intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng thực phẩm chay của thế hệ Z tại thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

58
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng thực phẩm chay của thế hệ Z tại thành phố Hồ Chí Minh được nghiên cứu nhằm đưa ra các yếu tố quan trọng tác động đến quyết định sử dụng thực phẩm chay của giới trẻ tại thành phố Hồ Chí Minh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng thực phẩm chay của thế hệ Z tại thành phố Hồ Chí Minh

  1. NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI SỬ DỤNG THỰC PHẨM CHAY CỦA THẾ HỆ Z TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Trần Thị Quỳnh Nga - Lê Mỹ Châu Nguyễn Thị Ngọc Diễm - Nguyễn Đức Toàn Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Nguyễn Thị Mộng Thu TÓM TẮT Nghiên cứu sự thay đổi trong hành vi tiêu dùng thực phẩm chay của thế hệ Z tại Thành phố Hồ Chí Minh được thực hiện nhằm tìm hiểu các yếu tố tạo nên sự thay đổi hành vi tiêu dùng của khách hàng nói chung và sự lựa chọn thực phẩm chay nói riêng. Ngoài ra, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng thực phẩm chay ở một quy mô nhỏ hơn là giới trẻ thế hệ Z để đánh giá hành vi chung trong việc sử dụng thực phẩm chay của giới trẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó có được nguồn dữ liệu đáng tin cậy để có thể áp dụng nghiên cứu bằng phương pháp nghiên cứu định lượng để đưa ra kết quả chính xác nhất. Nghiên cứu đề ra 06 yếu tố tác động đến sự thay đổi trong hành vi tiêu dùng thực phẩm chay của nhóm khách hàng thế hệ Z trong ngành thực phẩm tại Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm: (H1) Quyền động vật, (H2) Bảo vệ môi trường, (H3) Sức khỏe, (H4) Tôn giáo, (H5) Tâm trạng, (H6) Chuẩn mực xã hội. Trong đó, ba yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến hành vi tiêu dùng thực phẩm chay chính là (H1) Quyền động vật, (H4) Tôn giáo, (H5) Tâm trạng. Từ khóa: ăn chay, hành vi tiêu dùng, thực phẩm chay, thế hệ Z, ngành thực phẩm chay, chế độ ăn chay. ĐẶT VẤN ĐỀ Thực phẩm là một phần không thể thiếu đối với sự tồn tại của con người. Chúng ta luôn cần bổ sung dinh dưỡng từ thịt giàu protein, vitamin và khoáng chất để duy trì sự sống và giúp cơ thể phát triển. Tuy nhiên, có rất nhiều rủi ro tiềm ẩn liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm có nguồn gốc từ động vật. Nghiên cứu được thực hiện ở Mỹ và Châu Âu chỉ ra rằng việc tiêu thụ lâu dài thịt đỏ và thịt chế biến có thể liên quan đến việc tăng nguy cơ tử vong toàn diện, bệnh tim mạch, ung thư đại trực tràng và bệnh tiểu đường ở cả nam lẫn nữ (Richi et al., & Keller, 2015). Một giải pháp thay thế cho sản phẩm từ thịt đó chính là thực phẩm chay. Hiện nay, ăn chay đã trở nên quen thuộc với tất cả mọi người và đang trở thành một xu hướng trên thế giới. Nguyên cứu của Dietz và cs. (1995) chỉ ra rằng, năm 1979, chỉ có 1,2% số người Mỹ là người ăn chay. Vào năm 1994, con số này đã tăng đến 7%. Nghiên cứu "Ăn chay ở Mỹ" được đăng bởi Vegetarian Times (2008) cho thấy 3,2% người trưởng thành ở Hoa Kỳ, khoảng 7,3 triệu người đang ăn kiêng dựa trên 2853
  2. thực vật và 5,2% quan tâm đến việc ăn chay. Ở Việt Nam, công ty cổ phần W&S (2012) thực hiện một cuộc khảo sát trên 659 người về "Xu hướng ăn chay của người Việt Nam". Trong tổng số người tham gia khảo sát thì có hơn một nửa thường xuyên ăn chay và chiếm 59%. Funny Group đã thực hiện khảo sát “Xu hướng ăn chay của người Việt Nam hiện nay” (2019), khảo sát với 200 người ngẫu nhiên. Điều đáng chú ý là 51% trong tổng số người thực hiện khảo sát trả lời rằng việc ăn chay rất có ý nghĩa đối với cuộc sống của họ. Qua đó ta thấy được, ăn chay đang trở nên phổ biến ở Việt Nam, bên cạnh các quan niệm ăn chay theo tôn giáo thì các vấn đề về quyền động vật, bảo vệ môi trường, sức khỏe, tâm trạng, chuẩn mực xã