó thấy rằng sinh viên gần như không áp dụng những kiến thức văn hóa đã được học ở các học phần khác vào quá trình dịch. Sự áp dụng chỉ có ở một số sinh viên khá giỏi, hoặc hạn chế ở những yếu tố văn hóa quen thuộc. Điều này thúc đẩy tác giả tiến hành một nghiên cứu tiền thực nghiệm để xác định những ảnh hưởng của việc dạy các yếu tố văn hóa và sự không tương đương ở cấp độ từ vựng (non- equivalence at word level) với các sản phẩm dịch của sinh viên. 1.1. Văn hóa trong dịch thuật Giáo sư Cao Xuân Hạo trong sách Tiếng Việt - Văn Việt - Người Việt [2] đã đưa ra nhận định rằng: “Giữa tiếng nói của một dân tộc với nền văn hoá của dân tộc ấy chắc chắn phải có một mối quan hệ nhất định. Vì ngôn ngữ trực tiếp phản ánh cách tri giác và tư duy thế giới của cộng đồng dân tộc, mà văn hoá dân tộc không thể không liên quan đến cách tri giác và tư duy ấy.” Như vậy, có thể nói, khi học tập bất kỳ một ngôn ngữ nào, ngôn ngữ là cánh cửa để chúng ta bước vào đất nước đó, còn văn hóa chính là phương tiện giúp chúng ta thấu hiểu bản sắc dân tộc của đất nước đó. Mối quan hệ đặc thù giữa ngôn ngữ và văn hoá từ lâu đã được các nhà ngôn ngữ học trên thế giới quan tâm nghiên cứu. Newmark - một trong những nhà nghiên cứu hàng đầu về lý thuyết dịch - không chỉ đánh giá cao vai trò của văn hóa trong dịch thuật, còn phân loại văn hóa thành các loại khác nhau, bao gồm Sinh thái học, Văn hóa vật chất, Văn hóa xã hội, Những yếu tố phong tục tập quán, giá trị và thái độ…, và Những yếu tố hành vi, cử chỉ… [2, (tr. 95]. Với mỗi loại, Newmark đều đưa ra những phân tích, những ví dụ cụ thể và sau đó là những quá trình dịch, giúp người đọc hiểu rõ được những khái niệm văn hóa này, sau đó tìm được những quá trình dịch phù hợp với mỗi hiện tượng văn hóa mà họ gặp phải. 1.2. Không tương đương ở cấp độ từ vựng Trong lý thuyết dịch, khái niệm về sự tương đương (equivalence) giữa các ngôn ngữ được coi là một trong những khái niệm quan trọng nhất [3] - [9]. Một số nhà nghiên cứu đã có những bài viết tổng hợp về khái niệm này, như tác giả V. Leonardi, tác giả W. Koller, hoặc tác giả S.L. Halverson [10] - [12]. Song song với khái niệm tương đương, khái niệm về sự không tương đương cũng được Mona Baker đề xướng [8]và được nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam và thế giới đề cập đến trong những nghiên cứu của họ [13] - [15]. Sự không tương đương được chia thành 2 mức độ: không tương http://jst.tnu.edu.vn 272 Email: jst@tnu.edu.vn
- TNU Journal of Science and Technology 228(04): 271 - 280 đương ở cấp độ từ vựng và sự không tương đương ở cấp độ trên từ. Nghiên cứu này tập trung vào sự không tương đương ở cấp độ từ vựng trong bối cảnh giảng dạy - học tập các môn Biên dịch tiếng Anh tại Trường Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên. Sự không tương đương ở cấp độ từ vựng, theo Baker, là một trong số những hình thức không tương đương phổ biến nhất trong lý thuyết dịch [8]. Hiện tượng này xảy ra “khi không thể tìm được một yếu tố tương đương trong ngôn ngữ đích khi tiến hành chuyển nghĩa một yếu tố từ vựng từ ngôn ngữ nguồn” [8, tr. 18]. Sự không tương đương ở cấp độ từ vựng được Baker [8, tr.. 21] chia ra thành những khía cạnh cụ thể như sau: (a) Những khái niệm văn hóa cụ thể/ chuyên biệt, (b) Những khái niệm trong ngôn ngữ nguồn không được từ vựng hóa trong ngôn ngữ đích, (c) Một từ trong ngôn ngữ nguồn quá phức tạp về nghĩa, (d) Ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích có những nét nghĩa riêng biệt, (e) Ngôn ngữ đích thiếu yếu tố từ bao hàm/ thượng từ/ thượng vị, (f) Ngôn ngữ đích thiếu yếu tố từ vựng bị/ được bao hàm/ hạ vị, (g) Sự khác biệt trong góc nhìn vật chất và liên nhân, (h) Sự khác biệt trong nghĩa biểu lộ/ biểu lộ - xã hội, (i) Sự khác biệt trong hình thức từ, (j) Sự khác biệt