TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học Huế<br />
<br />
Tập 3, Số 1 (2015)<br />
<br />
NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH QUÁ ĐỘ KHI LIÊN KẾT NỐI TIẾP CÁC ĐỘNG CƠ<br />
MỘT CHIỀU CÙNG KIỂU TRONG CÁC TẦU ĐIỆN<br />
Đỗ Như Ý1, Ngô Xuân Cường2*<br />
1<br />
<br />
Khoa Cơ Điện, Trường Đại học Mỏ-Địa chất<br />
<br />
2<br />
<br />
Bộ môn kỹ thuật điện, Phân hiệu ĐHH tại Quảng Trị<br />
*Email: cuongngoxuan@gmail.com<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Trong các tầu điện thường sử dụng các động cơ một chiều (DC) cùng kiểu liên kết nối tếp<br />
với nhau. Trong quá trình hoạt động thường xảy ra hiện tượng quay trượt của bánh xe.<br />
Hiện tượng này gây mài mòn bánh xe, giảm tuổi thọ và độ tin cậy của hệ thống. Để khắc<br />
phục hiện tượng này bài viết đã nghiên cứu quá trình quá độ của động cơ điện DC kích<br />
thích hàng loạt khi chúng được liên kết nối tiếp. Đồng thời nghiên cứu và đề xuất giải pháp<br />
phản quay trượt mới cho tầu điện nhằm mục đích nâng cao đặc tính động của động cơ. Kết<br />
quả mô phỏng các quá trình cơ điện xảy ra đối với động cơ DC chứng minh giải pháp đề<br />
xuất là hiệu quả.<br />
Từ khóa: Động cơ một chiều, phản quay trượt, tầu điện.<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
Sự quay trượt - một hiện tượng trượt của bánh xe tầu điện, xảy ra khi có sự vượt quá lực<br />
kéo tác dụng lên các bánh xe và lực bám bánh xe với đường ray. Chế độ này là rất nguy hiểm và<br />
dẫn đến tăng độ mài mòn và giảm đáng kể thời gian phục vụ của các bánh xe và đường sắt, và<br />
tăng khả năng hư hỏng. Để đảm bảo độ tin cậy làm việc của các toa xe tầu điện khi hoạt động<br />
đòi hỏi phải áp dụng các biện pháp để loại bỏ chế độ tiêu cực như sự quay trượt [1].<br />
Khi xuất hiện chế độ quay trượt đó cần thiết phải giảm mômen điện từ của động cơ kéo<br />
cặp bánh xe bị quay trượt. Điều này trong tổ hợp kéo của toa xe một chiều (DC) sẽ đạt được bởi<br />
sự giảm dòng phần ứng trong tất cả động cơ kéo. Sơ đồ nguyên lý cung cấp điện khi nối tiếp<br />
nhiều động cơ cùng kiểu trong các tầu điện trên hình 1 [1, 2].<br />
<br />
1<br />
<br />
Nghiên cứu quá trình quá độ khi liên kết nối tiếp các động cơ một chiều cùng kiểu trong các tầu điện<br />
<br />
Hình 1. Sơ đồ nguyên lý cung cấp điện liên kết nối tiếp các động cơ một chiều của tầu điện<br />
<br />
Hiện nay, trên các toa xe của một số nước như: Nga, Ukraine, Belarus…sử dụng rất<br />
rộng rãi hệ thống theo dõi chế độ quay trươt, dựa trên các chỉ số của các cảm biến điện áp, đo<br />
suất điện động của các cuộn dây phần ứng của động cơ kéo [2], dựa trên sự so sánh khác biệt<br />
giữa chỉ số của các bộ cảm biến với một điện áp tham chiếu đưa ra một tín hiệu để các nhà điều<br />
hành kiểm soát thay đổi hệ số ma sát của hệ bánh xe và đường ray, nhờ đó sự quay trượt bị chặn<br />
lại.<br />
<br />
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU<br />
Tiến hành nghiên cứu quá trình quá độ xảy ra khi làm việc của động cơ DC của toa tàu<br />
điện với hệ thống chống quay trượt trên phần mềm Matlab-Simulink hình 2. Nghiên cứu quá<br />
trình quay trượt cặp bánh toa xe nhóm M1-M2 với các giá trị cơ bản chính là: tần số quay định<br />
mức của phần ứng động cơ kéo wn=60 rad/s; dòng định mức phần ứng động cơ kéo In=370 А;<br />
hiệu điện thế nguồn nuôi Ucn=1650V, hệ số ma sát kscpl=0,35. Trong đó máy điện M1 - động cơ<br />
điện kéo thứ nhất, M2- động cơ kéo thứ hai. Kết quả mô phỏng chế độ tăng tốc của tàu điện khi<br />
hệ số masát giữa bánh và ray giảm tại cặp bánh của động cơ kéo M1, M2 đầu tiên hình 3.<br />
<br />
2<br />
<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học Huế<br />
<br />
Tập 3, Số 1 (2015)<br />
<br />
Hình 2. Sơ đồ mô phỏng trên Matlab-simulink<br />
<br />
a)<br />
<br />
b)<br />
<br />
c)<br />
<br />