hội là những yếu tố dẫn đến hành vi của người tiêu dùng trong việc sử dụng thực phẩm chay. Tuy nhiên, các nghiên cứu về lĩnh vực thực phẩm chay còn hạn chế và chưa đưa ra được kết luận chung về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tiêu dùng thực phẩm chay của người tiêu dùng tại Việt Nam. Vì vậy, đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng thực phẩm chay của thế hệ Z tại Thành phố Hồ Chí Minh” được lựa chọn nghiên cứu nhằm đưa ra các yếu tố quan trọng tác động đến quyết định sử dụng thực phẩm chay của giới trẻ tại thành phố Hồ Chí Minh. 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1. Khái niệm về thực phẩm chay Ăn chay (hay còn gọi là Vegetarian) là một thuật ngữ chung cho một chế độ ăn không tiêu thụ thịt và các sản phẩm liên quan đến hoạt động giết mổ động vật. Ăn chay có nhiều chế độ khác nhau nhưng chủ yếu đó là: Ăn chay trường là cách mà bạn ăn bất kì một món ăn gì có nguồn gốc thực vật. Và quá trình đó được kéo dài thường xuyên thậm chí là suốt đời theo các ngày ăn chay trong tháng, 1 năm và cả đời. aChế độ ăn chay lacto là chế độ ăn kiêng thịt cũng như trứng, nhưng vẫn được phép tiêu thụ các sản phẩm từ sữa, pho mát. Ngược lại, ăn chay ovo cũng là chế độ ăn kiêng thịt nhưng ngược lại với lacto, ovo vẫn bao gồm sản phẩm từ trứng và không tiêu thụ các sản phẩm làm từ sữa . Ăn chay Lacto-Ovo (loại chay phổ biến nhất ở Thế giới phương Tây) bao gồm trứng và các sản phẩm từ sữa (như sữa và phô mai không có rennet). Hình thức ăn chay nghiêm ngặt nhất là thuần chay, hình thức này loại trừ tất cả các sản phẩm động vật, bao gồm sữa, mật ong và một số loại đường tinh luyện. Ngoài ra còn có những người ăn chay một phần, chẳng hạn như pescetarians ăn cá nhưng tránh các loại thịt khác. 2854
  3. 1.2. Định nghĩa về thế hệ Z Thế hệ Z (gọi tắt là Gen Z) là thế hệ trẻ ngay sau thế hệ Millennials (hay còn gọi là thế hệ Y) được dùng để chỉ những người sinh ra vào cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000. Thế hệ Z sinh ra và lớn lên trong những thay đổi sâu sắc nhất của thế kỷ, những người tổn tại trong một thế giới có web, internet, điện thoại thông minh, máy tính xách tay, các mạng có sẵn miễn phí và phương tiện kĩ thuật (Barca,. 2010) Bruce Tulgan & Rain Marker Thinking Inc (2013). 1.3. Lý thuyết về hành vi người tiêu dùng Theo Leon Schiffiman, David Bednall và Aron O’cass (1997): Hành vi người tiêu dùng là sự tương tác năng động của các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức, hành vi và môi trường mà qua sự thay đổi đó con người thay đổi cuộc sống của họ. Theo Peter D.Bennet (1988): Hành vi người tiêu dùng là những vi mà người tiêu dùng thể hiện trong việc mua, sử dụng, đánh giá sản phẩm và dịch vụ mà họ mong đợi sẽ thỏa mãn nhu cầu của họ. Như vậy, hành vi người tiêu dùng là những phản ứng của khách hàng dưới tác động của những kích thích bên ngoài và quá trình tâm lý diễn ra thông qua quá trình quyết định lựa chọn hàng hóa và dịch vụ. 1.4. Khái niệm quyết định lựa chọn của người tiêu dùng Theo N.Gregory Mankiw: “Quá trình ra quyết định của cá nhân được định hướng bởi sự tối đa hóa tính hữu ích trong một lượng ngân sách hạn chế”. Theo đó, với giả thuyết con người là duy lý và thông tin trên thị trường là hoàn hảo, hành vi của người tiêu dùng chịu sự ảnh hưởng bởi các yếu tố. Thứ nhất, mức hữu dụng cao nhất: Người tiêu dùng chỉ lựa chọn những loại hàng hóa, dịch vụ nào mang lại cho họ lợi ích lớn nhất. Thứ hai, sở thích của người tiêu dùng: Người tiêu dùng sẽ lựa chọn những loại hàng hóa, dịch vụ nào mà họ cảm thấy ưng ý nhất, phù hợp với bản thân nhất. Quyết định lựa chọn của người tiêu dùng theo sở thích có thể mang tính ưu tiên, mang tính bắc cầu, mang tính nhất quán, theo sự đánh giá khách quan (Đánh giá tốt sẽ được ưu tiên và ngược lại) và cũng có thể theo thu nhập và giá cả. 2855
