Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 2/2016<br />
<br />
THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC<br />
<br />
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DINH DƯỠNG CÁ THIỀU<br />
(Arius thalassinus Ruppell, 1837)<br />
STUDY ON NUTRITION PARAMETERS OF GAINT SEA CATFISH<br />
(Arius thalassinus Ruppell, 1837)<br />
Trần Văn Phước1, Nguyễn Đình Mão2<br />
Ngày nhận bài: 13/4/2015; Ngày phản biện thông qua: 20/10/2015; Ngày duyệt đăng: 15/6/2016<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Cá thiều là loài có giá trị kinh tế. Cá thiều được nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng tại Kiên Giang từ tháng<br />
8/2010 đến tháng 7/2014. Mẫu cá được thu hàng tháng từ ngư dân và các chợ địa phương. Kết quả nghiên cứu<br />
cho thấy, cá thiều có miệng rộng; răng hàm nhọn và sắc; răng vòm miệng nhỏ và mọc thành 3 – 4 cụm; răng<br />
hầu nhỏ, nhám và mọc thành 2 cụm. Thực quản ngắn, rộng và thành dày. Dạ dày lớn, hình chữ V, thành dày<br />
và có nhiều nếp gấp bên trong. Tương quan giữa chiều dài ruột và thân cá thiều là 1,76. Thành phần thức ăn<br />
đa dạng và phong phú gồm 23 loài thuộc 4 nhóm: cá (14 loài – 60,87%), động vật giáp xác (6 loài - 26,09%),<br />
động vật da gai (2 loài – 8,70%), động vật thân mềm (1 loài – 4,35%). Tần suất các nhóm thức ăn khác nhau,<br />
nhóm cá chiếm 60,46%, nhóm động vật thân mềm là 38,46%, nhóm động vật giáp xác là 32,97% và nhóm động<br />
vật da gai là 24,18%. Cá thiều là loài ăn động vật và ăn tầng đáy.<br />
Từ khóa: độ no, tần suất thức ăn, tiêu hóa, thức ăn, tương quan<br />
ABSTRACT<br />
Gaint sea catfish is a commercial valuable species. The this study was carried out in Kien Giang province<br />
from August, 2010 to July, 2014. Specimens were collected from fishermen and local markets once a month.<br />
The results showed that the giant sea catfish was large mouth, molar tooth pointed, vomerine toothplate small<br />
- consisting of three – four separate patches, fauces toothplate small - consisting of two separate patches.<br />
Oesophagus was short and wide. Stomach was large and V- shape. Relative length of the gut was 1.76. The<br />
composition of food items was very diversifed including 23 species identified. There were four groups, fishes<br />
(14 species - comprised about 60.87%), crustacean (6 species - about 26.09%), teleosts (2 species - about<br />
8.70%) and molluscs (1 species - about 4.35%). Percentage composition of food group was different, fishes<br />
group comprised about 60.46%, mollusc group about 38.46%, crustacean group about 32.97% and teleosts<br />
group about 24.18%. Gaint sea catfish was a voracious carnivore and primarily a bottom feeder.<br />
Keywords: Fullness stomach, percentage composition of food, digestion, food, correlation<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Cá Thiều Arius thalassinus (Ruppell, 1837)<br />
là loài phân bố tương đối rộng ở các vùng biển.<br />
Trên thế giới, cá thiều phân bố ở các vùng biển<br />
Biển Đỏ, Tây Bắc Ấn Độ Dương, Philippines và<br />
<br />
1, 2:<br />
<br />
Viện Nuôi trồng thủy sản – Trường Đại học Nha Trang<br />
<br />
62 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Vịnh Thái Lan [12]. Ở Việt Nam, cá thiều phân bố<br />
hầu hết các vùng biển Vịnh Bắc Bộ, Trung<br />
Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Trong đó,<br />
chúng tập trung nhiều nhất ở vùng biển Tây<br />
Nam Bộ [1]. Đây là loài cá có kích thước lớn<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 2/2016<br />
<br />
(có thể đạt 15kg/cá thể) và có giá trị kinh tế lớn<br />
<br />
và Phòng thí nghiệm Môi trường thuộc<br />
<br />
nhất trong họ cá úc (Ariidae) (70.000 đồng/kg).<br />
<br />
Trường Đại học Nha Trang. Tổng số mẫu<br />
<br />
Trên thế giới và Việt Nam đến nay, những<br />
<br />
nghiên cứu về đặc điểm dinh dưỡng cá thiều<br />
<br />
nghiên cứu về đặc điểm sinh học cá thiều còn<br />
<br />
là 240 mẫu. Các nội dung nghiên cứu như ống<br />
<br />
rất hạn chế, chủ yếu là nghiên cứu về phân<br />
<br />
tiêu hóa (Quan sát, mô tả miệng, hàm, răng,<br />
<br />
loại, phân bố và sơ lược đặc điểm sinh trưởng<br />
<br />
cung mang, lược mang, dạ dày, ruột cá); Tương<br />
<br />
và mùa vụ sinh sản của cá thiều. Một trong<br />
<br />
quan giữa chiều dài toàn thân và ruột (Relative<br />
<br />
những đặc điểm sinh học quan trọng cần<br />
<br />
length of the gut - RLG) (n = 190): RLG = Lr/Lt [3];<br />
<br />
nghiên cứu là đặc điểm dinh dưỡng cá thiều.<br />
<br />
Xác định độ no dạ dày (n = 240) gồm 5 bậc:<br />
<br />
Các nội dung cần nghiên cứu như hình thái<br />
<br />
từ bậc 0 đến bậc 4 [9]; Chỉ số độ no (FI):<br />
<br />
cấu tạo cơ quan tiêu hóa, độ no, thành phần và<br />
<br />
FI = (Số dạ dày có cùng độ no/Tổng số dạ dày<br />
<br />
tần suất xuất hiện thức ăn. Đây là lần đầu tiên<br />
<br />
mẫu) x 100 [7] (n = 240); Chỉ số dạ dày rỗng<br />
<br />
đặt vấn đề nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng cá<br />
<br />
(CV): CV = (ES/TS) x 100 [8] (n = 240); Xác<br />
<br />
thiều. Mục tiêu của nghiên cứu là xác định dữ<br />
<br />
định thành phần thức ăn (n = 91): nghiên cứu<br />
<br />
liệu đặc điểm dinh dưỡng cá thiều, góp phần<br />
<br />
thành phần thức ăn theo phương pháp của<br />
<br />
hoàn thiện cơ sở dữ liệu về đặc điểm sinh học<br />
<br />
Pillay (1953) và Biswas (1993) [13], [4]; Nghiên<br />
<br />
và làm cơ sở khoa học cho nghiên cứu sinh<br />
<br />
cứu tần số xuất hiện các loại thức ăn theo hệ số<br />
<br />
sản nhân tạo cá thiều trong tương lai. Vì vậy,<br />
<br />
% của các thành phần thức ăn có trong dạ dày<br />
<br />
nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng của cá thiều<br />
là vấn đề cấp thiết và có ý nghĩa khoa học lớn.<br />
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 08/210<br />
đến tháng 07/2014 trên đối tượng cá Thiều<br />
(Arius thalassinus Rüppell, 1837) (Lt ≥ 448 mm).<br />
Mẫu cá thiều thu tại cảng cá Tắc Cậu - huyện<br />
<br />
cá [2] (n = 91):<br />
<br />
%.<br />
<br />
Số liệu thu thập được xử lý bằng phần<br />
mềm Microsoft Excel 2007.<br />
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br />
1. Cấu tạo ống tiêu hóa của cá thiều<br />
1.1. Khoang miệng hầu của cá thiều<br />
<br />
Châu Thành; chợ Rạch Sỏi và Nông Lâm Hải<br />
<br />
Kết quả quan sát hình thái cấu tạo ống tiêu hóa<br />
<br />
sản - TP. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Mẫu cá<br />
<br />
của cá thiều cho thấy cá có miệng dưới và rộng,<br />
<br />
được phân tích tại Trường Đại học Kiên Giang<br />
<br />
cả hai hàm đều có răng nhỏ nhọn và sắc (hình 1).<br />
<br />
Hình 1. Hình dạng miệng của cá thiều<br />
<br />
Hình 2. Hình dạng răng của cá thiều<br />
a: răng hàm trên; b: răng vòm miệng; c: răng hầu và d: thực quản<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 63<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
Cá thiều có răng hàm trên nhiều, nhọn<br />
sắc và hướng vào trong; răng vòm miệng nhỏ,<br />
nhám và mọc thành 3 - 4 cụm lớn mỗi bên (đây<br />
là một trong những dấu hiệu phân loại của<br />
loài); răng hầu nhỏ, nhám và mọc thành 2 cụm<br />
hai bên (hình 2).<br />
<br />
Số 2/2016<br />
Cá thiều có 4 cung mang hình lưỡi liềm, lược<br />
mang mảnh, dài và thưa. Số lược mang trên cung<br />
mang thứ nhất dao động từ 10 - 13, chủ yếu là 13<br />
(chiếm 57,08%, n = 233). Lược mang là hệ thống<br />
que sụn gắn vào xương cung mang, lược mang đối<br />
diện với tơ mang, lược mang có màu trắng (hình 3).<br />
<br />
Hình 3. Hình dạng cung mang (a), lược mang (b) và tơ mang (c) cá thiều<br />
<br />
1.2. Thực quản, dạ dày và ruột của cá thiều<br />
khi không thức ăn dao động từ 35 - 270g<br />
Cá thiều có thực quản rất ngắn, rất rộng và<br />
và có khả năng chứa thức ăn đến 1500g (hình<br />
thành dày (hình 2, d).<br />
4, 5).<br />
Dạ dày cá thiều tương đối lớn hình chữ<br />
Ruột cá có hình ống và khá dài (Lr = 590 V, thành dạ dày dày và bên trong dạ dày có<br />
2750 mm, trung bình là 1445,82 ± 317,12 mm)<br />
nhiều nếp gấp. Khối lượng dạ dày cá thiều<br />
(hình 6).<br />
Bảng 1. Kích thước ruột và dạ dày cá thiều<br />
TT<br />
<br />
Chỉ tiêu/Số mẫu<br />
<br />
Dao động<br />
<br />
Trung bình<br />
<br />
1<br />
<br />
Khối lượng ruột (g)/n=190<br />
<br />
10 – 250<br />
<br />
64,56 ± 31,60<br />
<br />
2<br />
<br />
Chiều dài ruột (mm)/n=190<br />
<br />
590 – 2750<br />
<br />
1445,82 ± 317,12<br />
<br />
3<br />
<br />
Khối lượng dạ dày có thức ăn (g)/n=240<br />
<br />
40 – 1500<br />
<br />
165,76 ± 88,59<br />
<br />
4<br />
<br />
Khối lượng dạ dày không thức ăn (g)/n=240<br />
<br />
35 – 270<br />
<br />
104,77 ± 42,44<br />
<br />
Hình 4. Hình dạng một số nội quan của cá thiều<br />
a: dạ dày; b: ruột; c: bóng hơi; d: gan<br />
<br />
64 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Hình 5. Hình dạng dạ dày cá thiều<br />
<br />
Từ kết quả nghiên cứu về cấu tạo ống tiêu<br />
hóa của cá thiều và so sánh với nghiên cứu của<br />
Blaber và cộng sự (1994) [5] có thể nhận định<br />
rằng: cá thiều thuộc nhóm cá ăn thịt động vật vì<br />
có miệng rộng; răng hàm nhọn và sắc, răng vòm<br />
miệng hình thành nhiều cụm lớn, có răng hầu;<br />
lược mang thưa; dạ dày lớn và có nhiều nếp gấp.<br />
Tuy nhiên, tính ăn của cá thiều cần nghiên cứu<br />
thêm về thành phần và tần suất xuất hiện thức<br />
ăn để có kết luận chính xác và khoa học hơn.<br />
2. Tương quan giữa chiều dài toàn thân và<br />
ruột cá thiều<br />
Chiều dài toàn thân cá thiều dao động từ 448<br />
- 1119 mm, trung bình là 778,02 ± 133,88 mm.<br />
Khối lượng cá thiều dao động từ 890 - 15.495<br />
g/con, trung bình là 5.145,98 ± 2.640,80 g/con<br />
(n = 360). Cá thiều là loài có kích thước lớn<br />
nhất trong họ cá úc (Ariidae).<br />
<br />
Số 2/2016<br />
<br />
Hình 6. Hình dạng ruột của cá thiều<br />
<br />
Chiều dài ruột cá thiều dao động từ<br />
590 - 2750 mm và trung bình là 1445,82 ±<br />
317,12 mm. Tương quan giữa chiều dài<br />
toàn thân và ruột cá thiều được xác định:<br />
Lr/Lt = 0,98 - 2,46, trung bình là 1,76 ± 0,29 (n = 190).<br />
Kết quả nghiên cứu cho thấy, 1 < Lr/Lt < 3 như<br />
vậy cá thiều là loài ăn tạp. Tuy nhiên để xác<br />
định chính xác cá thiều ăn đối tượng gì thì cần<br />
nghiên cứu thêm về thành phần và tần suất<br />
xuất hiện thức ăn của chúng.<br />
3. Thành phần và tần suất (%) xuất hiện<br />
thức ăn của cá thiều<br />
3.1. Thành phần thức ăn của cá thiều<br />
Kết quả phân tích thành phần thức ăn trong<br />
91 mẫu dạ dày cá thiều được trình bày ở bảng<br />
2 và minh họa ở hình 7.<br />
<br />
Hình 7. Một số loại thức ăn của cá thiều<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 65<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 2/2016<br />
<br />
Bảng 2. Thành phần thức ăn trong dạ dày cá thiều (n = 91)<br />
TT<br />
<br />
Tên khoa học<br />
<br />
Tên Việt Nam<br />
<br />
1<br />
<br />
Loligo chinensis Gray, 1849<br />
<br />
Mực ống<br />
<br />
2<br />
<br />
Holothuria sp.<br />
<br />
Hải sâm đen<br />
<br />
3<br />
<br />
Ambassis burensis Bleeker, 1856<br />
<br />
Cá sơn<br />
<br />
4<br />
<br />
Branchiostegus japonicus (Houttump, 1782)<br />
<br />
Cá đổng<br />
<br />
5<br />
<br />
Portunus pelagics (Linnaeus, 1766)<br />
<br />
Ghẹ xanh<br />
<br />
6<br />
<br />
Scylla serratta (Forskal, 1775)<br />
<br />
Cua biển<br />
<br />
7<br />
<br />
Acetes sp.<br />
<br />
Ruốc<br />
<br />
8<br />
<br />
Stromateoides argenteus (Euphrasen, 1788)<br />
<br />
Cá chim trắng<br />
<br />
9<br />
<br />
Leiognathus equulus (Forskal, 1775)<br />
<br />
Cá liệt chấm lưng<br />
<br />
10<br />
<br />
Epinephelus areolatus (Forsskal, 1775)<br />
<br />
Cá mú chấm<br />
<br />
11<br />
<br />
Asterias rubens Linnaeus, 1758<br />
<br />
Sao biển<br />
<br />
12<br />
<br />
Terapon puta (Cuvier, 1829)<br />
<br />
Cá căng vảy nhỏ<br />
<br />
13<br />
<br />
Secutor ruconius (Hamilton, 1822)<br />
<br />
Cá liệt vằn lưng<br />
<br />
14<br />
<br />
Harpiosquilla harpax (De Haan, 1884)<br />
<br />
Tôm tít (biển)<br />
<br />
15<br />
<br />
Penaeus monodon Fabricus, 1798<br />
<br />
Tôm sú<br />
<br />
16<br />
<br />
Scylla olivacen Herbst, 1796<br />
<br />
Cua đỏ<br />
<br />
17<br />
<br />
Synaptura ortentalis (Bloch & Schneider, 1795)<br />
<br />
Cá bơn lá mít<br />
<br />
18<br />
<br />
Upeneus sp.<br />
<br />
Cá phèn<br />
<br />
19<br />
<br />
Aluterus monoceros (Linnaeus, 1758)<br />
<br />
Cá bò 1 gai lưng<br />
<br />
20<br />
<br />
Decapterus sp.<br />
<br />
Cá nục<br />
<br />
21<br />
<br />
Alepes kleinii (Bloch, 1793)<br />
<br />
Cá ngân<br />
<br />
22<br />
<br />
Acentrogobicus caninus (Valenciennes, 1837)<br />
<br />
Cá bống tro<br />
<br />
23<br />
<br />
Platycephalus indicus (Linnaeus, 1758)<br />
<br />
Cá chai Ấn Độ<br />
<br />
Thành phần thức ăn của cá thiều khá đa<br />
dạng và phong phú bao gồm 23 loài thuộc<br />
4 nhóm: nhóm cá (14 loài - 60,87% tổng số<br />
loài), động vật thân mềm (1 loài - 4,35%), động<br />
vật da gai (2 loài - 8,70%) và động vật giáp<br />
xác (6 loài - 26,09%). Như vậy có thể khẳng<br />
định rằng, cá thiều là loài có phổ thức ăn rộng.<br />
Thành phần thức ăn của cá thiều cũng tương<br />
tự thành phần thức ăn của một số loài khác<br />
thuộc họ cá úc (Ariidae) như Galeichthys<br />
felis [10], Arius felis [15], Arius truncatus và<br />
A. caelatus [6], A. thalassinus [14], Tachysurus<br />
thalassinus [11].<br />
<br />
66 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
3.2. Tần suất xuất hiện thức ăn của cá thiều<br />
Tần suất xuất hiện các nhóm thức ăn trong<br />
dạ dày cá thiều khác nhau. Nhóm cá chiếm tỷ lệ<br />
là 60,46%, nhóm động vật thân mềm chiếm tỷ<br />
lệ là 38,46%, nhóm động vật giáp xác chiếm tỷ<br />
lệ là 32,97% và nhóm động vật da gai chiếm tỷ<br />
lệ là 24,18% (hình 8). Kết quả nghiên cứu này<br />
có khác hơn so với nghiên cứu của Mojumder<br />
(1968) đã xác định tần suất (%) xuất hiện các<br />
nhóm thức ăn của loài Tachysurus thalassinus<br />
(tên đồng danh của loài Arius thalassinus<br />
Ruppell, 1837). Các loại thức ăn như cua, tôm,<br />
mực và giáp xác chiếm 67%; cá xương chiếm<br />
22% và thân mềm chiếm 4% [11].<br />
<br />