Cơ học & Điều khiển thiết bị bay<br />
<br />
NGHIÊN CỨU, CHẾ TẠO MÁY LẠNH MINI CHO<br />
TÊN LỬA PHÒNG KHÔNG TẦM THẤP<br />
Vũ Quốc Toản, Bùi Xuân Chiến, Phạm Vĩnh Thiện<br />
Tóm tắt: Trong bài báo này, chúng tôi trình bày kết quả quá trình nghiên cứu,<br />
chế tạo và thử nghiệm máy lạnh mini theo nguyên mẫu trong TLPKTT được Nhóm<br />
nghiên cứu của Viện Công nghệ/TCCNQP chế tạo. Kết quả thử nghiệm đo được<br />
lưu lượng ni tơ lỏng tạo ra từ máy lạnh mini tự chế tạo đạt và vượt chỉ tiêu kỹ thuật<br />
yêu cầu.<br />
Từ khóa: Hiệu ứng Joul-Thompson, Máy lạnh mini.<br />
<br />
1. MỞ ĐẦU<br />
Tổ hợp TLPKTT vác vai được các nước trên thế giới bắt đầu nghiên cứu chế tạo<br />
từ năm 1960. Năm 1972 bắt đầu có nghiên cứu, cải tiến. Trên các tổ hợp TLPKTT<br />
có trang bị đầu tự dẫn sử dụng quang trở được làm lạnh sâu tới – 196oC. Bộ phận<br />
để làm lạnh quang trở ở đây là máy lạnh mini.<br />
Có nhiều kiểu loại máy lạnh mini khác nhau, chúng hoạt động dựa trên các hiệu<br />
ứng vật lý khác nhau. Máy lạnh mini trong TLPKTT hoạt động dựa theo hiệu ứng<br />
Joul-Thompson. Nguyên lý hoạt động của nó như sau: chất khí bị nén ở áp suất cao<br />
đi qua một ống dẫn tiết diện nhỏ, đi ra môi trường áp suất thấp, khí nở ra. Lúc này<br />
khoảng cách giữa các phân tử khí sẽ tăng lên làm thế năng của chất khí tăng. Nếu<br />
không có ngoại lực và nhiệt độ bên ngoài tác động vào quá trình này (hệ cô lập),<br />
tổng năng lượng của chất khí là không thay đổi. Theo định luật bảo toàn năng<br />
lượng, việc tăng thế năng dẫn đến sự giảm động năng, do đó nhiệt độ của khí giảm.<br />
Tất cả các chất khí (trừ khí H2, Ne và He) đều tuân theo định luật này.<br />
Máy lạnh mini có nguyên lý hoạt động theo hiệu ứng Joul-Thompson được<br />
Ranque phát minh đầu tiên vào năm 1933 [1], và Hilsch [2] năm 1947. Hệ thống<br />
ống tạo xoáy của Ranque và Hilsch gọi là Ranque- Hilsch Vortex Tube (RHVT).<br />
Đến năm 1955, Westley [3] thực nghiệm tối ưu hóa hình học của hệ thống xoáy<br />
RHVT. Tiếp theo vào năm 1960, Takahama xuất bản các tài liệu về hệ thống ống<br />
xoáy RHVT. Ông chỉ ra rằng ống xả của các vòi phun đạt 0,5 ~ 1 mm và cấu tạo<br />
hình học của hệ thống ống xoáy RHVT có mối quan hệ tới công suất làm lạnh.<br />
Năm 1961, Paruleker [4] thiết kế một ống xoáy ngắn hình nón. Ông thấy rằng<br />
kết cấu của bề mặt bên trong của ống có ảnh hưởng đến hiệu suất làm lạnh. Ông<br />
cho rằng thiết kế của buồng xoáy và các vòi phun đầu vào là rất quan trọng, ông<br />
nói các vòi phun đầu vào nên có một hình dạng xoắn ốc Archimedean và mặt cắt<br />
ngang của nó phải được khía rãnh. Ông phát hiện ra rằng các ống xoáy với một góc<br />
hình nón khoảng 2 - 3 độ có hiệu suất lớn hơn các ống xoáy hình trụ cỡ 20% ~<br />
25% về hiệu suất làm lạnh. Vào năm 1968, Borisenko [5] cho thấy góc nón tối ưu<br />
cho ống xoáy hình nón là 3 độ.<br />
Năm 1996, Piralishvili và Polyaev [6] giới thiệu một loại mới của ống xoáy:<br />
Mạch đôi ống xoáy, với một ống hình nón để cải thiện hiệu suất (xem hình 1). Ở<br />
cửa nóng, trong trung tâm của các van điều khiển, có một lỗ cho phép phản hồi khí<br />
về ống xoáy. Khí phản hồi có cùng nhiệt độ như khí đầu vào nhưng với áp suất<br />
<br />
<br />
<br />
332 V.Q.Toản, B.X. Chiến,…,“Nghiên cứu, chế tạo máy lạnh… phòng không tầm thấp.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
thấp. Với thiết kế này, công suất làm mát của hệ thống tăng và hiệu quả hoạt động<br />
của ống xoáy được cải thiện.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Máy lạnh ống xoáy hình nón.<br />
Hình 2 mô tả phương pháp làm lạnh quang trở bằng phương pháp sử dụng hiệu<br />
ứng Joule – Thomson. Khí với áp suất cao được đưa vào máy lạnh từ bình nén khí<br />
thông qua ống nối (5) đi qua lọc vào ống xoắy (1) được quấn trên lõi (2) sau khi ra<br />
khỏi lỗ hẹp (van của ống) khí sau khi giãn nở và nhiệt độ giảm, đế của quang trở<br />
được làm lạnh [7].<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2. Máy lạnh mini làm lạnh đế quang trở sử dụng hiệu ứng Joule – Thomson.<br />
1 - Ống xoáy; 2 - Lõi; 3 - Bình chứa; 4 - Đế quang trở; 5 – Ống nối<br />
<br />
Máy lạnh mini trong đầu tự dẫn TLPKTT hoạt động theo hiệu ứng Joule –<br />
Thomson. Thiết kế của máy lạnh mini trong TLPKTT thế hệ mới hiện nay đã kết<br />
hợp được những ưu việt của các phát minh trước đó. Với mẫu máy lạnh này đã<br />
được nhiều nước trên thế giới nghiên cứu, chế tạo và sử dụng trong TLPKTT.<br />
2. THỰC NGHIỆM<br />
2.1. Khảo sát mẫu<br />
2.1.1. Giải mã kết cấu của máy lạnh mini<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3. Sơ đồ cấu tạo máy lạnh mini.<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Tên lửa, 09 - 2016 333<br />
Cơ h<br />
học<br />
ọc & Điều khiển thiết bị bay<br />
<br />
Nhóm nghiên ccứu ứu tiến hhành<br />
ành khảo<br />
khảo sát các mẫu máy lạnh tr trên<br />
ên TLPKTT và chia<br />
máy llạnh<br />
ạnh mini th thành<br />
ành các bbộ ộ phận sau: 1 – Đế;Đế; 2 – Thân; 3 – Lõi;<br />
Lõi; 4 – Ống dây tọa<br />
xoáy<br />
xoáy;; 5 – Chóp;<br />
Chóp; 6 – Ống dây đầu ra ra;; 7 – Vít; 8-<br />
8- Trục<br />
Trục cố định; 9 – Khối<br />
Khối lọc nit<br />
nitơ<br />
2.1.2. Khảo<br />
Khảo sát vật liệu chế tạo các chi tiết<br />
Khảo sát thành<br />
Khảo thành phphầnần vật liệu các chi ti tiết<br />
ết bằng các thiết bị hiện đại đáng tin cậy<br />
và đo lường<br />
lường kích thưthướcớc các chi tiết của máy lạnh mini trong đđầu ầu tự dẫn ttrên<br />
rên<br />
TLPKTT.<br />
TLPKTT Kết ết quả khảo sát vật liệu nh nhưư sau:<br />
- Các ống dây: ống dây truyền, ống dây có gân, ống dây tr trơn,<br />
ơn, ống dây đđầu<br />
ầu ra<br />
ra,,<br />
vòi phun được<br />
được llàm<br />
àm ttừừ vật liệu Cu<br />
Cu-Ni.<br />
Ni.<br />
- Các chi titiết:<br />
ết: thân, đế, chóp của máy lạnh lạnh mini đđược<br />
ợc llàm<br />
àm từ<br />
từ vật liệu SUS<br />
316.<br />
- Lõi qu<br />
quấn<br />
ấn dây llàmàm ttừ<br />
ừ vật liệu vật liệu nhựa<br />
nhựa ép АGG-44V..<br />
- Khối<br />
Khối lọc nit<br />
nitơ<br />
ơ đư<br />
được<br />
ợc llàm<br />
àm từ<br />
từ vật liệu hợp kim xốp S316L.<br />
2.2. Thiết<br />
Thiết kế v<br />
vàà ch<br />
chếế tạo<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 4. Cấu<br />
ấu tạo cụm đế máy lạnh mini<br />
mini. Hình 5. Chóp ccủa<br />
ủa máy lạnh mini<br />
mini.<br />
Từừ các số liệu kích th ớc đo đạc vvàà kh<br />
thước khảo<br />
ảo sát trên<br />
trên mmẫu,<br />
ẫu, tiến hhành<br />
ành d<br />
dựng<br />
ựng bản vẽ,<br />
xây ddựng<br />
ựng quy trtrình<br />
ình công ngh<br />
nghệệ và<br />
và ch<br />
chếế tạo các chi tiết. Hình 4 ccụmụm đế<br />
đế máy lạnh mini<br />
gồm:<br />
ồm: 1-- Đế;<br />
ế; 2-<br />
2 Kh<br />
Khối ối lọc khí; 33- Cọc<br />
Cọc định vị vị..<br />
Lõi máy llạnh<br />
ạnh mini ((xemem hình 3) được<br />
được llàm<br />
àm từtừ vật liệu А<br />
АG--4V,<br />
4V, được<br />
được chế tạo bằng<br />
cách ép nóng chchảy.<br />
ảy. Sau khi ép, lõi đưđượcợc llàm<br />
àm sạch<br />
sạch bavia, khoan lỗ Ø2 và Ø0,7 theo<br />
bản<br />
ản vẽ, sau đó đđược ợc lắp vvào<br />
ào cọc<br />
cọc định vị của cụm đế. Hệ 4 ống dây đđư ợc hàn<br />
ược hàn vvới<br />
ới<br />
cụm<br />
ụm đế vvàà quấn<br />
quấn trên<br />
trên lõi và nnối<br />
ối với ống đây đầu ra. To Toàn<br />
àn bbộ<br />
ộ hệ thống ống dây tạo<br />
xoáy và ccụm<br />
ụm đế đư được<br />
ợc lắp với thân, rồ rồii đư<br />
được<br />
ợc hàn<br />
hàn với<br />
với chóp (Hình 5)) và vòi phun<br />
hình thành máy llạnh<br />
ạnh mini ho hoàn<br />
àn chỉnh<br />
chỉnh (Xem hhình ình 7).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 6. Thân máy llạnh<br />
ạnh mini<br />
mini. Hình 7. Máy llạnh<br />
ạnh mini đồng bộ<br />
bộ.<br />
<br />
<br />
<br />
334 V.Q.To<br />
V.Q.Toản,<br />
ản, B.X. Chiến<br />
Chiến,,…,<br />
…,“Nghiên<br />
Nghiên ccứu,<br />
ứu, chế tạo máy lạnh<br />
lạnh…… phòng không ttầm thấp.””<br />
ầm thấp<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
2.3. Thử nghiệm<br />
2.3.1. Quá trình thử nghiệm<br />
Thử nghiệm đo lưu lượng ni tơ lỏng do máy lạnh mini được thực hiện trên thiết<br />
bị A-3518.00.000 tại xí nghiệp 23/Z199/TCCNQP. Điều kiện môi trường thử<br />
nghiệm: Điều kiện khí hậu bình thường trong phòng đặt thiết bị thử nghiệm tại<br />
phân xưởng A4/Xí nghiệp 23. Nhiệt độ không khí từ +15oC đến + 35oC; Độ ẩm<br />
tương đối của không khí từ 45% đến 80%; Áp suất khí quyển: (8,4 ÷10,7).104 Pa<br />
[(630÷800) mmHg].<br />
Nội dung thử nghiệm dùng để xác định lượng ni tơ pha lỏng tạo ra bởi máy lạnh<br />
mini từ bình chứa V=350cm3, áp suất 35MPa ở 2 chế độ: Sau thời gian vận hành<br />
6s, ở nhiệt độ T = (503)С cần đạt được lượng ni tơ lỏng ≥15ml. Sau thời gian<br />
vận hành từ 25-30s, ở nhiệt độ T = (205)С cần đạt được lượng ni tơ lỏng ≥18ml.<br />
Các máy lạnh mini trước khi thử nghiệm cần phải sấy ở nhiệt độ 50С, và thổi<br />
sạch khí, thời gian thổi 30 phút, áp suất thổi theo áp kế cần phải đạt nhỏ hơn hoặc<br />
bằng 1MPa. Khi cần thiết, áp suất cần thiết có thể được điều chỉnh bằng van trên<br />
thiết bị.<br />
2.3.2. Kết quả thử nghiệm<br />
Từ các mẫu máy lạnh mini đã được lắp ráp đồng bộ, thử nghiệm tĩnh và thử<br />
nghiệm theo điều kiện kỹ thuật trên thiết bị A-3518.00.000 tại xí nghiệp 23, Z199.<br />
Kết quả nghiên cứu chế tạo, thử nghiệm ban đầu được 50% sản phẩm đạt yêu kỹ<br />
thuật. Kết quả đo lưu lượng ni tơ thu được của một số mẫu trên bảng 1.<br />
Bảng 1. Lưu lượng ni tơ lỏng đo được trên một số mẫu máy lạnh mini<br />
Lưu lượng, ml<br />
STT Ký hiệu mẫu Chế độ 30s Chế độ 6s Ghi chú<br />
Yêu cầu Kết quả Yêu cầu Kết quả<br />
1 CH-VCN-16 0,23 0,19 Đạt<br />
2 CH-VCN-07 ≥0,18 0,23 ≥0,15 0,21 Đạt<br />
3 CH-VCN-29 0,23 0,23 Đạt<br />
<br />
3. KẾT LUẬN<br />
Với điều kiện hiện có tại Việt Nam, nhóm nghiên cứu của Viện Công nghệ -<br />
Tổng cục Công nghiệp quốc phòng đã chế tạo thử nghiệm được một số mẫu máy<br />
lạnh mini cho TLPKTT và tiến hành thử nghiệm tĩnh và đo lưu lượng ni tơ lỏng do<br />
các mẫu tạo ra theo điều kiện kỹ thuật đã được xây dựng. Kết quả thử nghiệm đo<br />
được lưu lượng ni tơ lỏng tạo ra đạt và vượt chỉ tiêu TU so với sản phẩm tương tự<br />
do Nga chế tạo.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. J.E. Lay, “An experimental and analytical study of vortex-flow temperature<br />
separation by superposition of spiral and axial flow”, part II. Trans. ASME J.<br />
Heat Transfer, 81:213– 222, Aug. 1959.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Tên lửa, 09 - 2016 335<br />
Cơ học & Điều khiển thiết bị bay<br />
<br />
[2]. H. Takahama and H. Yokosawa, “Energy separation in vortex tubes with a<br />
divergent chamber”, Trans. ASME, J. Heat Transfer, 103:196–203, May<br />
1981.<br />
[3]. Y.D. Raiskii and L.E. Tunkel, “Influence of vortex-tube configuration and<br />
length on the process of energetic gas separation”, Journal of Engineering<br />
Physics and Thermophysics, 27(6):1578 – 1581, December 1974.<br />
[4]. P.K. Singh, R.G. Tathgir, D. Gangacharyulu, and G.S. Grewal, “An<br />
experimental performance evaluation of vortex tube”, Journal of Institution of<br />
Engineers (India), 84:149–153, Jan. 2004.<br />
[5]. M. Kurosaka, “Acoustic streaming in swirling flow and the Ranque-Hilsch<br />
(vortex-tube) effect”, J. Fluid Mech., 124:139–172, 1982.<br />
[6]. A. Gutsol, “The Ranque effect”, Physics-Uspeki, 40(6):639–658, 1997.<br />
[7]. Е. И. Антонов, В. Е. Ильин, Е. А. Коленко, Ю.В. Петровский, А. И.<br />
Смирнов. Устройства для охлаждения приемников излучения. Изд.<br />
«Машиностроение». Ленинград. 1969.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
THE STUDY, MANUFACTURE MINIATURE COOLER FOR MAN –<br />
PORTABLE AIR DEFENSE MISSILE<br />
<br />
This paper we presents the results of research, manufacturing, and test<br />
miniature coolers made in institute of technology of the department<br />
of national defense industry. Test results measured liquid nitrogen flow<br />
generated from miniature coolers reached and exceeded technical<br />
requirements.<br />
Keywords: Joule - Thompson effect, miniature cooler.<br />
<br />
Nhận bài ngày 15 tháng 6 năm 2016<br />
Hoàn thiện ngày 20 tháng 8 năm 2016<br />
Chấp nhận đăng ngày 05 tháng 9 năm 2016<br />
<br />
<br />
<br />
Địa chỉ: Viện Công nghệ - Tổng cục Công nghiệp quốc phòng<br />
*Email bxc1@live.com;<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
336 V.Q.Toản, B.X. Chiến,…,“Nghiên cứu, chế tạo máy lạnh… phòng không tầm thấp.”<br />