  4. 1.5. Quyền động vật Quyền động vật là những nguyên tắc bảo vệ động vật được tự do sống, không được sử dụng, khai thác hoặc bị can thiệp bởi con người. Quyền động vật cũng có thể bị vi phạm khi con người hủy diệt môi trường sống động vật. H1: Phúc lợi động vật có tác động tích cực đến quyết định chay. 1.6. Bảo vệ môi trường là gì? Bảo vệ môi trường là hoạt động duy trì hoặc khôi phục chất lượng của môi trường thông qua việc ngăn chặn thải các chất gây ô nhiễm ra môi trường. Nó có thể bao gồm: Giữ cho môi trường trong lành, xanh sạch đẹp, cải thiện môi trường, khắc phục những hậu quả xấu do con người gây ra, tái chế và phòng ngừa suy thoái của cảnh quan và hệ sinh thái. H2: Bảo vệ môi trường có tác động tích cực đến quyết định ăn chay. 1.7. Sức khỏe Năm 1948, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nguồn đáng tin cậy được xác định về sức khỏe với một cụm từ mà chính quyền hiện đại vẫn áp dụng: "Sức khỏe tốt được hiểu là là một trạng thái hoàn hảo cả về sức khỏe thể chất lẫn tinh thần xã hội. Ngoài ra, sức khoẻ tốt không chỉ đơn thuần là không có bệnh hoặc bệnh tật." Năm 1986, được làm rõ thêm: "Một nguồn lực cho cuộc sống hàng ngày, không phải là mục tiêu sống. Sức khỏe là một khái niệm tích cực nhấn mạnh tài nguyên xã hội và cá nhân, cũng như năng lực vật lý". Tới năm 2009, một số nhà nghiên cứu đã xuất bản trong Tạp chí Lancet cho rằng: “Sức khỏe đơn giản là khả năng cơ thể thích ứng với các mối đe dọa và bệnh tật”. H3: Sức khỏe có tác động tích cực đến quyết định chay. 1.8. Tôn giáo Tôn giáo là một tập hợp các niềm tin, hành vi liên quan đến niềm tin và thờ phụng của một lực lượng kiểm soát như một vị thần cá nhân hoặc một sinh vật siêu nhiên khác. Tôn giáo thường liên quan đến niềm tin văn hóa, thế giới quan, văn bản, những lời tiên tri, tiết lộ và đạo đức có ý nghĩa tâm linh đối với các thành viên của đức tin đặc biệt, và nó có thể bao gồm một loạt các thực hành bao gồm bài giảng, nghi lễ, cầu nguyện, thiền định, biểu tượng. H4: Tôn giáo có tác động tích cực đến quyết định chay. 1.9. Chuẩn mực xã hội Chuẩn mực xã hội là quy tắc tường minh hoặc hàm ẩn nhằm xác định kiểu hành vi có thể chấp nhận được trong một xã hội hay một nhóm. Cụ thể đó là các quy tắc mà một nhóm sử dụng cho những giá trị, niềm tin, thái độ và hành vi phù hợp và không phù hợp. Chúng cũng được mô tả là các quy tắc mang tính thói 2856
  5. quen của hành vi nhằm điều tiết tương tác của chúng ta với người khác. Chuẩn mực xã hội là các quy tắc quy định hành vi được chờ đợi hoặc có thể chấp nhận được trong các tình huống cụ thể. H5: Chuẩn mực xã hội có tác động tích cực đến quyết định ăn chay. 1.10. Tâm trạng Trong tâm lý học, tâm trạng là một trạng thái cảm xúc. Trái ngược với cảm xúc hoặc xúc cảm, tâm trạng ít cụ thể hơn, ít mãnh liệt hơn và ít có khả năng bị khiêu khích hoặc khởi tạo bởi một sự kích thích hoặc sự kiện cụ thể. Tâm trạng thường được mô tả là có 2 giá trị tích cực hoặc tiêu cực. Nói cách khác, mọi người thường sẽ ở trong một tâm trạng tốt hoặc một tâm trạng xấu. Có nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến tâm trạng, và những yếu tố này có thể dẫn đến các tác động tích cực hoặc tiêu cực đến tâm trạng. H6: Tâm trạng có tác động tích cực đến quyết định chay. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng bao gồm các quy trình thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu, giải thích và viết kết quả nghiên cứu. Bằng cách khảo sát thông qua bảng câu hỏi khảo sát đối với thế hệ Z tại Thành phố Hồ Chí Minh với cỡ mẫu hợp lệ là 135. Dữ liệu thu thập được phân tích bằng phần mềm SPSS 20.0. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Kết quả Nghiên cứu thực hiện thông qua khảo sát 260 bạn trẻ thuộc thế hệ Z đang sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh (thu về 135 phiếu hợp lệ). Kết quả phân tích cho thấy, các thang đo đều đạt độ tin cậy với Cronbach Alpha>0.6. Khi xem xét mức độ tác động của từng yếu tố, 3 yếu tố: Tôn giáo (Sign.=0.0000.05, Beta=0.009). 3.2. Hạn chế của đề tài Mặc dù đề tài nghiên cứu có đem lại một số thông tin và kết quả nhất định tuy nhiên nghiên cứu vẫn còn một số hạn chế. Nghiên cứu này chỉ thực hiện tại thị trường thành phố Hồ Chí Minh với số lượng mẫu chỉ có 260 (trong đó có 135 phiếu hợp lệ). Do đó, kết quả này sẽ không đại diện được cho toàn thị trường mà phải có những nghiên cứu tiếp theo tại các thị trường khác cũng như tại các khu vực khác với số mẫu lớn hơn và phương pháp chọn mẫu chính xác hơn. Ngoài ra, nghiên cứu này chỉ tập trung vào nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng thực phẩm chay, dựa trên góc độ quan sát chủ quan cũng như 2857
  6. nghiên cứu định tính với cỡ mẫu nhỏ để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định ăn chay vì vậy có thể bỏ sót một vài nhân số tiềm ẩn. 3.3. Định hướng nghiên cứu Thứ nhất, dựa vào kết quả nghiên cứu cho thấy 6 biến ban đầu trong đó chỉ có 3 biến tác động đến quyết định ăn chay và 3 biến thì không quyết định đến việc ăn chay. Nhóm nhận thấy với cỡ mẫu 135 đối tượng nghiên cứu đang còn hạn hẹp. Cho nên, nhóm có định hướng mở rộng thêm cỡ mẫu để đạt được một kết quả nghiên cứu tốt hơn từ cái nhìn tổng quan của nhiều đối tượng nghiên cứu. Thứ hai, bổ sung thêm yếu tố “Nhận thức” có tác động đến quyết định ăn chay. Nhận thức bao gồm năm giác quan; Chạm, thị giác, âm thanh, mùi, và hương vị. Nó cũng bao gồm những gì được gọi là quyền sở hữu, một tập hợp các giác quan liên quan đến khả năng phát hiện những thay đổi về vị trí và chuyển động của cơ thể. Nó cũng liên quan đến các quá trình nhận thức cần thiết để xử lý thông tin, chẳng hạn nhận thức được ăn chay góp phần bảo vệ môi trường, vì sức khỏe, vì cộng đồng, vì lòng từ bi thì lúc đó con người sẽ quyết định ăn chay. H7: Nhận thức có tác động tích cực đến quyết định ăn chay TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Diet and Consumer Behavior in U.S. Vegetarians: A National Health and Nutrition Examination Survey (NHANES) Data Report vol.19, pp.1, 2021, [2]. What Role Does Religion Have in Shaping Human Consumption? vol.13, pp.1, 2021, [3]. Consumer Behavior Towards Purchasing Feng Shui Goods: An Empirical Study from Vietnam vol.9, pp.1, 2021, [4]. Công ty cổ phần W&S, 2012, Xu hướng ăn chay của người Việt Nam. [5]. Funny group, 2019, Khảo sát về xu hướng ăn chay hiện nay. [6]. Huỳnh Đình Lệ Thu, Nguyễn Thị Thu Minh và Hà Nam Khánh Giao. 2020. Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm hữu cơ của người tiêu dùng tại thành phố Long Xuyên. [7]. Võ Thị Tân Vũ. 2016. Nguyên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng thực phẩm chay tại thành phố Đà Nẵng, [8. Richi et al., & Keller. 2015. Health Risks Associated with Meat Consumption: A Review of Epidemiological Studies. [9]. Hoàng Thị Bảo Thoa, Hoàng Lê Kiên, Nguyễn Thu Uyên, và Nguyễn Thị Uyên. (2019). Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tiêu dùng thực phẩm hữu cơ của người tiêu dùng ở Hà Nội. VNU Journal of Science: Economics and Business, 35 (3), 79-90. 2858
  7. [10]. Nguyễn Kim Nam. (2015). Ý định tiêu dùng thực phẩm hữu cơ của người tiêu dùng trẻ: vai trò của niềm tin. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Đà Nẵng, 8 (93), 104-108. [11]. Trịnh Thùy Anh. (2014). Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua thực phẩm hữu cơ của khách hàng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Khoa học thương mại, 68, 36-42. [12]. Vegetarian Times editors, (2008), Vegetarianism In America [13]. Dietz, Frisch, Kalof, Stern, & Guagnano. (1995). Values and Vegetarianism: An Exploratory Analysis 2859
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2