Nguyễn Quang Đông và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
89(01/2): 331 – 335<br />
<br />
NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO HẠT NANO VÀNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĂN MÒN LASER<br />
VÀ TRIỂN VỌNG ỨNG DỤNG TRONG Y SINH<br />
Nguyễn Quang Đông*, Nguyễn Bích Thảo, Trần Mạnh Hùng<br />
Trường Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Trong bài báo này chúng tôi trình bày các kết quả thí nghiệm về chế tạo hạt nano vàng. Đây là<br />
phương pháp có thể tạo ra các hạt nano có độ tinh khiết cao. Các hạt nano vàng đã được tạo ra<br />
trong ethanol và PVP. Phổ hấp thụ của các hạt nano vàng được đo bởi máy quang phổ UV – VIS.<br />
Các phép đo TEM và quang phổ được thực hiện để xác định kích thước trung bình và phân bố kích<br />
thước của các hạt. Các hạt nano vàng đã được tạo ra có kích thước trung bình 12,9 nm trong<br />
ethanol và 14 nm trong PVP do sự hấp thụ cộng hưởng plassmon bề mặt khi sử dụng bước sóng<br />
1064nm của laser Nd: YAG. Các kết quả này phù hợp với lý thuyết và cho thấy ưu điểm của<br />
phương pháp ăn mòn laser.<br />
Từ khoá: Hạt nano vàng, ăn mòn laser, cộng hưởng Plasmon<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ*<br />
Trong những năm gần đây hạt nano vàng đã<br />
thu hút rất nhiều sự quan tâm chú ý của các<br />
nhà khoa học trên thế giới do những ứng dụng<br />
tiềm năng của nó trong nhiều lĩnh vực, đặc<br />
biệt là trong y, sinh học.<br />
Hạt nano được chế tạo bằng nhiều phương<br />
pháp như phương pháp khử hóa học, phương<br />
pháp khử vật lý, phương pháp khử hóa lý,<br />
phương pháp khử sinh học, phương pháp ăn<br />
mòn laser. Mỗi phương pháp đều có những<br />
ưu điểm riêng, tuỳ theo mục đích chế tạo mà<br />
có sự chọn lựa phương pháp phù hợp [1], [3]<br />
Trong thí nghiệm này chúng tôi chọn phương<br />
pháp ăn mòn laser. Phương pháp ăn mòn laser<br />
là một quá trình loại bỏ các vật liệu từ một vật<br />
liệu rắn (hoặc đôi khi ở dạng lỏng) khi chiếu<br />
lên bề mặt của nó một tia laser (Hình 1). Cơ<br />
chế hình thành và lớn lên của hạt nano khi ăn<br />
mòn kim loại bằng laser xung trong chất lỏng<br />
được giải thích bằng mô hình của Mafune và<br />
các cộng sự. Theo mô hình này chùm laser<br />
xung ăn mòn bia kim loại trong quá trình<br />
chiếu laser. Vật liệu ăn mòn, được gọi là đám<br />
vật chất (plume) tràn vào môi trường chất<br />
lỏng. Các hạt nhỏ như là các nguyên tử tự do<br />
hoặc cụm nguyên tử (cluster) va chạm với<br />
*<br />
<br />
Tel: 0974 974888<br />
<br />
nhau và tạo thành hạt trong quá trình ăn mòn.<br />
Trong vài xung đầu tiên, chỉ có môi trường<br />
chất lỏng bao quanh đám vật chất sinh ra và<br />
các mảnh kim loại trong đám vật chất này kết<br />
tụ tạo nên các hạt nano kim loại. Sau đó các<br />
hạt nano phân tán vào môi trường chất lỏng<br />
và những hạt này trở thành các tâm kết tụ cho<br />
các mảnh kim loại kế tiếp.<br />
Ở giai đoạn này có hai cơ chế đóng góp vào<br />
quá trình tạo hạt. Cơ chế thứ nhất là kết hạt<br />
trực tiếp của kim loại trong đám vật chất<br />
tương tự như trong giai đoạn đầu. Cơ chế thứ<br />
hai là sự thêm các nguyên tử hoặc cụm<br />
nguyên tử vào các hạt đã sinh ra trước đó và<br />
làm cho chúng tăng kích thước. Như vậy, khi<br />
cả hai cơ chế này xuất hiện sẽ dẫn đến phân<br />
bố kích thước mở rộng. Tốc độ tăng kích<br />
thước của các hạt nano tùy thuộc vào số hạt<br />
được tạo thành trong giai đoạn đầu và tính<br />
phân cực của phân tử môi trường chất lỏng.<br />
Trong chất lỏng, các hạt nano kim loại tích<br />
điện bề mặt. Do tương tác giữa các phân tử<br />
môi trường chất lỏng và các hạt nano tích<br />
điện bề mặt, một lớp điện tích kép bao quanh<br />
bề mặt các hạt nano. Các phân tử có momen<br />
lưỡng cực cao tạo nên liên kết mạnh hơn với<br />
bề mặt hạt nano do đó lực đẩy tĩnh điện nhờ<br />
bao bọc bởi lớp điện tích kép sẽ ngăn cản sự<br />
tăng kích thước hạt tốt hơn. Ví dụ, các phân<br />
tử phân cực như là nước tạo nên một lớp điện<br />
331<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Quang Đông và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
tích kép mạnh bao quanh hạt nano vàng. Do<br />
tương tác điện giữa các mảnh trong đám vật<br />
chất và lớp điện tích này sự tăng kích thước bị<br />
hạn chế trong quá trình ăn mòn. Kết quả là<br />
các hạt nano kim loại được tạo thành. Tính<br />
phân cực thấp hơn của phân tử chất lỏng (ví<br />
dụ ethanol) tạo thành lớp điện tích kép yếu<br />
dẫn đến tăng kích thước hạt và kết tụ mạnh<br />
[2], [4].<br />
Sau khi ăn mòn, quá trình tạo hạt dừng lại và<br />
sự kết tụ vẫn tiếp tục. Tốc độ kết tụ tùy thuộc<br />
vào sự tương tác của phân tử môi trường chất<br />
lỏng với các nguyên tử bề mặt của hạt nano<br />
và tương tác giữa các hạt nano với nhau.<br />
Tương tác bề mặt giữa các hạt nano có thể tạo<br />
thành một dung dịch keo bền vững hay là<br />
phân tán, kết tụ, kết nối và tạo thành cấu trúc<br />
giống như dây. Trong khi đó tương tác giữa<br />
các hạt nano với nhau phụ thuộc vào lực đẩy<br />
và lực hút giữa chúng, ví dụ lực hút Van der<br />
Waals gây nên kết tụ và lực đẩy tĩnh điện nhờ<br />
bao quanh bởi lớp điện tích kép ngăn cản kết tụ.<br />
Xung Laser<br />
Thấu kính<br />
<br />
89(01/2): 331 – 335<br />
<br />
phương pháp ăn mòn laser trong môi trường<br />
dung dịch cồn và PVP.<br />
THỰC NGHIỆM<br />
Để ăn mòn laser chúng tôi sử dụng bước sóng<br />
1064nm của laser Nd:YAG (Quanta Ray Pro<br />
230 USA) đặt ở chế độ Q-switching cho xung<br />
laser 8ns, tần số lặp lại 10Hz.<br />
Nhờ một hệ quang học, chùm laser được hội<br />
tụ lên bề mặt tấm kim loại Au đặt trong một<br />
cuvet chứa nước hoặc cồn. Hệ quang học<br />
được nghiên cứu, thiết kế có thông số và vị trí<br />
thích hợp, dễ dàng điều chỉnh và lặp lại vị trí<br />
chính xác.<br />
Để thay đổi vị trị ăn mòn trên bề mặt kim loại<br />
và hạn chế hiệu ứng kết tụ, cuvet chứa tấm<br />
kim loại được quay trong quá trình ăn mòn<br />
laser. Kim loại vàng được ăn mòn trong thí<br />
nghiệm này có độ tinh khiết 99.9% được gia<br />
công thành những miếng nhỏ có đường kính<br />
khoảng 1cm, độ dày 1 mm. Tấm vàng được<br />
quay trong quá trình ăn mòn laser bằng hệ<br />
xoay (9 vòng/phút). Các dung dịch được sử<br />
dụng là: cồn nguyên chất, PVP (hình 2).<br />
Lăng kính<br />
<br />
Nd:YAG laser<br />
<br />
Thấu kính<br />
<br />
Dung dich chất<br />
hoạt hoá bề mặt<br />
<br />
Dung dịch<br />
<br />
Miếng kim loại<br />
<br />
Khối kim loại<br />
<br />
Hình 1. Mô hình ăn mòn laser<br />
<br />
Phương pháp ăn mòn laser khá hữu hiệu để<br />
tạo ra các hạt nano của vật liệu bán dẫn và<br />
kim loại. So với các phương pháp khác,<br />
phương pháp ăn mòn laser là một phương<br />
pháp khá đơn giản, các hạt nano được chế tạo<br />
không bị nhiễm bẩn bởi chất khử, đặc biệt có<br />
thể điều khiển được kích thước hạt [5]<br />
Trong bài báo này chúng tôi trình bày về<br />
phương pháp chế tạo hạt nano vàng bằng<br />
<br />
Hệ xoay<br />
<br />
Hình 2. Sơ đồ hệ ăn mòn laser<br />
<br />
Phổ hấp thụ của các mẫu hạt nano Au được<br />
xác định bằng máy quang phổ UV-VIS 2450<br />
(Shimadzu). Các mẫu hạt nano Au tạo ra<br />
được khảo sát nhờ kính hiển vi điện tử truyền<br />
qua (TEM) JEM-1200EX (80 kV) tại Viện vệ<br />
sinh dịch tễ trung ương. Kích thước hạt nano<br />
<br />
332<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Quang Đông và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Au được xác định bởi phần mềm1,37V của<br />
Wayne Rasband (USA). Phân bố kích thước<br />
của các hạt nano Au được xác định nhờ đo<br />
đường kính của hơn 700 hạt và sử dụng phần<br />
mềm Origin7.5.<br />
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
Chế tạo hạt nano vàng trong Ethanol<br />
Chúng tôi chuẩn bị mẫu ethanol và tiến hành<br />
ăn mòn trong 15 phút với công suất laser<br />
trung bình là 400mW.<br />
* Phổ hấp thụ UV - VIS của hạt nano vàng<br />
Mẫu được đo ở dạng dung dịch màu. Mẫu sẽ<br />
được cho vào một cuvet còn cuvet thứ hai<br />
đựng chất so sánh ở đây là ethanol được sử<br />
dụng trong quá trình chế tạo mẫu. Sau khi<br />
cuvet được đặt vào gá mẫu sẽ được đưa vào<br />
buồng đo mẫu. Đậy kính nắp buồng đo mẫu<br />
để đảm bảo buồng đo mẫu là hoàn toàn tối<br />
không có ánh sáng bên ngoài lọt vào. Sau mỗi<br />
phép đo, cuvet được tráng dụng cụ bằng nước<br />
cất. Số liệu sẽ được lưu trữ dạng file text<br />
được xử lý bằng phần mềm origin 7.5. Các<br />
mẫu tạo được đã được đo bằng máy UV-2450<br />
tại Trung tâm khoa học vật liệu - Đại học<br />
Khoa Học Tự Nhiên. Hình 3. trình bày phổ<br />
hấp thụ của hạt nano vàng trong ethanol tinh<br />
khiết.<br />
<br />
89(01/2): 331 – 335<br />
<br />
thành công hạt nano vàng. Điều này phù hợp<br />
với lý thuyết về đỉnh hấp thụ cộng hưởng<br />
plasmo bề mặt của các hạt nano vàng.<br />
* Xác định kích thước hạt nano vàng chế<br />
tạo được:<br />
Để xác định kích thước hạt cũng như sự phân<br />
bố kích thước hạt, chúng tôi tiến hành đo kích<br />
thước hạt vàng trong aceton tinh khiết bằng<br />
kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM).<br />
Ảnh TEM của mẫu thu được như hình 4:<br />
<br />
Hình 4. Ảnh TEM hạt nano vàng trong ethanol,<br />
thời gian t=15 phút<br />
<br />
Quan sát trên hình 4, ta thấy các hạt nano<br />
vàng có kích thước nano với hình dạng gần<br />
với hình cầu. Phân bố kích thước hạt được thể<br />
hiện trên hình 5:<br />
<br />
Hình 3. Phổ hấp thụ của hạt nano vàng<br />
trong ethanol<br />
<br />
Từ hình 2, ta thấy sự xuất hiện của đỉnh phổ<br />
hấp thụ đặc trưng là 525 nm của hạt nano<br />
vàng, từ đó có thể khẳng định rằng đã chế tạo<br />
<br />
Hình 5. Phân bố kích thước hạt nano vàng trong<br />
ethanol<br />
<br />
333<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Quang Đông và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Từ hình 5. ta thấy rằng các hạt nano vàng<br />
phân bố không đồng đều trong khoảng từ 5 –<br />
20 nm. Kích thước trung bình của các hạt nano<br />
vàng được tạo ra trong ethanol là 12,9 nm.<br />
Chế tạo hạt nano vàng trong PVP<br />
Với cách làm tương tự, chúng tôi chuẩn bị<br />
mẫu PVP 0,005M và tiến hành thí nghiệm ăn<br />
mòn trong 20 phút với công suất laser trung<br />
bình là 400mW.<br />
* Phổ hấp thụ UV – VIS<br />
Phổ hấp thụ của hạt nano vàng trong PVP<br />
được thể hiện trên hình 6:<br />
<br />
89(01/2): 331 – 335<br />
<br />
Bằng cách đo kích thước hạt vàng trong PVP<br />
khiết bằng kính hiển vi điện tử truyền qua.<br />
Ảnh TEM của mẫu thu được như hình 7:<br />
Quan sát trên hình 7, ta thấy các hạt nano<br />
vàng có kích thước nano với hình dạng gần<br />
với hình cầu. Phân bố khíc thước hạt được thể<br />
hiện trên hình 8:<br />
<br />
Hình 8. Phân bố kích thước hạt nano vàng<br />
trong PVP 0,005M<br />
<br />
Hình 6. Phổ hấp thụ của hạt nano vàng<br />
trong PVP 0,005M<br />
<br />
Từ hình 6, ta thấy xuất hiện đỉnh phổ hấp thụ<br />
đặc trưng là 522 nm của hạt nano vàng, từ đó<br />
có thể khẳng định rằng đã chế tạo thành công<br />
hạt nano vàng trong PVP.<br />
* Xác định kích thước hạt nano vàng chế<br />
tạo được:<br />
<br />
Hình 7. Ảnh TEM hạt nano vàng trong<br />
ethanol, thời gian t=15 phút<br />
<br />
Từ hình 8. ta thấy rằng các hạt nano vàng<br />
phân bố không đồng đều chủ yếu trong<br />
khoảng từ 5 – 25 nm. Kích thước trung bình<br />
của các hạt nano vàng được tạo ra trong<br />
ethanol là 14 nm.<br />
Triển vọng ứng dụng hạt nano vàng trong<br />
y sinh<br />
Hạt nano vàng được sử dụng trong y sinh học<br />
để đánh dấu tế bào. Nguyên tắc ứng dụng hạt<br />
nano kim loại quý trong đánh dấu tế bào như<br />
sau: hạt nano vàng được gắn kết với kháng<br />
thể đặc hiệu kháng tế bào ung thư, sau đó gắn<br />
lên mẫu bệnh có tế bào ung thư. Nhờ liên kết<br />
kháng nguyên - kháng thể đặc hiệu mà hạt<br />
nano gắn lên bề mặt của tế bào. Chiếu ánh<br />
sáng lên tế bào thì do khả năng tán xạ mạnh<br />
của hạt nano vàng mà các tế bào ung thư sẽ<br />
được phân biệt với các tế bào thường không<br />
có khả năng tán xạ. Kết quả cho thấy nếu<br />
không gắn với kháng thể kháng tế bào ung<br />
thư thì hạt nano vàng không gắn lên tế bào<br />
ung thư. Khi có kháng thể gắn với hạt nano<br />
vàng, hạt nano vàng bám lên các tế bào. Dưới<br />
ánh sáng hiển vi trường tối, các tế bào này<br />
phát sáng rất mạnh, khác biệt hẳn với các tế<br />
<br />
334<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Quang Đông và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
bào khi không có hạt nano vàng gắn kết. Hơn<br />
nữa, bề mặt hạt nano vàng có thể kết hợp với<br />
phân tử thuốc, phân tử sinh học như DNA,<br />
các loại protein như enzyme, kháng thể cho<br />
nhiều ứng dụng y học khác nhau. Ngoài ra có<br />
thể nghiên cứu ứng dụng hạt nano vàng để<br />
phân tách tế bào, dẫn thuốc, nung nóng cục<br />
bộ… Hạt nano vàng cũng có khả năng diệt<br />
khuẩn được pha chế với rượu, tạo ra rượu<br />
nano vàng có chức năng phòng độc rất tốt.<br />
KẾT LUẬN<br />
Bằng việc nghiên cứu phương pháp ăn mòn<br />
laser để chế tạo hạt nano kim loại, chúng tôi<br />
đã chế tạo thành công hạt nano vàng trong<br />
ethanol và PVP. Thành công bước đầu này<br />
mở ra hướng nghiên cứu ứng dụng các hạt<br />
nano vàng trong y học và sinh học.<br />
<br />
89(01/2): 331 – 335<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1] Nguyen Thanh Dinh, Nguyen Quang Dong,<br />
Trinh Thi Hue, Vu Thi Khanh Thu, Pham Thi<br />
Thanh Van, Duong Thi Nguyet, Nguyen The Binh<br />
(2010) “Fabrication of metal nanoparticles by<br />
laser ablation”, Proceeding of the first Academic<br />
Conference on Natural Science for Master and<br />
PhD Students from Cambodia, Laos, Vietnam,<br />
Vientiane, Lao PDR 23-27/3/2010. VNU - HCM<br />
Publishing House 2010. pp 279 - 285<br />
[2] Fumitaka Mafune, Jun-ya kohno Yoshihiro<br />
Takeda, Tamotsu Kondow (2000), Journal of<br />
Physical Chemistry B, Vol. 104 No 35 8333.<br />
[3] R.M Tilaki,A.Iraji zad and S.M. Mahdavi (2007).<br />
Journal of Nanoparticle Research 9:853-860<br />
[4] K. Lance Kelly, Eduardo Coronado, Lin Lin<br />
Zhao, and George C. Schatz (2003) J. Phys. Chem.<br />
B, 107, 668-677<br />
[5] Jean-Philippe Sylvestre, Suzie Poulin, Andrei<br />
V. Kabashin, Edward Sacher, Michel Meunier,<br />
and Media (2004), J. Phys. Chem. B, 108, 16864 16869.<br />
<br />
SUMMARY<br />
RESEARCH, FABRICATION OF GOLD NANOPARTICLES BY LASER<br />
ABLATION AND PROMISING APPLICATIONS IN BIOMEDICAL<br />
Nguyen Quang Dong*, Nguyen Bich Thao, Tran Manh Hung<br />
College of medicine and farmacy - TNU<br />
<br />
We present experimental results related to laser ablation-based gold nanofabrication. This method<br />
makes possible the production of pure gold nanoparticles in biologically-friendly environment.<br />
Gold nanoparticles were produced in ethanol and PVP. The absorption spectra of gold<br />
nanoparticles were measured by a UV-VIS 2450 spectrometer. The TEM and spectral<br />
measurements were carried out to determine average size and size distribution. The average size of<br />
produced Au nanoparticles was reduced to 12,9 nm in ethanol and 14 nm in PVP by plasmon<br />
resonance absorption using wavelength 1064 nm of Nd:YAG laser. The experimental results were<br />
in good agreement with theory and showed advantages of the laser ablation method.<br />
Key word: Plasmon resonance, laser ablation, gold nanoparticles<br />
<br />
*<br />
<br />
Tel: 0974 974888<br />
<br />
335<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />