Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014<br />
<br />
NGHIÊN CỨU CƠ CHẾ GÂY BỆNH THOÁI HÓA NÃO XỐP <br />
CỦA PROTEIN PRION DO ĐỘT BIẾN MẤT VỊ TRÍ GẮN ĐỒNG <br />
Mai Phương Thảo* <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Mục tiêu: Nghiên cứu những thay đổi trong quá trình trưởng thành và sự di chuyển của protein prion <br />
(PrP) đột biến mất khả năng gắn đồng trong tế bào. <br />
Đối tượng – Phương pháp: Phân tích tính chất sinh hóa PrP đột biến và sự phân bố protein ở dòng tế bào <br />
chuột N2a (neuroblastoma) bằng phương pháp miễn dịch huỳnh quang tế bào (immunocytochemistry). <br />
Kết quả: Protein đột biến mất khả năng gắn đồng mang đặc tính glycosyl hóa giống protein bình thường. <br />
Đột biến tại histidine 95 (H95Y) kháng với protease ngay cả khi biểu hiện ở tế bào bình thường không nhiễm <br />
prion và tích tụ chủ yếu tại early và recycling endosome. <br />
Kết luận: Chúng tôi xác định được đặc tính kháng protease của đột biến H95Y không liên quan đến quá <br />
trình tổng hợp của protein. Hơn nữa, early và recycling endosome có thể là bào quan chính nơi xảy ra quá trình <br />
biến đổi cấu trúc thành dạng prion gây bệnh. <br />
TỪ KHÓA: Thoái hóa não xốp (bệnh prion), protein prion (PrP), protein bệnh lý (PrPSc), gắn đồng, đoạn <br />
trình tự “8 amino acid lặp lại” (OR), kháng PK, H95Y, glycosyl hóa, vận chuyển nội bào, bào quan endosome, <br />
amyloid, thioflavin. <br />
<br />
ABSTRACT <br />
MECHANISMS OF MUTATION IN COPPER BINDING SITES OF PRION PROTEIN LEADING TO <br />
PRION FORMATION <br />
Mai Phuong Thao * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 5‐ 2014: 232 ‐ 242 <br />
Objective: Elucidating cellular maturation and distribution processes of mutants carrying copper <br />
bindingsite substitution in prion protein. <br />
Materials – Methods: Using the mutagenesis on histidine residues, analyzing protein glycosylation, <br />
protease‐resistance and protein distribution in N2a cells by immunofluorescence. <br />
Results: Mutant proteins shared similar glycosylation patterns as wild‐type PrP. Mutation H95Y acquired <br />
PK‐resistance even when expressed in normal cell line. Moreover, H95Y proteins are accumulated in early and <br />
recycling endosomes. <br />
Conclusion: We found that the protease‐resistance of H95Y mutation is not related to its synthesis. In <br />
addition, early and recycling endosomes could be the main sites for prion conversion. <br />
Key words: Prion diseases, prion protein (PrP), PrP scarpie (PrPSc), copper binding, octapeptide repeat <br />
region (OR), PK‐resistance, H95Y, glycosylation, endocytosis, endosome, amyloid, thioflavin. <br />
thể tương tác với nhiều loại protein cũng như <br />
ĐẶT VẤN ĐỀ <br />
các yếu tố khác nhau, có thể có liên quan đến cơ <br />
Prion hay thoái hóa não dạng xốp là một <br />
chế bệnh sinh của bệnh prion. Từ bề mặt tế bào, <br />
bệnh lý gây ra do sự biến đổi cấu trúc của <br />
PrPC quay trở lại bào tương bằng con đường vận <br />
protein PrPC (cellular) bình thường sang dạng <br />
chuyển nội bào “endocytosis”(21), đi đến các bào <br />
gây bệnh PrPSc (scrapie). PrPC là một protein <br />
quan endosome, và cuối cùng bị phân hủy tại <br />
màng, bám trên bề mặt tế bào. Tại đây, PrPC có <br />
lysosome hoặc được đưa trở lại bề mặt tế bào để <br />
* Bộ môn Sinh lý học, ĐH Y Dược TpHCM <br />
Tác giả liên lạc: TS Mai Phương Thảo <br />
ĐT: 091832 9999 <br />
<br />
232<br />
<br />
Email: maithao292@gmail.com <br />
<br />
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014 <br />
tiếp tục thực hiện chức năng trên màng tế bào. <br />
Ngoài con đường luân chuyển này, các dạng <br />
PrPC khác cũng được phát hiện trên mô hình tế <br />
bào cũng như in vivo. Các nghiên cứu gần đây <br />
cho thấy PrP có khả năng biến đổi qua lại giữa <br />
dạng gắn bên ngoài màng tế bào và dạng nội <br />
bào(8, 9). <br />
Vai trò và chức năng của PrP màng tế bào <br />
vẫn chưa được hiểu biết đầy đủ nhưng rõ ràng <br />
là PrPC có vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh <br />
sinh của prion(8). Protein PrP trên màng tế bào <br />
được sinh tổng hợp từ lưới nội sinh chất <br />
(Endoplasmic reticulum, ER) và chiếm dưới 10% <br />
tồng lượng PrP. Giống như các loại protein khác <br />
được tổng hợp từ ER, một lượng PrP nhất định <br />
gấp cuộn sai và được di chuyển ngược trở lại <br />
vào trong nội bào và cuối cùng là bị giáng hóa ở <br />
các proteasome. Khi chức năng của các <br />
proteasome bị rối loạn, PrP sẽ tích tụ lại ở nội <br />
bào, tuy nhiên cơ chế gây bệnh cụ thể của lượng <br />
PrP tích tụ này vẫn còn phải làm sáng tỏ(3,26). <br />
Nghiên cứu của chúng tôi nhằm mục đích cho <br />
thấy sự tích tụ PrP nội bào có thể là chìa khóa <br />
kích hoạt bệnh lý thoái hóa thần kinh prion. <br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br />
Plasmid dùng để biến nạp vào tế bào <br />
Các đột biến điểm thay thế histidine bằng <br />
tyrosine (H60Y, H68Y, H76Y, H84Y, H95Y) có <br />
gắn đuôi 3F4 (L108M, V111M) được nhân bản <br />
(clone) vào vector pcDNA3.1 mang gen mã hóa <br />
PrP chuột (MoPrP(1‐254)) bằng kit Quick <br />
Change site‐directed mutagenesis (Stratagene). <br />
Tế bào chuột N2a (mouse neuroblastoma cell <br />
line) và tế bào chuột nhiễm prion ScN2a (prion‐<br />
infected neuroblastoma cell line) được nuôi cấy <br />
trong môi trường Opti‐MEM (GIBCO) chứa 10% <br />
huyết thanh bê (FBS) và 1% penicillin‐<br />
streptomycin ở 37°C, 5% CO2. Biến nạp tạm thời <br />
(transient transfection) được thực hiện bằng X‐<br />
treme gene DNA transfection (Roche <br />
Biochemicals) theo hướng dẫn của nhà sản xuất. <br />
Sau khi biến nạp 72 giờ, dịch tế bào sẽ được thu <br />
và phân tích. <br />
<br />
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Thí nghiệm về tính chất sinh hóa của PrPSc <br />
và PrPC <br />
Các tế bào được ly giải trong dung dịch ly <br />
giải (chứa 10 mM Tris–HCl pH 8.0, 150 mM <br />
NaCl, 0.5% Nonidet P‐40 substitute, 0.5% <br />
sodium deoxycholate), phần chất ly giải sẽ được <br />
định lượng nồng độ protein bằng BCA kit <br />
(Pierce) và được trữ ở nhiệt độ ‐20oC cho đến khi <br />
sử dụng. <br />
Trong phản ứng cắt bằng enzyme protease K <br />
(PK, Roche) để nhận diện PrPSc, protein được ủ <br />
với PK ở 37oC hoặc ở 25oC. Để ngừng phản ứng, <br />
chúng tôi dùng dung dịch phenylmethyl‐<br />
sulphonyl fluoride (PMSF) 2mM. Sau đó, các <br />
mẫu protein sẽ được siêu ly tâm với vận tốc <br />
100,000g trong vòng 1 giờ ở 4°C (Optima TL, <br />
Beckman Coulter, Inc.). Khối kết tủa sẽ được tái <br />
hòa tan trong dung dịch nạp mẫu. <br />
Để đánh giá mức độ trưởng thành của <br />
protein đột biến, chúng tôi tiến hành khảo sát sự <br />
glycosyl hóa của protein, sử dụng cặp enzyme <br />
Endoglycosidase H (EndoH) và PNGAse F (New <br />
England Biolabs). Phản ứng được thực hiện ở <br />
37oC và ủ trong 16 giờ. Để ngừng phản ứng, <br />
chúng tôi hòa tan trong dung dịch nạp mẫu. Các <br />
mẫu này sẽ được chạy điện di SDS‐PAGE 10% <br />
và lai với kháng thể 3F4 (Covance) phát hiện <br />
PrP. Hình ảnh kết quả Western blot này sẽ được <br />
chụp bằng phần mềm UVI Soft (UVITEC, <br />
Cambridge). <br />
<br />
Hóa <br />
tế <br />
bào <br />
(Immunocytochemistry) <br />
<br />
miễn <br />
<br />
dịch <br />
<br />
Tế bào N2a được nuôi trên các lame được <br />
phủ poly‐L‐lysine trong vòng 24 giờ và được <br />
cố định bằng paraformaldehyde (PFA) 4%. Các <br />
tế bào này sẽ được ủ với kháng thể 1 trong <br />
vòng 12 giờ ở nhiệt độ 4oC trong dung dịch <br />
blocking chứa 0.2% Triton X‐100 (nhằm phá vỡ <br />
cấu trúc màng tế bào, giúp các kháng thể có <br />
thể dễ dàng xâm nhập nội bào). Ngày hôm <br />
sau, các tế bào được rửa và ủ với kháng thể 2 <br />
có gắn huỳnh quang trong vòng 1 giờ ở nhiệt <br />
độ phòng. Riêng trong thí nghiệm nhằm phát <br />
<br />
233<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014<br />
<br />
hiện PrP ở bề mặt tế bào thì các tế bào được ủ <br />
với kháng thể kháng 3F4 ở 4°C trong vòng 15 <br />
phút mà không cần dung dịch Triton X‐100 <br />
0.2%. Để phát hiện PrP nội bào, ban đầu các tế <br />
bào được ủ với kháng thể 3F4 trong vòng 15 <br />
phút ở 4°C, và sau đó được ủ ở 37oC trong <br />
vòng 1 giờ nhằm giúp cho các protein được <br />
đánh dấu ở bề mặt tế bào di chuyển vào bên <br />
trong tế bào. Tiếp theo, các tế bào sẽ được ủ <br />
với trypsin 0.5% (Sigma) nhằm loại bỏ tất cả <br />
các protein còn sót lại trên màng(18). Sau đó, các <br />
tế bào được ủ với kháng thể 2 AlexaFlour‐488 <br />
trong dung dịch có chứa Triton X‐100. <br />
Để phát hiện các kết tụ bằng Thioflavin‐S <br />
(ThS), tế bào được cố định bằng PFA 4% và rửa <br />
với dung dịch PBS có chứa Triton X‐100 <br />
0,2%(19,25). <br />
Đối với các bào quan, chúng tôi sử dụng <br />
kháng thể anti‐Calnexin (lưới nội sinh chất), anti‐<br />
EEA1 (cho early endosome), anti‐Tfn (cho <br />
recycling endosome), anti‐M6PR (cho late <br />
endosomes) và anti‐LAMP2 (cho lysosomes). Tất <br />
cả các kháng thể này được cung cấp bởi công ty <br />
Abcam và được sử dụng theo đúng quy trình <br />
hướng dẫn của nhà sản xuất. Nhân tế bào được <br />
nhuộm bằng DAPI (VECTOR Laboratories). Các <br />
hình ảnh được chụp và xử lí bằng kính hiển vi <br />
confocal Leica DMIR2 và phần mềm Leica <br />
Confocal (Leica). <br />
<br />
Phân tích thống kê <br />
T‐test được dùng để phân tích và so sánh các <br />
kết quả. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi <br />
p <br />
0,05) (Hình 1B). Tuy nhiên ở các nồng độ PK <br />
trung gian (3 và 10μg/mL), H95Y kháng PK rõ <br />
rệt (p