Tên lửa & Thiết bị bay<br />
<br />
NGHIÊN CỨU CÁC ĐẶC TÍNH ĐỘNG LỰC HỌC<br />
CỦA TÀU THUỶ PHỤC VỤ CHO BÀI TOÁN MÔ PHỎNG<br />
CHUYỂN ĐỘNG CHO TÀU TÊN LỬA 1241.8<br />
Đoàn Văn Hòa, Đỗ Việt Bình, Bạch Hồng Quyết*, Dương Hồng Trường<br />
Bài báo này nghiên cứu mô hình toán học chuyển động của tàu thủy, trên cơ sở<br />
đó xây dựng mô đun tính toán tham số và xem xét ảnh hưởng của giá trị góc bẻ lái<br />
khi có sự thay đổi các đặc tính chuyển động của tàu: Sự xoay vòng, góc dạt, vận tốc<br />
góc và góc mạn của tàu thủy. Trên cơ sở nghiên cứu chung trong mô hình toán lấy<br />
tham số cho tàu tên lửa 1241.8<br />
Từ khóa: Mô hình toán học, Mô phỏng, Chuyển động của tàu, Sự lưu thông của tàu, Tàu tên lửa.<br />
<br />
1. MỞ ĐẦU<br />
Đối với tàu chiến nói chung và tàu 1241.8 nói riêng thì ngoài việc vận hành điều động<br />
tàu còn liên quan đến hệ thống trang thiết bị vũ khí đi kèm. Nghiên cứu xây dựng mô hình<br />
toán phục vụ mục đích cung cấp các tham số xây dựng các hệ thống mô phỏng lớn của<br />
chuyển động tàu, va chạm tàu và các loại trang thiết bị, vũ khí đi kèm. Trong bài báo này<br />
nghiên cứu các mô hình toán học của các đặc tính động lực học của tàu thuỷ và các tham<br />
số của tàu tên lửa 1241.8.<br />
2. NGHIÊN CỨU VÀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH TOÁN HỌC<br />
Để giải bài toán về chuyển động của tàu trong mặt phẳng ngang ta cần phải biết các lực<br />
và mô men tác động lên tàu đặc biệt là thân tàu và bánh lái. Tất cả các lực và mô men này<br />
quy chung lại thành các lực chính và mô men chính mà phân bố trên mặt phẳng đường<br />
kính tàu (hình 1). Trên hình 1 lực nâng Rz cân bằng với trọng lực G; lực cản Rx; lực kéo<br />
TE; M- mô men chính tác động lên tàu. Các lực và mô men này là nguyên nhân làm thay<br />
đổi các phần tử chuyển động của tàu, đó là: Gia tốc góc và gia tốc tuyến tính, góc dạt, vận<br />
tốc góc và vận tốc tuyến tính và<br />
chia ra các lực và mô men dạng<br />
phi quán tính và quán tính theo<br />
nguồn gốc tự nhiên của nó [1,<br />
trang 254].<br />
Mô hình toán học chuyển động<br />
của tàu được thiết đặt bằng<br />
phương trình vi phân không tuyến<br />
tính. Nghiệm của phương trình là<br />
Hình 1. Các lực tác động lên tàu. các tham số chuyển động của tàu:<br />
toạ độ trọng tâm tàu (xg, yg, zg); các góc(góc lắc ngang θ, góc lắc dọc ψ, góc hướng φ), và<br />
giá trị tương ứng của vận tốc, gia tốc và bán kính xoay vòng R . Hai hệ thống tọa độ được<br />
sử dụng: Hệ toạ độ gắn với trái đất OgXgYgZg (gốc toạ độ trùng với điểm xuất phát của tàu,<br />
trục OXg – trùng với hướng chuyển động ban đầu của tàu, OgYg – vuông góc với OgXg<br />
trong mặt phẳng ngang, OgZg trục thẳng đứng hướng xuống dưới) và hệ toạ độ OXYZ (gốc<br />
toạ độ trùng với trọng tâm của tàu, trục OX – trùng với hướng mặt phẳng đường kính dọc<br />
của tàu hướng về phía trước, OY – vuông góc với OX trong mặt phẳng ngang, OZ trục<br />
thẳng đứng hướng xuống dưới) .<br />
Phương trình miêu tả chuyển động của tàu [2, trang 20] :<br />
<br />
<br />
<br />
184 Đ.V.Hoà, Đ.V.Bình, B.H.Quyết, D.H.Trường “Nghiên cứu các đặc tính… 1241.8.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
dvx<br />
(m 11 ) (m 22 ) v y z (m 33 ) v z y Fx Fx ( M )<br />
dt<br />
(1)<br />
dv y<br />
(m 22 ) (m 11 ) v z x (m 33 ) v y x Fy Fy ( M )<br />
dt<br />
(2)<br />
dvz<br />
(m 33 ) (m 11 ) v z y (m 22 ) v y vz Fz Fz( M ) (3)<br />
dt<br />
dx<br />
( J x 44 ) J z 66 (J y 55 ) yz (33 22 ) v y vz M x M x ( M )<br />
dt <br />
(4)<br />
d y<br />
( J y 55 ) J z 44 (J y 66 ) x z (11 33 ) v x vz M y M y( M )<br />
dt<br />
(5)<br />
dx<br />
( J z 66 ) J y 55 (J x 55 ) z y (22 11 ) v y vz M z M z( M )<br />
dt <br />
(6)<br />
dxg<br />
vx cos cos v y (sin cos sin cos sin ) (cos cos sin sin sin ) (7)<br />
dt<br />
dyg<br />
vx sin cos v y (sin sin sin cos cos ) (cos sin sin sin cos ) (8)<br />
dt<br />
dz g<br />
vx sin v y sin cos cos cos (9)<br />
dt<br />
d d <br />
x sin (10)<br />
dt dt<br />
d d<br />
y cos cos sin (11)<br />
dt dt<br />
d d<br />
z cos cos sin (12)<br />
dt dt<br />
Ở đây m là khối lượng của tàu (m = ρ*LBP*CB, ρ-trọng lượng riêng của nước; L, B, T<br />
là chiều dài, chiều rộng và chiều cao mớn nước của tàu; CB -hệ số); Jx, Jy, Jz – Momen<br />
quán tính của toạ độ của thân tàu; λ11, λ22,…λ66- Phần trọng lượng bù thêm; vx,vy,vz – Các<br />
thành phần vận tốc của thân tàu; ωx,ωy,ωz – Các thành phần vận tốc góc của thân tàu; ΣFx,<br />
ΣFy, ΣFz, ΣMx,ΣMy, ΣMz - Thành phần tổng các lực, thành phần tổng các mô men.<br />
Trong bài báo này xem xét mô hình chuyển động của tàu dựa trên sự bỏ qua một số yếu<br />
tố sau: Xem tàu chuyển động trong dòng nước sâu tĩnh bỏ qua sự tác động của các yếu tố<br />
ngoại cảnh (sóng, gió, dòng chảy, hiệu ứng bờ.vv.) khi đó θ=0. Sự dịch chuyển của tàu<br />
theo phương thẳng đứng rất ít và có thể bỏ qua (ψ=0); chuyển động của tàu xem như xẩy<br />
ra trong mặt phẳng mớn nước. Xem độ nghiêng của tàu trong mặt phẳng nghiêng của sườn<br />
tàu là nhỏ và không ảnh hưởng đến đại lượng các lực thuỷ động học. Khi tính toán các lực<br />
quán tính mà tác động lên tàu coi tàu là đối xứng không chỉ đối với mặt phẳng đường kính<br />
tàu mà còn mặt phẳng giữa của khung tàu, nghĩa là trọng tâm của tàu phân bố trong mặt<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Kỷ niệm 55 năm Viện KHCNQS, 10 - 2015 185<br />
Tên lửa & Thiết bị bay<br />
<br />
phẳng giữa của khung tàu. Trong khoảng thời gian dt tốc độ tàu xem là không thay đổi và<br />
giả sử rằng bánh lái của tàu được chuyển ngay tức thì (thực tế thì thời gian chuyển lái của<br />
bánh lái tàu thực là 8-15 giây [1,trang 69]) ..và 1 số điều kiện khác.<br />
Tính đến các điều kiện trên phương trình chuyển động của tàu miêu tả các mối liên hệ<br />
động học thu được như sau:<br />
d d 0<br />
; (13)<br />
dt R dt<br />
0 ; (14)<br />
dxg<br />
cos ; (15)<br />
dt<br />
dy g<br />
sin ; (16)<br />
dt<br />
d 0<br />
V (1 k22 ) cos 0 V (1 k11 ) cos 0 <br />
dt<br />
(17)<br />
L 2 2<br />
(c1 0 c2 02 ) 2 S d r p ( 0 1 S p 0,<br />
2 2<br />
<br />
d L 2 2<br />
I (1 k 66 ) q p 2 S d L 0 qd S d L2 l r p ( 0 1 S p 0, (18)<br />
dt 2 2 2<br />
0 *( R / L) 2<br />
, (19)<br />
(( R / L) 2 1,9)<br />
Ở đây, β0 –góc dạt là góc giữa trục OX và hướng vận tốc trọng tâm tàu; v-vận tốc trọng<br />
tâm tàu; ω-vận tốc góc xoay của tàu; γ - góc vận tốc là góc tạo bởi hướng vận tốc tàu và<br />
trục OgXg;R- bán kính xoay vòng của trọng tâm tàu. Điều kiện ban<br />
đầu: 0 |t 0 |t 0 |t 0 |t 0 x |t 0 y |t 0 0, |t 0 0<br />
Khác với các mô hình toán học khác như mô hình Voikunskovo [1] trong các phương<br />
trình này từng phần có tính đến sự thay đổi của vận tốc bằng cách tính toán các giá trị của<br />
nó trên mỗi bước theo sự thay đổi theo thời gian dt, cũng như loại trừ sự cho phép tính đến<br />
góc dịch chuyển không vượt quá 10 − 15 độ và cos β0 =1.<br />
Bảng 1. Dữ liệu ban đầu của tàu tên lửa 1241.8.<br />
Stt Tên các đại lượng Kí hiệu Đơn vị Cách xác định Giá trị<br />
1 Thể tích choán nước V m3 Theo [3] 500<br />
2 Chiều dài tàu theo đường L m Theo [3] 49,50<br />
mớn nước<br />
3 Chiều rộng tàu theo đường B m Theo [3] 8,74<br />
mớn nước<br />
4 Mớn nước trung bình T m Theo [3] 2,20<br />
6 Khoảng cách từ trục bánh l m Theo [3] 23,27<br />
lái đến giữa<br />
7 Tốc độ ban đầu của tàu υ0 m/s Mặc định cho trước 8<br />
8 Trọng lượng tàu m T Theo [3] 490<br />
9 Mô men quán tính của I T*m*s2 I = 0,05ρVL2 12500<br />
<br />
<br />
<br />
186 Đ.V.Hoà, Đ.V.Bình, B.H.Quyết, D.H.Trường “Nghiên cứu các đặc tính… 1241.8.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Stt Tên các đại lượng Kí hiệu Đơn vị Cách xác định Giá trị<br />
trọng lượng tàu<br />
10 Hệ số trọng lượng liên kết k11 Theo đồ thị [1,t.66, 0,46<br />
hình 17]<br />
11 Hệ số trọng lượng liên kết k22 Theo đồ thị [1,t.67, 0,61<br />
hình 17]<br />
12 Hệ số mô men quán tính k66 Theo đồ thị [1,t.69, 0,54<br />
liên kết hình 18]<br />
13 Hệ số góc của lực nâng μ Theo tính toán trong 1,85<br />
bánh lái [1]<br />
14 Khoảng cách tương đối từ ε ε=l/L 0,47<br />
bánh lái đến giữa<br />
15 Hệ số hoàn chỉnh của mặt σd Theo tính toán của 0,95<br />
phẳng đường kính tài liệu [1]<br />
16 Hệ số của lực bình thường c1 Theo đồ thị [1,trang 0,1<br />
552, hình 21]<br />
17 Hệ số của lực bình thường c2 Theo đồ thị [1,trang 1,6<br />
552, hình 22]<br />
18 Hệ số mô men vị trí qv Theo đồ thị [1,trang 0,81<br />
554, hình 23]<br />
19 Hệ số mô men giảm xóc qd Theo đồ thị [1,trang 0,64<br />
554, hình 24]<br />
20 Hệ số ảnh hưởng của thân φ1 Theo tính toán của 0,9<br />
vỏ tài liệu [1]<br />
21 Tiết diện của bánh lái Sp m2 Theo tính toán của 8<br />
tài liệu [2]<br />
22 Hệ số giảm của ảnh hưởng χp Theo tính toán của 0,3<br />
thân vỏ tàu tài liệu [1]<br />
23 Mặt phẳng đường kính tàu Sd m2 S = LTσd 103.78<br />
3. MÔ PHỎNG TÍNH TOÁN<br />
Mô hình toán chuyển động của tàu được viết trên ngôn ngữ Delphi. Để giải các phương<br />
trình vi phân nhận được sử dụng phương pháp Runge-Kutta bậc 4.<br />
Trong bảng 1 đã đưa ra các dữ liệu đầu vào được sử dụng để tính toán dựa trên các<br />
công thức và các giá trị trong tài liệu [1, 3, 4]. Trong các giai đoạn của thực nghiệm tính<br />
toán đã thực hiện nghiên cứu trên sự thay đổi các đặc tính của tàu trong trường hợp khi các<br />
góc bẻ lái khác nhau.<br />
Đồ thị biểu diễn sự thay đổi của đặc tính chuyển động của tàu trong trường hợp góc<br />
chuyển lái α thay đổi từ 00 đến 800 độ với bước thay đổi là 100 trình bày trên hình 2. Phân<br />
tích các kết quả tính toán chỉ ra rằng góc bẻ lái càng lớn thì tàu càng lệch nhiều so với<br />
hướng đã chọn tức là góc hướng và sự lưu thông của tàu sẽ lớn nhưng tàu càng nhanh lệch<br />
ra khỏi quỹ đạo ổn định chuyển động của trọng tâm tàu (hình 2).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Kỷ niệm 55 năm Viện KHCNQS, 10 - 2015 187<br />
Tên lửa & Thiết bị bay<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2. Sự xoay vòng của tàu khi các giá trị góc bẻ lái khác nhau.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3. Độ thị phụ thuộc góc dạt theo thời gian khi các góc bẻ lái khác nhau.<br />
Khi giá trị góc bẻ lái càng lớn thì tàu càng nhanh đi vào quỹ đạo chuyển động ổn định<br />
tức là các góc dạt, vận tốc góc nhanh đạt đến giá trị ổn định. Và góc dạt càng lớn khi góc<br />
bẻ lái càng lớn. Ví dụ như với α= 100 thì thời gian β0 đạt giá trị ổn định là 90s và β0 =<br />
0,180; còn với α= 400 thì thời gian β0 đạt giá trị ổn định chỉ là 40s và β0 = 0,280.<br />
4. KẾT LUẬN<br />
Trong bài báo này trên cơ sở mô đen toán học điều khiển chuyển động tàu thuỷ dựa<br />
trên mô hình của Voitkimski [1] các tác giả đã mở rộng thêm các điều kiện là tính toán khi<br />
góc bẻ lái bé và tốc độ tàu thay đổi và áp dụng các thông số cho tàu tên lửa 1241.8. Mô<br />
đun phần mềm được viết trên ngôn ngữ Delphi và dựa trên các mô hình toán nhận được và<br />
thực hiện các tính toán thực nghiệm. Nghiên cứu sự ảnh hưởng của giá trị góc bẻ lái trên<br />
các đặc tính động lực học của tàu: sự xoay vòng, góc dạt, tốc độ góc và góc mạn của tàu.<br />
Kết quả nghiên cứu của bài báo là cơ sở để nghiên cứu sâu hơn các đặc tính động lực học<br />
<br />
<br />
188 Đ.V.Hoà, Đ.V.Bình, B.H.Quyết, D.H.Trường “Nghiên cứu các đặc tính… 1241.8.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
của tàu khi có các tác động của điều kiện ngoại cảnh khác nhau cũng như là cơ sở để xây<br />
dựng các hệ thống mô phỏng chuyển động tàu.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Войткунский Я.И., Першиц Р.Я., Титов И.А. “Справочник по теории корабля.<br />
Ходкость и управляемость”. Л.: Судпромгиз, 1960. 688 с.<br />
[2]. NAVI TRAINER. “Matematical models”. Technical discription. Transas Marine<br />
LTD. July 2003.<br />
[3]. http://and-kin2008.narod.ru/pr1241.html<br />
[4]. http://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%A0u_t%C3%AAn_l%E1%BB%ADa_l%E1%BB<br />
%9Bp_Molniya<br />
ABSTRACT<br />
RESEARCH OF THE DYNAMICS CHARACTERISTICS OF SHIPBUILDING<br />
PROBLEM FOR MOVEMENT SIMULATION OF MISSILE BOARD 1241.8<br />
This paper presents a study on a mathematical model of ship motion. Based on<br />
this model, we developed a module to calculate parameter and examine impact of<br />
steering lock value, accidental deflection angle when there are changes in ship<br />
motion characteristics: angular motion, leeway angle, angular speed and alongside<br />
angle of the ship. General study on computational model provides parameters for<br />
missile boat 1241.8.<br />
Keywords: Math Modules, Simulation, Ship motion, Trafic ship, Misile board<br />
<br />
<br />
Nhận bài ngày 11 tháng 3 năm 2015<br />
Hoàn thiện ngày 15 tháng 8 năm 2015<br />
Chấp nhận đăng ngày 10 tháng 9 năm 2015<br />
<br />
Địa chỉ: Viện công nghệ thông tin, Viện KH&CNQS.<br />
*Email: bachhongquyet@gmail.com<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Kỷ niệm 55 năm Viện KHCNQS, 10 - 2015 189<br />