trong tần số và mục đích sử dụng một số những hình thức cấu tạo từ cụ thể, (k) Việc sử dụng từ mượn trong ngôn ngữ nguồn. Baker [8, tr. 26-42] cũng gợi ý một số chiến lược dịch có thể áp dụng trong quá trình dịch, nhằm tránh các lỗi về dịch không tương đương, cụ thể như (i) Dịch bằng những từ mang nghĩa chung/ bao hàm, (ii) Dịch bằng những từ trung tính hơn/ mang ít nghĩa biểu lộ hơn, (iii) Dịch bằng những yếu tố từ vựng chứa yếu tố văn hóa có thể thay thế được, (iv) Dịch bằng từ mượn hoặc từ mượn kèm theo giải thích, (v) Dịch bằng cách diễn giải, sử dụng một yếu tố có liên quan, (vi) Dịch bằng cách diễn giải, sử dụng những yếu tố không liên quan, (viii) Dịch bằng cách lược bỏ, và (ix) Dịch bằng minh họa. 2. Phƣơng pháp nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp tiền thực nghiệm (Pre-experimental research). Nghiên cứu tiền thực nghiệm, hay còn gọi là thực nghiệm thăm dò, là một nghiên cứu thực nghiệm có đủ thông số kiểm tra trước, sau thực nghiệm, được tiến hành trên nhóm thực nghiệm nhưng không có nhóm đối chứng. Nghiên cứu này được Nunan gọi tên là Thiết kế Một nhóm Kiểm tra trước Kiểm tra sau (One group Pretest Posttest design) [16, tr.40], và được Mackey & Gass kế thừa, được xếp vào nhóm các loại hình nghiên cứu Thiết kế một nhóm đơn lẻ (Single Group Designs) [17,tr. 139], và được chia cụ thể thành loại 2 là Một nhóm Kiểm tra trước Kiểm tra sau (One group Pretest Posttest). Trước đó, loại hình nghiên cứu này được Cohen & Manion gọi tên là Nghiên cứu Tiền thực nghiệm [18]. Một nghiên cứu tiền thực nghiệm do chỉ có nhóm thực nghiệm, không có nhóm đối chứng nên thường bị đánh giá là có độ hợp lý nội tại (internal validity) yếu do thiếu khả năng thiết lập mối quan hệ nguyên nhân và kết quả đáng tin cậy giữa một dự án/ chuyên đề và một kết quả. Tuy vậy, loại hình nghiên cứu này rất có giá trị trong việc phát hiện sự thay đổi của một nhóm đối tượng nhất định sau khi chịu tác động. Trong phạm vi bài viết này, tác giả muốn tìm hiểu ảnh hưởng của việc sinh viên được cung cấp kiến thức về các yếu tố văn hóa và sự không tương đương trong dịch thuật đối với các sản phẩm dịch của họ. Điều này khiến cho việc ứng dụng nghiên cứu tiền thực nghiệm là một lựa chọn phù hợp. 2.1. Câu hỏi nghiên cứu Nghiên cứu hướng đến trả lời 02 câu hỏi: + Hiểu biết của sinh viên về văn hóa và sự không tương đương ở cấp độ từ vựng như thế nào? + Ảnh hưởng của việc giảng dạy các yếu tố văn hóa và sự không tương đương ở cấp độ từ vựng đối với các sản phẩm dịch của sinh viên là gì? 2.2. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện trên 01 nhóm sinh viên năm thứ 3 ngành Ngôn ngữ Anh với 30 sinh viên, tham gia học học phần Biên dịch Tiếng Anh vào kì II - năm học 2021 - 2022. Biên http://jst.tnu.edu.vn 273 Email: jst@tnu.edu.vn
- TNU Journal of Science and Technology 228(04): 271 - 280 dịch Tiếng Anh là học phần tiếp nối của học phần Dịch Tiếng Anh, với những phần lý thuyết ngắn tập trung vào cung cấp cho sinh viên những kĩ thuật dịch có liên quan đến những vấn đề như dịch các yếu tố ẩn dụ, dịch tin tức, diễn đạt lại trong dịch thuật, cách sử dụng tính từ ghép, và dịch các hợp đồng kinh tế, hoặc các văn bản có yếu tố ngôn ngữ pháp lý. Vì những nguyên nhân được trình bày trong phần giới thiệu, giảng viên tiến hành giảng dạy bổ sung cho sinh viên 01 chuyên đề có liên quan đến văn hóa với những mục nhỏ như các thuật ngữ văn hóa, sự tương đương và không tương đương trong dịch thuật và yếu tố dịch không rõ ràng. Bài tập dịch cho sinh viên ở mức độ cao cấp (tương đương C1). 2.3. Thu thập dữ liệu Quá trình thu thập dữ liệu được tiến hành từ đầu học kì 2 năm học 2021 - 2022 với những công cụ thu thập dữ liệu như sau: 2.3.1. Phiếu điều tra Tác giả xây dựng 01 phiếu điều tra để thu thập thông tin về hiểu biết của sinh viên với các vấn đề văn hóa nói chung, áp dụng văn hóa vào quá trình dịch thuật, và cả sự tương đương hoặc không tương đương ở cấp độ từ vựng. Phiếu được xây dựng theo Goode & Hatt [18] nhằm đảm bảo độ tin cậy. Phiếu gồm các câu hỏi đóng/mở và câu hỏi lựa chọn theo thang đo Likert. 2.3.2. Bài kiểm tra Để đo lường ảnh hưởng của việc sinh viên được cung cấp kiến thức về các yếu tố văn hóa và sự không tương đương ở cấp độ từ vựng đối với các sản phẩm dịch thuật của họ, tác giả bài nghiên cứu thực hiện 02 bài kiểm tra: pre-test (từ đây gọi là bài kiểm tra số 1) được thực hiện trước khi sinh viên được học chuyên đề Văn hóa và Dịch thuật, và post-test (từ đây gọi là bài kiểm tra số 2) được thực hiện sau khi sinh viên được học chuyên đề. Mỗi bài kiểm tra đều gồm có 2 phần là (1) dịch Việt Anh và (2) dịch Anh - Việt. (Chuyên đề được chia làm những mục nhỏ như các thuật ngữ văn hóa, sự tương đương và không tương đương trong dịch thuật và yếu tố dịch không rõ ràng; mỗi mục đều có các bài tập bổ trợ kèm theo để sinh viên thực hành những kiến thức lý thuyết vừa mới được học. Mục về sự tương đương và không tương đương trong dịch thuật được giảng dạy và thực hành riêng trong 6 tiết.) Bài số 1, mỗi phần là 2 đoạn văn, dài khoảng 200 từ, được lấy từ những nguồn bản ngữ. Bài số 2 cũng có 2 phần nhưng trong mỗi phần đều có 2 mục nhỏ, cấu trúc giống nhau: mục 1 là 5 đơn vị từ vựng riêng lẻ của tiếng Việt/ tiếng Anh, mục 2 là một đoạn văn, dài khoảng 200 từ, đoạn tiếng Việt là một đoạn trích của truyện ngắn Lão Hạc [19], đoạn tiếng Anh là từ một bài báo trên Dailymail [20]. Bài kiểm tra số 2 cũng có thời gian làm bài là 90 phút. Sinh viên được phép sử dụng từ điển trong quá trình dịch. 2.3.3. Phỏng vấn Nghiên cứu cũng thực hiện 02 phỏng vấn bán cấu trúc nhằm xác minh những thông tin thu thập được từ phiếu điều tra và bài kiểm tra. 3. Kết quả và bàn luận 3.1. Đánh giá hiểu biết của sinh viên về các yếu tố văn hóa Mặc dù phần lớn sinh viên (22/30) đồng ý văn hóa là một yếu tố quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến dịch thuật, các em lại rất mơ hồ trong việc xác định các yếu tố văn hóa trong ngôn ngữ. Đối với câu hỏi Em cho rằng văn hóa là gì trong những yếu tố sau? với các lựa chọn là Sinh thái học, Văn hóa vật chất, Văn hóa xã hội, Những yếu tố phong tục tập quán, giá trị và thái độ…, và Những yếu tố hành vi, cử chỉ… thì câu trả lời của sinh viên còn có những hiểu nhầm nhất định, thể hiện như trong Hình 1. http://jst.tnu.edu.vn 274 Email: jst@tnu.edu.vn
- TNU Journal of Science and Technology 228(04): 271 - 280 30 30 23 10 11 Sinh thái học Văn hóa vật chất Văn hóa xã hội Những yếu tố Những yếu tố hành phong tục tập quán vi Hình 1. Văn hóa là gì? Những yếu tố dễ nhận diện như Văn hóa vật chất, Văn hóa xã hội, và Những yếu tố phong tục tập quán, từ 76,7% - 100% sinh viên nhất trí coi đó là Văn hóa. Nhưng với hai yếu tố là Sinh thái học và Hành vi, cử chỉ, chỉ khoảng 1/3 số sinh viên chọn coi đó là văn hóa. Thậm chí, trong phần phỏng vấn sau đó, một nửa trong số 1/3 số sinh viên đó cho biết họ chọn Sinh thái học và Những yếu tố hành vi là những yếu tố văn hóa, nhưng không dám chắc. Thực tế, theo Newmark thì tất cả các lựa chọn trên đều là những mặt biểu hiện của Văn hóa, và có những ảnh hưởng nhất định tới hoạt động Biên - Phiên dịch [2]. Sự lựa chọn của sinh viên cho thấy các bạn vẫn còn hiểu biết rất mơ hồ về văn hóa nói chung và các yếu tố văn hóa nói riêng. Đối với khả năng áp dụng các kiến thức văn hóa vào quá trình dịch (câu hỏi Em cho rằng mình có thể áp dụng bao nhiêu kiến thức văn hóa vào quá trình dịch?) thì 27/30 sinh viên (90% ) chọn câu trả lời là Em không biết, chỉ có 3/30 em sinh viên (10%) lựa chọn đáp án là < 25%, tức là có áp dụng những kiến thức đã học nhưng cũng rất ít. Vấn đề này đã được xác minh lại trong phần phỏng vấn với 3 sinh viên lựa chọn đáp án
- TNU Journal of Science and Technology 228(04): 271 - 280 3,3% 12. Each of the major nations of England, Ireland, 10% Scotland and Wales retained unique forms of music and A of instrumentation, but British music was highly influenced by continental developments. B A. Nhạc khí 30% 56,7% C B. Nhạc cụ D C. Sự phối khí D. Cả A và B Hình 2. Minh họa đáp án câu hỏi 12 Đối với 04 câu hỏi khó hơn, đòi hỏi phải áp dụng một số kỹ thuật dịch thuật đặc thù cho các yếu tố văn hóa thì đáp án có sự thay đổi rất nhiều, hầu hết lựa chọn đáp án không chính xác. Ví dụ với câu hỏi 13 dưới dây, từ nhà băng có thể coi là một từ tiếng Việt thuộc loại a - Những khái niệm văn hóa cụ thể/ chuyên biệt hoặc loại d - Ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích có những nét nghĩa riêng biệt. Với từ này, chúng ta có thể áp dụng kỹ thuật dịch số ii - Dịch bằng những từ trung tính hơn/ mang ít nghĩa biểu lộ hơn hoặc số v - Dịch bằng cách diễn giải, sử dụng những yếu tố không liên quan (có tính suy diễn nhiều hơn). Như trong Hình 3, chỉ có 2 sinh viên chọn đáp án đúng (D), tương đương với 6,6%, và 93,4% sinh viên khác chọn sai (các đáp án A, B, C). Điều này cho thấy các em sinh viên còn suy nghĩ rất đơn giản trong khi dịch các văn bản, không nhận ra, hoặc nhận ra các yếu tố văn hóa chuyên biệt trong ngôn ngữ gốc nhưng không tìm được yếu tố tương đương trong ngôn ngữ đích. 6,6% 13. Trước thầy sau tớ lao xao, Nhà băng đưa mối rước vào lầu trang. 16,7% A B A. Bank 60% C B. Financial institution 16,7% C. Ice house D D. The matchmaker Hình 3. Minh họa đáp án câu hỏi 13 Từ những phân tích trên đây, tác giả nhận định hiểu biết của sinh viên về văn hóa và yếu tố văn hóa không tương đương ở cấp độ từ vựng còn yếu, khả năng áp dụng những kiến thức đã học được từ các môn văn hóa khác vào quá trình dịch còn thấp, tập trung ở một vài sinh viên khá giỏi. Việc giảng viên đưa chuyên đề Văn hóa và Dịch thuật quay trở lại môn Biên dịch tiếng Anh trở nên cấp thiết và được đánh giá là đem lại ảnh hưởng đến sản phẩm dịch của sinh viên. 3.3. Ảnh hưởng của việc sinh viên được cung cấp kiến thức về các yếu tố văn hóa và sự không tương đương ở cấp độ từ vựng đối với các sản phẩm dịch thuật của họ Để đo lường ảnh hưởng của viện nhận thức được yếu tố không tương đương ở cấp độ từ vựng đối với các sản phẩm dịch thuật của sinh viên, tác giả bài nghiên cứu thực hiện 02 bài kiểm tra: bài kiểm tra số 1 được thực hiện trước khi sinh viên được học chuyên đề Văn hóa và Dịch thuật, và bài kiểm tra số 2 được thực hiện sau khi sinh viên được học chuyên đề. Hai bài kiểm tra đều được thực hiện trực tiếp tại lớp, có sự quan sát của giảng viên, đảm bảo không xảy ra hiện tượng sao chép, gian lận. Bài dịch của sinh viên được đánh giá dựa trên một số tiêu chí lần lượt là Dịch chính xác, Lựa chọn từ ngữ, Văn phạm, văn hóa, Ngữ pháp, và Chuyển đổi, bỏ, thêm, & sáng tạo các yếu tố tương đương (tránh tình trạng không tương đương). Trên thực tế đây là những tiêu chí để đánh giá một bài dịch hoàn chỉnh trong môn Biên dịch tiếng Anh, nhưng vì mục tiêu nghiên cứu, tác giả chú trọng hơn vào hai tiêu chí là Văn phạm, văn http://jst.tnu.edu.vn 276 Email: jst@tnu.edu.vn
- TNU Journal of Science and Technology 228(04): 271 - 280 hóa, và Chuyển đổi, bỏ, thêm & sáng tạo các yếu tố tương đương (hai tiêu chí này chiếm 70% tổng số điểm của các bài kiểm tra). Điểm chấm của từng tiêu chí đều có sự phân chia theo 07 bậc như sau {1} 0 - 3,9; {2} 4,0 - 4,9; {3} 5,0 - 5,9; {4} 6,0 - 6,9; {5} 7,0 - 7,9; {6} 8,0 - 8,9; {7} 9,0 - 10. Đi cùng với các mức điểm trên là những mô tả cụ thể, phục vụ cho việc đánh giá các bài dịch của sinh viên. Điểm của bài kiểm tra là trung bình cộng của tất cả tiêu chí trên. Do thời gian còn hạn chế, giảng viên chưa có đủ thời gian để nghiên cứu các lý thuyết về đánh giá chất lượng bản dịch; cách đánh giá này hoàn toàn nằm trên cơ sở kinh nghiệm của giảng viên (giảng viên có kinh nghiệm dạy Lý thuyết dịch và các môn Biên dịch trong 11 năm). Kết quả 02 bài kiểm tra của 30 sinh viên (sinh viên được đánh số là S1 - S30) được thống kê trên Bảng 1. Bảng 1. Điểm 02 bài kiểm tra của sinh viên S1 S2 S3 S4 S5 S6 S7 S8 S9 S10 S11 S12 S13 S14 S15 T1 5,3 5,1 6,3 5 6 4,3 4,3 7,5 7,8 7,9 4,8 6,1 7,3 6,6 5,7 T2 0 8,2 4,9 6,8 7,4 6,2 7,6 7,9 8,6 9,2 6,5 6,6 8,2 6,1 5,9 Giá trị S16 S17 S18 S19 S20 S21 S22 S23 S24 S25 S26 S27 S28 S29 S30 TB T1 3,8 6,3 6,8 5,6 6,5 5,8 5,8 6,3 5,2 5,2 7,8 7,9 4,8 7,7 5,1 6,02 T2 7 7,9 5,1 4,9 6,6 7,4 6,1 7,3 0 7 6,6 7,8 7 5,1 7,6 6,45 Số liệu Bảng 1 cho thấy, có 02 sinh viên bị điểm 0 với bài kiểm tra số 02. Một bạn quên không đi làm bài kiểm tra. Còn một bạn giải thích rằng sau khi học chuyên đề các yếu tố văn hóa, bạn ấy vẫn chưa hiểu được cách áp dụng vào quá trình dịch, cảm thấy không đủ tự tin để tham gia kiểm tra. Ngoài ra có 02 sinh viên có điểm số tăng đột biến, một bạn có số điểm tăng 2 bậc, từ bậc {5} lên bậc {7}, và một bạn tăng 4 bậc, từ bậc {1} lên bậc {5}. Ngoài ra, từ bảng 1 ta dễ dàng thấy được số sinh viên có điểm bài kiểm tra số 02 cao hơn điểm bài kiểm tra số 01 (21/ 30 = 70%) cao hơn số sinh viên có điểm bài số 01 cao hơn điểm bài số 02 (9/ 30 = 30%). Giá trị trung bình của các bài kiểm tra số 02 cũng cao hơn của các bài kiểm tra số 01. Mặc dù sự chênh lệch điểm trung bình của hai bài kiểm tra là không lớn (6,02 và 6,45), nhưng nó cũng chứng tỏ có sự thay đổi về chất lượng của bài kiểm tra. Cũng căn cứ vào Bảng 1, tác giả lập một biểu đồ so sánh sự phân bố số lượng các bài kiểm tra đạt các mức điểm từ {1} đến {7} của hai bài kiểm tra số 1 và số 2 như Hình 4. BÀI KT 1 BÀI KT 2 11 9 8 8 7 4 3 3 2 2 1 1 0 0 Hình 4. Phân bố điểm của bài kiểm tra số 1 & 2 Dễ dàng nhận thấy số bài từ bậc {1} đến {3} của bài kiểm tra số 2 chỉ bằng 1 nửa so với bài kiểm tra số 1 (7 và 14), trong khi số bài từ bậc {5} đến {7} lại cao hơn gấp 2 lần so với bài kiểm tra số 1 (15 và 7). Số bài ở bậc {3} (trung bình) của bài kiểm tra số 1 cao gấp 3 lần bài kiểm tra số 2, số bài ở bậc {4} của 2 bài kiểm tra là ngang nhau, nhưng đến bậc {5} số bài của bài kiểm tra 2 đã cao gấp rưỡi số bài của bài kiểm tra 1. Từ các bậc {6} và {7}, bài kiểm tra số 1 không có bài nào, trong khi bài kiểm tra số 2 có 3 bài ở bậc {6}, 1 bài ở bậc {7}. Từ đó thấy được, chất http://jst.tnu.edu.vn 277 Email: jst@tnu.edu.vn
- TNU Journal of Science and Technology 228(04): 271 - 280 lượng của bài kiểm tra số 2 đã được tăng lên đáng kể so với bài kiểm tra số 1. Như đã nói trước đó, vì để phục vụ mục đích nghiên cứu, hai tiêu chí đánh giá quá trình dịch các yếu tố văn hóa chiếm trọng số điểm cao hơn, nên có thể nói quá trình dịch các yếu tố văn hóa có sự tiến bộ đáng kể từ bài kiểm tra số 1 sang bài kiểm tra số 2. Từ những kết quả thu được trên đây, giảng viên thực hiện thêm một phỏng vấn bán cấu trúc với 10 bạn sinh viên với những vấn đề cơ bản như Em có tham gia học chuyên đề một cách tích cực không? Em thấy chuyên đề có giúp em hiểu thêm về vấn đề văn hóa trong dịch thuật không? Sau khi hiểu thêm về các yếu tố văn hóa, em có thấy em dịch bài tốt hơn không? Kết quả phỏng vấn là 80% (24) sinh viên được hỏi có tham gia học chuyên đề một cách tích cực, trong khi 20% (6) chỉ tham gia nhưng không tích cực nghiên cứu, tìm hiểu, tương tác. Tương tự như vậy, 80% sinh viên này thấy hiểu hơn về vấn đề văn hóa trong dịch thuật, còn 20% kia chưa thực sự hiểu được những nội dung mà chuyên đề đang chuyển tải. Và với câu hỏi số 3, mặc dù số sinh viên hiểu về vấn đề văn hóa trong dịch thuật là khá lớn, không phải em nào cũng thấy là mình đã dịch bài tốt hơn sau khi học chuyên đề. Chỉ có 47% (14) sinh viên cho rằng mình dịch tốt hơn sau khi học chuyên đề, 37% (11) em không biết mình dịch thế có tốt hơn không, 5 sinh viên còn lại không thấy mình có bất cứ thay đổi nào trong khi dịch. Đối với các yếu tố ngôn ngữ chứa đựng tính văn hóa mà tác giả sử dụng để kiểm tra sinh viên trong bài kiểm tra số 2 thì tác giả nhận thấy kết quả thu được rất khả quan. Bảng 2 trình bày đánh giá của tác giả đối với cách dịch 10 yếu tố từ vựng tiếng Việt và 10 yếu tố từ vựng tiếng Anh (5 yếu tố đơn lẻ và 5 yếu tố trong bài dịch). Với những yếu tố đơn lẻ, tác giả đánh giá kết quả dịch của sinh viên là tương đương hoặc không tương đương. Với những yếu tố trong bài dịch, tác giả đánh giá sinh viên ở 3 điểm: có nhận ra đây là yếu tố văn hóa hay không, có tìm ra yếu tố tương đương được hay không, có áp dụng chiến lược dịch nào theo Mona Baker hay không: Bảng 2. Đánh giá bản dịch các yếu tố văn hóa trong bài kiểm tra số 2 Tƣơng đƣơng Không tương đương Các yếu tố ngôn ngữ (%) (%) Nhà sàn 90 10 Áo the khăn đóng 60 40 Dao quắm 50 50 Nem 100 Trọng thị 57 43 Americano 100 Right wing 73 27 Cast 60 40 Broadcast 93 7 Semi-detached 70 30 Nhận ra không? Tìm ra yếu tố tương Có áp dụng chiến lược Các yếu tố ngôn ngữ (%) đương không? (%) dịch nào không? Châm đóm 100 47 i/ iv Gà gà đôi mắt của người say 93 30 i/ ii /iv Lão hút xong, đặt xe điếu xuống 90 47 iv/ v như một rạng đông 40 100 ii/ iii Mỗi lần cùng đường đất sinh nhai 77 90 ii/ iii/ iv golden era 37 100 v Metro rail line 57 90 v With the city's west shaping 100 43,3 i/ vi the 33-kilometre underground WestConnex 53,3 100 i motorway acknowledged 63 97 i Trong số những yếu tố ngôn ngữ đơn lẻ, nem và Americano là những yếu tố văn hóa dễ nhận diện và dễ dịch đối với tất cả sinh viên. Tuy vậy, vẫn có những yếu tố như áo the khăn đóng, dao http://jst.tnu.edu.vn 278 Email: jst@tnu.edu.vn
- TNU Journal of Science and Technology 228(04): 271 - 280 quắm, trọng thị hay cast có thể gây khó khăn cho sinh viên trong việc tìm yếu tố tương đương - như yếu tố dao quắm được dịch thành knife, sword hoặc boomerang, hoặc trọng thị thành respect. Đối với những yếu tố ngôn ngữ trong văn bản, việc nhận diện cũng không phải là dễ dàng cho sinh viên với một số các yếu tố như rạng đông, golden era, metro rail line hoặc motorway. Những từ này đều là những từ chứa yếu tố văn hóa hay sử dụng, nhưng vì được sử dụng thành thói quen khiến cho sinh viên chủ quan không nghĩ tới những từ này có thể được xếp loại là từ văn hóa. Những yếu tố ngôn ngữ ít được sử dụng hoặc được sử dụng với nghĩa khác biệt được xác định một cách dễ dàng, và hầu hết sinh viên đều tìm ra được các yếu tố văn hóa trong tiếng Việt dễ dàng hơn các yếu tố văn hóa trong tiếng Anh. Từ đó nhìn tới kết quả dịch, có 5 yếu tố có thể tìm được các yếu tố tương đương với tỉ lệ gần như tuyệt đối; các yếu tố chuyên biệt như châm đóm, xe điếu, hoặc shaping có tỉ lệ dịch đạt thấp với chưa đầy 50% sinh viên làm được. Các chiến lược dịch được áp dụng trong việc dịch những yếu tố văn hóa này rất đa dạng, có dịch bằng nghĩa chung/ bao hàm (i) hoặc dịch bằng từ mượn hoặc từ mượn kèm giải thích (iv). Các chiến lược dịch bằng từ trung tính (ii), dịch bằng từ vựng chứa yếu tố văn hóa thay thế được (iii), dịch bằng diễn giải sử dụng từ liên quan (v), hoặc dịch diễn giải, dùng từ không liên quan cũng được sử dụng với tần suất thấp hơn một chút. Các kết quả này cho thấy sinh viên khi được trang bị kiến thức sẽ có khả năng áp dụng vào quá trình thực hiện, cải thiện kết quả. Các sản phẩm dịch có được trong các bài kiểm tra số 2 là những bài dịch có kỹ thuật, chứ không phải là những bài dịch được thực hiện dựa trên năng lực ngôn ngữ bẩm sinh cùng những thói quen dịch thuật trước đó. 4. Kết luận Những kết quả nghiên cứu được trình bày trên đây đã đưa ra một cái nhìn khái quát về ảnh hưởng của việc sinh viên được cung cấp kiến thức văn hóa và sự không tương đương trong dịch thuật đối với chất lượng sản phẩm dịch của họ. Khi chưa nhận thức rõ ràng về vai trò của văn hóa cũng những nguyên nhân dẫn đến sự không tương đương trong dịch thuật, sản phẩm dịch của sinh viên còn yếu, chỉ dừng lại ở mức trung bình khá, hầu hết là trung bình. Nhưng sau khi được bổ trợ những kiến thức về văn hóa cũng như những nguyên nhân dẫn đến sự không tương đương, chiến lược áp dụng để tránh tình trạng không tương đương, thì chất lượng các bài dịch tăng lên đáng kể. Phương pháp tiền thực nghiệm được cho là phù hợp nhằm xác định sự thay đổi của nhóm sinh viên trước và sau khi chịu tác động. Các công cụ nghiên cứu như phiếu điều tra, phỏng vấn và bài kiểm tra được sử dụng hiệu quả, giúp khẳng định được sự ảnh hưởng của việc cung cấp kiến thức văn hóa trong dịch thuật cho sinh viên đến chất lượng của các sản phẩm dịch của họ. Tuy nhiên, nghiên cứu này mới chỉ thực hiện được trên một nhóm sinh viên nhỏ năm thứ 3 ngành Ngôn ngữ Anh, chưa bao quát được tình hình của các nhóm học phần khác, cũng như của cả ngành. Nghiên cứu tiền thực nghiệm, chưa có nhóm đối chứng, cũng có yếu điểm khi chưa thể xác định được những thay đổi trong chất lượng bản dịch của sinh viên là do sự tác động của chuyên đề Văn hóa và Dịch thuật hay còn có nguyên nhân nào khác nữa. Cần có một nghiên cứu tổng quát hơn với số mẫu tham gia lớn hơn để xác định chính xác ảnh hưởng của việc sinh viên được cung cấp kiến thức văn hóa và sự không tương đương trong dịch thuật đối với chất lượng sản phẩm dịch. Nghiên cứu có thể coi là một tài liệu tham khảo để các giảng viên và lãnh đạo Khoa Tiếng Anh - Trường Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên tiến hành điều chỉnh đề cương chương trình và bổ sung tài liệu dạy học phù hợp. TÀI LIỆU THAM KHẢO/ REFERENCES [1] V. Q. N. Le, “A survey of idioms recognition, difficulties and translation strategies of 3 rd-year students majoring English Language at School of Foreign Languages - Thai Nguyen University,” TNU Journal of Science and Technology, vol. 227, no. 09, pp. 432-441, 2022. [2] X. H. Cao, Vietnamese - Vietnamese Literature - Vietnamese People. Ho Chi Minh: Youth Publisher, 2003. [3] P. Newmark, A Textbook of Translation. New York: Prentice Hall, 1988. [4] E. A. Nida, Towards a Science of Translating: With Special Reference to Principles and Procedures Involved in Bible Translating. Leiden: Brill, 1964. http://jst.tnu.edu.vn 279 Email: jst@tnu.edu.vn
- TNU Journal of Science and Technology 228(04): 271 - 280 [5] J. C. Catford, A Linguistic Theory of Translation. Oxford: OUP, 1965. [6] J. House, A Model for Translation Quality Assessment. Tübingen: Narr, 1977. [7] E. A. Nida and C. R. Taber, The Theory and Practice Translation. E. J. Brill, Leiden, 1982. [8] M. Baker, In Other Words: A Coursebook on Translation. London/ New York: Routledge, 1992. [9] J. P. Vinay and J. Darbelnet, Comparative Stylistics of French and English: A Methodology for Translation. Amsterdam/Philadelphia, PA: John Benjamins Publishing Company, 1995. [10] V. Leonardi, “Equivalence in Translation: Between Myth and Reality,” Translation Journal, vol. 4, no. 4, pp. 3-10, 2000. [11] W. Koller, “The Concept of Equivalence and the Object of Translation Studies,” Target: International Journal of Translation Studies, vol. 7, no. 2, pp. 191-222, 1995. [12] S. L. Halverson, “The Concept of Equivalence in Translation Studies,” Target: International Journal of Translation Studies, vol. 9, no. 2, pp. 207-233, 1997. [13] A. Ezzati, “Non-Equivalence at Grammatical and Word Level and the Strategies to Deal with: A Case Study of English Translation into Persian,” International Journal of Language and Linguistics, vol. 3, no. 3, pp. 101-107, 2016. [14] V. A. Tran, “Strategies for Non-Equivalence at Word Level in Literary Translation - A Case Study,” Proceedings of 12th International Conference on Language, Education and Innovation, 2018, pp. 43-52. [15] N. R. Aryana, “The Analysis of Non-Equivalence Translation at Word Level found in “I Tuung Kunning” Tale,” Inovish Journal, vol. 4, no. 2, pp. 177-191, 2018. [16] D. Nunan, Research Methods in Language Learning. Cambridge: CUP, 1992, p. 40. [17] A. Mackey and S. M. Gass, Second Language Research: Methodology and Design. New York: Routledge, 2005, p. 139. [18] L. Cohen and L. Lawrence, Research Methods in Education. London: Croom Helm, 1985. [19] W. J. Goode and P. K. Hatt, Methods in Social Research. McGraw Hill: US, 1974. [20] N. Cao, Hac Uncle. Hanoi: Literature Publisher, 2018. [21] Australian Associated Press, “Golden era for Sydney's west: Perrottet”. [Online]. Available: https://www.dailymail.co.uk/wires/aap/article-11514589/Western-Sydney-golden-era-Perrottet.html. [Accessed December 2022]. http://jst.tnu.edu.vn 280 Email: jst@tnu.edu.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Kỹ năng giao tiếp tiếng Anh của sinh viên trường đại học Cảnh sát Nhân dân trong thời kỳ hội nhập
17 p | 250 | 27
-
Các lỗi dịch thuật Việt - Anh của sinh viên chuyên ngữ năm ba - trường Đại học Công nghệ Đồng Nai
8 p | 131 | 14
-
Ứng dụng mô hình EFA nhằm nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc đạt chuẩn đầu ra tiếng Anh của sinh viên Học viện Chính sách và Phát triển
13 p | 16 | 11
-
Sự khác biệt về giao thoa văn hóa chào hỏi tiếng Anh giữa sinh viên nước ngoài và sinh viên tại Trường Đại học Điện lực
6 p | 57 | 10
-
Ảnh hưởng của hoạt động thuyết trình lên việc phát triển kĩ năng nói của học sinh
10 p | 65 | 10
-
Nghiên cứu về khuynh hướng sử dụng giọng Anh của sinh viên chuyên ngành ngôn ngữ Anh
7 p | 90 | 9
-
Thực trạng của việc áp dụng nghiên cứu hành động trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy kĩ năng đọc hiểu cho sinh viên học tiếng Anh chuyên ngành tại trường Đại học Cần Thơ
9 p | 87 | 8
-
Triển khai "kĩ thuật nói bóng - Shadowing" nhằm cải thiện khả năng phát âm cho sinh viên không chuyên tiếng Anh
6 p | 58 | 7
-
Nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp giảng dạy đến hành vi học tập tiếng Anh của sinh viên khối không chuyên ngữ trường Đại học Kinh tế Quốc dân
8 p | 57 | 6
-
Nghiên cứu những yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến năng lực biên dịch của sinh viên chuyên ngành Tiếng Anh Trường Đại học Vinh
5 p | 64 | 6
-
Các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng viết tiếng Anh của sinh viên không chuyên tiếng Anh tại một trường đại học của Việt Nam
17 p | 11 | 5
-
Ảnh hưởng của hoạt động nhóm trong giờ học nói đến mức độ tham gia của sinh viên: Trường hợp sinh viên tiếng Anh chuyên ngữ năm 1 tại trường Đại học Ngoại ngữ, Đại Học Huế
14 p | 51 | 5
-
Hoạt động chữa bài theo cặp trong phát triển kĩ năng viết của sinh viên tiếng Anh không chuyên
5 p | 55 | 5
-
Thành tựu nghiên cứu Hán ngữ dưới ảnh hưởng của ngôn ngữ học phương Tây
7 p | 60 | 5
-
Trao đổi kinh nghiệm nâng cao kỹ năng viết của sinh viên năm nhất Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng bằng phương pháp đọc tài liệu có định hướng
14 p | 8 | 4
-
Nâng cao kỹ năng tiếng Anh cho sinh viên không chuyên bằng tích hợp phần mềm Engo vào quá trình dạy và học
3 p | 11 | 3
-
Cải thiện khả năng nghe hiểu tiếng Anh của sinh viên Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội thông qua kỹ thuật nghe chép chính tả
3 p | 9 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn