Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên ở trường Đại học kinh tế Nghệ An
lượt xem 1
download
Bài viết nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên ở trường Đại học kinh tế Nghệ An. Dựa trên cơ sở khảo sát và phân tích thông tin thu được từ 305 sinh viên ngành kế toán, kinh tế và quản trị kinh doanh tại trường Đại học kinh tế Nghệ An để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên ngành kinh tế.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên ở trường Đại học kinh tế Nghệ An
- Tạp chí Khoa học, Tập 1, Số 1/2022 NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGHỆ AN Phạm Đức Giáp 1,* 1 Trường Đại học Kinh tế Nghệ An, *Email: ducgiap@naue.edu.vn Tóm tắt: Dựa trên cơ sở khảo sát và phân tích thông tin thu được từ 305 sinh viên ngành kế toán, kinh tế và quản trị kinh doanh tại trường Đại học kinh tế Nghệ An để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên ngành kinh tế. Kết quả nghiên cứu chỉ ra 5 nhân tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên ngành kinh tế, bao gồm: Ý kiến người xung quanh, kinh nghiệm lãnh đạo, kinh nghiệm kinh doanh, môi trường đào tạo và học qua thực tế. Trong đó, yếu tố Ý kiến người xung quanh có tác động mạnh nhất đến ý định khởi nghiệp của sinh viên ngành kinh tế. Từ khóa: Khởi sự doanh nghiệp, Sinh viên, Đại học Kinh tế Nghệ An. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ trăm so với quý trước và tăng 1,39 điểm phần Khởi nghiệp là một vấn đề đang được trăm so với cùng kỳ năm trước. Nhà nước và xã hội hết sức quan tâm, bởi khởi Số lượng người có trình độ đại học trở nghiệp được xem như là một giải pháp cơ bản lên thất nghiệp liên tục có xu hướng tăng qua để giải quyết các vấn đề như: Cải thiện kinh các năm, điều này cho thấy khởi sử doanh tế, giảm tỷ lệ thất nghiệp, nâng cao mức sống nghiệp càng có vai trò quan trọng hơn nữa người dân, giảm đói nghèo,... Đối với một trong việc giải quyết các vấn đề về việc làm, nền kinh tế đang gặp khó khăn, nhiều doanh giảm bớt các áp lực về vấn đề thất nghiệp cho nghiệp phá sản, thua lỗ thì việc sa thải, giảm xã hội. Tuy nhiên, công tác quảng bá, tuyên bớt lao động của các doanh nghiệp là vấn đề truyền hoạt động của các Trường Đại học gây trở ngại cho một số người đang tìm việc. chưa thực sự trọng tâm, số lượng sinh viên Theo thông cáo báo chí tình hình lao động biết và tham gia chương trình khởi nghiệp các việc làm quý IV năm 2021 và chỉ số phát triển cấp còn ít. Sinh viên tham gia hoạt động khởi con người Việt Nam 2016-2020, số người thất nghiệp chủ yếu là sinh viên về ngành quản trị nghiệp trong độ tuổi lao động quý IV năm 2021 kinh doanh, công nghệ thông tin. Nhiều cuộc là hơn 1,6 triệu người, giảm 113,1 nghìn người thi về khởi nghiệp đã được tổ chức nhưng so với quý trước và tăng 369,2 nghìn người so chưa thực sự tạo được động lực và chưa thực với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp trong sự hỗ trợ toàn diện về kiến thức, kỹ năng độ tuổi lao động quý IV năm 2021 là 3,56%, khởi nghiệp và lập nghiệp đối với sinh viên. giảm 0,42 điểm phần trăm so với quý trước và Trong khi đó, những người có kiến thức, kỹ tăng 0,93 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm năng, khả năng khởi nghiệp thành công cao trước. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi của khu lại có định hướng đi làm thuê cho các tổ chức vực thành thị là 5,09%, giảm 0,45 điểm phần doanh nghiệp trong và ngoài nước. 59