Hình 3. Kết quả mô phỏng chế độ tăng tốc của tàu điện (a) dòng điện phần ứng (b) điện áp phần ứng và<br />
(c) vận tốc động cơ kéo M1, M2<br />
I1, I2; U1, U2; W1, W2 – tương ứng là dòng điện, điện áp, tốc độ của các động cơ M1, M2<br />
<br />
Từ hình 3 thấy rằng khi có sự không thích ứng (không ăn khớp) của vận tốc giữa các<br />
bánh xe động cơ kéo M1, M2 khoảng 10% là nguyên nhân tạo ra sự quay trượt của bánh xe [3, 4]<br />
thì hệ thống tạo ra sự không thích ứng điện áp phần ứng của M1, M2 tương ứng vào khoảng 6%<br />
để chống lại sự quay trượt của bánh xe.<br />
Tuy nhiên hệ thống này có nhược điểm, chính là: tốc độ thấp, việc giảm dòng của tất cả<br />
động cơ kéo trong trường hợp xuất hiện chế độ quay trượt khi điều kiện khởi động nặng (lên<br />
dốc cao, đường sắt nhiễm bẩn đáng kể…) có thể trì hoãn việc chuyển động của toa tàu, để khắc<br />
phục nhược điểm này đưa ra sơ đồ cải tiến hình 4.<br />
<br />
3<br />
<br />
Nghiên cứu quá trình quá độ khi liên kết nối tiếp các động cơ một chiều cùng kiểu trong các tầu điện<br />
<br />
Hình 4. Sơ đồ cải tiến giảm mômen của động cơ ĐC trong tầu điện<br />
trong đó: I10- nguồn dòng, cho dòng được gửi bởi bộ điều chỉnh xung, Ra- điện trở của cuộn dây phần<br />
ứng, Rv- điện trở cuộn dây kích thích, S- khóa công suất, thực hiện việc đóng ngắt điện trở phân dòng.<br />
<br />
Khi điện trở phân dòng được ngắt, dòng trong mạch phần ứng bằng dòng I10. Khi điện<br />
trở phân dòng mở dòng phần ứng mô tả bằng biểu thức sau:<br />
<br />
Việc đóng ngắt điện trở phân dòng sẽ tạo ra suất điện động ngược trong mạch động cơ.<br />
Để hệ thống làm việc tin cậy thì cần thiết phải tránh ảnh hưởng của suất điện động ngược E1 lên<br />
dòng phần ứng của động cơ [2] giá trị của suất điện động ngược E1 và tỷ số Rsh/Ra lên dòng<br />
phần ứng trong dạng mặt phẳng biểu diễn trên hình 5. Sự phụ thuộc trên chỉ ra rằng để cung cấp<br />
sự giảm dòng phần ứng động cơ kéo hiệu quả (dẫn đến giảm mômen điện từ) cần cho tỷ số<br />
Rsh/Ra trong vùng 0,1 tới 0,3.<br />
<br />
Hình 5. Sự ảnh hưởng của giá trị suất điện động ngược E1 và tỷ số Rsh/Ra<br />
<br />
Kết quả mô phỏng chế độ khởi động của tàu điện khi hệ số ma sát giảm giữa bánh xe<br />
với đường ray và khởi động hệ thống chống quay trượt được đưa ra trên sơ đồ cải biến hình 5<br />
ứng với giá trị hệ số ma sát giữa bánh xe với đường ray bằng 0,7; 0,5 và 0 trên hình 6.<br />
<br />
4<br />
<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học Huế<br />
<br />
Tập 3, Số 1 (2015)<br />
<br />
a)<br />
<br />
b)<br />
<br />
c)<br />
Hình 6. Kết quả mô phỏng chế độ khởi động của tàu điện ứng với các trường hợp<br />
a- kscpl = 0,7; b- kscpl = 0,5; c- kscpl = 0<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Với sự nghiên cứu quá trình quá độ xảy ra khi liên kết nối tiếp các động cơ một chiều<br />
cùng kiểu trong các tầu điện dựa trên sự so sánh khác biệt giữa chỉ số của các bộ cảm biến với<br />
một điện áp tham chiếu đưa ra một tín hiệu để các nhà điều hành kiểm soát thay đổi hệ số ma<br />
sát của hệ bánh xe và đường ray, nhờ đó sự quay trượt bị chặn lại có nhiều hạn chế từ đó đề<br />
xuất hệ thống phản quay trượt hiệu quả cho tầu điện với động cơ kéo một chiều.<br />
Xác định được khoảng vận hành để tránh ảnh hưởng của suất điện động ngược đến sự<br />
làm việc của hệ thống trong quá trình đóng ngắt điện trở phân dòng. Quá trình nghiên cứu đã<br />
đưa ra kết quả mô phỏng của các quá trình cơ điện xảy ra khi các cặp bánh xe của toa đường sắt<br />
quay trượt.<br />
Các sự phụ thuộc đưa ra ở trên thấy rằng khi giảm hệ số ma sát sẽ tăng thời gian làm<br />
việc của các khóa công suất phân dòng cho cuộn dây phần ứng của động cơ kéo bị quay trượt.<br />
Tốc độ giảm dòng trong mạch này sẽ được xác định bởi các giá trị động của các điện trở phân<br />
dòng và hằng số thời gian của phần ứng động cơ.<br />
5<br />
<br />