intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững - Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:599

8
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hội thảo “Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững” với các chủ đề chính: Khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả và bền vững tài nguyên thiên nhiên; Đánh giá, dự báo, cảnh báo, xử lý các vấn đề về môi trường; Biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường; Quản lý rủi ro thiên tai;...Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững - Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA NGHIÊN CỨU CHUYỂN GIAO, ỨNG DỤNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TRONG SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG HÀ NỘI - 2021
  2. BAN TỔ CHỨC 1. PGS.TS. Hoàng Anh Huy - Chủ tịch Hội đồng Trường, Trưởng ban 2. PGS.TS. Lê Thị Trinh - Phó Hiệu trưởng, Phó Trưởng ban 3. TS. Nguyễn Bá Dũng - Trưởng phòng Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế, Ủy viên 4. PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Hạnh - Phó Trưởng khoa Môi trường, Ủy viên 5. TS. Nguyễn Hoản - Trưởng khoa Kinh tế Tài nguyên và Môi trường, Ủy viên 6. TS. Trần Xuân Biên - Phó Giám đốc Phân hiệu Trường tại Thanh Hóa, Ủy viên BAN KHOA HỌC 1. PGS.TS. Lê Thị Trinh - Phó Hiệu trưởng, Trưởng ban 2. TS. Nguyễn Thị Hải Yến - Phó Trưởng khoa Quản lý Đất đai, Phó Trưởng ban 3. ThS. Vũ Lê Dũng - Phòng Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế, Thư ký 4. PGS.TS. Phạm Quý Nhân - Khoa Tài nguyên nước, Ủy viên 5. PGS.TS. Phạm Thị Mai Thảo - Khoa Môi trường, Ủy viên 6. TS. Nguyễn Hồng Lân - Trưởng khoa Khoa học Biển và Hải đảo, Ủy viên 7. TS. Thái Thị Thanh Minh - Trưởng bộ môn Biến đổi khí hậu và Phát triển bền vững 8. TS. Lê Anh Trung - Phó Giám đốc Phân hiệu Trường tại Thanh Hóa, Ủy viên 9. TS. Trương Vân Anh - Trưởng khoa Khí tượng Thủy văn, Ủy viên BAN THƯ KÝ 1. ThS. Vũ Thị Thủy Ngân - Phó Trưởng phòng Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế, Trưởng ban 2. TS. Trần Minh Nguyệt - Phó Trưởng khoa Kinh tế Tài nguyên và Môi trường, Phó Trưởng ban 3. TS. Lê Thị Thùy Dung - Phó Trưởng khoa Lý luận Chính trị, Ủy viên 4. ThS. Nguyễn Thị Hồng Hương - Giám đốc Trung tâm Thư viện và Công nghệ thông tin, Ủy viên 5. ThS. Nguyễn Đức Mạnh - Phòng Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế, Ủy viên 6. CN. Trần Thu Hiền - Ban Truyền thông và Tư vấn tuyển sinh, Ủy viên
  3. MỤC LỤC 1 SỰ THAY ĐỔI CỦA NHIỆT ĐỘ BỀ MẶT BIỂN TRONG THẾ KỶ XX VÀ THẾ KỶ XXI TRÊN KHU VỰC BIỂN ĐÔNG VIỆT NAM ĐƯỢC MÔ PHỎNG BỞI NHIỀU MÔ HÌNH CMIP5 Lê Văn Thiện .................................................................................................................... 1 2 XỬ LÝ NƯỚC NHIỄM MẶN TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG: SO SÁNH VÀ ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ THÍCH ỨNG Nguyễn Văn Tuyến, Bùi Thị Thủy Ngân, Trần Hùng Thuận, Chu Xuân Quang .................. 13 3 NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BẢN ĐỒ CHI TIẾT CẤP ĐỘ RỦI RO DO NGẬP LỤT HẠ LƯU SÔNG BA Bùi Văn Chanh................................................................................................................ 22 4 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ GIÁ TRỊ SỬ DỤNG CÂY THUỐC TẠI XÃ SÙNG PHÀI, HUYỆN TAM ĐƯỜNG, TỈNH LAI CHÂU Mai Hương Lam.............................................................................................................. 33 5 ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG HOÀNG LONG ĐOẠN CHẢY QUA TỈNH NINH BÌNH Đinh Thị Hương, Đào Minh Hưng................................................................................... 43 6 PHÁT TRIỂN CHỨC NĂNG CÔNG VIÊN ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM TRONG XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG VIÊN THỂ THAO TRÊN THẾ GIỚI Vũ Minh Cường............................................................................................................... 50 7 NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI QUẢN LÝ NƯỚC ĐÔ THỊ HÀ NỘI Trần Đức Thiện, Đặng Văn Hà, Nguyễn Thị Yến, Chu Mạnh Hùng.................................. 59 8 ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ XÓI MÒN ĐẤT TẠI TỈNH ĐẮK LẮK Trần Xuân Biên............................................................................................................... 70 9 NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG KHÁNG OXY HÓA, ỨC CHẾ ENZYME α-AMYLASE VÀ α-GLUCOSIDASE CỦA CAO CHIẾT TỪ VỎ LỰU (PUNICA GRANATUM) Nguyễn Thị Ái Lan, Nguyễn Phạm Tuấn........................................................................... 80 10 ĐỀ XUẤT SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP THEO KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU RCP4.5 (GIAI ĐOẠN 2016 - 2035) TẠI TỈNH ĐẮK LẮK Trần Xuân Biên, Phạm Thanh Tâm.................................................................................. 91 11 NGHIÊN CỨU KHÁNG OXY HÓA, KHÁNG VIÊM VÀ ỨC CHẾ ENZYME XANTHINE OXIDASE CỦA CAO CHIẾT HẠT NHÃN (DIMOCARPUS LONGAN) Nguyễn Phạm Tuấn, Nguyễn Thị Ái Lan......................................................................... 100 12 HIỆU QUẢ ỨC CHẾ ỐC BƯƠU VÀNG (POMACEA CANALICULATA) CỦA DỊCH TRÍCH HẠT CÂY THẦU DẦU (RICINUS COMMUNIS) Nguyễn Phạm Tuấn, Nguyễn Thị Ái Lan......................................................................... 111 13 ẢNH HƯỞNG CỦA DỊCH TRÍCH HẠT DƯA LƯỚI (CUCUMIS MELO L.) LÊN SỰ ỨC CHẾ HÌNH THÀNH VÀ LÀM TAN TINH THỂ CALCIUM OXALATE GÂY BỆNH SỎI THẬN TRONG ĐIỀU KIỆN IN VITRO Nguyễn Thị Ái Lan, Nguyễn Phạm Tuấn ........................................................................ 122
  4. 14 MỐI LIÊN HỆ GIỮA ENSO VÀ QBO TRÊN VÙNG NHIỆT ĐỚI THÁI BÌNH DƯƠNG Thái Thị Thanh Minh.................................................................................................... 134 15 ỨNG DỤNG CHỈ SỐ CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ CHỈ SỐ Ô NHIỄM NƯỚC ĐỂ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG RẾ ĐOẠN CHẢY QUA HUYỆN AN DƯƠNG, HẢI PHÒNG Lê Việt Hùng, Phùng Thị Linh, Trần Thùy Chi................................................................ 140 16 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT KHUNG HƯỚNG DẪN LỒNG GHÉP NỘI DUNG ĐÓNG GÓP DO QUỐC GIA TỰ QUYẾT ĐỊNH VÀO CHIẾN LƯỢC, QUY HOẠCH VÀ KẾ HOẠCH CHO VIỆT NAM Lưu Lê Hường................................................................................................................ 149 17 ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN GIAO THỦY, TỈNH NAM ĐỊNH Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Đỗ Như Hiệp, Nguyễn Bá Long............................................... 156 18 HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT TRONG XỬ LÝ TỘI VI PHẠM CÁC QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI L ại Sơn Tùng................................................................................................................. 165 19 NÂNG CAO Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO SINH VIÊN THÔNG QUA MÔN HỌC TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HIỆN NAY Hoàng Thị Ngọc Minh................................................................................................... 170 20 QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HƯNG YÊN, TỈNH HƯNG YÊN Phạm Văn Hoàng.......................................................................................................... 180 21 NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH ƯỚC TÍNH SINH KHỐI BỀ MẶT RỪNG LÁ RỘNG RỤNG LÁ SỬ DỤNG ẢNH LANDSAT 8 TẠI TỈNH ĐẮK LẮK Dương Đăng Khôi ........................................................................................................ 190 22 TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG NHÂN SINH ĐẾN LŨ LỤT TRÊN SÔNG TRÀ KHÚC, TỈNH QUẢNG NGÃI Lê Cảnh Tuân, Lê Trung Kiên, Nguyễn Thị Phương Thanh, Nguyễn Khắc Hoàng Giang... 198 23 PHỤC HỒI RỪNG NGẬP MẶN BẰNG TƯỜNG MỀM DỌC BỜ BIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG: CƠ CHẾ VẬT LÝ VÀ THẨM ĐỊNH MÔ HÌNH SWASH Đào Hoàng Tùng, Vũ Văn Lân, Nguyễn Thị Lan, Vũ Thu Huyền, Nguyễn Xuân Lan......... 204 24 NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ TÍN HIỆU SỐ HỖ TRỢ DỰ BÁO DỮ LIỆU CHO NGÀNH TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG Trần Cảnh Dương.......................................................................................................... 217 25 ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ TỔN THƯƠNG CỦA NGÀNH NUÔI TRỒNG, ĐÁNH BẮT THỦY SẢN TẠI HUYỆN HẬU LỘC, TỈNH THANH HÓA TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Bùi Sỹ Bách................................................................................................................... 228 26 NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO CAO SU BLEND TRÊN CƠ SỞ CAO SU TÁI SINH VÀ CAO SU THIÊN NHIÊN Lê Thị Thúy Hằng......................................................................................................... 238
  5. 27 ĐÁNH GIÁ TỔN THƯƠNG SINH KẾ DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI HUYỆN PHÚ HÒA, TỈNH PHÚ YÊN Nguyễn Thị Tịnh Ấu...................................................................................................... 244 28 GIỚI THIỆU HỆ THỐNG TÍCH HỢP CHỤP ẢNH HÀNG KHÔNG VÀ QUÉT LIDAR CITYMAPPER 2 Trần Văn Hải, Lương Thanh Thạch................................................................................ 252 29 NGHIÊN CỨU SỰ TẠO THÀNH DÒNG THẢI AXIT MỎ VÀ PHÂN TÁN CÁC KIM LOẠI NẶNG VÀO MÔI TRƯỜNG TẠI MỎ NICKEL BẢN PHÚC Phạm Văn Chung, Nguyễn Khắc Hoàng Giang, Nguyễn Thị Phương Thanh.................... 261 30 ỨNG DỤNG THUẬT TOÁN RỪNG NGẪU NHIÊN TRONG XÂY DỰNG BẢN ĐỒ NHẠY CẢM TRƯỢT LỞ KHU VỰC SÔNG HUYỆN VĂN YÊN, YÊN BÁI Trương Xuân Quang, Nguyễn Ngọc Hoan, Trần Thị Hương............................................ 271 31 ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TẠI MỘT SỐ DỰ ÁN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẨM PHẢ, TỈNH QUẢNG NINH Đào Văn Khánh ........................................................................................................... 280 32 NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN GIẢI PHÁP XỬ LÝ ẢNH SỐ BẰNG CÁC CHỈ SỐ TRẮC LƯỢNG HÌNH THÁI PHỤC VỤ GIÁM SÁT HIỆN TƯỢNG PHÂN MẢNH RỪNG Phạm Minh Hải, Lê Phú Hưng, Vũ Ngọc Phan............................................................... 292 33 NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH ĐỘ ỒN CỦA XE Ô TÔ CON KHI CHUYỂN ĐỘNG TRÊN ĐƯỜNG BÊ TÔNG NHỰA Ngô Quang Dự.............................................................................................................. 302 34 TIỀM NĂNG DỰ BÁO TÀI NGUYÊN QUẶNG GRAPHIT KHU VỰC VĂN YÊN, YÊN BÁI Nguyễn Chí Công, Trương Xuân Quang, Trần Xuân Trường, Nguyễn Khắc Hoàng Giang, Nguyễn Thị Phương Thanh............................................................................................ 308 35 NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT NUÔI TÔM NƯỚC LỢ TẠI HUYỆN QUỲNH LƯU, TỈNH NGHỆ AN BẰNG TƯ LIỆU ẢNH VIỄN THÁM Bùi Đắc Thuyết............................................................................................................. 318 36 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN DÒNG CHẢY TRÊN HỆ THỐNG SÔNG LẠI GIANG, TỈNH BÌNH ĐỊNH Trần Văn Tình, Nguyễn Thị Bích Ngọc, Nguyễn Thị Lan Anh ........................................ 325 37 SỬ DỤNG TIẾT KIỆM TÀI NGUYÊN NƯỚC TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU HIỆN NAY Đinh Thị Như Trang...................................................................................................... 339 38 KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC, LỰC LƯỢNG NÒNG CỐT THỰC HIỆN KIỂM TOÁN MÔI TRƯỜNG Phạm Huy Hùng, Ngô Thị Kiều Trang............................................................................ 344 39 NHỮNG ĐIỂM MỚI VỀ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NĂM 2020 Vũ Thị Thùy Dung, Bùi Thị Thu Hường.......................................................................... 350 40 ỨNG DỤNG QGIS VÀ LANDVALUE ĐỊNH GIÁ ĐẤT CỤ THỂ PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUẢN LÝ GIÁ ĐẤT TẠI XÃ TÂN LẬP, HUYỆN ĐAN PHƯỢNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI Bùi Thị Cẩm Ngọc......................................................................................................... 358
  6. 41 ỨNG DỤNG DỮ LIỆU TÁN XẠ NGƯỢC ĐA CHÙM TIA TRONG NÂNG CAO HIỆU QUẢ THÀNH LẬP BẢN ĐỒ TRẦM TÍCH BỀ MẶT ĐÁY BIỂN Cao Hoàng Trưởng, Mai Văn Duy, Trịnh Lê Hùng, Trịnh Thị Thắm................................. 368 42 ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TÍCH LŨY MỘT SỐ KIM LOẠI NẶNG TRONG TRẦM TÍCH SÔNG THÁI BÌNH, ĐOẠN CHẢY QUA HUYỆN NAM SÁCH, TỈNH HẢI DƯƠNG Bùi Thị Thư, Trịnh Kim Yến, Vương Thị Hường.............................................................. 375 43 NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN ĐỘ BỀN CỦA KẾT CẤU BÊ TÔNG CỐT THÉP Đào Văn Dinh............................................................................................................... 385 44 ƯỚC TÍNH LƯỢNG PHÁT SINH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ RÁC THẢI NHỰA TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BẮC TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI Phạm Thị Mai Thảo, Giang Hoàng Hiệp........................................................................ 391 45 NGHIÊN CỨU CHỨC NĂNG VÀ DỊCH VỤ CỦA RỪNG NGẬP MẶN TRỒNG TẠI VƯỜN QUỐC GIA XUÂN THỦY - NAM ĐỊNH Hoàng Thị Lan, Hà Thị Hiền, Nguyễn Thị Kim Cúc........................................................ 402 46 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MÙA KHÔ TRÊN HỆ THỐNG THỦY LỢI BẮC HƯNG HẢI VÀ KHẢ NĂNG XỬ LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ XANH Nguyễn Thị Kim Cúc, Nguyễn Thị Hằng Nga, Hà Thị Hiền............................................ 411 47 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN MÔI TRƯỜNG TRONG DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM 424 Bùi Minh Trang, Ngọ Tuyết Trinh.................................................................................. 424 48 NGHIÊN CỨU SỰ THAY ĐỔI THÀNH PHẦN LOÀI THỰC VẬT NGẬP MẶN TẠI VEN BIỂN MIỀN BẮC, VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Nguyễn Văn Linh, Lê Đắc Trường, Phạm Hồng Tính................ 431 49 TÌM HIỂU CÁC HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA MỘT SỐ TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI Bùi Thị Phương Thùy, Trần Thị Kim Anh, Nguyễn Thị Huyền Anh.................................. 441 50 GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG BẢN ĐỒ GIÁ ĐẤT Trần Thanh Hùng.......................................................................................................... 449 51 KẾT HỢP DỮ LIỆU VỆ TINH TRỌNG LỰC VÀ THỦY VĂN BỀ MẶT ĐỂ THEO DÕI DIỄN BIẾN TRỮ LƯỢNG NƯỚC NGẦM TẠI KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ Lê Tiến Duy, Trần Thành Lê, Hoàng Văn Tuấn, Lê Thị Liên, Lê Thị Hoa Huệ.................. 461 52 THÚC ĐẨY TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 Ngô Ánh Nguyệt, Vũ Văn Dũng, Lê Quốc Chính............................................................ 472 53 KHẢO SÁT KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG VNGEONET XÁC ĐỊNH ĐỘ CAO CHUẨN CÁC TRẠM KHÍ TƯỢNG - THỦY VĂN Ở MỘT SỐ TỈNH ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ VIỆT NAM HỖ TRỢ CÔNG TÁC DỰ BÁO, CẢNH BÁO THIÊN TAI Lương Thanh Thạch, Trần Văn Phi................................................................................. 481 54 THÍ ĐIỂM MÔ HÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN HỮU CƠ TẠI HỘ GIA ĐÌNH TẠI THỊ TRẤN QUÁN LÀO, HUYỆN YÊN ĐỊNH, TỈNH THANH HÓA Lê Thanh Tùng.............................................................................................................. 491
  7. 55 XÂY DỰNG HÀNH LANG PHÁP LÝ CHO THỊ TRƯỜNG CACBON Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ Trần Nguyễn Thị Tâm Đan, Lại Thị Lan Vy.................................................................... 500 56 NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỔI CỦA TỐC ĐỘ CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỨNG TRÊN KHU VỰC BẮC BỘ VIỆT NAM Trần Đình Linh, Chu Thị Thu Hường............................................................................. 511 57 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUYỀN CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT TẠI HUYỆN GIAO THỦY, TỈNH NAM ĐỊNH Đỗ Thị Tám, Trần Thị Bích Ngọc, Phạm Anh Tuấn, Nguyễn Bá Long.............................. 520 58 ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ TĂNG DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN CÁC THÔNG SỐ THỦY VĂN VÀ THÀNH PHẦN CÂN BẰNG NƯỚC TẠI LƯU VỰC DONG-ÉR, HUNGARY Trần Quang Hợp........................................................................................................... 533 59 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÍNH CÔNG KHAI, MINH BẠCH TRONG ĐẤU GIÁ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TẠI QUẬN HÀ ĐÔNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI Nguyễn Thị Khuy, Hoàng Thị Phương Thảo, Vũ Thị Hường............................................. 548 60 ỨNG DỤNG ẢNH VỆ TINH LANDSAT 8 OLI - TIR VÀ GIS ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ HẠN HÁN TẠI HUYỆN THUẬN BẮC, TỈNH NINH THUẬN GIAI ĐOẠN 2015 - 2020 Nguyễn Văn Nam, Đỗ Văn Dương, Lê Anh Cường, Lương Thanh Thạch, Nguyễn Hoàng Dương..559 61 XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN CÁC ION HÒA TAN TRONG NƯỚC TRONG BỤI TỔNG BỤI LƠ LỬNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Duy Đạt, Nguyễn Minh Đức............................................................................. 568 62 QUẢN LÝ THIÊN TAI VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU - NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH TẠI TỈNH BÌNH THUẬN Vũ Thanh Ca, Vũ Thị Hiền, Vũ Hồng Hà....................................................................... 576
  8. LỜI NÓI ĐẦU Với mục tiêu đổi mới cơ bản, toàn diện và xây dựng thương hiệu “Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội” đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với nghiên cứu khoa học, ứng dụng chuyển giao công nghệ, hướng tới hội nhập mạng lưới các trường đại học khu vực và quốc tế, cung cấp cho người học một môi trường giáo dục đại học hiện đại, chuyên nghiệp, đủ năng lực cạnh tranh và thích ứng với nhu cầu của thị trường lao động. Hàng năm, Nhà trường tổ chức hội thảo khoa học nhằm tạo dựng mạng lưới gắn kết các chuyên gia, các nhà khoa học hoạt động trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường trao đổi kinh nghiệm, học thuật, công nghệ mới phục vụ quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Hội thảo “Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững” với các chủ đề chính: - Khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả và bền vững tài nguyên thiên nhiên; - Đánh giá, dự báo, cảnh báo, xử lý các vấn đề về môi trường; - Biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường; - Quản lý rủi ro thiên tai; - Ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Với các báo cáo khoa học và các thuyết trình từ các học viện, các trường đại học thuộc Câu lạc bộ Khối các trường đại học kỹ thuật, các trường đại học, các cơ quan quản lý, các viện nghiên cứu trong và ngoài Bộ Tài nguyên và Môi trường tạo nên một thị trường nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ vào thực tiễn quản lý, bảo vệ tài nguyên và môi trường trên toàn lãnh thổ, đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững của đất nước. Ban Tổ chức xin trân trọng cảm ơn Bộ Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan quản lý, các viện nghiên cứu, các trường đại học trong và ngoài Bộ, các trường đại học thành viên Câu lạc bộ Khối các trường đại học kỹ thuật đã tham gia nhiệt tình, gửi bài báo cáo khoa học, chia sẻ kinh nghiệm tới Ban Tổ chức để hội thảo thành công tốt đẹp. Trong quá trình biên tập, không thể tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận được sự góp ý của các chuyên gia, các nhà khoa học để Hội thảo ngày càng mang tính chuyên nghiệp hơn. Xin trân trọng cảm ơn ./. BAN TỔ CHỨC
  9. SỰ THAY ĐỔI CỦA NHIỆT ĐỘ BỀ MẶT BIỂN TRONG THẾ KỶ XX VÀ THẾ KỶ XXI TRÊN KHU VỰC BIỂN ĐÔNG VIỆT NAM ĐƯỢC MÔ PHỎNG BỞI NHIỀU MÔ HÌNH CMIP5 Lê Văn Thiện Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Tóm tắt Biển Đông Việt Nam có vai trò quan trọng trong khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương. Dự báo sự thay đổi của nhiệt độ bề mặt biển (SST) đang là một chủ đề nghiên cứu quan trọng trong khoa học biển. Tuy nhiên, đây là một vấn đề rất khó khăn do thiếu số liệu dự báo hạn dài. Gần đây với sự phát triển mạnh của công nghệ mô hình số mà nó đã trở thành phương tiện quan trọng giúp cho chúng ta hiểu biết về sự thay đổi của khí hậu tương lai. Bài báo này tập trung nghiên cứu sự biến đổi của nhiệt độ bề mặt biển trên Biển Đông Việt Nam trong lịch sử suốt thế kỷ XX và dự báo sự thay đổi dưới 3 kịch bản phát thải trong thế kỷ XXI trên cơ sở tổ hợp của 20 mô hình toàn cầu (GCM) từ pha 5 của dự án đối chứng mô hình kết hợp (CMIP5) và cùng với tập hợp số liệu quan trắc. So sánh với số liệu quan trắc, thì hầu hết các mô hình toàn cầu GCMs đều có thể mô phỏng tốt các đặc trưng biến đối theo không gian và sự thay đổi theo mùa của SST trên khu vực Biển Đông trong lịch sử. Kết quả tổ hợp nhiều mô hình của CMIP5 cho thấy các mô hình đã nắm bắt tốt được xu thế nóng lên của SST trên hầu khắp Biển Đông với giá trị lớn hơn ở khu vực giữa và Nam Biển Đông trong thế kỷ XX. Tuy nhiên độ lớn của xu thế tăng SST trung bình hằng năm từ các mô hình thì thấp hơn so với quan trắc. Ngoài ra cũng có sự thống nhất giữa CMIP5 và số liệu quan trắc theo không gian và theo mùa của xu thế SST trên các khu vực Biển Đông. Dự tính SST tương lai chỉ ra rằng các kịch bản phát thải nồng độ khí nhà kính đặc trưng (RCP) 4.5 và 8.5 thể hiện một sự tăng dần của SST trung bình hằng năm trong suốt thế kỷ XXI với tốc độ là khoảng 0,1 0C và 0,3 0C/10 năm tương ứng với 2 kịch bản phát thải. Đối với kịch bản giảm thiểu phát thải thấp nhất, RCP 2.6 thì kết quả cho thấy tốc độ tăng nhiệt độ thấp nhất. Vào thế kỷ XXI, SST trung bình năm ở khu vực được dự báo tăng khoảng 0,5 - 2,0 0C trong 3 kịch bản phát thải nồng độ khí nhà kính đặc trưng (RCP) 8.5, 4.5 và 2.6. Từ khóa: Nhiệt độ bề mặt biển; Biển Đông Việt Nam; CMIP5. Abstract Sea surface temperature changes over the 20th and 21st centuries in the Vietnam’s East Sea simulated by multi CMIP5 Models The Vietnam’s East Sea plays important roles in the Pacific Northwest region. The projection of changes in sea surface temperature (SST) in these regions is an important research topic in marine science. However, this is a very difficult problem due to the lack of available long-term projection data. Recently, with the strong development of numerical modeling technology, it has become important ways to help us understand the climate changes. This paper focuses on studying the SST changes in the Vietnam’s East Sea during the history of the 20th century and the change under 3 emission scenarios in the 21st century on the basis of a combination of 20 global models (GCM) from Phase 5 of the the Climate Model Intercomparision Project (CMIP5) and together with the observed data set. Compared with the observed data, most of the global GCMs models can well simulate the spatial and seasonal changes of the SST over the Vietnam’s East Sea regions. The spatial and annual SST trends over the the 20th century based on both observations and multimodel ensemble averages show that the warming trend of SST over most of the Vietnam’s East Sea with Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên, 1 bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
  10. the largest warming trend occurred in the center and southern regions of the Vietnam’s East Sea. However, compared with the observation, CMIP5 underestimated SST trends over most regions of the Vietnam’s East Sea. In addition, there is a consistency between the CMIP5 and the spatial and seasonal observations of the SST trend in the Vietnam’s East Sea areas. The future SST projections for the Vietnam’s East Sea indicate that RCP 4.5 and RCP 8.5 exhibit a gradual increase in annual SST during the 21st century at a rate of 0.1 0C and 0.3 0C per 10 years respectively. The lowest emission mitigation scenario, RCP 2.6, produces the lowest rate of warming. By the end of the 21st century, the annual SST is projected to increase by 0.5 - 2.0 0C in 3 emission scenarios of typical representative concentration pathways (RCP) 8.5, 4.5 and 2.6. Keywords: Sea Surface Temperature; Vietnam’s East Sea; CMIP5 1. Mở đầu Đại dương đóng vai trò lớn trong việc hấp thụ hầu hết lượng nhiệt dư thừa từ những phát thải khí nhà kính, chủ yếu từ việc tiêu thụ nhiên liệu hoá thạch và dẫn đến tăng nhiệt độ trên biển. Theo báo cáo của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu, với tên tiếng Anh đầy đủ là Intergovernmental Panel on Climate Change (IPCC) năm 2013 chỉ ra rằng đại dương đã hấp thụ hơn 93 % lượng nhiệt dư thừa từ những phát thải khí nhà kính kể từ những năm 1970 [1]. Điều này đang làm cho nhiệt độ ở đại dương tăng lên. Số liệu từ Cơ quan Khí quyển và Đại dương Hoa Kỳ với tên tiếng Anh đầy đủ là US National Oceanic and Atmospheric Administration (NOAA) chỉ ra rằng nhiệt độ bề mặt biển trung bình toàn cầu đã tăng xấp xỉ 0,13 0C/thập kỷ trong vòng hơn 100 năm qua [2]. Một nghiên cứu được dựa trên số liệu lịch sử từ 1955 - 2010 cho biết trữ lượng nhiệt ở đại dương trong các lớp nước dưới sâu cũng bị ảnh hưởng và nóng lên [3]. Nhiều các nghiên cứu bằng mô hình hoá xuất bản trong báo cáo năm 2013 của IPCC dự báo rằng dường như có một sự tăng nhiệt độ đại dương trung bình trên toàn cầu khoảng 1-4 0C vào năm 2100 [4]. Khả năng hấp thụ nhiệt dư thừa của đại dương đã che chở cho con người khỏi những thay đổi thậm chí nhanh hơn của khí hậu. Nếu không có mặt đệm của đại dương này, thì nhiệt độ toàn cầu đã tăng hơn nhiều. Báo cáo đánh giá lần thứ 4 của IPCC xuất bản năm 2007 đã ước tính là trái đất đã bị nóng 0,55 0C kể từ những năm 1970 [5]. Sự nóng lên của đại dương dẫn đến sự giảm lượng ôxi hoà tan trong đại dương và tăng mực nước biển (do hệ quả từ việc dãn nở nhiệt của nước biển và tan băng lục địa). Việc tăng nhiệt độ kết hợp với sự axit hoá đại dương làm ảnh hưởng đến các loài trên biển, hệ sinh thái biển và hệ quả là ảnh hưởng đến những lợi ích của con người nhận được từ đại dương, đe doạ an ninh lương thực. Các loài cá, chim và động vật có vú ở biển đối mặt với những nguy cơ rất cao của việc tăng nhiệt độ nước biển như nguy cơ chết cao, mất nơi sinh sản và sự di chuyển lớn của các loài sinh vật để tìm các điều kiện môi trường phù hợp. Các rạng san hô và rừng ngập mặn mà chúng được biết là bảo vệ cho các đường ven biển khỏi bị sói mòn cũng bị ảnh hưởng, đặc biệt là ở các quốc gia vùng đất thấp ở Thái Bình Dương. Do việc tăng SST sẽ dẫn đến làm tẩy trắng và tăng nguy cơ chết rạng san hô và do đó phá hủy cơ sở hạ tầng dẫn đến nguy cơ con người phải di cư sang nơi khác [6]. Việc tăng nhiệt độ của đại dương là một nguy cơ nghiêm trọng đối với an ninh lương thực và kế sinh nhai của con người trên toàn cầu. Tăng nhiệt độ nước biển đang gây ra nhiều cơn bão mạnh hơn và tăng cường độ của các hiện tượng El Nino/La Nina mà nó gây ra hạn hán hoặc lũ lụt. Tăng nhiệt độ nước biển cũng liên quan đến tăng nguy cơ lây lan bệnh tật ở các loài sinh vật biển. Nguy cơ mà con người ảnh hưởng trực tiếp của các bệnh này là khi ăn các loài sinh vật biển hoặc từ việc 2 Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
  11. truyền nhiễm khi phơi bày ở môi trường biển. Thiệt hại kinh tế liên quan đến sự nóng lên của nhiệt độ trong đại dương có thể từ hàng chục đến hàng trăm triệu đô la. Việc dự báo sự thay đổi của khí hậu và các điều kiện nhiệt độ của đại dương cho các khu vực biển trên thế giới là có tính cấp thiết để giúp cho việc đánh giá, chuẩn bị và phản ứng lại để có những lưạ chọn quản lý từ những tác động đến hệ sinh thái và đánh bắt cá có thể có trong tương lai. Điều này cũng là biện pháp hữu ích cho những nhà quản lý có thể dùng để đưa ra các quyết định. Do đó chúng ta cần phải có sự phân tích sự biến đổi của SST, đặc biệt là dự báo được sự thay đổi và biến đổi hạn dài theo không gian và thời gian trong tương lai của SST. Tuy nhiên, điều này là một nhiệm vụ rất khó do thiếu số liệu dự báo hạn dài hiệu quả. Gần đây với sự phát triển nhanh của các mô hình toàn cầu, đặc biệt là từ pha 5 của dự án đối chứng mô hình kết hợp (CMIP5). CMIP5 đã trở thành công cụ quan trọng trong nghiên cứu thay đổi khí hậu. CMIP5 là một khuôn khổ hợp tác quốc tế nhằm cung cấp nhiều mô hình để giúp đỡ hiểu hiết được những sự thay đổi của khí hậu và nước biển dâng và đánh giá của AR5 của IPCC [7]. CMIP5 đã trở thành công cụ để nghiên cứu ảnh hưởng của SST trong lịch sử và dự báo biến đổi khí hậu tương lai [8, 9]. Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới về sự thay đổi của SST, song những nghiên cứu cho khu vực biển Đông Việt Nam vẫn chưa có nhiều. Bài báo này lần đầu tiên được nghiên cứu ở Việt Nam bằng việc sử dụng số liệu CMIP5 độ phân giải cao và các số liệu quan trắc toàn cầu để nghiên cứu đánh giá sự biến đổi của SST trong lịch sử suốt thế kỷ XX và dự báo sự thay đổi SST trong thế kỷ XXI dưới 3 kịch bản phát thải khí nhà kính RCP 8.5, RCP 4.5 và RCP 2.6. 2. Khu vực, số liệu và phương pháp nghiên cứu 2.1. Khu vực và số liệu nghiên cứu Khu vực nghiên cứu trong bài báo này là khu vực Biển Đông, là một biển rìa lục địa và là một phần của Thái Bình Dương, trải rộng từ Singapore tới eo biển Đài Loan và bao phủ một diện tích khoảng 3.447.000 km². Số liệu đầu ra của SST trung bình tháng từ 20 các mô hình toàn cầu (GCM) trong dự án CMIP5. Bốn thực nghiệm nghiên cứu đã được sử dụng trong bài báo này. Một là thực nghiệm nghiên cứu sự biến đổi của SST trong lịch sử suốt thế kỷ XX (1911 - 2005) và 3 kịch bản phát thải tương lai cho thế kỷ XXI được thông qua bởi UPCC AR5 là RCP 8.5, RCP 4.5 và RCP 2.6 tương ứng với phát thải khí nhà kính cao hơn, trung bình và thấp hơn. Thực nghiệm nghiên cứu trong lịch sử trong khoảng thời gian 1911 - 2005 sẽ cung cấp các kết quả mô phỏng của SST trên cơ sở các quan trắc được những tác động của con người và tự nhiên. Các dự đoán SST tương lai cho thời gian 2006 - 2100 bao gồm 3 RCPs như RCP 8.5, RCP 4.5 và RCP 2.6. Cụ thể hơn là kịch bản RCP 8.5 giả thiết là tăng dân số cao và nhu cầu năng lượng cao mà không có các chính sách về biến đổi khí hậu. Do đó nó dẫn đến con đường phát thải khí nhà kính cao nhất, được mang lại khoảng tác động bức xạ 8.5 Wm-2 vào năm 2100 [10]. Còn dưới kịch bản RCP 4.5 thì tác động bức xạ ổn định khoảng 4.5 Wm-2 vào năm 2100 mà không vượt giá trị đó [11], điều này mang đến kịch bản ổn định trung bình. Cuối cùng, RCP 2.6 có tác động bức xạ cực đại là 3 Wm-2 trước 2100 và sau đó giảm xuống còn 2.6 Wm-2 vào năm 2100 và đây là kịch bản phát thải thấp [12]. Số liệu đầu ra của SST trung bình tháng từ CMIP5 được tham khảo tại http://cmip-pcmdi.llnl.gov/index.html. Để đánh giá sự chính xác của mô hình, thì các kết quả mô phỏng SST trung bình tháng ở các điểm lưới của mô hình được so sánh với số liệu SST quan trắc được từ Trung tâm số liệu SST toàn cầu Hadley trong suốt thời gian 1911 - 2005 (HadISST). Đây là bộ số liệu quan trắc SST trung bình tháng với độ phân giải 1,00 × 1,00 [13]. Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên, 3 bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
  12. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Trong mục này, chúng tôi cung cấp tổng quan về các mô hình được phân tích, các mô phỏng lịch sử và phương pháp luận chung để phân tích và đánh giá các kết quả. Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu từ nhiều mô phỏng bởi các mô hình từ kho lưu trữ CMIP5. Các thực nghiệm CMIP5 được thực hiện bởi hơn 20 nhóm mô hình với mục đích tìm hiểu sâu hơn về biến đổi SST trong quá khứ và tương lai trên các khu vực trên biển Đông. CMIP5 được cải tiến nhiều hơn so với các thử nghiệm ở giai đoạn trước (CMIP3). Cụ thể CMIP5 có nhiều trung tâm mô hình hơn tham gia hơn, các mô hình GCM chạy ở độ phân giải không gian cao hơn với một số mô hình có quy trình toàn diện hơn. Do đó điều này làm cho CMIP5 hy vọng sẽ mang lại kỹ năng tốt hơn. Bảng 1 cung cấp tổng quan về các mô hình được sử dụng. Các mô hình này là sự kết hợp giữa khí quyển - đại dương. Bảng 1. Danh sách 20 CMIP5 GCM được sử dụng trong nghiên cứu Độ phân giải theo phương ngang Số mực thẳng đứng Tên các quốc gia Tên các mô hình (Vĩ độ x Kinh độ) trong mô hình phát triển mô hình ACCESS1.0 1,875 x 1,25 38 Úc ACCESS-1.3 1,875 x 1,25 38 Úc Can-ESM2 2,8 x 2,8 35 Canada CCSM4 1,25 x 0,94 26 Mỹ CESM1-CAM5 1,4 x 1,4 26 Mỹ CMCC-CM 1,4 x 1,4 31 Pháp CSIRO Mk3.6.0 1,8 x 1,8 18 Úc GFDL-CM3 2,5 x 2,0 48 Mỹ GFDL-ESM2G 2,5 x 2,0 48 Mỹ GFDL-ESM2M 2,5 x 2,0 48 Mỹ GISS-E2-H 2,5 x 2,0 40 Mỹ GISS-E2H/E2-R 2,5 x 2,0 40 Mỹ HADGEM2-A0 1,875 x 1,25 60 Anh HADGEM2-ES 1,875 x 1,25 60 Anh IPSL-CM5A-MR 2,5 x 1,25 21 Pháp IPSL-CM5A-LR 3,75 x 1,8 39 Pháp MIROC5 1,4 x 1,4 40 Nhật Bản MPI-ESM-LR 1,9 x 1,9 47 Đức MPI-ESM-MR 1,9 x 1,9 47 Đức Các mô hình đã được chọn ở trên bao gồm nhiều mô hình và các loại mô hình được phát triển từ nhiều trung tâm nghiên cứu khí hậu lớn trên thế giới. Các mô phỏng cho lịch sử được thực hiện theo mô hình kết hợp đại dương - khí quyển. Các mô hình này đã ước tính trong lịch sử về những thay đổi trong thành phần khí quyển từ các nguồn tự nhiên và nhân tạo, núi lửa, khí nhà kính (GHG) và aerosol, cũng như những thay đổi về năng lượng mặt trời và lớp phủ trên đất liền. Chỉ các loại khí nhà kính và không khí do con người gây ra mới được quy định sử dụng chung cho tất cả các mô hình. Dữ liệu từ các mô phỏng CMIP5 trong lịch sử được đánh giá trong nghiên cứu này. Các đánh giá của chúng tôi về mô phỏng lịch sử thường được thực hiện trong khoảng thời gian từ khi bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp đến gần hiện tại (1901 - 2005). Dự báo cho tương lai cho 4 Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
  13. giai đoạn 2006 - 2100 được lấy ra từ 3 kịch bản phát thải RCP. Do có độ phân giải không gian khác nhau giữa các GCM, tất cả số liệu đầu ra của mô hình được nội suy thành độ phân giải đồng nhất 1,00 × 1,00 thông qua nội suy song tuyến. Đây là một phương pháp mà đã được sử dụng phổ biến ở nhiều nghiên cứu trên thế giới [14, 15, 16, 17, 18]. Để giảm sai số của kết quả liên quan đến việc lựa chọn ngẫu nhiên ở từng mô hình, thì phương pháp trung bình tổ hợp của nhiều mô hình trong CMIP5 được áp dụng để tính toán và phân tích. Xu thế biến đổi của SST trung bình năm, và trung bình các mùa hè và mùa đông cho các khu vực ở biển Đông Việt Nam cũng được tính toán để định lượng được tốc độ biến đổi hạn dài của SST trong suốt thế kỷ XX và thế kỷ XXI. Để đánh giá mô hình, một số các phương pháp thống kê đã được sử dụng trong nghiên cứu này như sai số tuyệt đối trung bình (MAE). 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Nhiệt độ bề mặt biển trong thế kỷ XX Hình 1 so sánh sự phân bố giá trị SST Biển Đông trung bình hằng năm trong thời gian 1911 - 2005 giữa quan trắc HadISST (Hình 1a) và kết quả từ trung bình tổ hợp nhiều mô hình từ CMIP5 (Hình 1b) cho các khu vực của Biển Đông Việt Nam. Nhìn chung, CMIP5 đã nắm bắt được tốt các đặc trưng biến đổi của SST trung bình hằng năm với sự phân bố tăng dần từ Bắc vào Nam Biển Đông với giá trị SST trung bình dao động từ 25 - 29 0C. Tuy nhiên so với giá trị quan trắc thì CMIP5 có giá trị thấp hơn trên hầu hết các khu vực ở Biển Đông khoảng 0,2 - 0,3 0C. Hình 1: So sánh SST (0C) Biển Đông trung bình hằng năm giữa số liệu quan trắc HadISST (a) và kết quả trung bình tổ hợp nhiều mô hình từ CMIP5 (b) Giá trị phân bố SST Biển Đông trung bình các tháng mùa hè (6, 7, 8) tính toán từ quan trắc Hadley (HadISST) (Hình 1a) và kết quả trung bình tổ hợp nhiều mô hình từ CMIP5 (Hình 1b) cho các khu vực của Biển Đông Việt Nam được thể hiện để so sánh trong Hình 2. Đặc trưng nổi bật nhất trong mùa này của SST trên Biển Đông là có sự hình thành khu vực nước trồi ở vùng biển Nam Trung Bộ với sự giảm đột ngột của SST xuống còn trung bình khoảng 28 0C. CMIP5 đã mô phỏng được tốt các đặc trưng này trong mùa này. Tuy nhiên, so với giá trị quan trắc thì CMIP5 có giá trị thấp hơn trên hầu hết các khu vực ở Biển Đông khoảng 0,2 - 0,3 0C. Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên, 5 bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
  14. Hình 2: So sánh SST (0C) biển Đông trung bình các tháng mùa hè (6, 7, 8) giữa số liệu quan trắc HadISST (a) và kết quả trung bình tổ hợp nhiều mô hình từ CMIP5 (b) Hình 3 so sánh sự phân bố SST Biển Đông trung bình các tháng mùa Đông (12, 1, 2) tính toán từ quan trắc (Hình 2a) và kết quả trung bình tổ hợp nhiều mô hình từ CMIP5 (Hình 2b) cho các khu vực của Biển Đông Việt Nam. Không giống nhu mùa hè, SST trong thời kỳ này có sự phân bố rõ rệt với đặc điểm điểm là tăng dần từ Bắc vào Nam. CMIP5 cũng đã cho được tốt các đặc trưng biến đổi này của SST. Tuy nhiên, so với giá trị quan trắc thì CMIP5 có giá trị thấp hơn trên hầu hết các khu vực ở Biển Đông khoảng 0,2 - 0,3 0C. Hình 3: So sánh SST (0C) Biển Đông trung bình các tháng mùa Đông (12, 1, 2) giữa số liệu quan trắc HadISST (a) và kết quả trung bình tổ hợp nhiều mô hình từ CMIP5 (b) Để biết chính xác hơn về phân bố sự chệnh lệch giá trị phân bố SST Biển Đông giữa CMIP5 và quan trắc HadISST, tác giả đã tính toán sự chênh lệch về giá trị SST trung bình hàng năm (Hình 4a) và các mùa hè (Hình 4b) và mùa đông (Hình 4c) giữa CMIP5 và quan trắc HadISST. Đối với SST trung bình hàng năm và theo các mùa, CMIP5 có độ chệch thấp hơn giá trị quan trắc HadISST khoảng từ -0,2 0C đến -0,8 0C trên hầu hết các khu vực, đặc biệt là ở phía Bắc và giữa Biển Đông. Trong CMIP5, xu hướng lạnh lớn nhất xảy ra trên các khu vực thuộc vịnh Bắc Bộ vào cả mùa đông và mùa hè, trong khi xu hướng ấm lớn nhất xảy ra ở các vùng phía Nam vào mùa hè. 6 Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
  15. Hình 4: Độ chênh lệch giá trị SST (0C) trên Biển Đông từ CMIP5 so với quan trắc HadISST cho trung bình (a) hàng năm, (b) mùa Hè (tháng 6 - tháng 8 (JJA)) và (c) mùa đông (tháng 12 - tháng 2 năm sau (DJF)) Hình 5 thể hiện xu thế SST trên Biển Đông trung bình hàng năm theo không gian trong thế kỷ XX được tính toán dựa trên các quan trắc HadISST và trung bình tổ hợp nhiều mô hình CMIP5. Cả quan trắc và các mô hình đều cho thấy xu thế nóng lên trên hầu hết trên các khu vực Biển Đông với tốc độ có giá lớn nhất xảy ra ở giữa của Biển Đông khoảng 0,9 0C/10 năm. So với các quan trắc, CMIP5 đều cho giá trị tốc độ tăng SST thấp hơn ở hầu hết các khu vực của Biển Đông. Riêng một số khu vực ven biển vịnh Bắc Bộ thì các kết quả mô phỏng của CMIP5 cho xu thế lạnh hơn. Hình 5: Xu thế SST (0C/10 năm) trên Biển Đông trung bình hằng năm trong thế kỷ XX (1911 - 2005) được tính toán từ (a) quan trắc HadISST và (b) CMIP5 Do có những hạn chế cố hữu trong các quan trắc vào đầu thế kỷ XX, xu hướng nhiệt độ trong nửa sau của thế kỷ XX (1956 - 2005) đã được tính toán và phân tích riêng thêm (Hình 6). Trong nửa thế kỷ qua, sự ấm lên ngày càng nhanh ở hầu hết các khu vực của Biển Đông. Kết quả quan trắc cho thấy sự ấm lên lớn nhất xảy ra ở phía giữa Biển Đông. Có những xu hướng ấm lên đáng kể trên vùng biển vịnh Bắc Bộ và Nam Bộ. Đối với toàn bộ thế kỷ XX, CMIP5 đều đánh giá thấp các xu hướng ấm lên ở phía Bắc và hầu hết trên Biển Đông. Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên, 7 bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
  16. Hình 6: Xu thế SST (0C/10 năm) trên Biển Đông trung bình hằng năm trong nửa cuối thế kỷ XX (1956 - 2005) được tính toán từ (a) quan trắc HadISST và (b) CMIP5 Hình 7: So sánh xu thế SST (0C/10 năm) Biển Đông trung bình các tháng mùa hè (JJA) và mùa đông (DJF) trong thế kỷ XX (1911 - 2005) giữa quan trắc HadISST và trung bình tổng hợp đa mô hình CMIP5 Để phân tích về sự thay đổi theo mùa của xu thế SST trong thế kỷ XX, tác giả tính toán xu thế SST trung bình cho các tháng mùa hè và mùa đông từ các quan sát HadISST và so với kết quả mô phỏng tổ hợp đa mô hình CMIP5 (Hình 7). Từ cả các số liệu quan trắc và mô hình, SST đều luôn 8 Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
  17. có xu hướng nóng lên nhiều trong suốt cả 2 mùa. Các xu thế nóng lên của SST có tốc độ lớn hơn xảy ra ở phía Nam Biển Đông vào mùa hè khoảng 0,7 - 0,9 0C/10 năm. Ngược lại vào mùa đông thì tốc độ tăng SST nhanh hơn xảy ra ở các khu vực phía Bắc Biển Đông khoảng 0,08 - 0,2 0C/10 năm. Riêng khu vực thuộc vịnh Bắc Bộ thì xu thế tăng SST trong thế kỷ XX chậm hơn so với các khu vực khác ở cả 2 mùa. Tuy nhiên trong toàn bộ thế kỷ XX, so với giá trị quan trắc thì CMIP5 cho xu thế tăng SST thấp hơn HadISST cho tất cả 2 mùa đông và mùa hè trong năm. Trong giai đoạn nửa cuối thế kỷ XX (1956 - 2005), HadISST thể hiện sự gia tăng SST trong tất cả 2 mùa, với sự nóng lên mạnh nhất vào tháng mùa đông. 3.2. Nhiệt độ bề mặt biển trong thế kỷ 21 SST được dự báo ​​ trong tương lai trên khu vực Biển Đông nói chung theo ba kịch bản phát thải được thể hiện trong Hình 8. Hai kịch bản RCP 8.5 và RCP 4.5 đều cho thấy sự tăng dần SST hàng năm trong thế kỷ XXI. Trong khi đó, RCP 2.6 là kịch bản giảm thiểu phát thải thấp nhất. Các kết quả dự báo từ Hình 8 cho thấy tốc độ tăng SST thấp nhất trong kịch bản này. Nhìn chung từ 3 kịch bản trên thì vào cuối thế kỷ XXI, SST trung bình hằng năm trên Biển Đông sẽ tăng 0,5 - 2,50C so với trung bình nhiều năm. Trong đó theo kịch bản RCP 2.6, SST sẽ tăng cho đến năm 2040, sau đó vẫn ổn định hoặc thậm chí giảm nhẹ. Điều này cho thấy hiệu quả của các chiến lược giảm thiểu khí hậu dự kiến, đồng thời phản ánh phần lớn việc thiết kế các kịch bản RCP về mức độ bức xạ. Ngoài ra, trong thời gian ngắn (trước những năm 2030), giá trị của SST theo RCP 2.6 lớn hơn theo RCP 4.5 và RCP 8.5 mặc dù bức xạ của nó thấp hơn. Hình 8: Chuỗi thời gian của SST Biển Đông trung bình hằng năm trong giai đoạn 1976 - 2099. Các kịch bản phát thải RCP 8.5, RCP 4.5 và RCP 2.6 cho dự báo trong tương lai (2006 - 2099) tương ứng với màu xanh lam, đỏ và vàng. (a) hiển thị các giá trị trung bình SST và (b) hiển thị các dị thường SST so với khí hậu Hình 9 minh họa kết quả tính toán sự chênh lệch SST giữa các giai đoạn nửa đầu (2006 - 2055) và nửa cuối (2050 - 2099) thế kỷ XXI để xác định nơi nào sẽ có những thay đổi lớn nhất so với lịch sử thế kỷ XX theo ba kịch bản phát thải. Tác giả nhận thấy SST cao hơn đáng kể vào cuối thế kỷ XXI so với năm thập kỷ vào cuối thế kỷ XX. Sự chênh lệch nhiệt độ thể hiện một mô hình không gian nhất quán giữa ba kịch bản. Đối với RCP 4,5 và 8,5, mức tăng nhiệt độ lớn nhất sẽ xảy ra trên hầu khắp Biển Đông, với mức tăng nhỏ hơn ở nửa đầu của thế kỷ XXI. Trong khi thay đổi SST tất nhiên là nhỏ nhất theo kịch bản RCP 2.6, nửa đầu của thế kỷ sẽ trải qua sự thay đổi SST tương đối nhỏ hơn so với nửa cuối của thế kỷ. Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên, 9 bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2