- Trường Đại học Kinh tế Nghệ An Từ thực trạng đó, câu hỏi đặt ra là có ảnh hưởng gián tiếp đến ý định khởi nghiệp nguyên nhân của khởi nghiệp và những nhân của đối tượng này. Perera K. H (2011), các tố nào sẽ ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp, yếu tố xã hội, yếu tố tâm lý, yếu tố kinh tế và đặc biệt là đối với sinh viên ngành kinh tế. các yếu tố chính trị, pháp lý là những yếu tố Trả lời được câu hỏi này sẽ xác định được nổi bật dẫn đến con đường trở thành doanh các nhân tố nào sẽ ảnh hưởng đến ý định nhân. Ngoài ra, nghiên cứu còn cho thấy sinh khởi nghiệp của sinh viên và đề xuất một viên ít chú ý đến việc khởi nghiệp trong khi số giải pháp nhằm khơi dậy tinh thần khởi quan tâm nhiều tới những việc làm khác do nghiệp trong sinh viên. Xuất phát từ những không muốn phải chịu nhiều rủi ro và các vấn lý do đó, tác giả đã lựa chọn đề tài “Nghiên đề về tài chính. Francisco Liñán (2011) cũng cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi đã kết luận, 5 nhân tố ảnh hưởng chính đến nghiệp của sinh viên ngành kinh tế ở trường ý định khởi nghiệp của sinh viên là sự sẵn Đại học kinh tế Nghệ An”. sàng kinh doanh (sự nhìn nhận tích cực); thái 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT độ cá nhân; hoạch định, liên minh và hình thành nhân viên (Planifi cation, alliances and Nhiều nghiên cứu thực nghiệm trên thế formation for employees); sự tăng trưởng - giới và trong nước thời gian gần đây đã đặc chìa khóa cho sự thành công (Growth as a key biệt quan tâm đến ý định khởi nghiệp của feature for success); sự ưu tiên cho các công sinh viên. Theo Zahariah Mohd Zain et al việc có ích (Preference for remunerative jobs) (2010), Tham gia các khóa học kinh doanh, là những nhân tố tác động đến ý định khởi ảnh hưởng từ truyền thống kinh doanh của các nghiệp của sinh viên đại học ở Tây Ban Nha. thành viên trong gia đình, đặc điểm cá nhân đều ảnh hưởng đến khởi nghiệp của sinh viên Bên cạnh đó, các nghiên cứu trong nước kinh tế ở Malaysia. Đối với sinh viên kinh tế đã chỉ ra các yếu tố tác động đến ý định khởi tại Pakistan, ý định khởi nghiệp chịu tác động nghiệp của sinh viên, Nguyễn Thị Yến (2011), bởi các yếu tố nhân khẩu học như giới tính, sự sẵn sàng kinh doanh, tính cách cá nhân và tuổi tác, kinh nghiệm, nền tảng giáo dục và sự đam mê kinh doanh là những yếu tố cá công việc của gia đình; các yếu tố hành vi nhân tác động đến ý định khởi nghiệp của như sự thu hút chuyên nghiệp (Professional sinh viên trường Đại học Quốc Gia TP. Hồ Attraction), năng lực kinh doanh, đánh giá xã Chí Minh. Đối với nữ học viên MBA tại TP. hội, kinh nghiệm, kiến thức kinh doanh, giáo Hồ Chí Minh trong nghiên cứu của Hoàng Thị dục kinh doanh có ảnh hưởng lớn đến khởi Phương Thảo (2013) cho thấy, đặc điểm cá nghiệp. Trong đó, sự thu hút chuyên nghiệp nhân chính là yếu tố tác động mạnh nhất đến có tác động mạnh mẽ nhất đến khởi nghiệp ý định khởi nghiệp của đối tượng này. Ngoài (Abdullah Azhar, 2010). Nghiên cứu của ra, nguồn vốn cho khởi nghiệp, động cơ đẩy, Wenjun Wang (2011) đã chỉ ra rằng, sự ham hỗ trợ từ gia đình, động cơ kéo và rào cản gia muốn kinh doanh, sự sẵn sàng kinh doanh và đình cũng ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp. kinh nghiệm làm việc có tác động trực tiếp Lê Trần Phương Uyên & Cộng sự (2015) đã đến ý định khởi nghiệp của sinh viên ở Trung chỉ ra có 4 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định Quốc và Mỹ. Song song đó, nền tảng kinh khởi nghiệp của thanh niên tại thành phố Hồ doanh của gia đình, đạo đức kinh doanh cũng Chí Minh gồm: Thị trường – Tài chính – năng 60
- Tạp chí Khoa học, Tập 1, Số 1/2022 lực; Nghiên cứu và phát triển; Pháp lý; Văn ngành kế toán, quản trị kinh doanh và kinh tế. hóa. Nguyễn Quốc Nghi & Cộng sự (2016) Đảm bảo kiểm soát cân đối cơ cấu nam nữ, cơ đã chỉ ra rằng: Thái độ và sự đam mê; sự sẵn cấu các ngành học của mẫu điều tra với tỷ lệ sàng kinh doanh; quy chuẩn chủ quan; giáo đại diện khoảng 48% ở mỗi ngành. dục là 4 nhân tố tác động đến ý định khởi Phiếu điều tra được phát ngẫu nhiên cho nghiệp của sinh viên, trong đó yếu tố thái độ sinh viên trên lớp ở giờ ra chơi và cuối các và sự đam mê có tác động mạnh nhất đến ý buổi học. 350 phiếu đã được gửi tới sinh viên định khởi nghiệp của họ. năm thứ 2, thứ 3 của ngành kế toán, kinh tế, Tóm lại, các nghiên cứu đã công bố quản trị kinh doanh. Trong đó, có 284 phiếu trước đây đã nghiên cứu nhiều nhân tố ảnh gửi cho ngành kế toán, 18 phiếu gửi cho hưởng đến ý định khởi nghiệp, tuy nhiên ngành quản trị kinh doanh và 46 phiếu gửi chưa có nghiên cứu nào phản ánh mối quan cho ngành kinh tế. Kết quả thu được 322 hệ của các nhân tố về môi trường, về kinh phiếu (tỷ lệ trả lời 92%). nghiệm tác động đến ý định khởi nghiệp của 3.2. Phương pháp nghiên cứu sinh viên, đặc biệt là sinh viên ngành kinh tế tại Trường Đại học Kinh tế Nghệ An. 3.2.1. Phương pháp phân tích dữ liệu Từ các kết quả hiện có, tác giả kỳ vọng Sau khi thu nhận các câu trả lời, tác giả đã sẽ có các nhân tố tác động tích cực đến ý tiến hành mã hóa và nhập số liệu, sau đó tiến định khởi nghiệp của sinh viên ngành kinh hành phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS tế, bao gồm ý kiến người xung quanh, kinh phiên bản 20. Các thang đo trong nghiên cứu nghiệm lãnh đạo, kinh nghiệm kinh doanh, này được kiểm định qua đánh giá độ tin cậy môi trường đào tạo và học qua thực tế. Cronbach’s alpha và phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA. Cuối cùng, tác giả Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất giả thuyết phân tích tương quan, phân tích hồi quy đa nghiên cứu: Các nhân tố ý kiến người xung biến để kiểm định giả thuyết nghiên cứu. quanh, kinh nghiệm lãnh đạo, kinh nghiệm kinh doanh, môi trường đào tạo và học qua 3.2.2. Kiểm định thang đo thực tế có tác động tích cực đến ý định khởi Tác giả đã tiến hành đánh giá độ tin nghiệp của sinh viên ngành kinh tế tại Trường cậy của thang đo Cronbach’s alpha cho Đại học kinh tế Nghệ An. từng nhóm biến quan sát thuộc các nhân tố 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU khác nhau. Theo các nghiên cứu, độ tin cậy Cronbach’s alpha phải nằm trong khoảng từ 3.1. Dữ liệu 0,6 đến 1,0 để đảm bảo các biến trong cùng Trong nghiên cứu này, tác giả đã tiến một nhóm nhân tố có tương quan về ý nghĩa. hành khảo sát sinh viên năm thứ 2, thứ 3 ngành Hệ số Cronbach’s alpha càng lớn thì thang kế toán, ngành quản trị kinh doanh và ngành đo có độ tin cậy càng cao. Tuy nhiên nếu kinh tế của trường Đại học kinh tế Nghệ An hệ số này quá lớn (>0,95) thì lại cho thấy với phương pháp chọn mẫu phi xác suất kiểu nhiều biến trong thang đo không có gì khác ngẫu nhiên phân tầng với thuộc tính kiểm soát biệt. Hệ số Cronbach’s alpha từ 0,7 đến 0,8 là ngành học để đảm bảo tính cân đối giữa là thang đo có thể sử dụng được, thang đo 61
- Trường Đại học Kinh tế Nghệ An có hệ số Cronbach’s alpha từ 0,8 trở lên là 3.2.4. Phân tích mô hình hồi quy thang đo tương đối tốt, các thang đo có hệ tuyến tính số Cronbach’s alpha từ 0,6 trở lên cũng có - Phân tích tương quan thể sử dụng được trong bối cảnh các nghiên cứu đó là mới hoặc mới với người được Sau khi thực hiện phân tích EFA và độ phỏng vấn. Trong nghiên cứu này, vì sinh tin cậy cho các thang đo của các biến, các viên chưa được tiếp cận nhiều với cách thức thang đo đạt yêu cầu được xác định giá trị điều tra nghiên cứu định lượng nên thang đo trung bình (mean), các biến kiểm soát được Cronbach’s alpha từ 0,6 trở lên được đánh mã hóa theo biến dummy và tiến hành phân giá và cân nhắc coi là tin cậy. tích tương quan. Tác giả sử dụng hệ số tương quan Pearson để lượng hóa độ chặt chẽ và 3.2.3. Phân tích các nhân tố khám mối liên hệ tuyến tính giữa các đại lượng. phá EFA Nếu hệ số tương quan Pearson giữa biến Tiến hành kiểm định giá trị của thang đo phụ thuộc và các biến độc lập lớn, chứng tỏ bằng phân tích nhân tố EFA. Việc phân tích giữa chúng có quan hệ với nhau và phân tích EFA cho từng thang đo để kiểm tra tính đơn hướng của từng thước đo rồi tiến hành kiểm hồi quy tuyến tính có thể phù hợp. Trị tuyệt tra đồng thời EFA cho toàn bộ các tiêu chí đo đối của r cho biết mức độ chặt chẽ của mối lường với phép quay góc Varimax với tiêu chí liên hệ tuyến tính. Giá trị tuyệt đối của r tiến Eigenvalue >1,0 để tìm ra các nhân tố đại diện gần đến 1 khi hai biến có mối tương quan cho các biến. Varimax cho phép xoay nguyên tuyến tính chặt chẽ. Giá trị r = 0 chỉ ra hai biến góc các nhân tố để tối thiểu hóa số lượng biến không có mối quan hệ tuyến tính. Mặt khác, có hệ số lớn tại cùng một nhân tố, vì vậy sẽ nếu giữa các biến độc lập cũng có tương quan tăng cường khả năng giải thích các nhân tố. lớn với nhau thì đó cũng là dấu hiệu cho việc Tiêu chuẩn kiểm định giá trị hội tụ bao gồm: nhận dạng hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình hồi quy tuyến tính đang xem xét. Kiểm định sự thích hợp của phân tích nhân tố: Để xác định sự phù hợp khi sử - Phân tích hồi quy đa biến dụng EFA, tác giả căn cứ vào chỉ số Kaiser Sau khi phân tích tương quan, tác giả – Meyer – Olkin (KMO). Nếu chỉ số KMO tiến hành phân tích hồi quy đa biến theo lớn hơn 0,5 thì phân tích nhân tố là thích hợp, phương pháp Enter với mức ý nghĩa 5% để còn nếu nhỏ hơn 0,5 thì phân tích nhân tố có kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu khả năng không thích hợp với dữ liệu. cũng như xác định cường độ ảnh hưởng đến Các nhân tố có Eigenvalue (đại diện cho các biến độc lập lên biến phụ thuộc. lượng biến thiên được giải thích bởi nhân tố) Phương pháp hồi quy được sử dụng lớn hơn 1 mới được giữ lại trong mô hình trong nghiên cứu này là phương pháp bình phân tích, các nhân tố có Eigenvalue nhỏ hơn phương bé nhất thông thường OLS. Hệ số 1 sẽ bị loại khỏi mô hình. xác định R2 điều chỉnh được dùng để xác Những biến quan sát có trọng số nhỏ định mức độ phù hợp của mô hình. Kiểm hơn 0,3 sẽ bị loại bỏ và chỉ giữ lại những định F dùng để khẳng định khả năng mở rộng biến có tổng phương sai phải lớn hơn 50%. mô hình này áp dụng cho tổng thế cũng như 62
- Tạp chí Khoa học, Tập 1, Số 1/2022 kiểm định t để bác bỏ giả thuyết các hệ số định khởi nghiệp của mình. Bên cạnh hai nhân hồi quy của tổng thể bằng 0. Từ đó tác giả tố trên, nhân tố môi trường đào tạo cũng có tác xác định được các tham số hồi quy như sau: động lớn đối với ý định khởi nghiệp của sinh ˆ β = ( X ' X ) −1 X 'Y viên với hệ số beta = 0,237 điều này cho thấy sinh viên kỳ vọng lớn đối với kiến thức được 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU học từ nhà trường. Trường Đại học Kinh tế Mô hình cho biết, ý kiến người xung quanh Nghệ An cần có những chính sách và nội dung có ảnh hưởng lớn nhất đến ý định khởi nghiệp học tập liên quan đến nội dung khởi nghiệp của sinh viên với hệ số beta = 0,390 điều này là nhằm giúp sinh viên có thêm sự lựa chọn và hỗ một gợi ý cho trường Đại học Kinh tế Nghệ An trợ khi có ý định khởi nghiệp. Hai nhân tố còn trong việc thúc đẩy ý định khởi nghiệp của sinh lại có tác động ít hơn đến ý định khởi nghiệp viên thông qua tác động khuyến khích sinh của sinh viên đó là học qua thực tế với beta viên có ý định khởi nghiệp ngay khi đang theo = 0,194 và kinh nghiệm lãnh đạo với beta = học tại trường. Kinh nghiệm kinh doanh có ảnh 0,173 cho thấy rằng việc học qua thực tế và hưởng lớn thứ 2 với hệ số beta = 0,292 như kinh nghiệm lãnh đạo cũng quan trọng nhưng vậy ý định khởi nghiệp của sinh viên cũng chịu đối với ý định khởi nghiệp thì ý kiến người nhiều ảnh hưởng từ vấn đề kinh nghiệm, nếu xung quanh, kinh nghiệm kinh doanh và môi sinh viên có nhiều cơ hội kinh doanh hơn sẽ trường đào tạo hỗ trợ người học đóng vai trò tạo cho sinh viên có động lực nhiều hơn trong ý quan trọng hơn nhiều. Bảng 1. Bảng kiểm định và ước lượng tham số hồi quy Coefficientsa Unstandardized Standardized Collinearity t Sig. Model Coefficients Coefficients Statistics B Std. Error Beta Tolerance VIF (Constant) ,001 ,033 ,023 ,982 Học qua ,137 ,033 ,194 4,172 ,000 1,000 1,000 thực tế Kinh nghiệm ,122 ,033 ,173 3,716 ,000 1,000 1,000 lãnh đạo Kinh nghiệm ,207 ,033 ,292 6,296 ,000 1,000 1,000 kinh doanh Ý kiến người ,277 ,033 ,390 8,385 ,000 1,000 1,000 xung quanh Môi trường ,168 ,033 ,237 5,106 ,000 1,000 1,000 đào tạo a. Dependent Variable: Ý định khởi nghiệp 63
- Trường Đại học Kinh tế Nghệ An Bảng kết quả hệ số hồi quy cho biết mức 5. KẾT LUẬN ý nghĩa của các biến độc lập ý kiến người xung Trong nghiên cứu này, tác giả đã xây quanh, kinh nghiệm lãnh đạo, kinh nghiệm dựng và kiểm định mô hình lý thuyết về mối kinh doanh, môi trường đào tạo và học qua quan hệ giữa các yếu tố môi trường (ý kiến thực tế đều = 0,000
- Tạp chí Khoa học, Tập 1, Số 1/2022 6. Francisco Liñán, Juan Carlos Rodríguez-Cohard, José M. Rueda-Cantuche, (2011). Factors affecting entrepreneurial intention levels: a role for education. International Entrepreneurship and Management Journal, Volume 7, Issue 2, pp195-218. 7. Nguyễn Thị Yến (2011). Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên ĐHQG TP.HCM, Đề tài nghiên cứu Khoa học Euréka. 8. Bùi Huỳnh Tuấn Duy, Đào Thị Xuân Duyên, Nguyễn Thu Hiền (2011). Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố tính cách cá nhân lên tiềm năng khởi nghiệp của sinh viên, Tạp chí phát triển KH&CN, tập 14, số Q3-2011, Đại học Bách khoa, ĐHQG TP.HCM. 9. Lê Trần Phương Uyên, Nguyễn Thị Hòa Bình, Nguyễn Thị Thanh Vy, Nguyễn Tuấn Dương (2015). Các nhân tố tác động đến quyết định khởi nghiệp của thanh niên tại Thành phố Hồ chí Minh, Tạp chí phát triển KH&CN, Đại học Bách khoa, ĐHQG TP.HCM. 10. Nguyễn Quốc Nghi, Lê Thị Diệu Hiền, Mai Võ Ngọc Thanh (2016). Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự doanh nghiệp của sinh viên khối ngành quản trị kinh doanh tại các trường Đại học/Cao đẳng ở Thành phố Cần Thơ, Tạp chí khoa học đại học Văn Hiến, số 10. 11. Hoàng Thị Phương Thảo, Bùi Thị Thanh Chi (2013). Ý định khởi nghiệp của nữ học viên MBA tại TPHCM, Tạp chí Kinh tế, Số 271. SUMMARY RESEARCHING THE FACTORS AFFECTING THE STUDENT’S INTENTION TO START A ENTERPRISE AT NGHE AN UNIVERSITY OF ECONOMICS Pham Duc Giap1 1 Nghe An University of Economics Based on survey and analysis of information obtained from 305 students majoring in accounting, economics and business administration at Nghe An University of Economics to determine the factors affecting the intention entrepreneurship of students majoring in economics. The research results show that there are 5 factors affecting the entrepreneurial intention of students majoring in economics, including: Opinions of people around, leadership experience, business experience, training environment and learning through practice. economic. In particular, the factor Opinion of people around has the strongest impact on the entrepreneurial intention of students majoring in economics. Keywords: Starting a business, Students, Nghe An University of Economics. 65
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Ảnh hưởng của các yếu tố tâm lý hành vi đến tiến trình ra quyết định của nhà đầu tư - Bằng chứng thử nghiệm tại thị trường Việt Nam
67 p | 632 | 134
-
Môn nhân chủng học
4 p | 1137 | 109
-
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP: NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC- LENIN
29 p | 220 | 51
-
Các giai đoạn Phát triển con người - Trung tâm Nghiên cứu Tư vấn CTXH & PTCĐ
62 p | 228 | 41
-
CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TRẢI NGHIỆM MUA SẮM GIẢI TRÍ
8 p | 135 | 19
-
Nghiên cứu thực nghiệm về chuyển di ngữ dụng tiêu cực trong sử dụng hành vi ngôn ngữ phê phán của người Việt Nam học tiếng Anh như một ngoại ngữ
10 p | 172 | 10
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành và nâng cao uy tín chuyên môn của giảng viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội
5 p | 110 | 9
-
Chia sẻ tài nguyên thông tin giữa các thư viện đại học: Nhận diện các yếu tố tác động và đề xuất mô hình hợp tác
11 p | 97 | 6
-
Thực trạng và một số yếu tố ảnh hướng tới rối nhiễu cảm xúc ở học sinh trung học cơ sở
8 p | 42 | 5
-
Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hành vi rối loạn lo âu ở trẻ rối loạn phổ tự kỉ
6 p | 34 | 2
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng trí tuệ nhân tạo trong học tập của sinh viên các trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh
14 p | 10 | 2
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường Đại học Kinh tế Nghệ An
14 p | 5 | 2
-
Nhân loại học lịch sử - một nhu cầu về phương pháp từ thực tế điền dã tại Nhật Bản (phần 2)
14 p | 3 | 2
-
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên ngành Kế toán tại Trường Đại học Kinh tế Nghệ An
9 p | 2 | 1
-
Một thế kỉ sưu tầm, nghiên cứu văn hóa, văn nghệ dân gian Việt Nam
14 p | 2 | 1
-
Nghiên cứu so sánh truyện cổ tích Hàn Quốc và Việt Nam
5 p | 3 | 1
-
Nhớ về anh Tô Đông Hải
5 p | 2 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn