Lê Thị Thanh Hƣơng và đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
83(07): 109 - 112<br />
<br />
NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG NGUỒN GEN CÂY THUỐC CỦA ĐỒNG BÀO<br />
DÂN TỘC MƯỜNG XÃ QUẢNG LẠC, HUYỆN NHO QUAN, TỈNH NINH BÌNH<br />
Lê Thị Thanh Hương1, Đinh Thị Lan Hương1,<br />
Nguyễn Thị Phượng1, Nguyễn Nghĩa Thìn2<br />
2<br />
<br />
1<br />
Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên<br />
Trường ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia Hà Nội<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đồng bào dân tộc Mƣờng có tri thức về y học dân gian rất đa dạng, từ lâu họ đã biết sử dụng cây<br />
cỏ tự nhiên, các bộ phận nhƣ: thân, rễ, lá, hoa, quả… để chữa bệnh. Trải qua nhiều thế hệ, những<br />
kinh nghiệm ấy đang dần bị mai một và nguồn gen cây thuốc đang đứng trƣớc nhiều nguy cơ bị<br />
suy giảm. Để góp phần gìn giữ tri thức bản địa về sử dụng cây cỏ làm thuốc của ngƣời Mƣờng ở<br />
xã Quảng Lạc, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu và thu đƣợc<br />
151 loài thuộc 126 chi, 60 họ của 3 ngành thực vật bậc cao có mạch (Equisetophyta,<br />
Polypodiophyta, Magnoliophyta) đƣợc ngƣời dân sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Trong đó, ngành<br />
Mộc lan (Magnoliophyta) chiếm số lƣợng lớn nhất với 147 loài thuộc 122 chi, 56 họ; ngành<br />
Dƣơng xỉ (Polypodiophyta) có 3 loài thuộc 3 chi, 3 họ; ngành Cỏ tháp bút (Equisetophyta) chỉ có 1<br />
loài thuộc 1 chi, 1 họ.<br />
Từ khóa: dân tộc Mường, Ninh Bình, đa dạng, nguồn tài nguyên cây thuốc<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ*<br />
Xã Quảng Lạc là một xã miền núi, nằm ở phía<br />
Nam của huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình<br />
với tổng diện tích tự nhiên 1.403 ha, địa hình<br />
chủ yếu là đồi, núi đá vôi thuận lợi cho việc<br />
phát triển của cây thuốc. Với 70% dân số là<br />
dân tộc Mƣờng đã làm nên sự đa dạng trong<br />
nền văn hóa nói chung và đa dạng trong tri<br />
thức bản địa về sử dụng cây cỏ làm thuốc nói<br />
riêng. Vì vậy, việc nghiên cứu đa dạng nguồn<br />
gen cây thuốc của ngƣời dân tộc Mƣờng nơi<br />
đây nhằm phục vụ cho công tác bảo tồn và<br />
phát triển bền vững là việc làm cần thiết.<br />
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Phương pháp điều tra phỏng vấn: Phát phiếu<br />
điều tra và phỏng vấn các ông lang bà mế<br />
ngƣời dân tộc Mƣờng và những ngƣời dân có<br />
kinh nghiệm về sử dụng cây thuốc ở khu vực<br />
nghiên cứu.<br />
Phương pháp thu thập và xử lý mẫu vật: Kết<br />
quả thu thập đƣợc gần 200 mẫu theo danh lục<br />
đã phỏng vấn và theo sự chỉ dẫn của các thầy<br />
thuốc bản địa. Xử lý mẫu thu đƣợc và xác<br />
định tên khoa học của 151 mẫu tại Phòng thí<br />
nghiệm Khoa Khoa học Sự sống – Trƣờng<br />
Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên.<br />
Phương pháp phân tích và phân loại mẫu:<br />
Phân loại mẫu dựa trên phƣơng pháp hình thái<br />
truyền thống, kết hợp với kinh nghiệm của<br />
*<br />
<br />
các chuyên gia và các bộ Thực vật chí chuyên<br />
ngành nhƣ: Cây cỏ Việt Nam (Phạm Hoàng<br />
Hộ,<br />
1999-2000);<br />
Iconographia<br />
Cormophytorum Sinicorum (ICS, 19721976); Từ điển cây thuốc (Võ Văn Chi,<br />
1996); Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam<br />
(Đỗ Tất Lợi, 2005); Cây thuốc và động vật làm<br />
thuốc ở Việt Nam (Viện Dƣợc liệu, 2006);<br />
Danh lục các loài thực vật Việt Nam (2001 –<br />
2005)… Tiến hành xác định tên khoa học và lập<br />
danh lục cây thuốc theo Brummit (1992).<br />
Phương pháp đánh giá tính đa dạng nguồn<br />
gen cây thuốc: Đánh giá dựa trên phƣơng<br />
pháp của Nguyễn Nghĩa Thìn trong “Các<br />
phƣơng pháp nghiên cứu thực vật” (2007).<br />
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
Kết quả điều tra, chúng tôi đã xác định đƣợc<br />
151 loài cây thuốc đƣợc đồng bào dân tộc<br />
Mƣờng ở xã Quảng Lạc, huyện Nho Quan,<br />
tỉnh Ninh Bình sử dụng chữa bệnh.<br />
Đa dạng về bậc phân loại ngành<br />
Sự đa dạng của thực vật làm thuốc đƣợc thể<br />
hiện qua số lƣợng các họ, các chi và các loài.<br />
Từ đó đã xây dựng danh lục cây thuốc với<br />
151 loài đƣợc làm thuốc chữa bệnh thuộc 126<br />
chi, 60 họ của 3 ngành thực vật bậc cao có<br />
mạch và đƣợc phân bố trong các bậc taxon<br />
nhƣ sau: Ngành Cỏ tháp bút – Equisetophyta:<br />
1 họ, 1 chi, 1 loài; ngành Dƣơng xỉ –<br />
Polypodiophyta: 3 loài thuộc 3 chi, 3 họ và<br />
<br />
Tel: 0988478975; Email: lehuonga1k52@gmail.com<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
109<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Lê Thị Thanh Hƣơng và đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
ngành Mộc lan – Magnoliophyta: có 147 loài<br />
thuộc 122 chi và 56 họ thực vật.<br />
Tiến hành so sánh với hệ thực vật bậc cao có<br />
mạch làm thuốc của cả nƣớc để đánh giá tính<br />
đa dạng họ, chi, loài cây thuốc ở Quảng Lạc.<br />
Kết quả đƣợc thể hiện trong bảng 1.<br />
Qua bảng 1 cho thấy, số họ thực vật làm<br />
thuốc chiếm 22,06%; số chi chiếm 8,26% và<br />
số loài chiếm 3,90% so với tổng số loài thực<br />
vật làm thuốc ở Việt Nam. Nhƣ vậy có thể<br />
thấy hệ thực vật ở Quảng Lạc khá đa dạng,<br />
chúng đƣợc phân bố tập trung chủ yếu ở đồi,<br />
vƣờn và núi đá vôi. Chính địa hình đồi núi đá<br />
vôi đã tạo cho xã Quảng Lạc có nguồn gen<br />
cây thuốc khá phong phú về các bậc taxon.<br />
Tính đa dạng phân loại đƣợc thể hiện qua sự<br />
phân bố của các taxon trong các ngành ở bảng<br />
2 dƣới đây.<br />
Từ số liệu ở bảng 2 cho thấy, các taxon tập<br />
trung chủ yếu trong ngành Mộc lan<br />
(Magnoliophyta) với 56 họ, 122 chi và 147<br />
loài chiếm số lƣợng tƣơng ứng là 93,33%;<br />
<br />
83(07): 109 - 112<br />
<br />
96,83%; 97,35% tổng số họ, chi, loài thực<br />
vật làm thuốc của khu vực nghiên cứu.<br />
Ngành Cỏ tháp bút (Equisetophyta) chỉ có 1<br />
họ với 1 loài, chiếm tỷ lệ thấp nhất 1,67%.<br />
Ngành Mộc lan bao gồm lớp Hai lá mầm<br />
(Dicotyledoneae) và lớp Một lá mầm<br />
(Monocotyledoneae) có sự đa dạng nhất trong<br />
ba ngành tại khu vực nghiên cứu, kết quả đó<br />
đƣợc thể hiện qua bảng 3.<br />
Lớp Một lá mầm (Monocotyledoneae) chiếm<br />
tỉ lệ nhỏ hơn với 14 họ chiếm 25%; 20 chi<br />
chiếm 16,39%; 24 loài chiếm 16,33% so với<br />
tổng số họ, chi, loài trong ngành Mộc lan,<br />
nhƣng có nhiều loài có giá trị sử dụng cao<br />
nhƣ: Phục linh dây đỏ (Smilax glabra Wall.<br />
ex. Roxb.) dùng làm thuốc bổ máu; Dây tì<br />
giải (Heterosmilax gaudichaudiana (Kunth)<br />
Maxim) để giải nhiệt cho cơ thể hay Dây hoài<br />
sơn (Dioscorea persimilis Prain & Burk.) làm<br />
thuốc lợi sữa cho bà đẻ. Lớp Hai lá mầm<br />
(Dicotyledoneae) có 42 họ, 102 chi, 123 loài<br />
chiếm tỉ lệ lần lƣợt là 75%; 83,61%; 83,67%<br />
trong tổng số họ, chi, loài của ngành Mộc lan.<br />
<br />
Bảng 1. So sánh thực vật làm thuốc ở khu vực nghiên cứu với hệ cây thuốc Việt Nam<br />
Các chỉ tiêu so sánh<br />
Số họ<br />
Số chi<br />
Số loài<br />
<br />
Khu vực nghiên cứu1<br />
60<br />
126<br />
151<br />
<br />
Việt Nam2<br />
272<br />
1525<br />
3870<br />
<br />
Tỷ lệ so sánh (%)<br />
22,06%<br />
8,26%<br />
3,90%<br />
<br />
1<br />
<br />
Khu cực nghiên cứu tại các thôn Đồng Bài, Đồng Trung, Hưng Long thuộc xã Quảng Lạc – Nho Quan –<br />
Ninh Bình.<br />
2<br />
Nguyễn Nghĩa Thìn (2005), Đa dạng sinh học và tài nguyên di truyền thực vật, Nxb Đại học Quốc gia Hà<br />
Nội.<br />
Bảng 2. Đánh giá tỷ lệ taxon từng ngành so với cả hệ cây thuốc ở khu vực nghiên cứu<br />
Ngành<br />
Equisetophyta<br />
Polypodiophyta<br />
Magnoliophyta<br />
Tổng cộng<br />
<br />
Họ<br />
Số lượng<br />
1<br />
3<br />
56<br />
60<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
1,67<br />
5,00<br />
93,33<br />
100<br />
<br />
Chi<br />
Số lượng Tỷ lệ (%)<br />
1<br />
0,79<br />
3<br />
2,38<br />
122<br />
96,83<br />
126<br />
100<br />
<br />
Loài<br />
Số lượng Tỷ lệ (%)<br />
1<br />
0,66<br />
3<br />
1,99<br />
147<br />
97,35<br />
151<br />
100<br />
<br />
Bảng 3. Số lƣợng họ, chi, loài ở 2 lớp trong ngành Mộc lan<br />
Lớp/Ngành<br />
- Monocotyledoneae<br />
- Dicotyledoneae<br />
Magnoliophyta<br />
<br />
Họ<br />
<br />
Chi<br />
Tỷ lệ (%)<br />
16,39<br />
<br />
Loài<br />
Số lượng<br />
Tỷ lệ (%)<br />
24<br />
16,33<br />
<br />
Số lượng<br />
14<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
25<br />
<br />
Số lượng<br />
20<br />
<br />
42<br />
<br />
75<br />
<br />
102<br />
<br />
83,61<br />
<br />
123<br />
<br />
83,67<br />
<br />
56<br />
<br />
100<br />
<br />
122<br />
<br />
100<br />
<br />
147<br />
<br />
100<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
110<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Lê Thị Thanh Hƣơng và đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Có nhiều loài cây đƣợc ngƣời dân sử dụng<br />
làm thuốc chữa bệnh ngoài da, mụn nhọt nhƣ:<br />
cây Quặt quẹ (Solanum nigrum L.), Ba chạc<br />
(Euodia lepta (Spreng.) Merr.); chữa sa dạ<br />
con nhƣ cây Đốm nƣớc (Tournefotia<br />
sarmetosa Lamk.). Trong quá trình điều tra,<br />
chúng tôi nhận thấy ở khu vực nghiên cứu có<br />
rất nhiều loài dƣợc liệu quý nhƣ: Ba kích<br />
(Morinda offcinalis How), Thổ nhân sâm<br />
(Talinum paniculatum (Jacq.) Gaetn.), Hà thủ<br />
ô đỏ (Fallopia multiflora (Thunb.) Haraldson)...<br />
Chính vì vậy, cần phải có biện pháp bảo tồn<br />
nguồn gen cây thuốc của ngƣời Mƣờng ở<br />
Quảng Lạc, Nho Quan, Ninh Bình nhằm phục<br />
vụ cho sự phát triển trong tƣơng lai.<br />
Sự đa dạng ở bậc họ:<br />
Với 151 loài cây thuốc phân bố trong 60 họ<br />
đã tạo nên sự đa dạng về bậc họ, kết quả đƣợc<br />
thể hiện ở bảng 4.<br />
Các cây thuốc đƣợc đồng bào dân tộc Mƣờng<br />
xã Quảng Lạc, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh<br />
Bình tƣơng đối đa dạng so với hệ thực vật<br />
Việt Nam, thể hiện ở những họ nhiều loài<br />
nhƣ: Euphorbiaceae (11 loài) chiếm 2,59 %;<br />
Rubiaceae (9 loài) chiếm 2,25%; Fabaceae (8<br />
<br />
83(07): 109 - 112<br />
<br />
loài) chiếm 1,7%; Asteraceae (7 loài) chiếm<br />
2,08%; Rutaceae (7 loài) chiếm 6,48% so với<br />
số loài trong từng họ của hệ thực vật Việt<br />
Nam. Những loài trong các họ này nhƣ Rau<br />
má chuột chạy (Geophila repens (L.) Johnton),<br />
Đạo chạo (Psychotria montana Blume), Cúc<br />
(Sapilanthes oleracea L.)… đƣợc ngƣời dân sử<br />
dụng để chữa các bệnh thƣờng gặp nhƣ đau<br />
răng, nhức đầu, đau bụng.<br />
Sự đa dạng ở bậc chi<br />
Thống kê chi có nhiều loài để thấy đƣợc sự đa<br />
dạng trong bậc phân loại chi của nguồn gen<br />
cây thuốc của ngƣời Mƣờng ở Quảng Lạc, kết<br />
quả thống kê ở bảng 6 cho thấy có 7 chi có số<br />
lƣợng từ 4 loài trở lên. Chi có nhiều loài nhất<br />
là chi Phyllanthus thuộc họ Euphorbiaceae có<br />
4 loài, các chi Lonicera, Hedyotis,<br />
Clerodendrum, Smilax, Solanum đều có 3<br />
loài. Trong đó, các loài Kim ngân thuộc chi<br />
Lonicera chủ yếu đƣợc dùng để chữa mẩn<br />
ngứa, mụn nhọt; cây Ngọon (Solanum<br />
erianthum La D. Don) trong chi Solanum<br />
dùng để chữa cảm cúm, đau bụng.<br />
<br />
Bảng 4. Sự phân bố số lƣợng loài cây thuốc trong các họ<br />
Ngành và lớp<br />
Equisetophyta<br />
Polypodiophyta<br />
Magnoliophyta<br />
Monocotyledoneae<br />
Dicotyledoneae<br />
Tổng số họ<br />
Tỷ lệ số họ/tổng số họ (%)<br />
Số loài<br />
Tỷ lệ số loài/tổng số loài (%)<br />
<br />
1<br />
loài<br />
1<br />
3<br />
26<br />
8<br />
18<br />
30<br />
50<br />
30<br />
19,87<br />
<br />
2<br />
loài<br />
<br />
3<br />
loài<br />
<br />
4<br />
loài<br />
<br />
7<br />
loài<br />
<br />
8<br />
loài<br />
<br />
9<br />
3<br />
6<br />
9<br />
15<br />
18<br />
11,92<br />
<br />
6<br />
2<br />
4<br />
6<br />
10<br />
18<br />
11,92<br />
<br />
9<br />
1<br />
8<br />
9<br />
15<br />
36<br />
23,84<br />
<br />
3<br />
<br />
1<br />
<br />
9<br />
Trên 10 loài và<br />
loài dưới 15 loài<br />
<br />
1<br />
<br />
3<br />
1<br />
1<br />
3<br />
1<br />
1<br />
5<br />
1,67 1,67<br />
21<br />
8<br />
9<br />
13,91 5,3 5,96<br />
<br />
1<br />
1<br />
1<br />
1,67<br />
11<br />
7,28<br />
<br />
Bảng 5. So sánh các họ có nhiều loài cây thuốc ở khu vực nghiên cứu (1)<br />
với số loài của từng họ trong hệ thực vật Việt Nam (2)<br />
STT<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
<br />
Họ có nhiều loài<br />
Euphorbiaceae<br />
Rubiaceae<br />
Fabaceae<br />
Asteraceae<br />
Rutaceae<br />
<br />
(1)<br />
11<br />
9<br />
8<br />
7<br />
7<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
(2)<br />
425<br />
400<br />
470<br />
336<br />
108<br />
<br />
111<br />
<br />
Tỷ lệ (%) giữa (1) và (2)<br />
2,59<br />
2,25<br />
1,70<br />
2,08<br />
6,48<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Lê Thị Thanh Hƣơng và đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
83(07): 109 - 112<br />
<br />
(2) Theo Nguyễn Nghĩa Thìn (2005) trong “Đa dạng sinh học và tài nguyên di truyền thực vật”<br />
Bảng 6. Thống kê các chi có nhiều loài cây thuốc nhất ở khu vực nghiên cứu<br />
STT<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
<br />
Tên chi<br />
Phyllanthus<br />
Lonicera<br />
Hedyotis<br />
Clerodendrum<br />
Smilax<br />
Solanum<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
1. Qua điều tra chúng tôi đã xác định đƣợc 151 loài<br />
thực vật bậc cao có mạch, thuộc 126 chi, 60 họ thực<br />
vật của 3 ngành thực vật bậc cao có mạch đƣợc<br />
đồng bào dân tộc Mƣờng ở xã Quảng Lạc, huyện<br />
Nho Quan, tỉnh Ninh Bình dùng làm thuốc chữa<br />
bệnh.<br />
2. Ngành Mộc lan là đa dạng nhất với 56 họ, 122<br />
chi và 147 loài; tiếp đến là ngành Dƣơng xỉ có 3 họ,<br />
3 chi, 3 loài và ngành Cỏ tháp bút có 1 họ, 1 chi, 1<br />
loài.<br />
3. Số họ thực vật làm thuốc là 60 họ chiếm 22,06%<br />
tổng số họ. Các họ có số loài cây thuốc nhiều nhất<br />
tạị khu vực nghiên cứu là: Euphorbiaceae (11 loài),<br />
Rubiaceae (9 loài), Fabaceae (8 loài), Asteraceae và<br />
Rutaceae đều có 7 loài.<br />
4. Chi Phyllanthus thuộc họ Euphorbiaceae có số<br />
loài nhiều nhất là 4 loài, còn 5 chi Lonicera,<br />
Hedyotis, Clerodendrum, Smilax, Solanum đều có 3<br />
loài.<br />
<br />
Thuộc họ<br />
Số loài<br />
Euphorbiaceae<br />
4<br />
Caprifloliaceae<br />
3<br />
Rubiaceae<br />
3<br />
Verbenaceae<br />
3<br />
Smilacaceae<br />
3<br />
Solanaceae<br />
3<br />
Quốc gia (2001 – 2005), Danh lục các loài thực vật Việt<br />
Nam, tập 1– 3, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.<br />
[8]. Nguyễn Nghĩa Thìn (2005), Đa dạng sinh học và tài<br />
nguyên di truyền thực vật, Nxb Đại học Quốc gia Hà<br />
Nội.<br />
[9]. Nguyễn Nghĩa Thìn (2007), Các phương pháp<br />
nghiên cứu thực vật, Nxb Đại học Quốc gia HN.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Anon. (1972 –1976), Iconographia Cormophytorum<br />
Sinicorum – ICS, Tomus I – V, Science Publisher,<br />
Beijing.<br />
[2]. Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Trung, Bùi Xuân<br />
Chƣơng, Nguyễn Thƣợng Dong, Đỗ Trung Đàn, Phạm<br />
Văn Hiển, Vũ Ngọc Lộ, Phạm Duy Mai, Phạm Kim<br />
Mẫn, Đoàn Thị Nhu, Nguyễn Tập, Trần Toàn – Viện<br />
Dƣợc liệu (2006), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở<br />
Việt Nam, Tập I-II, Nxb Khoa học và Kỹ thuật.<br />
[3]. Brummitt R. K. (1992), Vascular plant Families and<br />
Genera, Royal Botanic Gardens, Kew.<br />
[4]. Võ Văn Chi (1996), Từ điển cây thuốc Việt Nam,<br />
Nxb Y học, Hà Nội.<br />
[5]. Phạm Hoàng Hộ (1999 – 2000), Cây cỏ Việt Nam,<br />
tập 1 – 3, Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh.<br />
[6]. Đỗ Tất Lợi (2005), Những cây thuốc và vị thuốc Việt<br />
Nam, in lần thứ 13, Nxb Y học, Hà Nội.<br />
[7]. Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trƣờng –<br />
Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện Sinh thái và Tài nguyên<br />
sinh vật – Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
112<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Lê Thị Thanh Hƣơng và đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
83(07): 109 - 112<br />
<br />
SUMMARY<br />
INVESTIGATING THE DIVERSITY OF MEDICAL PLANT GENETIC RESOURCE OF<br />
MUONG ETHNIC AT QUANG LAC COMMUNE,<br />
NHO QUAN DISTRICT, NINH BINH PROVINCE<br />
Le Thi Thanh Huong1*, Dinh Thi Lan Huong1,Nguyen Thi Phuong1, Nguyen Nghia Thin2<br />
1<br />
College of Sciences - Thai Nguyen University,<br />
2<br />
Hanoi University of Science - Vietnam National University<br />
Muong ethnic have knowledge of diverse folk medicine, for long they used the natural plant, parts such as: stem, root,<br />
leaf, flower, fruit ... to heal. Over many generations, that experience has gradually been eroded, and genetic resources of<br />
medicinal plants are at increased risk for decline. To help preserve indigenous knowledge about medicinal uses of plants<br />
of Muong people at Quang Lac commune, Nho Quan district, Ninh Binh province, we have conducted research and<br />
collected 151 species belonging to 126 genera, 60 families of three vascular plants (Equisetophyta, Polypodiophyta,<br />
Magnoliophyta) the people are used as medicines. In particular Magnoliophyta account for the largest number with 147<br />
species belonging to 122 genera, 56 families; Polypodiophyta has 3 species in 3 genera, 3 families and Equisetophyta<br />
only 1 species of 1 genera, 1 families.<br />
Key words: Muong ethnic, Ninh Binh, diversity, medical plant resource<br />
<br />
*<br />
<br />
Tel: 0988478975; Email: lehuonga1k52@gmail.com<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
113<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />