TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 29, 2005<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG NỒNG ĐỘ<br />
CÁC CHẤT KÍCH THÍCH SINH TRƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG<br />
VI NHÂN GIỐNG CÂY HÔNG (Paulownia fortunei Hemsl.)<br />
Nguyễn Hữu Thuần Anh<br />
Hoàng Văn Hạnh, Trương Thị Bích Phượng<br />
Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế <br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Cây hông (Paulownia fortunei Hemsl.) là loại cây gỗ lâm nghiệp và có nhiều <br />
giá trị kinh tế cao. Do có nhiều ưu điểm, cây hông đã được đưa vào chương trình <br />
trồng rừng [1, 4]. <br />
Hông có thể được nhân giống từ hạt hoặc từ đoạn rễ, tuy nhiên với phương <br />
pháp này thường cho hiệu quả không cao [1, 5, 6]. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu về <br />
giống và áp dụng những tiến bộ công nghệ sinh học vào chương trình trồng 5 triệu <br />
ha rừng, việc đưa cây hông vào nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô và tế bào <br />
thực vật là hết sức cần thiết [2, 3].<br />
Xuất phát từ những cơ sở như trên, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài <br />
này.<br />
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Đối tượng nghiên cứu là cây hông (Paulownia fortunei Hemsl.) <br />
Các bước tiến hành thí nghiệm: Chuẩn bị và khử trùng mẫu; nuôi cấy ban đầu <br />
(cấy gây); nhân chồi; tái sinh chồi từ callus, cuống lá, phiến lá; tạo rễ và cây hoàn <br />
chỉnh; thu và xử lý số liệu.<br />
Điều kiện nuôi cấy: mẫu vật được nuôi cấy trong các chai thủy tinh đặt trong <br />
phòng nuôi có nhiệt độ 25270C, cường độ ánh sáng 20003000 lux, thời gian chiếu <br />
sáng 810 giờ/ngày.<br />
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
3.1. Nuôi cấy ban đầu (cấy gây)<br />
3.1.1. Ảnh hưởng của BAP đến khả năng tái sinh chồi<br />
Các đỉnh sinh trưởng và đoạn thân của cây hông sau khi khử trùng được cấy <br />
lên môi trường MS cơ bản, bổ sung chất điều hòa sinh trưởng là BAP nồng độ từ <br />
1,04,0 mg/l.<br />
Sau 5 tuần nuôi cấy thu được kết quả như sau:<br />
<br />
63<br />
Bảng 1: Ảnh hưởng của BAP đến khả năng tái sinh chồi<br />
Số mẫu Số chồi tạo Số lá trung <br />
BAP (mg/l) Số mô sống sót Số chồi/mô<br />
cấy thành bình/chồi<br />
1,0 31 20,00 ± 0,33 17,00 ± 0,88 0,85± 0,03 2,00 ± 0,33<br />
1,5 30 21,00 ± 0,33 20,00 ± 0,33 0,95± 0,03 2,00 ± 0,33<br />
2,0 30 26,00 ± 1,45 104,00 ± 0,88 4,00 ± 0,20 6,00 ± 0,58<br />
2,5 26 18,00 ± 0,88 59,00 ± 0,33 3,28 ± 0,14 4,00 ± 1,20<br />
3,0 27 20,00 ± 1,15 30,00 ± 0,58 1,50 ± 0,12 4,00 ± 0,88<br />
4,0 25 18,00 ± 0,33 28,00 ± 0,88 1,56 ± 0,08 4,00 ± 0,58<br />
Môi trường có nồng độ BAP 2,0 mg/l, chồi tái sinh sinh trưởng tốt nhất, ngoài <br />
ra còn có sự tạo thành callus ở mức trung bình; hệ số nhân chồi giai đoạn cấy gây cao <br />
nhất, đạt trung bình 4,00 0,20 chồi/mô. Chồi tạo thành sinh trưởng tốt, số lá trung <br />
bình khoảng 6 lá/chồiï, lá phát triển tốt. Chiều cao trung bình của chồi tạo thành đạt <br />
khoảng 6 0,58 cm, cao hơn nhiều so với các chồi được cấy gây trên môi trường bổ <br />
sung nồng độ BAP khác. Các công thức môi trường còn lại kích tạo callus mạnh hơn <br />
tạo chồi. <br />
3.1.2. Ảnh hưởng của BAP và NAA đến khả năng tái sinh chồi:<br />
Các đỉnh sinh trưởng và đoạn thân của cây hông sau <br />
khi khử trùng được cấy lên môi trường MS cơ bản, bổ sung <br />
BAP nồng độ 2,0 mg/l và NAA từ 0,00,2 mg/l.<br />
Kết quả thu được sau 5 tuần nuôi cấy như sau:<br />
Môi trường có bổ sung 2,0 mg/l BAP và 0,1 mg/l <br />
NAA cho hệ số nhân chồi cao nhất đạt 5,68 chồi/mô. Cùng <br />
với quá trình tạo chồi có quá trình tạo callus, tuy nhiên <br />
callus phát triển kém. Số lá trung bình/chồi nhiều nhất, đạt <br />
8 lá /chồi, chiều dài trung bình của chồi tạo thành khoảng 7 <br />
cm. Môi trường có bổ sung 2,0 mg/l BAP và 0,1 mg/l NAA <br />
là môi trường thích hợp để nuôi cấy ban đầu mô hông. Tái sinh chồi trên môi trường MS<br />
bổ sung 2,0 mg/l BAP và 0,1 mg/l <br />
NAA<br />
Bảng 2: Ảnh hưởng của BAP và NAA đến khả năng tái sinh chồi<br />
Chất KTST Số mẫu cấy <br />
Số mô tạo Số chồi tạo Hệ số nhân Số lá trung <br />
BAP NAA<br />
ĐST ĐTL chồi thành chồi bình/chồi<br />
(mg/l) (mg/l)<br />
2,0 0,0 4 26 26,00 ± 1,20 104,00 ± 0,88 4,00 ± 0,15 6,00 ± 0,88<br />
2,0 0,1 4 22 22,00 ± 0,58 125,00 ± 0,88 5,68 ± 0,17 8,00 ± 0,58<br />
2,0 0,2 6 18 18,00 ± 0,67 38,00 ± 1,33 2,11± 0,07 6,00 ± 1,53<br />
Ghi chú: ĐST: đỉnh sinh trưởng; ĐTL: đoạn thân có mắt lá<br />
<br />
3.2. Nhân chồi :<br />
Ảnh hưởng của BAP và NAA đến hệ số nhân chồi<br />
Đỉnh sinh trưởng và đoạn thân in vitro được cấy trên <br />
môi trường MS cơ bản, bổ sung BAP nồng độ từ 2,07,0 mg/l <br />
và NAA từ 0,10,2 mg/l.<br />
Kết quả sau 4 tuần nuôi cấy như sau:<br />
64<br />
Ở các môi trường có bổ sung NAA với nồng độ 0,2 mg/l kích thích quá trình <br />
tạo rễ của mô nuôi cấy. Trong khi đó bổ sung 0,1 mg/l NAA không có quá trình tạo <br />
rễ ở mô nuôi cấy.<br />
Môi trường CPX5 là môi trường thích hợp để nhân chồi. Hệ số nhân chồi của <br />
môi trường này cao nhất, đạt 5,76 ± 0,15 chồi/mô. Lá phát triển tốt, trung bình đạt 8 <br />
± 0,67 lá/chồi. Chiều dài trung bình của chồi tạo thành khoảng 7 cm.<br />
Trên môi trường CPX5 và CPX7, ngoài chồi còn có Nhân chồi trên môi trường MS<br />
sự tạo thành của callus ở gốc mẫu cấy. Callus có màu xanh bổ sung 5,0 mg/l BAP và 0,1 mg/l<br />
NAA<br />
<br />
<br />
và rắn, một số có màu trắng ngà, xốp. Sau 4 tuần nuôi cấy, trên tất cả các callus này <br />
chúng tôi quan sát thấy có sự xuất hiện các chồi mới. Số chồi trung bình hình thành <br />
trên một khối callus ở môi trường CPX7 (5 chồi/mô) nhiều hơn so với ở môi trường <br />
CPX5 (3 chồi/mô).<br />
Bảng 3: Ảnh hưởng của BAP và NAA đến khả năng nhân chồi<br />
Chất KTST Số <br />
Môi Số mô tạo Số chồi tạo Hệ số nhân Số lá trung <br />
BAP NAA mẫu <br />
trường chồi thành chồi bình/chồi<br />
(mg/l) (mg/l) cấ y<br />
CPX1 2,0 0,1 43 42,00 ± 0,88 152,00 ± 1,15 3,62 ± 0,06 6,00 ± 0,58<br />
CPX2 2,0 0,2 22 22,00 ± 0,58 32,00 ± 1,20 1,45± 0,06 4,00 ± 0,88<br />
CPX3 3,0 0,1 26 25,00 ± 0,33 33,00 ± 0,33 1,32 ± 0,02 4,00 ± 0,58<br />
CPX4 3,0 0,2 23 22,00 ± 1,53 26,00 ± 0,67 1,18 ± 0,10 4,00 ± 1,20<br />
CPX5 5,0 0,1 51 50,00 ± 1,20 288,00 ± 0,88 5,76 ± 0,15 8,00 ± 0,67<br />
CPX6 5,0 0,2 20 18,00 ± 0,33 65,00 ± 0,88 3,60 ± 0,03 6,00 ± 0,88<br />
CPX7 7,0 0,1 36 32,00 ± 1,15 159,00 ± 0,58 4,97 ± 0,17 6,00 ± 0,88<br />
CPX8 7,0 0,2 20 18,00 ± 0,67 59,00 ± 0,88 3,28 ± 0,17 4,00 ± 0,33<br />
3.3. Tái sinh chồi từ cuống lá và phiến lá <br />
Sử dụng các mảnh cắt phiến lá (1cm x 1cm) và cuống lá (1cm) in vitro cấy lên <br />
môi trường dinh dưỡng cơ bản MS, bổ sung BAP từ 5,010,0 mg/l và 0,1 mg/l NAA.<br />
Kết quả sau 4 tuần nuôi cấy như sau:<br />
<br />
<br />
<br />
Bảng 4. Ảnh hưởng của BAP và NAA đến khả năng tái sinh chồi từ phiến lá và cuống lá<br />
Khả năng phân hóa Khả năng phân hóa <br />
Chất KTST<br />
phiến lá cuống lá<br />
NAA <br />
BAP (mg/l) Chồi Callus Rễ Chồi Callus Rễ<br />
(mg/l)<br />
5,0 0,1 + + <br />
7,0 0,1 ++ + ++ <br />
10,0 0,1 + +++ ++++ +++ <br />
Sau 1 tuần cấy các mảnh cấy cong lên chứng tỏ có sự <br />
phản ứng với môi trường. Sau 23 tuần nuôi cấy xuất hiện <br />
callus. Sau 4 tuần nuôi cấy, môi trường có bổ sung 10,0 mg/l <br />
<br />
65<br />
BAP và 0,1 mg/l NAA cho khả năng tái sinh chồi từ phiến lá tốt nhất, chồi phát triển <br />
tốt, chồi cao nhất đạt khoảng 6 cm tuy nhiên kích thước lá nhỏ, lá màu xanh nhạt.<br />
Đối với cuống lá, chỉ có môi trường bổ sung 10,0 mg/l BAP và 0,1 mg/l NAA <br />
kích thích tạo chồi, chồi có kích thước rất nhỏ (đạt chiều cao khoảng 0,51,0 cm) và <br />
phát triển kém.<br />
3.4. Tạo cây hoàn chỉnh Tái sinh chồi từ phiến lá trên môi <br />
trường<br />
Ảnh hưởng của NAA đến khả năng tạo rễ của bổ sung 10,0 mg/l BAP và 0,1 mg/l <br />
chồi <br />
Chồi in vitro được cấy lên môi trường dinh dưỡng cơ bản có bổ sung NAA <br />
nồng độ từ 0,11,0 mg/l.<br />
Kết quả sau 4 tuần nuôi cấy như sau:<br />
Bảng 5: Ảnh hưởng của NAA lên khả năng tạo rễ<br />
NAA Số mẫu Số chồi Chiều cao Số lá trung <br />
Số rễ/cây<br />
(mg/l) cấy tạo rễ cây (cm) bình/cây<br />
0,1 20 20 4,00 ± 0,33 6,00 ± 0,58 6,00 ± 0,33<br />
0,3 20 20 5,00 ± 0,33 6,00 ± 0,33 8,00 ± 0, 67<br />
0,5 20 20 12,00 ± 0,58 15,00 ± 0,88 10,00 ± 0,67<br />
0,7 20 20 12,00 ± 0,33 10,00 ± 0,58 10,00 ± 0,33<br />
1,0 20 20 15,00 ± 0,67 10,00 ± 0,33 10,00 ± 0,33<br />
Nồng độ NAA từ 0,11,0 mg/l đều có sự hình thành rễ và khoảng 20% tổng <br />
số mẫu cấy có hiện tượng đẻ nhánh, hình thành chồi mới từ nách lá với số lượng <br />
khoảng 1 chồi nách/cây. Ở công thức môi trường có 1,0 mg/l <br />
NAA, chiều cao cây đạt 10 cm, lá có kích thước lớn, màu <br />
xanh đậm, đường kính thân lớn nhất so với các công thức môi <br />
trường còn lại. Rễ phát triển tốt với số lượng rễ nhiều (trung <br />
bình 15 rễ/cây), chiều dài rễ khoảng 1012 cm.<br />
Như vậy, môi trường bổ sung 1,0 mg/l NAA cho kết <br />
quả tạo rễ tốt nhất.<br />
IV. KẾT LUẬN<br />
1. Môi trường cơ bản MS bổ sung 2,0 mg/l BAP và 0,1 <br />
mg/l NAA là môi trường thích hợp để nuôi cấy ban đầu mô <br />
cây hông<br />
cho hệ số nhân chồi đạt 5,68 chồi/mô. Tạo rễ và cây hoàn chỉnh trên <br />
2. Môi trường cơ bản MS bổ sung 5,0 mg/l BAP và 0,1 môi trường bổ sung 1,0 mg/l <br />
NAA<br />
mg/l NAA theo thí nghiệm của chúng tôi là môi trường thích hợp để nhân chồi in <br />
vitro, cho hệ số nhân chồi đạt 5,76 chồi/mô.<br />
3. Môi trường cơ bản MS bổ sung 10,0 mg/l BAP và 0,1 mg/l NAA thích hợp cho <br />
sự tái sinh chồi từ phiến lá.<br />
4. Môi trường cơ bản bổ sung 1,0 mg/l NAA thích hợp cho tạo rễ và cây hoàn <br />
chỉnh từ chồi in vitro.<br />
<br />
66<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Thái Xuân Du, Đoàn Thị Aïi Thuyền, Vũ Ngọc Phượng, Nguyễn Thị Quỳnh, Bùi <br />
Minh Trí. Sổ tay trồng trọt và chăm sóc cây Paulownia. Phòng công nghệ tế bào thực <br />
vật. Viện sinh học nhiệt đới, thành phố Hồ Chí Minh. (1999).<br />
2. Nguyễn Hoàng Lộc. Giáo trình thực hành nuôi cấy mô và tế bào thực vật. Khoa Sinh <br />
học, trường Đại học Khoa học Huế (1994).<br />
3. Nguyễn Hoàng Lộc. Giáo trình nuôi cấy mô và tế bào thực vật . Khoa Sinh học, <br />
trường Đại học Khoa học Huế (1998).<br />
4. Trịnh Hiền Mai. Cây gỗ hông, nguyên liệu để sản xuất bột giấy và giấy . Tạp chí <br />
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 4: (2003) 483484.<br />
5. Burger DW., Liu L., Wu L.. Rapid Micropropagation of Paulownia tomentosa. Hort <br />
Science, Vol.20 (1985) 760761.<br />
6. Marcotrigiano M., Stimart DP. In vitro organogenesis and shoot proliferation of <br />
Paulownia tomemtosa Steud. (empress tree). Plant Science Letters 31 (1983) 303310.<br />
TÓM TẮT<br />
Hông là một trong những cây thân gỗ có nhiều giá trị, đã được đưa vào chương trình <br />
trồng rừng của Nhà nước. Nghiên cứu nhân nhanh cây hông bằng phương pháp nuôi cấy mô <br />
tế bào là phương pháp hữu hiệu và được ưu tiên sử dụng hiện nay, nhằm cung cấp những <br />
cây giống đồng đều với số lượng lớn trong thời gian ngắn.<br />
Đề tài tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng nồng độ các chất kích thích sinh trưởng đến <br />
khả năng tái sinh mô cây hông trong điều kiện nuôi cấy in vitro. Nguyên liệu sử dụng là các <br />
đoạn thân có mắt lá, đỉnh sinh trưởng, mảnh lá và callus. Qua nghiên cứu, chúng tôi đã tìm ra <br />
mô trường nuôi cấy với nồng độ các chất kích thích sinh trưởng thích hợp, cho khả năng tái <br />
sinh và nhân chồi với hệ số nhân chồi khá lớn, bước đầu tái sinh thành cây hoàn chỉnh trong <br />
điều kiện in vitro.<br />
<br />
THE EFFECT OF CONCENTRATIONS OF PLANT <br />
GROWTH REGULATORS ON MICROPROPAGATION OF PAULOWNIA <br />
(PAULOWNIA FORTUNEI HEMSL.) BY TISSUE CULTURE<br />
Nguyen Huu Thuan Anh<br />
Hoang Van Hanh, Truong Thi Bich Phuong<br />
College of Sciences, Hue University<br />
SUMMARY<br />
Paulownia (Paulownia fortunei Hemsl.) is one of the valuable wood trees, which has <br />
been included in the government’s afforestation programme. In vitro propagation of this tree is <br />
the most efficient and preferable method providing a large number of homologous seedbearing <br />
plants in a short time.<br />
The project studies the effect of various plant growth regulators on tissue regeneration <br />
capability of Paulownia in vitro condition. The materials are segments of trunk containing <br />
punctum vegetationis, body segment, petiole and lamina. We are successful in finding the <br />
optimal concentrations of the plant growth regulator in culture media which give comparatively <br />
high ratio of tissue regeneration and shoot propagation.<br />
67<br />
68<br />