intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm xây dựng cơ chế ký quỹ môi trường đối với các dự án khai thác, chế biến khoáng sản vùng Đông Nam bộ

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu chính của nghiên cứu "Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm xây dựng cơ chế ký quỹ môi trường đối với các dự án khai thác, chế biến khoáng sản vùng Đông Nam bộ" là áp dụng thử nghiệm tính toán ký quỹ môi trường đối với dự án khai thác, chế biến khoáng sản đá xây dựng tại Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng phương pháp kế thừa, tổng quan tài liệu, điều tra khảo sát, tham vấn ý kiến của chuyên gia và lựa chọn phương pháp tính về công nghệ tốt nhất hiện có (BAT - best available technology) đối với dự án nhằm xác định độ chênh lệch về hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường với các công nghệ đương thời, công nghệ đang áp dụng tại dự án được lựa chọn. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm xây dựng cơ chế ký quỹ môi trường đối với các dự án khai thác, chế biến khoáng sản vùng Đông Nam bộ

  1. NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN NHẰM XÂY DỰNG CƠ CHẾ KÝ QUỸ MÔI TRƢỜNG ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN KHAI THÁC, CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN VÙNG ĐÔNG NAM BỘ Đinh Thị Minh Hƣơng1,2*, Thái Văn Nam3 1 Viện Đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. 2 Chi cục Kiểm soát Ô nhiễm Môi trường miền Nam, Cục kiểm soát Ô nhiễm Môi trường. 3 Viện Khoa học Ứng dụng, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. *Tác giả liên hệ, Email: dinhhuong28984@gmail.com. TÓM TẮT Hiện nay, ký quỹ môi trường là một trong các công cụ kinh tế hữu hiệu được áp dụng đối với các ngành kinh tế dễ gây ra ô nhiễm môi trường. Việc đề xuất Đề tài này là rất cần thiết, nhằm xây dựng một công cụ kinh tế hiệu quả áp dụng với các dự án có nguy cơ dễ xảy ra sự cố và ô nhiễm môi trường. Mục tiêu chính của nghiên cứu này là áp dụng thử nghiệm tính toán ký quỹ môi trường đối với dự án khai thác, chế biến khoáng sản đá xây dựng tại Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng phương pháp kế thừa, tổng quan tài liệu, điều tra khảo sát, tham vấn ý kiến của chuyên gia và lựa chọn phương pháp tính về công nghệ tốt nhất hiện có (BAT - best available technology) đối với dự án nhằm xác định độ chênh lệch về hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường với các công nghệ đương thời, công nghệ đang áp dụng tại dự án được lựa chọn. Qua 8 bước tính được trình bày, có thể tính toán được mức chênh lệch khi áp dụng hoặc không áp dụng BAT. Từ đó, đánh giá được tính khả thi của việc triển khai ký quỹ theo tính toán vào thực tiễn. Từ khóa: Ký quỹ môi trường; Mỏ đá xây dựng Tân Đông Hiệp. 1. Đặt vấn đề Tại Việt Nam, trong thời gian qua mới chỉ có 4 công cụ kinh tế được quy định trong Luật BVMT 2010 và Luật BVMT 2020 bao gồm: (1) Thuế môi trường/Thuế BVMT; (2) Phí BVMT; (3) Ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên; (4) Ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu. Biện pháp ký quỹ chưa được áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực khai thác tài nguyên ở Việt Nam mà mới chỉ áp dụng đối với khai thác khoáng sản (đá xây dựng). Ngày 31/12/2020, Bộ Tài chính đã ban hành Văn bản hợp nhất số 63/VBHN-BTC hướng dẫn về quản lý và sử dụng tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản tại Quỹ Bảo vệ môi trường. Thông tư quy định bên ký quỹ là tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải thực hiện ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản tại các Quỹ Bảo vệ môi trường [1]. Trong từng ngành, từng lĩnh vực thì việc quy định nội dung cải tạo, phục hồi môi trường, việc xác định mức tiền ký quỹ,… cũng như việc thanh tra giám sát hoạt động cải tạo, phục hồi cũng còn nhiều bất cập. Do đó, các công cụ kinh tế như thuế, phí liên quan đến môi trường chỉ thực hiện được chức năng tạo nguồn thu ngân sách nhà nước mà chưa phát huy được vai trò điều tiết vĩ mô các hoạt động kinh tế - xã hội theo hướng hài hòa với thiên nhiên, thân thiện với môi trường và phát triển bền vững. Hiện nay, Chính phủ đã ban hành quy định về ký quỹ môi trường cho loại hình khai thác và chế biến khoáng sản. Tuy nhiên, việc tính toán này còn mang tính chủ quan từ nhà đầu tư, từ quá trình thẩm định của địa phương, từ các đơn giá ban hành,... phần nào việc ký quỹ chưa đủ để đảm bảo phục hồi môi trường sau khi kết thúc khai thác mỏ [2]. Đề tài "Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm xây dựng cơ chế 88
  2. ký quỹ môi trường đối với các dự án khai thác, chế biến khoáng sản vùng Đông Nam Bộ" mang ý nghĩa sâu rộng, không chỉ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường mà còn trong việc cải thiện quản lý kinh tế và tạo ra một môi trường kinh doanh minh bạch, bền vững. Đề tài này đề xuất phát triển một công cụ kinh tế mới, ký quỹ môi trường, nhằm thúc đẩy trách nhiệm và ý thức bảo vệ môi trường trong các doanh nghiệp hoạt động khai thác đá. Với việc yêu cầu các doanh nghiệp đặt cọc một khoản tiền ký quỹ lớn tại ngân hàng trước khi đầu tư, cơ chế này không chỉ đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ bảo vệ môi trường mà còn góp phần giảm bớt gánh nặng tài chính cho ngân sách nhà nước trong việc khắc phục hậu quả ô nhiễm. 2. Phƣơng pháp 2.1 Phương pháp kế thừa, tổng quan tài liệu Trong năm 2017, Tổng cục Môi trường đã triển khai nhiệm vụ Xây dựng Đề án kiểm soát đặc biệt đối với cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao (do Văn phòng, Tổng cục Môi trường là đơn vị thực hiện), nhiệm vụ "Khảo sát, đánh giá xây dựng hệ thống tiêu chí về môi trường làm cơ sở lựa chọn, sàng lọc loại hình sản xuất và công nghệ sản xuất trong thu hút đầu tư, phê duyệt các dự án đầu tư" (do Cục Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường, Tổng cục Môi trường là đơn vị thực hiện), nhiệm vụ “Rà soát, giám sát việc thực hiện quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường các dự án lớn, tiềm ẩn nguy cơ cao xảy ra sự cố môi trường” (do Cục Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường, Tổng cục Môi trường là đơn vị thực hiện). Thông qua các đề tài, nhiệm vụ này, Tổng cục Môi trường đã đề xuất và được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận các tiêu chí xác định các dự án có nguy cơ ô nhiễm môi trường cao. Đây là tiêu chí quan trọng, căn cứ vào đó, để xây dựng ký quỹ môi trường cho các dự án này. Đề tài sẽ thu thập các tài liệu nước ngoài về các nội dung sau: Tiêu chí xác định đối tượng ký quỹ; phương thức ký quỹ và căn cứ xác định số tiền ký quỹ; cách thức tính toán số tiền ký quỹ; phân tích về những thuận lợi và khó khăn, thách thức trong việc thực hiện ký quỹ môi trường. 2.2 Phương pháp điều tra khảo sát Phương pháp này bao gồm 2 hoạt động chính: - Khảo sát các doanh nghiệp đang có giấy phép khai thác 05 mỏ khoáng sản (đá xây dựng) tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương (mỏ đá Thường Tân – Bình Dương; mỏ đá Thiện Tân 1 – Đồng Nai, mỏ đá Tân Lập – Bình Phước; mỏ đá Lô 14 Núi Thị Vải – Vũng Tàu; mỏ đá Lộc Trung – Tây Ninh) - Lấy phiếu điều tra tại 05 mỏ (01 phiếu cho một mỏ; phương pháp điều tra: điền vào các thông tin theo phiếu và phỏng vấn trực tiếp). 2.3 Phương pháp tham vấn ý kiến chuyên gia Phương pháp tham vấn ý kiến chuyên gia đã được áp dụng rộng rãi trong nhiều nội dung nghiên cứu của Đề tài. Đối với việc xác định các cơ chế đề xuất ký quỹ môi trường cho dự án khai thác đá xây dựng, đề tài cần sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực quản lý môi trường, công nghệ môi trường và kinh tế môi trường. Các chuyên gia này đến từ các tổ chức và cơ quan uy tín tại Việt Nam như Viện Khoa học Môi trường và Phát triển Bền vững, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Môi trường, hay Khoa Môi trường của Đại học Quốc gia Hà Nội, nơi sẽ cung cấp những kiến thức chuyên sâu và quan điểm chuyên môn về cách thức thiết lập và quản lý ký quỹ môi trường hiệu quả, từ đó đưa ra các giải pháp thực tiễn và khoa học. Việc tận dụng kinh nghiệm và sự hiểu biết chuyên sâu từ các chuyên gia liên ngành sẽ giúp Đề tài tránh được những lỗi trùng lặp với các nghiên cứu trước đó, đồng thời kế thừa và phát triển từ các thành quả nghiên cứu đã có, đảm bảo tính khách quan và chính xác trong kết quả nghiên cứu. 3. Kết quả và thảo luận 3.1 Xây dựng hệ thống tiêu chí xác định đối tượng phải ký quỹ môi trường đối với ngành khai thác, chế biến khoáng sản (đá xây dựng) 89
  3. Bảng 1 cho thấy các tiêu chí xác định đối tượng phải ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường của hoạt động khai thác khoáng sản dựa trên quy định của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường [3]. Bảng 1. Tiêu chí xác định đối tƣợng phải ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trƣờng của hoạt động khai thác khoáng sản STT Tiêu chí Ghi chú Chủ dự án đầu tư khai thác khoáng sản lập phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi Mục a, khoản 1 trường và được thẩm định trong quá trình thẩm định báo cáo đánh giá 2, điều 67 tác động môi trường; Chủ cơ sở khai thác khoáng sản hoạt động trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành nhưng không có phương án cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định thì bị xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường. Trường hợp cơ sở thuộc đối tượng phải cấp giấy phép môi trường thì buộc lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường Mục b, khoản 2 trong đó có phương án cải tạo, phục hồi môi trường và được thẩm 2, điều 67 định trong quá trình thẩm định hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường; trường hợp cơ sở không thuộc đối tượng phải cấp giấy phép môi trường thì buộc lập phương án cải tạo, phục hồi môi trường và được thẩm định theo quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9 Điều này; Chủ cơ sở khai thác khoáng sản thuộc đối tượng phải cấp giấy phép môi trường có thay đổi nội dung cải tạo, phục hồi môi trường so với phương án đã được phê duyệt thì lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường, trong đó có phương án cải tạo, phục hồi môi trường với Mục b, khoản 3 nội dung được thay đổi và được thẩm định trong quá trình thẩm định 2, điều 67 hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường; trường hợp cơ sở không thuộc đối tượng phải cấp giấy phép môi trường thì lập phương án cải tạo, phục hồi môi trường và được thẩm định theo quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9 Điều này; Chủ cơ sở khai thác khoáng sản lập phương án cải tạo, phục hồi môi trường là một phần của đề án đóng cửa mỏ khoáng sản của dự án Mục c, khoản 4 khai thác khoáng sản và được thẩm định trong quá trình thẩm định đề 2, điều 67 án đóng cửa mỏ khoáng sản. Ghi chú: Dự án có 01 trong các tiêu chí trên thang đánh giá thì thuộc đối tượng ký quỹ môi trường 3.2 Đề xuất phương pháp tính toán số tiền ký quỹ môi đối với ngành khai thác, chế biến khoáng sản (đá xây dựng) Bƣớc 1: Xác định công suất chuẩn đối với từng nhóm ngành khai thác, chế biến khoáng sản (đá xây dựng) (tính theo năm) (n = 3). Bƣớc 2: Tính số tiền ký quỹ chuẩn (Tcn) (đồng) được tính cho công suất chuẩn (Qcn). Bƣớc 3: Tính chỉ số đánh giá mức độ đạt chuẩn BAT (Ecn) cho doanh nghiệp có công suất chuẩn (Qcn) thuộc nhóm ngành khai thác, chế biến khoáng sản (đá xây dựng). Phương pháp tính chỉ số đánh giá mức độ đạt chuẩn BAT (Ecn). Chỉ số đánh giá kỹ thuật hiện có tốt nhất của doanh nghiệp khi đạt tất cả các tiêu chí BAT là Ecn= Ec1-n+Ec2-n+Ec3-n+Ec4-n +Ec5-n +Ec6-n +Ec7-n +Ec8-n +Ec9-n. Bƣớc 4: Điều tra thực tế tại doanh nghiệp có công suất Qtn nhằm xác định các thông số đánh giá kỹ thuật hiện có Yti-n , tính chỉ số đánh giá mức độ đạt BAT (Eti-n). Phương pháp tính chỉ 90
  4. số đánh giá mức độ đạt BAT (Etn). Chỉ số đánh giá kỹ thuật hiện có của doanh nghiệp là Etn= Et1- n+Et2-n+Et3-n+Et4-n +Et5-n +Et6-n +Et7-n +Et8-n +Et9-n. Bƣớc 5: Tính là hệ số ký quỹ cho 1 doanh nghiệp (Ktn). Dựa trên công suất thực tế (Qtn), công suất chuẩn, chỉ số đánh giá kỹ thuật hiện có tốt nhất (Ecn), chỉ số đánh giá mức độ đạt BAT (Etn). Ktn = (Qtn/Qcn) x (Etn/Ecn) Bƣớc 6: Tính số tiền ký quỹ bảo vệ môi trường cho 1 doanh nghiệp (Ttn) (đồng) dựa trên số tiền ký quỹ chuẩn (Tcn) và hệ số ký quỹ cho 1 doanh nghiệp (Ktn). Ttn= Tcn x Ktn Bảng 2. Phƣơng pháp tính số tiền ký quỹ bảo vệ môi trƣờng cho nhóm ngành khai thác, chế biến khoáng sản (đá xây dựng) Nhóm Ngành Đơn Công Số tiền Chỉ số đánh Chỉ số đánh Hệ số ký Số tiền ký ngành công vị suất ký quỹ giá mức độ giá kỹ thuật quỹ cho quỹ bảo vệ nghiệp tính chuẩn chuẩn đạt chuẩn hiện có (Etn) 1 doanh môi trƣờng (Qcn) (Tcn) BAT (Ecn) nghiệp (Ttn) (đồng) (đồng) (Ktn) Nhóm Khoáng m3/ Qc3= Tc3 Ec3 Et3 Kt3 Tt3 3 sản (đá xây năm 2.000.0 dựng) 00 Nhóm 3 (Khai thác, chế biến khoáng sản (đá xây dựng)) (n=3): Đối với nhóm 3 cần phải xác định số tiền ký quỹ chuẩn (Tc3) (đồng), chỉ số đánh giá mức độ đạt chuẩn BAT (Ec3), chỉ số đánh giá kỹ thuận hiện có (Et3), hệ số ký quỹ cho 1 doanh nghiệp (Kt3), số tiền ký quỹ bảo vệ môi trường (Tt3) (đồng). Đối với từng công nghệ cụ thể (khai thác khoáng sản (đá xây dựng), chế biến khoáng sản (đá xây dựng)), đối với từng loại khoáng sản (đá xây dựng) (bauxite, đá xây dựng, đất sét, than, đầu mỏ, khí đốt …) cần phải xác định số tiền ký quỹ bảo vệ môi trường tương ứng. 3.3 Lựa chọn dự án khai thác, chế biến khoáng sản (đá xây dựng) áp dụng thử nghiệm Cụm mỏ đá xây dựng Tân Đông Hiệp trước đây được Bộ Công nghiệp nặng (nay là Bộ Công thương) và sau này là UBND tỉnh Bình Dương cấp giấy phép khai thác mỏ từ những năm 1996 cho Công ty Cổ phần khoáng sản (đá xây dựng) và xây dựng Bình Dương, Công ty Cổ phần xây dựng Bình Dương, Công ty Cổ phần Trung Thành, Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng 3-2. Cụm mỏ đá xây dựng Tân Đông Hiệp thuộc phường Tân Đông Hiệp, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Khu vực dự án cách thành phố Biên Hòa 5 km về phía Tây, cách thị xã Thủ Dầu Một khoảng 20 km về phía Đông và cách thành phố Hồ Chí Minh 20 km về phía Đông Bắc. Tổng diện tích khu vực khai thác xuống sâu của cụm mỏ đến cote -100 m là 463.472,7 m2. Dự án cụm mỏ đá xây dựng Tân Đông Hiệp là dự án đầu tư nâng công suất và khai thác xuống sâu từ cote - 80 m xuống -100 m. Cụm mỏ đá xây dựng Tân Đông Hiệp được bốn chủ đầu tư khai thác, tổng diện tích moong khai thác của toàn cụm là 463.472,70 m2, tổng diện tích các công trình phụ trợ (mặt bằng sân công nghiệp, khu văn phòng, kho tàng, …) là 35,5 ha, công suất khai thác của toàn cụm mỏ hiện này là 2.600.000 m3 đá nguyên khối/năm [4]. Mỏ đá Tân Đông Hiệp, với những đặc điểm nổi bật của mình, được chọn làm đối tượng nghiên cứu chính trong việc tính toán ký quỹ môi trường, vì nhiều lý do quan trọng và thiết thực. Đầu tiên và quan trọng nhất, độ sâu khai thác của mỏ này là lớn nhất trong khu vực, điều này không chỉ đồng nghĩa với việc mỏ có tiềm năng kinh tế lớn, mà còn đặt ra những thách thức không nhỏ trong việc quản lý và bảo vệ môi trường. Khai thác ở độ sâu lớn đòi hỏi việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật cao và phức tạp, cũng như cần phải có sự quan tâm đặc biệt đến việc giảm thiểu và quản lý những tác động môi trường tiềm ẩn. Thứ hai, chất lượng đá tại mỏ Tân Đông Hiệp được đánh giá là rất cao, làm tăng thêm giá trị kinh tế của mỏ. Điều này không chỉ tạo ra một lợi ích kinh tế lớn cho khu vực và quốc gia, mà còn thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư và doanh nghiệp khai thác mỏ. Tuy nhiên, mặt trái của việc khai thác một nguồn tài nguyên có 91
  5. giá trị cao như vậy chính là những tác động môi trường nghiêm trọng hơn, đòi hỏi phải có một kế hoạch quản lý môi trường mạnh mẽ và có hiệu quả. Đây là lý do khiến việc tính toán ký quỹ môi trường cho mỏ đá Tân Đông Hiệp trở nên cực kỳ quan trọng, giúp đảm bảo rằng mọi hoạt động khai thác đều tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Hơn nữa, việc lựa chọn mỏ đá Tân Đông Hiệp còn mang ý nghĩa chiến lược trong việc thiết lập một mô hình tiêu chuẩn cho việc quản lý môi trường trong ngành khai thác đá xây dựng. Mỏ này, với quy mô và đặc thù của mình, có thể cung cấp một cơ sở dữ liệu phong phú, giúp các nhà nghiên cứu và quản lý hiểu rõ hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường từ hoạt động khai thác đá, từ đó đề xuất những giải pháp và chính sách quản lý môi trường hiệu quả. Ngoài ra, đây còn là mỏ đá thuộc khu vực nhạy cảm, gần với khu dân cư. Từ đó, việc nghiên cứu và áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường tại mỏ Tân Đông Hiệp cũng góp phần vào việc nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng và doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường, đặc biệt là trong lĩnh vực khai thác mỏ. 3.4 Tính toán số tiền ký quỹ môi trường đối với dự án này và đánh giá tính khả thi của việc triển khai ký quỹ môi trường đối với cơ sở lựa chọn Bảng 3. Tính toán chỉ số đánh giá mức độ đáp ứng BAT (Et )của dự án Đơn vị tính Cụm mỏ đá Tân Giá trị BAT đề Chỉ số mức độ Thông số đánh giá (tính trên sản Đông Hiệp xuất đáp ứng BAT phẩm) Yt Yc Et= Yt/Yc Kỹ thuật Dầu DO lít/ m3 1,50856 0,97136 1,55 3 Thuốc nổ kg/m 0,37548 0,34270 1,10 3 Kíp phi điện cái/m 0,02627 0,01913 1,37 3 Kíp vi sai điện cái/m 0,00027 0,00018 1,50 3 Mồi nổ quả/m 0,01314 0,01314 1,00 3 Điện kW/m 2,60383 2,60383 1,00 3 3 Nước m /m 0,05869 0,05869 1,00 Môi trƣờng Bụi kg/m3 0,74976 0,28557 2,62 3 NOx kg/m 0,00033 0,00101 0,33 3 SO2 kg/m 0,00481 0,00008 2,67 3 CO kg/m 0,00016 0,00013 1,23 3 THC kg/m 0,00036 0,00016 2,25 Tổng cộng 17,63 Số tiền ký quỹ thực tế của dự án được tính như sau theo công thức số 1: (1) Với: Kt = (Qt/Qc) x (Et/Ec) Trong đó : Tc là số tiền ký quỹ chuẩn (đồng) được tính cho công suất chuẩn, được tính theo phương án cải tạo phục hồi môi trường là 7.350.543.798 đồng (Số giả định dựa vào phương án cải tạo phục hồi môi trường của Cụm mỏ đá Tân Đông Hiệp). Qc là công suất chuẩn của một loại hình sản xuất (tính theo năm), dự án Cụm mỏ đá Tân Đông Hiệp thuộc mục Dự án khai thác, chế biến khoáng sản (đá xây dựng) bắt buộc phải lập báo cáo Đánh giá tác động môi trường. Chọn Qc = 2.000.000 m3 sản phẩm/năm (ứng với với hạng 92
  6. mục tinh chế, chế biến khoáng sản (đá xây dựng) rắn khác). Ec là chỉ số chuẩn khi doanh nghiệp đạt tất cả các chỉ tiêu BAT, Ec = 12. Tt là số tiền ký quỹ thực tế của doanh nghiệp (đồng). Kt là hệ số tính ký quỹ cho 1 doanh nghiệp. Qt là công suất thực tế của một loại hình sản xuất (tính theo năm), cụm mỏ đá Tân Đông Hiệp có công suất thực tế là Qt = 4.026.862 m3 sản phẩm/năm. Et là chỉ số thực khi so sánh các chỉ tiêu thực của doanh nghiệp với các chỉ tiêu BAT, theo tính toán Et = 17,63 Tính được: Suy ra: 21.684.104.204 (đồng) Như vậy, đối với dự án điển hình – cụm mỏ đá Tân Đông Hiệp với công suất khai thác 4.026.862 m3 sản phẩm/năm, số tiền ký quỹ của dự án được tính toán dựa trên phương pháp luận sử dụng kỹ thuật BAT là 21.684.104.204 đồng. Kết quả cho thấy, so với BAT, số tiền ký quỹ của dự án cao gấp 3 lần. 3.5 Đánh giá tính khả thi và hiệu quả của việc áp dụng công cụ ký quỹ môi trường đối với các dự án khai thác, chế biến khoáng sản (đá xây dựng) Có thể nói, đến nay quy định của pháp luật về khoáng sản, pháp luật về Bảo vệ môi trường đã quy định khá đầy đủ, cụ thể và có tính khả thi về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản trong công tác cải tạo phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản và đóng cửa mỏ khoáng sản. Nhờ đó, thời gian gần đây việc thực hiện trách nhiệm này của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản đã cải thiện đáng kể. Từ đó cho thấy ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường là một công cụ kinh tế hữu hiệu đối với việc bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản (đá xây dựng). Tuy nhiên, trên thực tế quá trình triển khai những quy định đó còn gặp một số khó khăn. Nhiều chủ dự án khai thác khoáng sản (đá xây dựng) không chịu nộp tiền ký quỹ bảo vệ môi trường nhưng cơ quan nhà nước có thẩm quyền lúng túng tìm cách xử lý. Ở một số địa phương, chính quyền cấp huyện, xã chưa thực sự quan tâm đến công tác quản lý hiện trạng, quản lý quy hoạch nên khi các doanh nghiệp khai thác vượt quá phạm vi, giới hạn được cấp phép hoặc khai thác quá độ sâu nhưng không kịp thời phát hiện, ngăn chặn và báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý. Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về bảo vệ môi trường chưa thực hiện thường xuyên; xử lý vi phạm còn thiếu kiên quyết, chủ yếu xử phạt vi phạm hành chính, chưa có biện pháp đủ mạnh buộc các đơn vị gây ô nhiễm môi trường thực hiện phương án khắc phục hiện trạng, khôi phục môi trường. hiện nay, pháp luật chưa quy định cụ thể về trường hợp nếu chủ dự án khai thác khoáng sản (đá xây dựng) không thực hiện nghĩa vụ cải tạo, phục hồi môi trường thì cơ quan nhà nước nào sử dụng số tiền ký quỹ và thực hiện nghĩa vụ này. Vì vậy, ở địa phương nào có dự án khai thác khoáng sản (đá xây dựng) không thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường thì thông thường Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ tiến hành thực hiện. Tuy nhiên, tình trạng các cơ quan đùn đẩy trách nhiệm giữa các đơn vị khiến cho quá trình phục hồi diễn ra chậm hoặc không được phục hồi. 3.6 Đề xuất giải pháp xây dựng cơ chế ký quỹ môi trường đối với các dự án khai thác, chế biến khoáng sản (1) Cơ chế quản lý và sử dụng tiền ký quỹ môi trường Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam hoặc quỹ bảo vệ môi trường cấp tỉnh hoặc tổ chức tài chính, tín dụng theo quy định của pháp luật là cơ quan quản lý tiền ký quỹ môi trường. Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam hoặc quỹ bảo vệ môi trường cấp tỉnh hoặc tổ chức tài chính, tín dụng theo quy định của pháp luật hoạt động không vì mục đích lợi nhuận nhưng phải bảo toàn vốn 93
  7. điều lệ và tự bù đắp chi phí quản lý, được miễn nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước đối với các hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về thuế và pháp luật về ngân sách nhà nước. Quỹ chịu sự kiểm tra, thanh tra, kiểm toán về các hoạt động tài chính của cơ quan quản lý nhà nước về tài chính và Kiểm toán Nhà nước. Nhiệm vụ của quỹ bao gồm việc xử lý các vấn đề liên quan tới môi trường, xây dựng hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường các khu, cụm công nghiệp làng nghề, xử lý, cải tạo các khu vực môi trường bị ô nhiễm tại các khu công cộng, sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường được Bộ Tài nguyên và Môi trường gắn Nhãn xanh Việt Nam; sản phẩm từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải rắn của cơ sở xử lý chất thải (sinh hoạt, công nghiệp và chất thải nguy hại). Nghiêm cấm quỹ huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi, phát hành kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu, vay thương mại của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước (2) Xây dựng lộ trình trình áp dụng ký quỹ môi trường đối với các dự án khai thác, chế biến khoáng sản (đá xây dựng) phù hợp với đặc thù phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường tại Việt Nam. Xác định các cơ sở sở cần thiết cho việc xây dựng công cụ ký quỹ môi trường bao gồm xác định Kỹ thuật tốt nhất hiện có (BAT - best available technology); Tính toán thiệt hại môi trường trong trường hợp xảy ra ô nhiễm, suy thoái môi trường; Tính toán được số tiền ký quỹ môi trường đối với dự án và Ban hành văn bản pháp lý đưa vào thực hiện. Song song với việc thực hiện hướng dẫn kỹ thuật về áp dụng kỹ thuật hiện có tốt nhất đối với các loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ chế biến khoáng sản (đá xây dựng) có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, cơ quan chuyên môn là Bộ Tài nguyên Môi trường cần ban hành Thông tư hướng dẫn chi tiết cách tính toán thiệt hại môi trường trong trường hợp xảy ra ô nhiễm, suy thoái môi trường cho các loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ chế biến khoáng sản (đá xây dựng) có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. (3) Đầu tư , xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ công tác quản lý và triển khai áp dụng ký quỹ môi trường đối các dự án khai thác, chế biến khoáng sản (đá xây dựng). Thành lập cơ quan quản lý vấn đề ký quỹ môi trường, cụ thể là thành lập tổ chức quản lý KQMT trực thuộc Quỹ Bảo vệ Môi trường Việt Nam và thành lập các quỹ bảo vệ môi trường địa phương, đảm bảo mỗi địa phương đều có 1 quỹ bảo vệ môi trường giúp thuận tiện cho chủ dự án thực hiện thủ tục ký quỹ, quản lý tiền ký quỹ. Đầu tư hoàn thiện mạng lưới quan trắc môi trường tự động quốc gia nhằm đánh giá chính xác các tác động môi trường mà dự án gây ra, làm tiền đề phục vụ công tác điều tra, thẩm định số tiền ký quỹ, bồi thường thiệt hại và phục hồi môi trường. Đầu tư, ứng dụng công nghệ thông tin nhằm phục vụ hữu hiệu cho cải cách hành chính, quản lý điều hành tiên tiến. Và những vấn đề khác liên quan để hoàn thiện dần mô hình hoạt động của công tác quản lý, tạo đà cho sự phát triển bền vững. Xây dựng các chiến lược phát triển lâu bền cho cơ quan, bộ phận quản lý công tác ký quỹ môi trường. Xây dựng bản đồ phân vùng môi trường quốc gia trong đó phân rõ các vùng môi trường từ mức độ không nhạy cảm đến mức nhạy cảm cần bảo vệ. Việc xây dụng bản đồ phân vùng phục vụ công tác xác định kinh phí đảm bảo cho việc khắc phục môi trường khi có sự cố xảy ra. Dựa trên kinh nghiệm của Quốc tế, Để có thể triển khai công cụ KQMT đối với nhóm ngành chế biến khoáng sản (đá xây dựng) một cách hiệu quả cần phải có lộ trình nghiên cứu, ứng dụng thử nghiệm trước khi áp dụng rộng rãi. Để triển khai áp dụng KQMT cho nhóm ngành chế biến khoáng sản (đá xây dựng). 4. Kết luận Trên cơ sở nghiên cứu, xác định hệ thống tiêu chí xác định công nghệ tốt nhất hiện có (BAT - best available technology), hệ thống tiêu chí xác định đối tượng phải ký quỹ môi trường, phương pháp tính toán số tiền ký quỹ môi trường để xây dựng được phương pháp tính toán số tiền ký quỹ môi trường đối với nhóm ngành chế biến khoáng sản (đá xây dựng). Phương pháp tính số tiền ký quỹ môi trường bao gồm các bước xác định số tiền ký quỹ chuẩn (Tcn) (đồng), chỉ 94
  8. số đánh giá mức độ đạt chuẩn BAT (Ecn), chỉ số đánh giá kỹ thuận hiện có (Etn), hệ số ký quỹ bảo vệ môi trường cho 1 doanh nghiệp (Ktn), số tiền ký quỹ bảo vệ môi trường (Ttn) (đồng). Trên cơ sở phương pháp tính số tiền ký quỹ bảo vệ môi trường được xây dựng, đề tài đã nghiên cứu, áp dụng thử nghiệm tính số tiền ký quỹ môi trường đối với dự án sản xuất thuộc loại hình sản xuất công nghiệp đá xây dựng, Nhà máy chế biến đá xây dựng Tân Đông Hiệp (công suất 4.026.862 m3/năm (đá nguyên khối)). Đối với loại hình đã nghiên cứu, xác định công nghệ tốt nhất hiện có (BAT - best available technology); tính toán, dự báo thiệt hại môi trường trong trường hợp xảy ra ô nhiễm, suy thoái môi trường; tính toán số tiền ký quỹ môi trường. Đề tài cũng đã đánh giá được tính khả thi và hiệu quả của việc áp dụng công cụ ký quỹ môi trường đối với các dự án chế biến khoáng sản (đá xây dựng) trên cơ sở phân tích, dự báo các tác động của việc áp dụng công cụ ký quỹ môi trường đối với các dự án chế biến khoáng sản (đá xây dựng) và đối với sự phát triển của xã hội nói chung, trong mối quan hệ với các công cụ hành chính, công cụ pháp lý và các biện pháp khác, đồng thời đề xuất phương hướng giải quyết. Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở pháp lý, cơ chế quản lý và sử dụng tiền ký quỹ, đề tài đã đề xuất các điều kiện triển khai công cụ ký quỹ môi trường đối với các dự án chế biến khoáng sản (đá xây dựng) vào thực tiễn tại Việt Nam, bao gồm đề xuất các nội dung cần hoàn thiện, bổ sung, điều chỉnh, xây dựng mới hệ thống văn bản quy phạm pháp luật nhằm tạo ra hành lang pháp lý cho việc triển khai ký quỹ môi trường đối với các dự án chế biến khoáng sản (đá xây dựng) vào thực tiễn công tác quản lý môi trường tại Việt Nam. Trong đó cần xác định thời điểm ký quỹ; những thủ tục để thực hiện ký quỹ; nguyên tắc quản lý và sử dụng; quản lý tiền quỹ (bên ký quỹ, tiền ký quỹ, lãi suất và kỳ hạn gửi tiền, lãi suất ký quỹ); sử dụng tiền ký quỹ (sử dụng tiền lãi, hoàn trả tiền ký quỹ); giám sát việc sử dụng tiền ký quỹ; vai trò của các bên liên quan; tiến trình các bước cần phải thực hiện trong xác định số tiền ký quỹ; lộ trình thực hiện áp dụng từng bước trong xác định ký quỹ môi trường; đề xuất xây dựng cơ quan quản lý quỹ; Cơ sở hạ tầng phục vụ công các ký quỹ môi trường; Tổ chức nguồn nhân lực quản lý quỹ bảo vệ môi trường. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo điện tử Tài nguyên và Môi trường – Cơ quan của Bộ Tài nguyên Và Môi trường (2020), Tích cực trong công tác phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản, 2020. 2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012). Báo cáo tổng kết “Nhiệm vụ: Sơ kết, đánh giá 3 năm thực hiện Quyết định số 71/2008/QĐ-TTg ngày 29 tháng 5 năm 2008 về ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản và trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo Quyết định sửa đổi, bổ sung”. 3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014). “Kết quả thực hiện Nghị quyết số 535/NQ- UBTVQH13, ngày 12/10/2012, về kết quả giám sát và đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, khai thác khoáng sản gắn với BVMT”. 4. Bùi Đức Hiển (2010). Những vấn đề pháp lý về xác định thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường ở Việt Nam hiện nay. Luận văn Thạc sỹ Luật dân sự, Đại học Quốc Gia. 5. Công ty CP Khoáng sản và Xây dựng Bình Dương (2018). Báo cáo Đánh giá tác động môi trường – Cụm mỏ đá xây dựng Tân Đông Hiệp, công suất 4.026.862 m3/năm (đá nguyên khối). 6. Ngô Minh Kiểm (2019). Ngành khai thác khoáng sản và những vấn đề được phát hiện từ kiểm toán. Báo Kiếm toán, Số 17+18. 7. Nguyễn Ngọc Anh Đào (2012). Pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong BVMT ở Việt nam hiện nay. Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Khoa học Xã hội. 8. Nguyễn Thế Chinh (2003). Giáo trình Kinh tế và quản lý Môi trường. Nhà xuất bản Thống Kê. 9. Sơn Ca (2011). Ký quỹ môi trường: Giải pháp về tài chính bảo vệ môi trường [online], 95
  9. Báo Gia Lai điện tử, xem ngày 15/11/2023, từ:< https://baogialai.com.vn/ky-quy-moi- truong-giai-phap-ve-tai-chinh-bao-ve-moi-truong-post149232.html>. 10. Tạp chí Công Thương - Cơ quan thông tin lý luận của Bộ Công Thương (2021). Pháp luật về ký quỹ bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản, 2021. 11. Vũ Thu Hạnh (2007). “Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường”. Tạp chí khoa học pháp lý số 3, 98-121. 12. Xiaoyu Liu and Zonggou Wen (2012). “Best available techniques and pollution control: a case study on China’s thermal power industry”, Journal of Cleaner Production, Vol. 23, 113-121. 96
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2